MỤCLỤC
LỜICẢM ƠN
MỤCLỤC .1
MỞ ĐẦU .4
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NHỮNGVẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .8
1.1. Hình thứctổ chứcdạyhọc .8
1. 1. 1. Khái niệm . 8
1. 1. 2. Các hình thứctổ chứcdạyhọc . 9
1. 1. 3. Hình thứctổ chứcdạyhọc cós ựhỗ tr ợcủa CNTT & TT . 12
1.2. Họckếthợp (Blended Learning - BL) . 13
1. 2. 1. Khái niệmhọckết hợp . 13
1. 2. 2. Các phương ándạyhọckết hợp . 17
1. 2. 3. Đặc đi ểmcủahọck ết hợp - Blended Learn ing . 18
1. 2. 4. Lộ t rình triển khai . 19
1.3. Thực trạng khai thác vàsửdụng Internet trongdạyhọc ởmộtsố trường THPT . 21
1. 3. 1. Mục tiêu đi ều tr a. 21
1. 3. 2. Kết quảtổng hợp và đánh giá . 21
CHƯƠNG 2 XÂYDỰNG MÔ HÌNHHỌCKẾTHỢP ĐỂDẠY CHƯƠNG III
"VIRUS VÀBỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINHHỌC 10, NÂNG CAO)VỚISỰHỖ
TRỢCỦA PHẦNMỀM MOODLE. 25
2.1. Giới thiệuvề phầnmềm mã nguồnmở Moodle . 25
2. 1. 1. PMDH v à PM mã nguồnmở . 25
2. 1. 2. Giới thiệuv ề Moodle . 25
2. 1. 3. Đặc đi ểmcủa phầnmềm Moodle . 27
2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus vàbệnh truyền nhiễm" . 28
2. 2. 1. Mục tiê u . 28
2. 2. 2. Cấu trú c . 29
2. 2. 3. Nội dung . 30
2.3. Xâydựng mô hìnhhọckếthợpdạy chương III "Virus vàbệnh truyền
nhiễm", sinhhọc 10 (THPT, nâng cao)vớisựhỗ trợcủa phầnmềm Moodle . 30
2. 3. 1. Đánh giámột s ố mô hình học trực tuyến hiện nay . 30
2.3.1.1. Phân loại websitedạyhọc hiện nay . 30
2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm . 31
2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm . 32
2.3.1.4. Nguyên nhân . 33
2.3.1.5. Đánh giá thực trạngdạyhọc sinhhọc quamạng . 33
2. 3. 2. Nguyêntắc và t iêu chí xâydựng mô hình họck ết hợp . 34
2.3.2.1. Nguyêntắc, tiêu chí thiếtkếnội dunghọckếthợp . 34
2.3.2.2. Nguyêntắc thiếtkế bàidạykếthợp . 35
2.3.3. Xâydựng mô hìnhhọckếthợp đểdạy chương III "Virus và cácbệnh truyền nhiễm" . 37
2.3.4.1. Thiếtkế mô hình . 37
2.3.4.2. Vận hành: . 49
CHƯƠNG 3 THAMVẤN CHUYÊN GIA . 52
3.1. Mục đích thamvấn . 52
3.2. Phương pháp tiến hành . 52
3.3. Triển khai . 52
3.4. Phân tíchkết quả . 52
3. 4. 1. Đánh g iávề tính khả thi tr ong việc tri ển khai mô hìnhvới đi ều kiện thựct ế ở trường THPT
3. 4. 2. Đánh giá t ínhhợp lý t rong việc phân chianội dung giữadạy quamạng vàdạy tr ên l ớp . 54
3. 4. 3. Đánh giá tí nhhợp lý tr ong cấu tr úc bài dạy quamạng . 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 56
I. Kết luận . 56
II. Đề nghị . 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 58
PHỤLỤC
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động trao đổi thông tin, giáo án với
đồng nghiệp bạn bè và 28% là hoạt động cập nhật kiến thức nâng cao trình độ.
Những khó khăn gặp phải khi tìm kiến thông tin trên mạng Internet đối với giáo
viên được thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của giáo viên
Khó khăn gặp phải Tỉ lệ
Quá nhiều thông tin không liên quan 21%
Ít thông tin bằng tiếng Việt 21%
Thông tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế
biến lại.
