MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT. i
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT. v
DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG . v
DANH MỤC CÁC HÌNH. v
Chương 1 GIỚI THIỆU . 1
1.1. Cơsởhình thành đềtài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
1.3. Nội dung nghiên cứu. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu . 2
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu . 3
Chương 2 CƠSỞLÝ LUẬN . 4
2.1. Hệthống kếtoán . 4
2.1.1. Khái niệm. 4
2.1.2. Chức năng của hệthống kếtoán . 4
2.2. Cơsởpháp lý . 4
2.2.1. Luật kếtoán. 5
2.2.2. Chế độkếtoán doanh nghiệp nhỏvà vừa . 5
2.3. Các thành phần cơbản của hệthống kếtoán . 5
2.3.1. Hệthống báo cáo tài chính. 5
2.3.1.1. Báo cáo tài chính. 5
2.3.1.2. Các loại báo cáo tài chính . 6
2.3.2. Hệthống tài khoản kếtoán . 6
2.3.2.1. Khái niệm. 6
2.3.2.2. Nội dung chủyếu của hệthống tài khoản. 6
2.3.2.3. Nội dung hoạch toán tổng quát của các loại tài khoản . 7
2.3.3. Hệthống chứng từkếtoán. 7
2.3.3.1. Khái niệm và sựcần thiết của chứng từkếtoán . 7
2.3.3.2. Nội dung quy định trong chứng từkếtoán . 8
2.3.3.3. Trình tựluân chuyển chứng từkếtoán . 8
2.3.4. Hệthống sổkếtoán. 8
2.3.4.1. Khái niệm . 8
2.3.4.2. Các loại sổkếtoán . 8
2.3.4.3. Những quy định vềhệthống sổkếtoán . 9
2.3.4.4. Hình thức kếtoán. 9
2.4. Mô hình nghiên cứu . 11
Chương 3 CƠSỞHƯNG QUANG
VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾTOÁN . 13
3.1. Giới thiệu sơlược CơsởHưng Quang . 13
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh . 14
3.2.1. Các hoạt động cung ứng đầu vào . 14
3.2.2. Vận hành . 15
3.2.3. Các hoạt động đầu ra. 15
3.2.4. Kết quảhoạt động kinh doanh . 15
3.3. Thực trạng công tác kếtoán tại CơsởHưng Quang. 16
3.3.1. Kếtoán hàng tồn kho và tài sản cố định . 16
3.3.1.1. Kếtoán hàng tồn kho . 16
3.3.1.2. Kếtoán tài sản cố định. 17
3.3.2. Kếtoán công nợ. 17
3.3.3. Kếtoán tiền lương. 17
3.3.4. Kếtoán các chi phí quản lý khác . 18
3.4. Đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp. 18
3.4.1. Điểm mạnh. 18
3.4.2. Điểm yếu. 18
3.4.3. Giải pháp. 18
Chương 4 XÂY DỰNG HỆTHỐNG KẾTOÁN
TẠI CƠSỞHƯNG QUANG. 20
4.1. Xây dựng các mục tiêu. 20
4.1.1. Mục tiêu tổng quát . 20
4.1.2. Mục tiêu cụthể. 20
4.2. Xây dựng hệthống kếtoán . 20
4.2.1. Hệthống báo cáo kếtoán . 21
4.2.1.1. Bảng cân đối kếtoán. 21
4.2.1.2. Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh . 24
4.2.1.3. Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 26
4.2.1.4. Báo cáo kếtoán quản trị. 30
4.2.2. Các danh mục đối tượng kếtoán . 33
4.2.2.1. Danh mục khách hàng. 33
4.2.2.2. Danh mục hàng tồn kho . 34
4.2.2.3. Danh mục nhà cung cấp. 36
4.2.2.4. Danh mục công nhân viên. 36
4.2.3. Hệthống tài khoản kếtoán . 37
4.2.4. Hệthống chứng từkếtoán. 41
4.2.4.1. Chỉtiêu lao động tiền lương . 41
4.2.4.2. Chỉtiêu hàng tồn kho. 44
4.2.4.3. Chỉtiêu tiền tệ. 46
4.2.4.4. Chỉtiêu tài sản cố định. 50
4.2.5. Hệthống sổkếtoán. 51
4.2.5.1. Sổnhật ký . 52
4.2.5.2. Sổcái. 57
4.2.5.3. Sổkếtoán chi tiết. 58
4.3. Giải pháp vận hành hệthống kếtoán. 61
Chương 5 KẾT LUẬN. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 63
PHỤLỤC. 64
75 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu kém trong công
tác kế toán. Tuy nhiên, chủ cơ sở Hưng Quang đang lập kế hoạch mở rộng quy mô và
phát triển Cơ sở lên thành doanh nghiệp tư nhân trong thời gian sắp tới, vì vậy, ngay từ
bây giờ, Hưng Quang cần có những giải pháp khắc phục các mặt hạn chế của công tác kế
