Khóa luận Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist

Danh mục bảng, biểu, hình ảnh v

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SAIGONTOURIST 1

1.1.Tổng quan về doanh nghiệp 1

1.2.Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu 2

1.3.Sản phẩm – dịch vụ 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH LỮ HÀNH 6

2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 6

2.2. Phân tích môi trường vi mô 14

2.3. Phân tích môi trường ngành, các áp lực cạnh tranh 23

2.4. Nghiên cứu thị trường kinh doanh lữ hành 34

CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI 2020 41

3.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên ma trận S.W.O.T 41

3.2. Kế hoạch kinh doanh lữ hành cho Saigontourist 6 tháng cuối 2020 49

Danh mục tài liệu tham khảo vi

Phụ lục x

 

docx69 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2020 cho Saigontourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 17.000 người, với hơn 400 nhân viên chính thức, hầu hết có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, yêu nghề, tận tâm, giàu kinh nghiệm. Công ty trân trọng từng cán bộ nhân viên, luôn chú trọng triển khai đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Công nghệ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế của Saigontourist đã tạo nên sự khác biệt giữa Saigontourist và các doanh nghiệp du lịch khác trong nước. Tiểu kết Điểm mạnh Sở hữu một lượng cán bộ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao chất lượng của nhân viên; Có riêng cơ sở để đào tạo nhân sự về du lịch kiểm soát rất tốt chất lượng nhân viên đầu vào của công ty. Điểm yếu Ít tuyển các nhân sự bên ngoài không tạo ra được một môi trường nhân sự đa dạng trong công ty; Bộ máy nhân sự còn cồng kềnh tốn nhiều chi phí để vận hành. 2.2.6. Nghiên cứu và phát triển (Research&Development – R&D): Phát triển sản phẩm mới: Saigontourist luôn có động lực để tự làm mới hệ thống sản phẩm của mình. Tổng Công ty Saigontourist “khuyến khích các đơn vị tạo ra các dòng sản phẩm mới với ít nhất một sản phẩm một năm” Tổng Công ty Saigontourist, Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019 và đưa ra giải pháp thực hiện năm 2020, dẫn theo báo Tuổi Trẻ Online. . Trong lĩnh vực lữ hành, công ty du lịch Saigontourist xác định cho mình hướng đi là “xây dựng các dòng du lịch tiết kiệm và du lịch cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách” Nguồn như trên . Truy cập trang web của Saigontourist để có cái nhìn rõ nhất về sản phẩm của họ. Ở đây ta có thể rút ra hai điều. Thứ nhất, Saigontourist luôn đưa những tour du lịch khuyến mãi lên hàng đầu trên trang web của mình và rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Những khuyến mãi này là kết quả của những sự nghiên cứu nhu cầu khách hàng và đưa ra những ưu đãi phù hợp cho khách hàng. Thứ hai, Saigontourist có khai thác những tour du lịch mới lạ, ngoài những tuyến tour truyền thống, như “Bảo Lộc – Hồ Tà Đùng – Đắk Nông – Khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Nung”, Saigontourist còn thực hiện việc hợp tác với các đơn vị khác để tạo ra những sản phẩm mới, ưu đãi nhiều hơn. Năm 2017, Saigontourist đã kết hợp cùng Vinpearl để tung ra chùm sản phẩm “Du lịch cùng Saigontourist, nghỉ ở Vinpearl” Website Saigontourist. 2017. Giải pháp du lịch lý tưởng với chuỗi sản phẩm “Du lịch cùng Saigontourist, nghỉ ở Vinpearl”. . Những sản phẩm này có giá thành tốt hơn rất nhiều so với sử dụng dịch vụ riêng lẻ. Ứng dụng công nghệ Saigontourist là một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị. Website Saigontourist ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng internet. Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng toàn diện hơn, đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh. Triển khai phần mềm kế toán Lemon3 tại văn phòng Tổng Công ty và 13 đơn vị thành viên khối phụ thuộc Tổng Công ty. Đưa vào khai thác phần mềm quản lý nhân sự tại văn phòng. Hoàn thành giai đoạn đầu Dự án phần mềm Online Booking. Tiểu kết Điểm mạnh: Công ty có nhiều động lực làm mới sản phẩm của mình; Công ty thường xuyên tung ra những sản phẩm mới lạ, khai thác các điểm đến ngách, cập nhật theo nhu cầu của khách hàng; Đề cao ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý, làm việc. 2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH, CÁC ÁP LỰC CẠNH TRANH 2.3.1. Phân tích môi trường ngành: Môi trường ngành luôn là vấn đề rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều cần nghiên cứu kỹ, trong đó, cần nghiên cứu đến năm thành tố. 2.3.1.1. Nguồn nhân lực: Nói về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay, ta có thể dùng một cụm từ ngắn gọn là “thiếu và yếu”. Nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch, trong đó có khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm khoảng 25.000 lao động mới Dẫn theo báo Tuổi Trẻ Online (2019), https://tuoitre.vn/giai-phap-nao-cho-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam-20190706103206196.htm . Về vấn đề đào tạo lao động mới, tính đến năm 2016, cả nước có 156 cơ sở đào tạo du lịch (đại học, cao đẳng) Theo thống kê của Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), dẫn theo Đại học Văn Lang, https://www.vanlanguni.edu.vn/giao-duc-dai-hoc-2/793-bat-cap-trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich . Thế nhưng, chỉ khoảng 1.800 nhân lực cung cấp mới là sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và hơn 2.000 nhân lực là sinh viên cao đẳng nghề du lịch, còn lại, đa số nhân lực là học sinh trung cấp nghề, học viên đào tạo ngắn hạn Dẫn theo Đại học Văn Lang, nguồn như trên. . Về sự “yếu”, các doanh nghiệp du lịch hiện tại thường phải có sự đào tạo lại cho nhân lực, ngay cả khi họ tuyển được nhân sự đúng chuyên ngành. Không phải cơ sở đào tạo nào cũng có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho phần học thực hành của sinh viên, học viên. Một vấn đề “yếu” cố hữu nhưng lại cản trở rất lớn cho nhân lực du lịch nước ta chính là yếu ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, hiện nay chỉ khoảng 2 phần 3 lao động trong ngành du lịch biết ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (42%) Dẫn theo Đại học Văn Lang, nguồn như trên. Xu hướng hội nhập quốc tế đã tràn vào đe dọa đến cơ hội việc làm của lao động trong nước. Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC được thành lập với mục đích “tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động thông qua việc cấp visa và giấy phép việc làm cho doanh nghiệp và các lao động có tay nghề; Công nhận trình độ chuyên môn trên cơ sở thực hiện và phát triển MRAs (thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau); Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ; Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực cốt lõi trong các dịch vụ ưu tiên; Tăng cường năng lực chương trình thị trường lao động” Th.S Nguyễn Thị Diệu Hiền và Th.S Trần Phương Thảo. (2017). Dẫn theo Tạp chí Công Thương. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trong tương lai, vấn đề nhân lực sẽ còn là vấn đề mấu chốt mà những người làm du lịch Việt Nam phải tháo gỡ. 2.3.1.2. Quy mô ngành du lịch trong nền kinh tế Việt Nam: Ngành du lịch ngày càng có những đóng góp to lớn hơn vào tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) qua thời gian. Vào năm 2007, con số này mới chỉ là 4,5 % Wirtschaftsentwicklung Vietnam. (2008). Dẫn theo Wikipedia Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_Vi%E1%BB%87t_Nam#Du_l%E1%BB%8Bch_trong_n%E1%BB%81n_kinh_t%E1%BA%BF . Đến những năm cuối thập niên 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi: 6,96 % (2017), 7,9 % (2018) và 8,4 % (2019) Tổng cục Du lịch Việt Nam. (2020). . Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đều đang có tốc độ tăng trưởng rất cao qua từng năm, bình quân hơn 10 % mỗi năm Nguồn như trên. . Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững của nước ta ở thời điểm sau đây 10 năm. Theo đó, ngành du lịch Việt Nam ở năm 2030 sẽ thu được 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng từ khách du lịch, đóng góp trực tiếp từ 15-17 % GDP quốc gia, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trong đó có 3 triệu việc làm trực tiếp. 2.3.1.3. Cấu trúc môi trường ngành: Chưa có một con số thống kê chính thức về số lượng các doanh nghiệp hoạt động và có liên quan trong lĩnh vực du lịch tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ta có thể có được con số căn cứ vào số lượng hội viên hiện tại của Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Hiệp hội này hiện tại có “trên 4.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch như lữ hành, khách sạn, lưu trú, vận chuyển khách,” Hiệp hội Du lịch Việt Nam - VITA, Có thể thấy môi trường ngành du lịch hiện đang có khá nhiều sự cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp đều có và giữ cho mình một thị phần khách hàng nhất định. Một số công ty lâu đời, uy tín, có quy mô lớn có những thị phần đa dạng, lớn mạnh hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 9/1/2020, Top 10 Công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019 đã được công bố. Dựa vào danh sách này ta có thể đưa ra một số công ty danh tiếng như Vietravel, Bến Thành Tourist, Exotissimo, và tất nhiên không thể thiếu Saigontourist Công bố Top 10 công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019. (2019) Vietnam Report. https://vietnamreport.net.vn/Cong-bo-Top-10-cong-ty-du-lich--lu-hanh-uy-tin-nam-2019-8942-1006.hml . Tuy vậy, một số công ty dạng vừa và nhỏ, nhất là trong mảng tour inbound, lại có một thị phần riêng cho mình và họ phát triển theo hướng chuyên nghiệp về một tuyến tour nào đó. Về loại hình các doanh nghiệp, cũng có một sự đa dạng nhất định. Nhìn vào Top 10 Công ty đề cập ở phần trước, có đến một nửa trong số đó là công ty cổ phần, gần một nửa là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và một công ty (Tổng Công ty du lịch Hà Nội) là doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1.4. Các kênh phân phối: Trong các kênh phân phối, có thể chia chúng thành hai nhóm chính: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Một số các kênh phân phối phổ biến hiện nay là công ty trực tiếp lập ra các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình và trực tiếp bán sản phẩm. Một kênh phân phối khác là thông qua các đại lý lữ hành. Hệ thống đại lý cũng sẽ có thể rất đa dạng. Nếu phân loại theo một cách khác, công ty du lịch sẽ có kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối trực tuyến. Trong khi đó, kênh phân phối trực tuyến có thể được công ty tự phân phối thông qua website của mình hoặc thông qua các đại lý trực tuyến (Online Travel Agent - OTA). 2.3.1.5. Xu hướng phát triển trong tương lai: Ngành du lịch chắc chắn là một trong những ngành “đứng mũi chịu sào” khi nền kinh tế bị tàn phá bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng, ngành du lịch thường có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trở lại sau một thời gian bị kìm hãm. Tại Việt Nam, đối với mảng khách inbound, xu hướng lưu trú tại các nhà dân – homestay vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Xu hướng này vốn đã được các khách du lịch nước ngoài ưa chuộng khi đến du lịch tại Việt Nam bởi nhiều nguyên do khác nhau. Có thể kể tới những nguyên nhân chủ yếu chính là trải nghiệm và giá thành. Xu hướng lớn tiếp theo có thể kể tới chính là sự thống trị của hình thức đặt dịch vụ trực tuyến. Du khách có thể hết sức dễ dàng lựa