30%
Thông tin có bản quyền, không thể
download được thông tin
21%
Không có thông tin phù hợp 07%
Về kỹ năng sử dụng phần mềm, phần lớn giáo viên đều có khả năng sử dụng
các phần mềm cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như MS Word, phần
mềm gõ tiếng việt, phần mềm trình chiếu, chỉ có một số ít biết sử dụng phần mềm
chỉnh sửa ảnh, phần mềm thiết kế Web, còn việc sử dụng phần mềm nguồn mở thì hầu
như không có. Qua đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
24
Thứ nhất: Trong điều kiện hiện nay việc triển khai dạy học qua mạng còn gặp
khó khăn do giáo viên và học sinh còn ít được làm quen với dạy học qua mạng và chưa
được đào tạo đầy đủ những kỹ năng về công nghệ thông tin.
Thứ hai: cả giáo viên và học sinh đều có thái độ tích cực đối với dạy học qua
mạng, đây là một tín hiệu tốt cho việc triển khai các hình thức trong tương lai.
Nhiệm vụ của học kết hợp hiện nay là: Trên cơ sở đã có phải tạo ra một cách
tiếp cận, một thói quen với hình thức học này. Tạo cơ sở để triển khai bước hai trong
thời gian tới.
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
25
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III "VIRUS VÀ
BỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINH HỌC 10, NÂNG CAO) VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHẦN MỀM MOODLE
2.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle
Để dạy qua mạng đạt hiệu quả, nhất thiết phải có những công cụ đủ mạnh để
xây dựng các khóa học, điều hành, quản lý hoạt động dạy và học. Qua nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở xây dựng các khóa học
sinh học trên mạng Internet là một giải pháp phù hợp với xu hướng chung của thế giới
và điều kiện thực tế nước ta hiện nay.
2.1.1. PMDH và PM mã nguồn mở
Phần mềm (từ điển Hán - Việt là "nhu liệu"; tiếng Anh - "software") là tập hợp
những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo trật tự xác định
nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó; Một sản
phẩm PM thường bao gồm: 1) Các mô tả về phân tích, thiết kế và chương trình gốc; 2)
Đĩa ghi chương trình chạy được trên máy; 3) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Phần mềm dạy học (PMDH) là chương trình ứng dụng chạy trên máy tính được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo giúp hỗ trợ và làm tăng hiệu quả
cho việc dạy và học. PMDH là công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nhà quản lý, giáo
viên và học sinh trong các hoạt động của mình. Hệ thống phần mềm ứng dụng trong
dạy và học hiện nay hết sức đa dạng và phong phú được phát triển trên nhiều loại ngôn
ngữ khác nhau và ngày càng trở nên tiện dụng hơn cho người sử dụng
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng trên
một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu,
thay đổi, cải tiến và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
2.1.2. Giới thiệu về Moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object - Oriented Dynamic Learning
Environment) là một hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System
hoặc CMS - Course Management System hay VLE - Virtual Learning Environment)
mã nguồn mở. Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
26
tạo ra những khóa học trực tuyến có sự tương tác cao. Tính mã mở cùng độ linh hoạt
của Moodle giúp người phát triển có khả năng thêm vào các module cần thiết một cách
dễ dàng. Đây là thành phần quan trọng của hệ thống E - learning trong hỗ trợ học tập
trực tuyến. Moodle được đánh giá là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những
người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Theo số liệu công bố tại địa chỉ Moodle hiện đang được sử
dụng trên 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, được dịch ra 88 thứ tiếng. Có thể thấy mức
độ sử dụng rộng rãi của phần mềm này qua số liệu thống kê tại bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thống kê tình hình sử dụng moodle trên thế giới tính đến tháng 02 năm
2010 (nguồn
Số site đã đăng ký hợp pháp 45 904
Số quốc gia sử dụng 206
Số lượng khóa học 3 180 384
Số người sử dụng (Users) 32 417 656
Số lượng giáo viên 1 214 602
Số lượng người được kết nạp 19 278 465
Số lượng bài viết trên các diễn đàn 48 825 600
Số lượng tài nguyên 26 284 125
Số lượng câu hỏi kiểm tra 41 478 423
Tại Việt Nam, Moodle hiện là một trong các LMS thông dụng nhất. Cộng đồng
Moodle đã được thành lập tháng đầu tháng 05 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên
bản tiếng Việt và hỗ trợ các trong việc triển khai Moodle. Nhiều trường đại học, tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình. Tính đến
tháng 04 năm 2010, Việt Nam đã có tổng số 172 site trong đó có 08 site là của cá
nhân. Ngoài ra còn có nhiều site khác được đăng ký dưới các tên miền của nước ngoài
chứng tỏ sức lớn mạnh của cộng đồng Moodle Việt Nam. Hứa hẹn, một sự phát triển
mạnh mẽ cho "giáo dục điện tử" nước ta trong tương lai gần.