toán để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, Cơ sở cần
xây dựng cho mình một hệ thống kế toán phù hợp, đảm bảo những vai trò sau:
- Cung cấp tài liệu hữu ích cho mục đích kế toán tài chính cũng như kế toán quản
trị, giúp Hưng Quang hoạch định công tác kế toán kịp thời và có hiệu quả hơn,
nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 18
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
- Quan sát, thu thập và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng
ngày của Cơ sở với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
- Ghi nhận các khoản phải thu khách hàng và tổng hợp trên bảng báo cáo tài chính,
phân tích tuổi nợ của từng khách hàng để cảnh báo các khoản nợ quá hạn.
- Kiểm soát chi phí sản xuất và quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhằm hạn chế thất
thoát, hao phí.
- Cung cấp những thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp và yêu cầu
quản lý kinh tế của Nhà nước, nhất là khi Hưng Quang chuyển thành Doanh
nghiệp tư nhân.
Tóm tắt
Ngành chế tạo máy bơm là một ngành phức tạp và rất quan trọng trong lĩnh vực
chế tạo máy. Có thể nói, đây là ngành gắn liền với ngành nông nghiệp, vì máy bơm là
thiết bị cần thiết cho lĩnh vực này và khi nông nghiệp phát triển cũng tạo điều kiện cho sự
phát triển của ngành sản xuất máy bơm. Khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng, các mặt hàng
nông thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều, máy bơm nước không chỉ cần
thiết cho việc tưới tiêu nữa mà nó còn là công cụ cần thiết cho việc nuôi trồng thủy sản,
do đó, môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn, nhiều cơ sở và công ty
sản xuất máy bơm ra đời. Tiềm năng của ngành sản xuất này còn rất lớn nên đối thủ cạnh
tranh của Cơ sở ngày càng nhiều, Cơ sở cần mở rộng quy mô và có những giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, nhất là phải hoàn thiện công tác kế toán nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp của Hưng Quang trong thời gian sắp tới.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 19
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CƠ SỞ HƯNG QUANG
Chương 3 đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành phát triển của Cơ sở
Hưng Quang và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơ sở những năm gần đây,
nhất là đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Cơ sở. Chương 4 này sẽ
trình bày các mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán, định hướng xây dựng một cách chi tiết
và đề xuất một số giải pháp để hệ thống kế toán vận hành tốt hơn.
4.1 Xây dựng các mục tiêu
4.1.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang là
cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc
biệt là cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời cho chủ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả
quản lý và đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
4.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Kiểm soát chi phí.
- Kiểm soát việc thu, trả công nợ.
- Kiểm soát hàng tồn kho, tài sản cố định và nguồn tiền chặt chẽ.
- Cung cấp thông tin kịp thời để có thể phân tích tình hình kinh doanh hiệu quả.
4.2 Xây dựng Hệ thống kế toán
Sau khi xác định mục tiêu, đề tài đi vào phần xây dựng hệ thống kế toán phù hợp
với Cơ sở Hưng Quang, bao gồm 5 thành phần chính:
− Hệ thống báo cáo kế toán.
− Các danh mục đối tượng kế toán.
− Hệ thống tài khoản kế toán.
− Hệ thống chứng từ kế toán.
− Hệ thống sổ kế toán.
Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được trình bày trong báo
cáo nghiên cứu cả nội dung và hình thức. Mỗi loại báo cáo tài chính, chứng từ hay sổ kế
toán hợp pháp, hợp lệ đều phải có tên đơn vị và địa chỉ bên trái phía trên tiêu đề, nội dung
và cuối cùng là họ tên chữ ký của những người liên quan.
Trong phần “Xây dựng hệ thống kế toán”, đề tài chủ yếu trình bày những nội dung
sau đây:
- Thiết kế các loại báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảng hệ thống tài
khoản, các danh mục, chứng từ và sổ kế toán cần thiết sao cho phù hợp với Cơ sở
Hưng Quang mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ (thiết kế dựa theo các mẫu
bảng, biểu dùng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC).
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 20
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
- Nêu đặc điểm, nội dung của các loại báo cáo, chứng từ, sổ sách kế toán, đồng thời
trình bày phương pháp lập các chỉ tiêu trong đó.
- Cho ví dụ minh họa cách ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán.
4.2.1 Hệ thống Báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán được xây dựng trong đề tài bao gồm báo cáo tài chính
và báo cáo kế toán quản trị.
Báo cáo tài chính được xây dựng dựa theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và
vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Do Hưng Quang là một doanh nghiệp
nhỏ, chưa cần đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nên đề tài xây dựng hệ thống báo cáo tài
chính chỉ bao gồm 3 loại báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán quản trị được lập để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên
vật liệu, công cụ, thành phẩm và tình hình thu, trả công nợ.
4.2.1.1 Bảng Cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính rất quan trọng, được lập để
phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Cơ sở. Đề tài xây dựng Bảng cân đối kế toán
với các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG
Địa chỉ: Tp. Long Xuyên
Tỉnh An Giang
Mẫu số B 01 – DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại Ngày ..... tháng ..... năm .....
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN Mã số
Thuyết
minh Số cuối năm Số đầu năm
A B C 1 2
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100 = 110 + 130 + 140)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu của khách hàng 131
2. Trả trước cho người bán 132
III. Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141 III.01
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 21
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200
I. Tài sản cố định 210 III.02
1. Nguyên giá 211
2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (...) (...)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 = 100 + 200)
250
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300
I. Nợ ngắn hạn 310
1. Vay ngắn hạn 311
2. Phải trả cho người bán 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.03
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả 316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318
II. Nợ dài hạn 320
1. Vay và nợ dài hạn 321
2. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410) 400
I. Vốn chủ sở hữu 410 III.04
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm
1- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
2- Nợ khó đòi đã xử lý
Lập, ngày ... tháng ... năm...
Kế toán
(Ký, họ tên)
Chủ Cơ sở
(Ký, họ tên, đóng dấu)
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 22
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 23
Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán
- Cột B: các chỉ tiêu nào không có số liệu thì không báo cáo nhưng không được
đánh lại cột “Mã số” này.
- Cột C: số hiệu ghi ở cột này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo
cáo tài chính nhằm thể hiện số liệu chi tiết hoặc thuyết minh bổ sung cho Bảng
cân đối kế toán.
- Cột 1: ghi số dư cuối kỳ của từng chỉ tiêu từ Bảng cân đối tài khoản13 đã lập
trước đó, một chỉ tiêu có thể bao gồm nhiều tài khoản hoặc một chỉ tiêu lớn là
tổng của các chỉ tiêu thành phần. Bảng cân đối kế toán được lập phải luôn đảm
bảo tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:
Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” = Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn”
- Cột 2: số liệu ghi vào cột “Số đầu năm” năm nay được căn cứ vào số liệu ghi
ở cột “Số cuối năm” (cột 1) của bảng cân đối kế toán năm trước.
Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán
- Cột “Số đầu năm”: số liệu ghi vào cột này được lấy từ cột “Số cuối năm”
tương ứng của từng chỉ tiêu năm trước.
- Cột “Số cuối năm”: số liệu để ghi vào các chỉ tiêu của cột này lấy từ số dư Nợ
cuối kỳ của tài khoản tương ứng với từng chỉ tiêu.
