Khóa luận Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu

Mục lục



 

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục mô hình

Lời mở đầu 01

Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng

I – Tập đoàn kinh tế 04

1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 04

2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 06

2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 06

2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn 07

2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn 08

3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế 09

3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn 09

3.2. Theo cấu trúc sở hữu 10

3.3. Theo loại hình liên kết 12

4. Công ty mẹ- công ty con 13

4.1. Công ty mẹ 13

4.2. Công ty con 15

II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng 16

1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 17

2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 19

2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính 19

2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới 20

2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 20

2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu 21

2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính 21

2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin 22

3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 23

4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 24

4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 24

4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp 25

4.3. Quy mô lớn 29

4.4. Dịch vụ tài chính đa dạng 32

5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng 34

Chương II Triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu

i - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 36

ii - Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam 37

1. Những thành tựu đạt được 37

1.1. NHTM NN 37

a. Năng lực tài chính 38

b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước 39

c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng 40

1.2. NHTM CP 41

a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng 41

b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao 42

c. Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. 44

1.3. Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường 46

2. Những hạn chế và thách thức 49

2.1. Sự hạn chế về năng lực tài chính 49

2.2. Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn 51

2.3. Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập 52

III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam 54

IV - Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu 56

1. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu 56

2. Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu 57

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59

Chương III Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

I - Lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam 61

II - Đánh giá khả năng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng của Việt Nam 65