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
27
2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle
Moodle cung cấp cho người sử dụng những module theo ba dạng (1) Các
module tạo tài nguyên tĩnh như: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển
thị các thư mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một
thư mục, ... (2) Các module tạo tài nguyên tương tác với các nội dung học như các bài
tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò, ... (3) Các module tạo
tài nguyên tương tác với người khác như chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki, ... Với
nhiều module chức năng phong phú như vậy, Moodle có thể đáp ứng được những yêu
cầu trong việc xây dựng Website môn học. Đó là:
§ Cho phép tạo lập và quản lý người dùng (giáo viên, học viên, người quản trị,
khách vãng lai, người tạo các khóa học).
§ Cho phép tạo lập và quản lý nhiều môn học.
§ Cho phép giáo viên đưa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng như quản lý các
bài giảng của mình dưới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và
nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ...).
§ Cho phép người học đọc và sử dụng được các bài giảng mà giáo viên đưa lên.
§ Có diễn đàn (với nhiều loại khác nhau) giúp dễ dàng trong việc giáo viên đưa ra
thông báo, thảo luận sinh viên - sinh viên, giáo viên - sinh viên.
§ Cho phép giáo viên đưa ra bài tập và thu bài qua mạng, cũng như các bài kiểm
tra và đánh giá trên mạng.
§ Cho phép giáo viên theo dõi được hoạt động của người học (thông qua thời
lượng truy nhập) để đánh giá hoạt động học tập của người học.
§ Tối ưu hóa lượng thông tin đến người học bằng việc đa dạng hóa các hình thức
thể hiện thông tin, khối lượng thông tin, cường độ thông tin, khả năng liên hệ
thông tin.
§ Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có những hình thức kiểm tra
tiên tiến như trắc nghiệm, trả lời nhanh, áp dụng kiểm tra thường xuyên, liên tục.
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
28
Qua nghiên cứu một số Website được xây dựng bằng phần mềm Moodle kết
hợp thử nghiệm ứng dụng phần mềm này trong thiết kế các bài dạy sinh học, chúng tôi
nhận thấy moodle có những tính chất sau:
§ Tính linh hoạt: Moodle có khả năng nâng cấp dễ dàng do được thiết kế trên nền
ngôn ngữ PHP mã nguồn mở.
§ Tính dễ sử dụng: Moodle có giao diện trực quan, dễ học và làm chủ, phù hợp
với trình độ tin học của giáo viên và học sinh phổ thông hiện nay.
§ Tính thay đổi: Là phần mềm nguồn mở được thiết kế dựa trên các module nên
moodle cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa giao diện và cách trình bày
theo ý đồ của mình.
§ Tính phổ biến: Số lượng người sử dụng lớn, tài liệu hỗ trợ nhiều.
§ Tính phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với nhiều cấp học, bậc học, trình
độ và hình thức đào tạo khác nhau, không chỉ áp dụng trong nhà trường mà có
thể áp dụng trong các công ty, tập đoàn, tổ chức.
Như vậy, có thể khẳng định, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Moodle là giải
pháp rất hữu hiệu để phát triển các hệ thống dạy học cũng như dịch vụ hỗ trợ học trực
tuyến qua mạng Internet.
2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm"
2.2.1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
Sau khi học xong chương này, học sinh phải hình thành được cho mình những
kiến thức về các định nghĩa và khái niệm cơ bản: virus; cấu tạo và hình thái của virus;
phân loại; những dạng chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ; HIV/AIDS; bệnh
truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon.