13 Mẫu bảng, nội dung và cách lập Bảng cân đối tài khoản được trình bày ở Phụ lục 3.
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
4.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo thu nhập được lập nhằm phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của Cơ
sở với các chỉ tiêu được trình bày ở bảng sau đây:
Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG
Địa chỉ: Tp. Long Xuyên
Tỉnh An Giang
Mẫu số B 02 – DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm .....
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Mã số
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
trước
A B C 1 2
1. Doanh thu bán hàng 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng (10 = 01 - 02) 10
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng (20 = 10 - 11) 20
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
30
10. Thu nhập khác 31
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.05
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51)
60
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Kế toán
(Ký, họ tên)
Chủ Cơ sở
(Ký, họ tên, đóng dấu)
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 24
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
Phương pháp lập các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Cột C: số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu
này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột 2: số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo này được căn cứ vào số
liệu ghi ở cột “Năm nay” (cột 1) theo từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo thu
nhập năm trước.
- Cột 1: nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của cột “Năm nay” như sau:
+ Việc ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí: báo cáo thu nhập phản ánh
kết quả kinh doanh trên cơ sở dồn tích, do đó, Cơ sở phải ghi nhận doanh
thu ở kỳ kế toán mà thành phẩm đã được bán, không kể số tiền đã thu được
ở kỳ đó. Chi phí được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng được sử dụng để
tạo ra doanh thu ở kỳ đó, không kể số tiền đã chi ra trong kỳ đó.
+ Việc tính chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng”: lợi nhuận gộp là khoản
chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn. Ở doanh nghiệp sản xuất như
Hưng Quang, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất sản phẩm đã bán
trong kỳ (gồm những giá trị của nguyên vật liệu, nhân công và những
nguồn lực khác đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó).
+ Tính chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”: để tính được chỉ
tiêu này Cơ sở cần xác định doanh thu, chi phí tài chính và chi phí hoạt
động. Chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp, chẳng hạn như: lương cho nhân viên kế toán, tiền vận chuyển sản
phẩm bán ra trong kỳ, chi phí vật dụng văn phòng... Chỉ tiêu “lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh” sẽ giúp ta đánh giá xem Cơ sở đã đạt được
lợi nhuận là bao nhiêu từ việc bán sản phẩm trong quá trình hoạt động
chính của mình.
+ Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế”: chỉ tiêu này là tổng của lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
+ Chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này được tính dựa
trên thuế suất và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán.
Trước khi chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, Cơ sở Hưng Quang vẫn sẽ
nộp thuế theo phương pháp khoán (tính trên doanh thu trong kỳ), vì vậy,
chỉ tiêu này được tính toán chỉ nhằm mục đích so sánh lợi ích giữa cách
tính thuế thu nhập theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa với chế độ
kế toán hộ kinh doanh.
+ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này phản
ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần) sau thuế từ các hoạt động của
Hưng Quang phát sinh trong kỳ kế toán.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 25
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
4.2.1.3 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để trình bày những thông tin về đặc điểm
của doanh nghiệp, chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp và những thông tin
bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
Việc đánh số thứ tự các thông tin trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần
được duy trì nhất quán từ năm này sang năm khác để thuận tiện cho công việc theo dõi, so
sánh, đối chiếu.
Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG
Địa chỉ: Tp. Long Xuyên
Tỉnh An Giang
Mẫu số B 09 – DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm .....
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1) Hình thức sở hữu vốn
2) Lĩnh vực kinh doanh
3) Tổng số công nhân viên và người lao động
4) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo
cáo tài chính
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
1) Kỳ kế toán năm
2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
3) Chế độ kế toán áp dụng
4) Hình thức kế toán áp dụng
5) Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
6) Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng
7) Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay
8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
9) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 26
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
01. Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
....
....
....
.....
....
....
....
....
Cộng
02. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc,
thiết bị
Tổng
cộng
(1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
(…)
(…)
(…)
- Số dư cuối năm
(2) Giá trị hao mòn lũy kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
( ... )
( ... )
( ... )
- Số dư cuối năm
(3) Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình (1-2)
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
03. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Cuối năm Đầu năm
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà đất
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 27
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
04. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Số đầu năm
Tăng
trong
năm
Giảm
trong
năm
Số cuối
năm
1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Cộng
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
05. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu
thuế TNDN
Năm nay Năm trước
(1) Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế ...... ......