1. Điều kiện vĩ mô 65

1.1. Môi trường pháp lý 65

1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng 66

1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính 67

2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank 68

3. Điều kiện nội tại của Vietcombank 68

3.1. Mô hình tổ chức hoạt động 69

3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa 70

3.3. Quy mô hoạt động 71

3.4. Tiềm lực tài chính 74

III - Những đề xuất 75

1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 75

1.1. Hành lang pháp lý 75

1.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và Nhà nước 76

1.3. Công tác giám sát 77

2. Về phía Vietcombank 78

2.1. Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa 78

2.2. Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ 79

2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 84

2.4. Cơ cấu lại các công ty con 87

Kết luận 88

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chặt chẽ tới hoạt động ngân hàng và mang lại lợi ích chung cho tập đoàn như: cải thiện khả năng cung cấp và hạ giá thành dịch vụ. Hơn thế nữa, các hoạt động và dịch vụ tài chính đang chuyển từ phương thức truyền thống là tập trung vào sản phẩm (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) sang phương thức tập trung vào khách hàng, “không phải cung cấp cái mình có mà cung cấp cái khách hàng cần”. Với phương thức này, sản phẩm của tập đoàn tài chính được phân chia theo đối tượng khách hàng: cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (bán lẻ), các công ty lớn (bán buôn) và cá nhân giàu có. Khách hàng có nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là xu hướng về những dịch vụ tài chính trọn gói. Trong các đối tượng khách hàng trên, tập trung vào phục vụ khối khách hàng cá nhân đang là xu hướng kinh doanh mới của các tập đoàn tài chính - ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính là do sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giúp ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ hàm lượng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về tính tiện dụng và tiết kiệm cho khách hàng cá nhân: như dịch vụ ngân hàng trực tuyến (online banking), ngân hàng qua điện thoại (phone banking),… Ngoài ra, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường vốn đã tạo ra sự dịch chuyển các khách hàng doanh nghiệp lớn sang thị trường chứng khoán, đó là mảnh đất màu mỡ cho các công ty chứng khoán - công ty con của tập đoàn khai thác, trong việc cung ứng các dịch vụ liên quan tới chứng khoán như môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành,….. Có thể tóm tắt hệ thống các dịch vụ mà một tập đoàn tài chính - ngân hàng điển hình cung cấp cho khách hàng của mình: Bảo lãnh và bán chứng khoán Tiền gửi, cho vay, thanh toán Cho vay và thẻ tín dụng Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Bảo hiểm nhân thọ và tổn thất (Mô hình tr. 155 sách, tr.25 Q1) Khách hàng giàu có Ngân hàng bán buôn (DN lớn) Ngân hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và DN nhỏ) (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, 2006, trang 155) Dịch vụ tài chính đa dạng không chỉ xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của mạng lưới khách hàng rộng lớn, mà còn từ nhu cầu của chính ngân hàng về mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và phân tán rủi ro về dòng tiền và nguồn thu nhập. Khi ngân hàng thực hiện việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sang các lĩnh vực hoạt động tài chính khác, tạo ra tính đa dạng hoá sản phẩm. Theo đó, tập đoàn có dòng tiền mới khác dòng tiền hiện tại. Dòng tiền và nguồn thu nhập được đa dạng hoá giúp tăng tính ổn định và có khả năng chống lại những biến động lớn trong môi trường cạnh tranh gay gắt. 5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng Tập đoàn tài chính là một thành phần không thể thiếu, là đặc trưng cơ bản ở những nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển. Nếu như ở những nước công nghiệp phát triển, tập đoàn tài chính đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, thì ở các nước mới công nghiệp hoá, loại hình kinh tế này đang dần khẳng định vai trò quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tài chính sâu sắc, ở những nền kinh tế mới nổi, xây dựng tập đoàn tài chính là giải pháp để bảo vệ ngành tài chính trong nước, cạnh tranh với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, có mạng lưới hoạt động rộng khắp. Hơn nữa, trong những điều kiện cụ thể, dưới sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn tài chính ở các