Hình thành những kiến thức về các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus
trong tế bào chủ; các giai đoạn phát triển của hội hứng AIDS.
Hình thành được những kiến thức cơ bản về cơ chế lan truyền của bệnh truyền
nhiễm trong đó có HIV, cơ sở khoa học điều chế dược phẩm.
Hình thành được những kiến thức thực tế
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
29
b) Kỹ năng: Khi học chương này, chúng tôi đặt mục tiêu về kỹ năng thuộc hai nhóm:
- Vận dụng, rèn luyện những kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá
kiến thức: kỹ năng đọc sách; phân tích kênh hình; liên hệ thực tiễn, so sánh; kỹ năng
làm việc theo cá nhân, theo nhóm, ...
- Hình thành và rèn luyện nhóm kỹ năng về sử dụng phương tiện kỹ thuật, công
nghệ khai thác kiến thức: kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm công cụ; kỹ
năng sử dụng và khai thác mạng, ...
c) Ý thức, thái độ:
Đây là chương có nhiều kiến thức thực tế nên chúng tôi đặt mục tiêu rèn luyện
cho người học ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống,
tích cực phòng chống bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền lối sống lành mạnh, tích cực.
2.2.2. Cấu trúc
Chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" thuộc Phần ba "Sinh học vi sinh vật"
gồm có sáu bài từ bài 43 đến bài 48 chiếm thời lượng sáu tiết trong phân phối chương
trình. Trong đó, có hai bài dạy kiến thức cơ bản là (bài 43, 44), hai bài trình bày những
kiến thức vận dụng và liên hệ thực tế (bài 45, 46). Có một bài thực hành (bài 47) và
một bài ôn tập cho cả phần ba - sinh học vi sinh vật (bài 48), đây cũng là bài khép lại
chương trình sinh học lớp 10 THPT nâng cao. Chúng tôi nhận thấy cấu trúc của
chương được phân phối theo tỉ lệ là 33% kiến thức cơ bản, 33% kiến thức vận dụng,
17% kiến thức thực hành và 17% kiến thức ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Nội dung
của chương được trình bày lần lượt một cách hệ thống từ những kiến thức về cấu trúc
cho đến những kiến thức về chức năng, hoạt động, cuối cùng là những kiến thức thực
tế, vận dụng vào cuộc sống.
So với sách sinh học 10 cơ bản, nội dung chương Virus và các bệnh truyền
nhiễm của sách nâng cao không có nhiều thay đổi, chỉ khác một điểm là trong chương
trình nâng cao, có thêm bài thực hành được đưa vào giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
30
2.2.3. Nội dung
Nội dung chính của chương bao gồm hai phần là phần kiến thức cơ bản và phần
kiến thức nâng cao, trong đó, kiến thức cơ bản là chủ yếu với những nội dung khái
quát về cấu trúc, hoạt động sống,vai trò, ý nghĩa của virut trong cuộc sống cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản và thực tế về virus, bệnh truyền nhiễm, miễn
dịch. Chỉ có một phần nhỏ kiến thức nâng cao trình bày về Inteferon, ứng dụng virus
vào đời sống, quá trình sản xuất vaccin.
Có thể thấy, đây là chương chứa nhiều nội dung khó, kiến thức trừu tượng,
không chỉ yêu cầu học sinh phải chú ý, theo sát mò còn đòi hỏi phải có sự liên hệ thực
tiễn. Tuy nhiên, thời lượng giành cho chương này chưa tương xứng với khối lượng
kiến thức, do vậy, nhiều kiến thức chưa được đi sâu, trình bày kỹ.