(2) Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế
TNDN
(3) Các khoản chi phí không được khấu trừ vào thu nhập
chịu thuế TNDN
......
......
......
......
(5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong năm (5 = 1-2+3-4) ...... ......
06. Chi phí SXKD theo yếu tố Năm nay Năm trước
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
Cộng ..... .....
V. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị
...................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Lập, ngày ... tháng ... năm...
Kế toán
(Ký, họ tên)
Chủ Cơ sở
(Ký, họ tên, đóng dấu)
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 28
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
Nội dung và cách lập các chỉ tiêu của Bản thuyết minh báo cáo tài chính
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1) Hình thức sở hữu vốn: chỉ tiêu này ghi tên loại hình doanh nghiệp. Khi
Hưng Quang chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân thì ta ghi vào chỉ tiêu
này là “Doanh nghiệp tư nhân”.
2) Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ hay tổng
hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hiện tại, lĩnh vực kinh doanh của Hưng
Quang là “Sản xuất công nghiệp”, mà cụ thể là sản xuất máy bơm.
3) Tổng số công nhân viên và người lao động: nêu số lượng lao động bình
quân trong năm báo cáo, kể cả lao động chính thức và lao động thuê ngoài.
4) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng
đến Báo cáo tài chính: chỉ tiêu này nêu lên đặc điểm hoạt động kinh doanh,
tình hình tài chính, quản lý, quy mô, thị trường và những sự kiện khác có
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
1) Kỳ kế toán năm: ghi rõ kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/X kết thúc
vào ngày 31/12/X.
2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đối với Hưng Quang, chỉ tiêu này
được ghi là “Đồng Việt Nam”.
3) Chế độ kế toán áp dụng: khi chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, Hưng
Quang sẽ chính thức áp dụng “chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
4) Hình thức kế toán áp dụng: chỉ tiêu này ghi “Hình thức kế toán nhật ký
chung” do đề tài xây dựng hệ thống sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật
ký chung.
5) Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo
giá gốc hay giá trị thuần có thể thực hiện được. Hưng Quang ghi nhận
hàng tồn kho theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: doanh nghiệp áp dụng
phương pháp nào: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình
quân gia quyền hay tính theo giá đích danh. Hưng Quang áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị hàng tồn kho.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: doanh nghiệp áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Đối với Hưng Quang,
chỉ tiêu này ghi “Kê khai thường xuyên”.
6) Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: phương pháp khấu
hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hay phương
pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Hưng Quang khấu hao tài sản cố
định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
7) Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: đối với Hưng Quang, chi phí đi vay
được ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 29
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 30
8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: nêu các khoản chi phí chưa chi
nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
năm và cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
9) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: nêu rõ việc ghi nhận
doanh thu có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu được quy
định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” hay
không.
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong Bảng cân
đối kế toán
- Khoản mục trong Bảng cân đối kế toán được đánh dấu dẫn tới các
thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính để phân
tích chi tiết các số liệu, giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ
hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Đối với các cột “Đầu năm” (hay cột “Năm trước”): số liệu được lấy từ
cột “Cuối năm” (hay cột “Năm nay”) trong Bản thuyết minh báo cáo
tài chính năm trước.
- Đối với các cột “Cuối năm” (hay cột “Năm nay”): số liệu được lập căn
cứ vào Bảng cân đối kế toán năm nay và các sổ kế toán có liên quan.
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
- Phần này trình bày chi tiết các số liệu được thể hiện trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu
rõ hơn nội dung các khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Đối với các cột “Năm trước”: số liệu được lấy từ cột “Năm nay” trong
Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
- Đối với các cột “Năm nay”: số liệu được lập căn cứ vào Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh năm nay và các sổ kế toán có liên quan.
4.2.1.4 Báo cáo kế toán quản trị
Đề tài xây dựng 2 loại báo cáo kế toán quản trị gồm báo cáo nhập - xuất - tồn hàng
tồn kho và báo cáo tình hình công nợ để đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ cơ sở. Các báo
cáo này được lập vào cuối mỗi tháng giúp cho việc kiểm soát hàng tồn kho và các khoản
phải thu, phải trả được chặt chẽ.