thị trường mới còn có thể vươn ra khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tập đoàn hoá các tổ chức tài chính sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên trong tập đoàn. Việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô, khai thác triệt để sức mạnh thương hiệu. Các công ty thành viên trong tập đoàn sẽ có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương hướng và chiến lược thống nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ các nguồn lực giữa các tổ chức tài chính thành viên không những giúp tăng cường sức mạnh mà còn tận dụng tổng lực của tập đoàn, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Hình thành tập đoàn tài chính là một đòi hỏi thực tế khách quan của sự hạn chế về vốn của các công ty cá biệt thông qua cơ chế tập trung và phân phối vốn. Vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên, từ đó tập trung đầu tư vào các dự án lớn và hiệu quả nhất của tập đoàn. Khi một công ty con nào đó trong tập đoàn gặp khó khăn về vốn, sẽ nhận được sự trợ giúp từ việc phân phối nguồn vốn của công ty mẹ hoặc từ các công ty con khác có tiềm lực tài chính mạnh. Nhờ vậy, các thành viên trong tập đoàn tài chính liên kết với nhau chặt chẽ hơn và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn. Hình thành tập đoàn tài chính còn là giải pháp hữu hiệu, tích cực đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động của các công ty thành viên, mà nếu như đứng một mình, các công ty riêng biệt sẽ khó có khả năng thực hiện được. Cuối cùng, việc hình thành tập đoàn còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời kết hợp được giữa ưu thế của sự chuyên môn hoá trong từng thực thể thành viên với các hoạt động kinh doanh đa dạng trên quy mô tập đoàn. Tựu chung, các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một phần không thể thiếu, và có vai trò ý nghĩa quan trọng trong toàn hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung ở mỗi một quốc gia. Việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn mạnh luôn là mục tiêu chiến lược của các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng nhằm tăng sức mạnh nội lực, nâng cao sức cạnh tranh, để sống sót và phát triển trong một thị trường tài chính đầy biến động. Chương II triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tc - nh và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu i - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam Ngành ngân hàng nước ta ra đời cách đây hơn 50 năm trong cơ chế kế hoạch hoá, chỉ giữ vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác và là công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là “khúc dạo đầu” cho việc hình thành ngân hàng 2 cấp - một mốc son trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, NHNN có chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng; các TCTD trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn, cung ứng tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Ngày 2/12/1997, Quốc hội khoá X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng (hai Luật này lần lượt đã được sửa đổi bổ sung vào ngày 17/6/2003 và 15/6/2004), đã tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ nhất từ trước tới này cho hoạt động ngân hàng. Theo đó, hàng loạt các cơ chế, chính sách mới đã được ban hành, đảm bảo cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD kinh doanh theo cơ chế thị trường và theo thông lệ quốc tế. Năm 2000, Chính phủ quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, cùng với Quỹ Hỗ trợ Phát triển (sau này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), đã giúp tách chức năng cho vay chính sách ra khỏi NHTM NN, nhờ đó, các NHTM này có điều kiện tập trung vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cơ chế thị trường. Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 đã chọn 2 NHTM NN thí điểm cổ phần hoá vào 2007 là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Vừa qua, ngày 26/9/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, và ngân hàng này đã trở thành NHTM NN đầu tiên được cổ phần hóa. Cho đến nay, nước ta đã thiết lập được hệ thống các TCTD khá lớn mạnh về quy mô và đa dạng về sở hữu, trong đó các NHTM giữ vai trò chủ chốt trong toàn hệ thống với 5 NHTM NN, 35 NHTM CP trong đó có 31 NHTM CP đô thị và 4 NHTM CP nông thôn, bên cạnh là 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 Quỹ tín dụng Trung Ương, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 9 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 50 VPĐD ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. ii - thực trạng hệ thống nhtm Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được 1.1. NHTM NN Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, đã có một số dấu hiệu và đặc điểm cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng hội tụ trong các NHTM Việt Nam, mà đặc biệt là ở các NHTM NN. Đó là những dấu hiệu, đặc điểm liên quan đến năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động và nhất là xu hướng mở rộng các hoạt động ra khỏi phạm vi kinh doanh của ngân hàng, để thực hiện các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm. a. Năng lực tài chính Các NHTM Việt Nam có tổng tài sản tăng liên tục với tốc độ nhanh trong những năm gần đây, đồng thời các NHTM NN tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực của mình trong toàn hệ thống. Cuối năm 2006, tổng tài sản của 4 NHTM NN lớn nhất đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng (tương đương 47 tỷ USD), tăng 162% so với năm 2001 Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 BIDV 59.949 70.802 85.851 99.660 121.403 161.600 VIETCOMBANK 76.861 81.495 97.653 121.200 136.720 169.459 AGRIBANK 80.423 97.234 136.746 161.757 201.918 252.110 INCOMBANK 58.336 67.980 80.887 93.271 116.373 137.853 Tổng 275.569 317.511 401.137 475.888 576.414 721.022 (Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của 4 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Agribank, Incombank) Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 (nghìn tỷ đồng) Vị trí hàng đầu của các NHTM NN còn được thể hiện trên phương diện thị phần huy động và cho vay. Vào cuối năm 2006, dư nợ cho vay cũng như vốn huy động được của các NHTM NN vẫn chiếm khoảng 70% của toàn hệ thống ngân hàng, các NHTM CP và các ngân hàng nước ngoài cùng chiếm khoảng trên dưới 10% thị phần. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, 4 NHTM NN vẫn dẫn đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống. Năm 2006, theo báo cáo tài chính của 4 NHTM NN, lợi nhuận trước thuế cao nhất thuộc về Vietcombank với 3.894 tỷ đồng, thứ hai thuộc về Agribank 1.710 tỷ đồng, thứ ba là BIDV với 1.206 tỷ đồng, thứ tư là Incombank. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của các NHTM CP lớn và bậc trung tại thời điểm cuối năm 2006 là từ 100 đến 600 tỷ đồng, trong đó cao nhất là NHTM CP á Châu với mức lợi nhuận là 687 tỷ đồng. Trong năm 2005, các NHTM NN đã được Nhà nước bổ sung thêm 12.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng này. Trong năm 2006, Nhà nước cho phép mở thêm các đợt phát hành trái phiếu tăng vốn cho các NHTM NN, điều đó cải thiện chỉ số an toàn vốn tiến gần tới thông lệ quốc tế (8%) như BIDV với 2 đợt phát hành trái phiếu dài hạn đạt tổng giá trị trái phiếu phát hành hơn 3.100 tỷ đồng, Agribank với 3.000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn. 9 tháng đầu năm 2007, 2 ngân hàng là Vietcombank và MHB tiếp tục có hệ số an toàn vốn đạt trên 8%, lần lượt là 8,5% và 9,02% và có thêm Incombank với CAR là 11%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã cho phép thực hiện cổ phần hoá tất cả 5 NHTM NN. Những kết quả hoạt động kinh doanh khả quan này khiến cho NHTM NN trở thành đối tượng có triển vọng nhất để xây dựng thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam. b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước Với thế mạnh về vốn sở hữu lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, các NHTM NN không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động trải khắp nước với rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch phục vụ mọi loại hình kinh doanh của nền kinh tế, mọi tầng lớp dân cư từ người nông dân đến các doanh nhân thành đạt. Mạng lưới kinh doanh rộng là điểm mạnh lớn nhất của các ngân hàng nội địa so với các chi nhánh NHNNg, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài sắp hiện diện tại Việt Nam Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN Ngân hàng Mạng lưới hoạt động BIDV 103 chi nhánh cấp I, 400 điểm giao dịch. VIETCOMBANK 26 chi nhánh cấp I, 43 chi nhánh cấp II, 47 phòng giao dịch. INCOMBANK 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh, hơn 700 điểm giao dịch. AGRIBANK 2000 chi nhánh (bình quân 5-6 xã/ chi nhánh), 800 ôtô ngân hàng lưu động hoạt động ở vùng nông thôn. (Nguồn:các website của các ngân hàng, 2007) Đó là lợi thế của NHTM NN trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Mà chính các chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực tiếp giao dịch, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. (Điều