2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền
nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle
2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay
2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay
E - learning và những giải pháp đào tạo trực tuyến đang phát triển khá đa dạng,
phong phú về cả nội dung và cách thức thể hiện. Trong đó, chủ yếu là hình thức
Website, cổng thông tin, blog. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tập trung
nghiên cứu đánh giá một số mô hình Website trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện
nay. Trước khi đi vào xem xét và đưa ra những đánh giá, chúng tôi đi vào phân loại
các Website dạy học theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: Phân loại Website trong giáo dục và đào tạo
Đặc điểm
Cơ sở
phân loại
Nội dung Các dạng
Đặc trưng thiết kế Ngôn ngữ thiết kế, tính chất của
Website
- Web tĩnh
- Web động
Đối tượng Khách hàng, người học, đối
tượng chính mà các Website
hướng đến
- Giáo viên
- Học sinh phổ thông
- Sinh viên
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
31
- Người học tự do
Môn học Nội dung kiến thức của Website - Chuyên ngành
- Tổng hợp
Chủ thể quản lý Cơ quan, tổ chức, cá nhân xây
dựng và điều hành Website
- Công ty doanh nghiệp, tổ
chức lớn
- Các trường học và cơ sở
giáo dục
- Cá nhân
Các khâu của quá
trình dạy học
Nội dung Website hướng đến
thực hiện một hay một số khâu
của quá trình dạy học
- Học kiến thức mới
- Ôn luyện, củng cố kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá
Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, vì những mô hình Website
dạy học hiện nay khá đa dạng. Qua việc phân loại các website, chúng tôi đưa ra một số
nhận định về ưu, nhược điểm của các Website dạy học ở Việt Nam hiện nay như sau:
2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm
- Về mặt nội dung: Có sự đa dạng thành phần kiến thức và học liệu thuộc nhiều
môn học, cấp học, bậc học, chuyên ngành học khác nhau. Hình thức thể hiện phong
phú, sinh động, hấp dẫn, thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi.
- Có sự tham gia của những giáo viên giỏi, những chuyên gia hàng đầu thuộc
các môn học khác nhau.
- Về mặt công nghệ: Ứng dụng thành công một số giải pháp tiên tiến nhất hiện
nay vào phát triển mô hình dạy học trong đó nổi bật là công nghệ phần mềm với hệ
thống phần mềm trong dạy học rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, còn sử dụng nhiều
thiết bị hỗ trợ và tiện ích khác làm tăng tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh,
hình ảnh.
- Thực hiện khá tốt nhiệm vụ dạy học: Tăng tính tương tác, tính đa lựa chọn,
tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra được những thay đổi tích cực về mặt nội dung và
phương pháp so với học truyền thống góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú
học tập nhất định đối với một số môn học như ngoại ngữ, vật lý, toán học, ...
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
32
- Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và
toàn diện dưới nhiều hình thức. Từ đó, nhanh chóng phân loại, nắm bắt tình hình học
sinh, thu nhận thông tin ngược để có những điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực,
trình độ và điều kiện học của từng cá nhân học sinh.
2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như trên, Website dạy học hiện nay còn tồn tại một số
hạn chế. Theo ThS Trương Tinh Hà, giám đốc điều hành mạng giaovien.net đã chỉ ra
năm nhược điểm ở Website giáo dục Việt Nam đó là: chưa nhận định rõ trình độ và
chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng
dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật
(http:/www.giaovien.net/). Đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi nhận thấy một số
nhược điểm của Website dạy học qua mạng là:
- Về mặt lý luận dạy học: Việc dạy học qua mạng mới thực sự chỉ được tiến
hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra
đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hoàn thiện, đòi hỏi phải được thực hiện theo
một trình tự gồm các bước: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập
củng cố → kiểm tra đánh giá.
- Về phương pháp: Vận dụng phương pháp dạy học chưa được linh hoạt. Một
số Website đưa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, người học có thể mở
ra và xem giống như ngồi học trên lớp. Bề ngoài tuy có vẻ là tốt, nhưng thực chất đó
chỉ là một biện pháp "xem - chép" học sinh chưa có kỹ năng để tổng hợp kiến thức như
học trên lớp trong khi lại không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, không hề có sự
tương tác giữa người dạy và người học
- Chất lượng học liệu thấp, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học, một số chưa
được thiết kế theo chuẩn E - learning, tính cập nhật còn thấp. Đây là một trở ngại
không nhỏ khi tiến hành dạy qua mạng.
- Một số Website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết
cho người học dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp quá nhiều với sách giáo
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
33
khoa, chưa tận dụng hết nguồn học liệu ngoài mạng, chưa rèn luyện được cho người
học tư duy làm việc độc lập với máy tính và Internet.