chọn dịch vụ, một cách nhanh chóng và tiện lợi, thanh toán an toàn, thậm chí có thể săn được những dịch vụ với mức giá ưu đãi. Du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, về những khu vực thiên nhiên sinh thái cũng sẽ là xu hướng mới tiếp tục lên ngôi. Khi đến với Việt Nam, điều thu hút du khách không chỉ là văn hóa đặc trưng, mà thiên nhiên, cảnh sắc riêng nước ta, mang đậm dấu ấn của khí hậu, của thổ nhưỡng, của động thực vật và các thành tố tự nhiên, cũng vô cùng thu hút khách du lịch quốc tế. Một xu hướng chung nữa có thể xảy ra là du lịch tự túc có thể chiếm tỉ trọng lớn hơn so với du lịch theo tour. Tuy vậy, du lịch theo tour vẫn có những ưu điểm nhất định của nó, phục vụ cho một số lượng đáng kể những du khách không ưa thích hoặc ít có khả năng tổ chức một chuyến du lịch tự túc hơn. Cả hai loại hình du lịch này vẫn sẽ song hành với nhau trong ngành du lịch thế giới. Điều quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành biết cách làm mới mình để có thể tồn tại bền vững. 2.3.2. Phân tích các áp lực cạnh tranh theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter: Hình 2.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter 2.3.2.1.Nguy cơ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có hàng nghìn doanh nghiệp , đại lý lữ hành lớn nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến du lịch Phần I.3 Cấu trúc môi trường ngành , cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Saigontourist là một trong những công ty nằm trong top các công ty về du lịch nên đối thủ cạnh tranh cũng là những công ty có vị thế vô cùng to lớn trên thị trường như: Vietravel. Bến Thành Tourist, TST Tourist,... Mức độ chi phối thị trường: Tuy nằm trong top 2 công ty du lịch lữ hành uy tín năm 2019 nhưng thị phần của Saigontourist vẫn còn kém hơn đối thủ cạnh tranh của mình là Vietravel. Ngoài ra những đối thủ cạnh tranh khác như Bến Thành Tourist hay Exotissimo cũng bám đuổi sát sao trên bảng xếp hạng nhằm thống lĩnh thị trường. Tăng/giảm về cầu: năm 2019 là một năm gặt hái được thành công của du lịch lượng khách du lịch Việt Nam đạt ước đón 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16%); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%); tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2019, thu về 726.000 tỷ, . Tuy nhiên do sự tác động nặng nề của dịch Covid - 19, du lịch Việt Nam phải chịu một tổn thất vô cùng nặng nề hầu như các công ty lữ hành vừa và nhỏ gặp nhiều nguy cơ phải phá sản đây vừa là một thách thức vừa là một cơ hội cho các công ty du lịch có tầm cỡ như Saigontourist. Sự tương quan về chiến lược: có thể nói các đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân khúc thị trường luôn có những sản phẩm, chiến lược tương đối giống nhau nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ của mình Ví dụ: Saigontourist có tour du lịch tiết kiệm IKO; Vietravel có tour giảm giá, tour giờ chót,... Hình 2.3: Danh sách Top 10 Công ty Du lịch - Lữ hành Việt Nam uy tín năm 2019 (Vietnam Report) Việc xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm năng là vô cùng quan trọng vì nó giúp ta nắm rõ được thị trường cũng như hiểu rõ thêm các đối thủ mà ta đang cạnh tranh. Đơn cử ở đây là hai công ty cạnh tranh trực tiếp với Saigontourist là hai công ty đứng ở vị trí thứ 1 và thứ 3 lần lượt là Vietravel và Bến Thành Tourist. Ngoài ra có một đối thủ tiềm năng tuy chỉ đứng ở vị trí thứ 6 là Hanoitourist là một công ty vô cùng nổi tiếng ở thị trưởng miền Bắc và không ngừng vươn lên đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Vietravel Đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Saigontourist có thể nói chính là Vietravel. Dù là một công ty có xuất phát điểm trễ hơn nhiều so với Saigontourist do không có những lợi thế như Saigontourist, Vietravel đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh khá tốt. Họ tập trung nguồn lực cho phân khúc khách lẻ trong nước đi tour nước ngoài để từ đó tạo một trải nghiệm thương hiệu tốt hơn Saigontourist. Và để tăng thị phần khách đoàn, Vietravel đã áp dụng chiến lược chi phí thấp, đây là mảng kinh doanh không đóng góp nhiều lợi nhuận như thị trường khách lẻ đi nước ngoài nhưng buộc các đối thủ phải cạnh tranh nhau về giá. Bến Thành Tourist Đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng 10 công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019, Bến Thành Tourist không ngừng thay đổi mình. Bến Thành Tourist thường xuyên có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ngoài ra luôn làm mới các chương trình du lịch của mình. Hiện nay, Bến Thành Tourist có rất nhiều chi nhánh trải dài khắp cả nước, và đây là một trong những chiến lược kinh doanh của công ty. Tổng công ty du lịch Hà Nội - Hanoitourist Công ty Lữ hành Hanoitourist – Tổng Công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực: kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất khẩu lao động Hanoitourist nhận được sự tin tưởng của của người dân trên mảnh đất “thủ đô” cũng là một trong những đối thủ vô cùng tiềm năng với những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Hà Nội, ngoài du lịch hàng không còn khai thác du lịch đường bộ trong khu vực Đông Dương. 2.3.2.2. Thế mặc cả của nhà cung ứng: Số lượng nhà cung cấp Số lượng nhà cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp sẽ quyết định đến áp lực của thế mặc cả lên các doanh nghiệp có lớn hay không. Áp lực của nhà cung cấp sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng nhà cung cấp trên thị trường. Mức độ quan trọng của sản phẩm cung cấp Sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp từ phía nhà cung cấp là thước đo đánh giá năng lực của doanh nghiệp đặt ra cho nhà cung cấp. Khối lượng sản phẩm cung cấp Khối lượng sản phẩm cung cấp phản ánh năng lực của phía nhà cung cấp. Nếu các nhà cung cấp đáp ứng đủ khối lượng sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp thì mới liên hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp sẽ được tăng lên. Mức độ thay thế của sản phẩm cung cấp Mức độ thay thế của sản phẩm là khả năng thay thế của một sản phẩm này với một sản phẩm khác tương đương. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì độ co giãn càng cao, nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm. 2.3.2.3. Thế mặc cả của khách hàng: Sức mạnh của người mua được hiểu như áp lực mà khách hàng (cá nhân/doanh nghiệp) hay người tiêu dùng có thể đặt ra cho các doanh nghiệp để khiến họ cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn và (hoặc) giá thấp hơn (CFI, 2015). CFI (2015). What is the Bargaining Power of Buyers?. Tại https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/strategy/bargaining-power-of-buyers/#:~:text=The%20Bargaining%20Power%20of%20Buyers%2C%20one%20of%20the%20forces%20in,service%2C%20and%2For%20lower%20prices (trích 13/06/2020) Số lượng người mua Trong mảng lữ hành, vì lượng khách hàng có nhu cầu du lịch ngày càng lớn khiến lượng người mua đối với doanh nghiệp cũng lớn hơn. Điều này còn phụ thuộc vào tương quan giữa lượng cầu (khách hàng) và cung (các nhà cung cấp dịch vụ lữ hành khác) (xem III.4). Năm 2019, Tổng công ty Saigontourist đã đón tiếp và phục vụ hơn 3 triệu lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2018. Trong đó có 1,131 triệu lượt khách lữ hành, tăng 5,7% so với năm 2018. Khả năng tự cung cấp Khách du lịch đang sử dụng phương tiện truyền thông làm tăng sức mạnh mặc cả của người mua theo mô hình Porter (UKEssays, 2018) Essays, UK. (2018). Five Forces Analysis: Leisure, Tourism and Hospitality Industry. Tại https://www.ukessays.com/essays/tourism/the-tourism-leisure-and-hospitality-industry-tourism-essay.php?vref=1 (trích 13/06/2020) . Trung thành của du khách sẽ giảm nếu doanh nghiệp không gây ấn tượng sâu sắc. Điều này gây sức ép cho doanh nghiệp phải suy nghĩ cách để mang lại dịch vụ thực sự khác biệt và có giá trị. Sức ép từ khả năng tự cung cấp của khách hàng đối với Saigontourist là lớn. Khối lượng và tỷ trọng mua Chỉ tính riêng phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019), Saigontourist đã phục vụ tổng cộng hơn 100.000 lượt khách tham gia các chương trình MICE (Saigontourist.net, 2019) Saigontourist (2019), Lữ hành Saigontourist tiếp tục được vinh danh 4 giải thưởng du lịch việt nam năm 2019. Tại https://www.saigontourist.net/vi/chi-tiet/521/lu-hanh-saigontourist-tiep-tuc-duoc-vinh-danh-4-giai-thuong-du-lich-viet-nam-nam-2019 (trích 14/06/2020) . Khi khách hàng có khối lượng mua cao, họ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong trường hợp này là lớn. Số lượng nhà cung cấp Các doanh nghiệp lữ hành lớn và uy tín tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm Vietravel, Fiditour, BenThanh Tourist, Exotissimo, v.v tạo ra những áp lực nhất định về thị phần cho Saigontourist. Theo sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 4 năm 2020, 90% công ty lữ hành vừa và nhỏ tạm đóng cửa (Báo Pháp Luật, 2020) Tú Uyên (2020), Sở Du lịch TP.HCM: 90% công ty lữ hành vừa và nhỏ tạm đóng cửa. Báo Pháp Luật. Tại https://plo.vn/kinh-te/so-du-lich-tphcm-90-cong-ty-lu-hanh-vua-va-nho-tam-dong-cua-902361.html . Trong tương lai gần, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, áp lực cạnh tranh về số lượng nhà cung cấp đối với Saigontourist có giảm trong quý III, IV năm 2020, song chỉ là tạm thời khi ngành du lịch tại Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. 2.3.2.4. Sản phẩm thay thế: Tác động của sản phẩm thay thế “Sản phẩm thay thế” là sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong phân khúc mục tiêu, nhưng khác loại sản phẩm của doanh nghiệp. Một trong những cạnh tranh mà chúng ta thường gặp nhất ở “sản phẩm thay thế” là “cạnh tranh về giá cả”. Khách hàng rất dễ dàng quay lưng với doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm thay thế có đặc tính tốt hơn, khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, cùng một phân khách hàng nhưng khi tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cùng đáp ứng một nhu cầu thì thị trường sẽ nhanh chóng bão hòa. Lúc này doanh nghiệp nào không có sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đó sẽ là kẻ bại trận trên thương trường. Chiến lược cạnh tranh đối với “Sản phẩm thay thế” của Saigontourist Chiến lược khác biệt hóa Bên cạnh các sản phẩm hiện đang khai thác, Saigontourist chú trọng khai thác các sản phẩm tour, tuyến mới, và áp dụng các hình thức kinh doanh lữ hành mới phù hợp xu thế thị trường và tâm lý khách hàng. Saigontourist tiếp tục giữ vững đơn vị hàng đầu trong công tác khai thác thị trường khách tàu biển quốc tế đến Việt Nam, trở thành đơn vị uy tín tổ chức các chương trình MICE , tiếp tục là một trong những đơn vị chủ lực tập trung khai thác du lịch đường sông tại TP.HCM và các vùng phụ cận. Bên cạnh đó Saigontourist còn triển khai tổ chức các dòng sản phẩm du lịch mới khám phá TP.HCM: du lịch sinh thái – nông nghiệp – làng nghề truyền thống – du lịch gắn trách nhiệm phát triển nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, Quận 9; tour khám phá không gian văn hóa Quận 5 Chiến lược tập trung Saigontourist đang có xu hướng thu hẹp phân khúc khách hàng và chọn phân khúc doanh nghiệp phục vụ thật sự tốt nhất để kinh doanh. Saigontourist đã lựa chọn thị trường mục tiêu theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán. Ưu tiên khách du lịch có khả năng chi trả cao (Premium Travel), có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày. Tập trung phát triển loại hình du lịch MICE, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí 2.4. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KINH DOANH LỮ HÀNH: Vấn đề mà nhóm lựa chọn để nghiên cứu thị trường cho Saigontourist chính là “Ý kiến của khách hàng về dòng tour IKO của Saigontourist”. Nhóm chọn vấn đề này để nghiên cứu là bởi hai lý do như sau. Thứ nhất, IKO là dòng tour giá rẻ đặc sắc của Saigontourist, được tạo ra để cạnh tranh với những phân khúc tour dành cho người thu nhập thấp và trung bình. Thứ hai, IKO phù hợp trong bối cảnh quý III-IV năm 2020 khi mà dịch Covid-19 đang còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và thu nhập của người dân. Khách hàng không thể chi quá nhiều trong khi vẫn có nhu cầu du lịch. Do đó, nếu Saigontourist nắm bắt được ý kiến khách hàng, để tìm ra được những điểm tốt và chưa tốt để phát huy và cải thiện dòng tour IKO thì đó là một lợi thế kinh doanh vô cùng lớn cho công ty. Sau thời gian nhóm thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát trực tuyến (mẫu khảo sát đính kém trong Phụ lục), nhóm thu về được 101 phiếu trả lời hợp lệ. Bảng câu hỏi trải ra khảo sát ý kiến khách hàng về tất cả các hạng mục của sản phẩm: độ tin cậy, yếu tố hữu hình, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo và sự đồng cảm. Chi tiết về thống kê các phiếu trả lời, nhóm đã đính kèm trong Phụ lục”. Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm đưa ra những kết luận như sau. Về cơ cấu khách hàng tham gia khảo sát, cơ cấu về giới tương đối cân bằng (50 nam - 51 nữ). Hơn 60% trong đó là người ở độ tuổi trẻ (từ 18-25). Khoảng hai phần ba số khách hàng trong khảo sát là những người có thu nhập trung bình (5-20 triệu đồng/tháng). Do đó, mẫu nhận được trong khảo sát này là những đối tượng có thu nhập thấp-trung bình và là những người có nhu cầu đi du lịch cao. Mẫu này là phù hợp để cho ra kết quả khảo sát có chất lượng. Saigontourist có lượng khách hàng lớn và ổn định. Tần suất đi du lịch của các đối tượng khách khá ngang bằng nhau, từ thường xuyên (1-2 lần/năm) đến ít thường xuyên hơn (3-5 năm/lần). Chỉ có một số ít khách rất thường xuyên đi du lịch cùng Saigontourist (từ 3 lần/năm). Trong số đó, lượng khách chỉ từng đi tour nội địa chiếm tới hơn một nửa, có nghĩa là họ chưa có đủ điều kiện đi tour nước ngoài. Điều này chứng tỏ nhu cầu với dòng tour IKO, đặc biệt là nội địa, của khách hàng là không hề nhỏ. 50 51 20 35 67 26 Hình 2.4: Thống kê về cơ cấu giới tính, độ tuổi và thu nhập bình quân của người trả lời khảo sát Sự tín nhiệm của khách đối với dòng IKO và chất lượng của dòng tour IKO cũng rất khả quan. Hơn ba phần tư số khách hàng trả lời rằng Saigontourist là công ty uy tín và chuyên nghiệp, đồng thời chất lượng dịch vụ trên tour phù hợp với giá tour IKO, và họ hài lòng với chất lượng cũng như giá niêm yết của dòng tour này. Tuy nhiên, ở tất cả các ý trả lời đều còn tồn tại những ý kiến chưa hài lòng của khách hàng (1 và 2 điểm), dù với số lượng nhỏ. Đây là minh chứng cho việc tour IKO vẫn còn những điểm cần phải cải thiện. Vẫn có số lượng hơn 15% khách hàng cho ý kiến họ chưa thật hài lòng với mức giá của tour IKO, đây là động lực để Saigontourist có những chính sách giá tốt hơn nữa cho dòng sản phẩm này. 8 30 63 Hình 2.5: Thống kê thể hiện tần suất khách hàng đi du lịch với Saigontourist và điểm đến của họ Hình 2.6: Thống kê về sự hài lòng của khách hàng với chất lượng và giá cả của tour IKO Saigontourist Hình 2.7: Vẫn còn số lượng đáng kể khách chưa thật hài lòng với giá cả tour IKO Khách hàng đặc biệt hài lòng nhiều về hệ thống xe vận chuyển của tour (đạt hơn 90% điểm 4 và 5), cũng như là những tiêu chí về nghiệp vụ cũng như cung cách phục vụ, thái độ của hướng dẫn viên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_xay_dung_ke_hoach_kinh_doanh_trong_6_thang_cuoi_na.docx
Tài liệu liên quan