này được phân tích rõ trong phần I.Chương III) c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng Các NHTM NN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và do đó, trở thành nhóm ngân hàng Việt Nam có nhiều công ty con nhất, hoạt động trong nhiều lĩnh vực cả tài chính và phi tài chính. Tính đến cuối năm 2006, tổng cộng 4 NHTM NN lớn nhất đã thành lập được 22 công ty con trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng (5 công ty chứng khoán, 4 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, 6 công ty cho thuê tài chính, 4 công ty tài chính, 2 công ty bảo hiểm và 1 công ty tài chính hoạt động ở HongKong). Trong khi đó, 4 NHTM CP hàng đầu là ACB, Sacombank, EAB và Southern Bank thì có tổng cộng 11 công ty con thuộc các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động sang các dịch vụ tài chính phi ngân hàng của các NHTM NN cũng như của một số NHTM CP lớn nằm trong chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, không những cung cấp trọn gói cho khách hàng, đồng thời góp phần tăng thu nhập của toàn ngân hàng. Chiến lược bành trướng sự hiện diện của ngân hàng ở các lĩnh vực tài chính khác là một trong những tiền đề, phương án nhằm hình thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng trong tương lai, mà đã được một số ngân hàng hàng đầu tính tới như BIDV, Vietcombank,… 1.2. NHTM CP Trong vài năm trở lại đây, các NHTM CP đã có những thành tích tăng trưởng vượt bậc và được đánh giá là những chủ thể năng động nhất trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Sự tăng trưởng nóng này thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng thông qua hình thức sáp nhập và mua lại, tự thiết lập các công ty con, được dự báo là sẽ bùng phát trong tương lai gần. a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng Cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ được khởi động vào cuối năm 2003 và đến nửa đầu năm 2004 bắt đầu bùng phát với việc hầu hết các NHTM CP đều tuyên bố tăng vốn điều lệ. Từ 2004 đến 2006, các NHTM CP đã có tốc độ tăng vốn điều lệ rất nhanh, trong 5 NHTM CP được khảo sát (ACB, Sacombank, EAB, VIB, Southern Bank). Southern Bank có tốc độ tăng cao nhất với 303% và thấp nhất là ACB với 130%. Thời điểm cuối năm 2006, Sacombank đứng đầu khối NHTM CP về vốn điều lệ với 2.089 tỷ đồng. Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006 Tuy nhiên, Ngân hàng An Bình là ngân hàng có tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh nhất trong năm 2006, khi mà vào đầu năm chỉ có 165 tỷ đồng đã tăng lên 1.132 tỷ đồng vào cuối năm 2006, đến tháng 9/2007, vốn điều lệ đã đạt 2.300 tỷ đồng. Vừa qua, sau đợt phát hành cổ phiếu, từ ngày 25/5/2007, vốn điều lệ của ACB đã tăng lên đạt mức 2.530 tỷ đồng, vượt qua Sacombank và trở thành NHTM CP lớn nhất. Vốn điều lệ tăng lên, nhờ đó tính an toàn trong hoạt động của các ngân hàng cũng được nâng cao, thể hiện qua hệ số an toàn vốn ngày được tăng lên. Hầu như tất cả các NHTM CP đều đạt hoặc cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế (8%). Việc tăng vốn còn là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng mở rộng mạng lưới (thỏa mãn được yêu cầu về vốn, tăng thêm 20 tỷ đồng để mở một chi nhánh, theo Quyết định 888 của NHNN năm 2006). Hơn nữa, cuộc đua tăng vốn điều lệ tại các NHTM CP càng “nóng” lên sau khi Chính phủ ra Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định đến năm 2008, mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các NHTM CP là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 sẽ là 3.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ không ngừng tăng lên thông qua phát hành cổ phiếu là một minh chứng cho thấy uy tín của ngân hàng đã tăng cao khi ngân hàng hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả. b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao Các NHTM CP đã đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan, đặc biệt là 9 tháng đầu năm 2007, các ngân hàng có tốc độ bứt phá nhanh và mạnh về lợi nhuận, trong khi vẫn duy trì được mức nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ. Ngân hàng á Châu vẫn dẫn đầu khối NHTM CP với lợi nhuận trước thuế 9 tháng 2007 là 1.470 tỷ đồng (gấp hơn 2,5 lần lợi nhuận của cả năm 2006, 687 tỷ đồng); tiếp theo là ngân hàng Sacombank với 1.006 tỷ đồng (năm 2006 là 447 tỷ đồng); Techcombank 492 tỷ đồng; Eximbank 473 tỷ đồng (gấp gần 1,5 lần so với lợi nhuận trước thuế của cả năm ngoái). Eximbank là một trường hợp đáng ghi nhận, khi từ một ngân hàng bị đưa vào tầm kiểm soát đặc biệt của NHNN