- Do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về kỹ thuật dạy học qua mạng Internet
nên việc xây dựng các khóa học còn chưa có những tính toán cụ thể làm sao phù hợp
nhất với từng môn học, nhóm đối tượng, từng bài học, khả năng của từng học sinh,
điều kiện học tập và đặc điểm của địa phương.
2.3.1.4. Nguyên nhân
- Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn thiếu. Hệ thống phần mềm hỗ trợ được Việt hóa
còn ít. Do vậy, gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của người dạy và người học
- Thứ hai: Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào
tạo trực tuyến. Mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tốt
trong thời gian gần đây, tuy nhiên, dạy học qua mạng vẫn rất cần sự quan tâm tham gia
xây dựng từ các cá nhân tập thể hay công ty lớn đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
- Thứ ba: Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chưa khuyến khích được
sự phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều
kiện triển khai và chất lượng đào tạo.
- Thứ tư: Yếu tố con người chưa sẵn sàng cho việc tiếp cận và triển khai hình
thức học này. Có thể thấy đây là yếu tố đóng vai trò nội lực quyết định phần lớn đến
sự phát triển của dạy và học qua mạng Internet.
2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng
Dạy học sinh học qua mạng đã được triển khai với một số địa chỉ như
... Đây là
những trang thông tin tổng hợp, diễn đàn trao đổi kiến thức, bài tập sinh học được thể
hiện dưới dạng trình chiếu các đoạn video quay lại bài giảng, giải đáp đề thi, giải đáp
thắc mắc của học sinh và cả giáo viên, cung cấp kiến thức tham khảo, ... được lập ra
phục vụ nhu cầu của số ít người học, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học sinh học
trong trường phổ thông hiện nay.
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
34
Sinh học là môn có nhiều kiến thức thực nghiệm, khó có thể biểu diễn trong
môi trường lớp học. Dạy học qua mạng với sự hỗ trợ của công nghệ hứa hẹn sẽ khắc
phục được điều này. Tuy vậy, vấn đề này đa số các website dạy học sinh học chưa
thực hiện được.
GV và HS hiện nay còn thiếu kỹ năng dạy và học qua mạng, không chỉ về mặt
sử dụng và khai thác công nghệ mà cả về phương pháp dạy và học, đây là một trở ngại
không nhỏ cho việc dạy học sinh học nói riêng và dạy học nói chung, cả ở trong nhà
trường và trong đào tạo qua mạng. Bởi lẽ, một Website được xây dựng hết sức công
phu, nội dung hữu ích nhưng không được khai thác hết để đem lại hiệu quả sẽ gây lãng
phí. Do vậy kiến thức được đưa lên phải khắc phục được tính khô cứng, tránh những
kiến thức gây nhàm chán đối với học sinh, tăng lượng kiến thức mang tính ứng dụng
cao, kiến thức liên quan theo chủ đề được quan tâm, kiến thức bổ sung cho sách giáo
khoa và kiến thức trên lớp, có thể dựa theo nhu cầu của người học nhưng vẫn phải đảm
bảo nội dung chương trình. Đặc biệt là những kiến thức mang tính thực tế, ứng dụng
vào trong cuộc sống hàng ngày như vấn đề môi trường, giáo dục giới tính, kỹ năng
sống, vấn đề bệnh truyền nhiễm, công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh
học, chắc chắn sẽ thu hút được người học.
2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp
Để xây dựng được mô hình học kết hợp đạt hiệu quả, cần phải đưa ra được những
nguyên tắc và tiêu chí làm cơ sở cho việc xác định nội dung, vận dụng phương pháp và
triển khai thực hiện sao cho phù hợp với cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn. Ở đây,
chúng tôi đưa ra hai nhóm nguyên tắc sử dụng trong xây dựng mô hình học kết hợp:
2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp
Việc phân tích, đánh giá nội dung kiến thức, phân chia vai trò thực hiện các
mục tiêu dạy học có ý nghĩa quan trọng trong dạy kết hợp. Nhóm nguyên tắc, tiêu chí
này là cơ sở cho việc xây dựng cấu trúc cho mô hình học kết hợp. Việc này được xác
định dựa trên khả năng vận dụng công nghệ của GV và HS vào dạy và học đến đâu.