Báo cáo nhập - xuất - tồn hàng tồn kho
Báo cáo này được lập nhằm phản ánh tổng hợp số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn
kho trong kỳ của từng loại hàng tồn kho. Báo cáo này có thể được lập vào cuối tháng
hoặc quý, căn cứ để lập là các sổ chi tiết hàng tồn kho.
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
BÁO CÁO NHẬP - XUẤT - TỒN HÀNG TỒN KHO
Tháng 03 Năm 2009
Tài khoản: TK152
Đối tượng: Nguyên liệu, vật liệu
Đơn vị tính: ngàn đồng
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
STT MSHTK Tên, quy cách
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
Đơn
giá
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 1521.STấm Sắt tấm Kg 90 1.260 900 13.590 930 13.950 60 900 15
2 1521.SThanh Sắt thanh Kg 50 550 500 6.050 500 6.000 50 600 12
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng x 2.353 x 25.532 x 25.935 x 1.950 x
Ngày 31 tháng 03 năm 2009
Kế toán
(Ký, họ tên)
Chủ Cơ sở
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Phương pháp ghi Báo cáo nhập - xuất - tồn hàng tồn kho
- Báo cáo này cần lập riêng cho từng loại tài khoản: Nguyên vật liệu (TK152), công cụ dụng cụ (TK153), thành phẩm (TK155).
- Cột A, B, C: ghi số thứ tự, mã số hàng tồn kho và tên hàng tồn kho dựa vào danh mục hàng tồn kho.
- Cột D: ghi đơn vị tính của từng loại hàng tồn kho từ danh mục hàng tồn kho.
- Cột 1, 2: ghi số lượng và giá trị của từng loại hàng tồn kho tồn đầu kỳ.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 31
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Sơn Trang 32
- Cột 3, 4: ghi tổng số lượng và tổng giá trị nhập vào trong kỳ của từng loại hàng tồn kho.
- Cột 5, 6: ghi tổng số lượng và tổng giá trị xuất ra trong kỳ của từng loại hàng tồn kho.
- Cột 7, 8: tính số lượng và giá trị tồn kho cuối kỳ của từng loại hàng tồn kho bằng công thức: Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập - Xuất
- Cột 9: tính đơn giá tồn cuối kỳ của từng loại hàng tồn kho bằng công thức: Đơn giá (cột 9) = Giá trị (cột 8) / Số lượng (cột 7)
Báo cáo tình hình công nợ
Báo cáo tình hình công nợ được lập nhằm phản ánh tổng hợp số phát sinh và số dư của từng khoản phải thu khách hàng (hay khoản phải trả
người bán). Báo cáo này có thể được lập vào cuối tháng hoặc cuối quý, căn cứ để lập là các sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán).
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG NỢ
Tháng 03 Năm 2009
Tài khoản: TK131
Đối tượng: Phải thu của khách hàng
Đơn vị tính: ngàn đồng
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
STT MSKH (MSNCC) Tên khách hàng hoặc nhà cung cấp Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B C 1 2 3 4 5 6
1 131.01 CTCP Thủy sản Sông Hậu 10.000 0 20.000 15.000 15.000 0
2 131.02 CTCP Thủy sản Kisimex 0 0 10.000 0 10.000 0
... ... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng 15.000 0 45.000 35.000 25.000 0
Ngày 31 tháng 03 năm 2009
Kế toán
(Ký, họ tên)
Chủ Cơ sở
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Xây dựng Hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang
Phương pháp ghi Báo cáo tình hình công nợ
- Báo cáo này cần lập riêng cho từng loại tài khoản: Phải thu của khách hàng
(TK131), phải trả cho người bán (TK331).
- Cột A, B, C: ghi số thứ tự, mã số và tên khách hàng hoặc nhà cung cấp dựa
vào danh mục khách hàng và danh mục nhà cung cấp.
- Cột 1, 2: ghi số dư đầu kỳ tài khoản phải thu khách h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang.pdf