Đồng thời, dựa trên đặc điểm kiến thức môn học, điều kiện cơ sở vật chất và sự hỗ trợ
của công nghệ. Từ đó chúng tôi xin đề xuất những tiêu chí và nguyên tắc sau:
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
35
- Cân đối về nội dung: Nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học phải được phân
chia một cách cân đối giữa việc học trên lớp và học qua mạng Internet.
- Phù hợp với trình độ của người xây dựng và khả năng của người sử dụng.
- Phù hợp với kiến thức môn học
2.3.2.2. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế bài dạy kết hợp
Đây là cơ sở cho việc thiết kế nội dung cho mô hình học kết hợp. Bài dạy kết
hợp, tùy theo mức độ, được xây dựng dựa trên cơ sở: (1) những nguyên tắc dạy học
trong lí luận dạy học bao gồm hệ thống 8 nguyên tắc; (2) những nguyên tắc xây dựng
bài giảng E - learning, Website dạy học; (3) những nguyên tắc thiết kế nội dung dạy
học bộ môn, cụ thể trong dạy học sinh học.
(1) Hệ thống các nguyên tắc dạy học trong dạy học truyền thống được thể hiện
theo sơ đồ trong hình 2.1.
Hình 2.1: Hệ thống các nguyên tắc dạy học [13;20]
(2) Những nguyên tắc xây dựng bài giảng E - learning:
Theo tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra hệ thống 8 nguyên tắc thiết kế nội
dung cho E - elarning, đó là:
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
36
- Nguyên tắc 1: Kết hợp câu chữ với hình ảnh minh họa.
- Nguyên tắc 2: Đặt hình ảnh cạnh câu chữ cần minh họa.
- Nguyên tắc 3: Hình ảnh minh họa có thể kết hợp với giải thích bằng lời hoặc
âm thanh.
- Nguyên tắc 4: Với hình ảnh minh họa, không nên sử dụng đồng thời cả lời
nói và câu chữ.
- Nguyên tắc 5: Tạo môi trường học tập có tính tương tác cao kết hợp với rèn
luyện khả năng tự học.
- Nguyên tắc 6: Phong cách viết nội dung phải có cấu trúc rõ ràng.
- Nguyên tắc 7: Thận trọng với sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
- Nguyên tắc 8: Đóng gói nội dung tuân theo các chuẩn quy định.[11]
Dựa vào những nguyên tắc đã nêu ở trên cùng với đặc điểm của mô hình học
kết hợp và những nguyên tắc xây dựng Website [16;19] chúng tôi đưa ra hệ thống
nguyên tắc theo sơ đồ trong hình 2.2.
Hình 2.2: Hệ thống nguyên tắc thiết kế bào giảng điện tử
Những nguyên tắc hay tiêu chí trên đều là những lưu ý chung nhất cho việc
thiết kế nội dung và hình thức dạy qua mạng sao cho đạt hiệu quả. Như vậy, việc đưa
ra tiêu chuẩn được xét trên nhiều khía cạnh trong đó phải căn cứ vào cơ sở lý luận của
dạy học qua mạng đó là tính tự học của người học, quan điểm lý thuyết thông tin và
đặc trưng riêng của từng môn học. Vì vậy, ngoài những yêu cầu để đảm bảo mục tiêu
Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
37
dạy học như trong dạy học truyền thông còn có những tiêu chí đặt ra về mặt công nghệ
làm sao phát huy được tính ưu việt về mặt công nghệ chứ không phải gây ra tác dụng
ngược lại.
Đối với các Website dạy học sinh học, ngoài những nguyên tắc xây dựng trên
còn phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng nội dung môn sinh học ở trường THPT là
nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hợp trình độ học sinh; nguyên tắc hệ thống của
nội dung bộ môn sinh học phổ thông; nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp; nguyên tắc liên
môn và nội môn [I.36,tr30-35].
2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh
truyền nhiễm"
Căn cứ theo cấu trúc nội dung, mục tiêu đã đề ra cùng những nguyên tắc và tiêu
chí xây dựng mô hình học kết hợp, chúng tôi tiên hành xây dựng mô hình học kết hợp
để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" theo hai bước:
- Bước 1: Thiết kế mô hình
- Bước 2: Vận hành mô hình
2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle.pdf