cách đây 6 năm đã vươn lên đứng vào top các NHTM CP hàng đầu Việt Nam. Các NHTM CP bậc trung cũng có bước nhảy tương đối ấn tượng về lợi nhuận như VIB Bank với 310 tỷ đồng, SBC 254 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều NHTM CP đã đạt hệ số ROE từ 17%-18%, trong đó có một số ngân hàng đạt trên 30%. Số liệu được tổng hợp từ BCTC của các Ngân hàng và tạp chí Kinh tế Sài Gòn ….. Mặt khác, các NHTM CP đã đạt được thành tích nổi bật trong việc đảm bảo an toàn và lành mạnh hơn chất lượng tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM CP từ cao nhất trong toàn hệ thống vào năm 2004 với 5,42% đã giảm mạnh trong năm 2005 xuống còn 2,15% và tiếp tục giảm vào cuối năm 2006 còn 1,96%, đặc biệt NHTM CP Eximbank đạt được tiến bộ vượt bậc khi tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,85%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM NN và các ngân hàng liên doanh cũng như chi nhánh ngân hàng nước ngoài hầu như đều tăng trong giai đoạn vừa qua. Bảng 6: Tình trạng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2004 - 2006 Đơn vị: % Khối 2004 2005 2006 Toàn hệ thống 4,03 3,18 3,85 NHTM CP 5,42 2,15 1,96 NHTM NN 4,17 3,79 4,84 NH liên doanh 0,1 0,54 0,92 Chi nhánh NHNNg 0,16 0,12 0,4 (Nguồn: chứng khoán hóa các khoản cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở các NHTM - Nguyễn Trung Kiên, thị trường tài chính tiền tệ số 7 ngày 1/4/2007) Biểu 3: Tình trạng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2004-2006 c. Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Tiềm lực tài chính ngày càng mạnh đã giúp cho các NHTM CP không ngừng đầu tư, mở rộng kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng; đồng thời phát triển sản phẩm công nghệ hiện đại để gia tăng tiện ích cho người sử dụng. Về các kênh phân phối truyền thống, các ngân hàng không ngừng tăng quy mô các chi nhánh và phòng giao dịch. Tốc độ phát triển mạng lưới của các NHTM CP khá cao, với mức bình quân trên 35% trong 3 năm 2003-2006. Đến năm 2006, một số NHTM CP quy mô lớn đều có từ 60 - 100 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống kênh phân phối ở các NHTM nước ta nói chung và các NHTM CP nói riêng đang được chuyển dần từ chủ yếu bằng kênh truyền thống là mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch ở hầu hết các tỉnh, thành, quận, huyện trên cả nước sang việc mở rộng và đầu tư nhiều hơn các kênh phân phối mới, như máy ATM, máy POS, giao dịch tận nhà và các kênh phân phối điện tử viễn thông như internet banking, mobile banking,… Các kênh phân phối từ đó tạo ra sản phẩm dịch vụ mới và đều dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Đến cuối tháng 6/2006, cả nước có trên 20 NHTM phát hành thẻ nội địa, 8 NHTM phát hành thẻ quốc tế; số lượng thẻ xấp xỉ 6,2 triệu thẻ; số lượng máy ATM trong toàn hệ thống là 2.200 máy, tổng số điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) đã lên tới 21.875 điểm tại các nhà hàng, siêu thị….. Ngân hàng Đông á dẫn đầu khối NHTM CP và Vietcombank dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về dịch vụ thẻ. Dự kiến cuối năm 2008 sẽ hoàn tất việc kết nối toàn bộ hệ thống ATM của các liên minh thẻ trên toàn quốc. (Nguồn: Thời báo kinh tế số 123, ngày 13/10/2007, tr.6) Mặt khác, các ngân hàng đã có những nỗ lực bước đầu trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thu phí bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống thu lãi. Các dịch vụ thu phí đang được đẩy mạnh cung cấp là: thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, đại lý,…Theo báo cáo của một số NHTM, thu nhập từ phí dịch vụ đã tăng lên với tốc độ khá, nhanh nhất là ACB, với mức thu trong năm 2006 là 148 tỷ đồng, tăng hơn 52,5% so với năm 2005, nhưng thu nhập cao nhất từ dịch vụ thu phí thuộc về ngân hàng Vietcombank với 548 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2005. Biểu 4: Tốc độ tăng thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006 của các ngân hàng VCB, ACB, EAB, SAB) Như vậy, các NHTM CP đã có những bước tiến khá chắc chắn và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt về vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng nhanh là điều kiện tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại,…Hơn nữa, các NHTM CP còn cải thiện được năng lực quản trị điều hành do có sự hỗ trợ nhiệt thành từ phía các đối tác nước ngoài. Các NHTM CP đang từng bước tự hoàn thiện và phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như chuẩn bị những điều kiện tự thân ban đầu để xây dựng ngân hàng thành tập đoàn tài chính - ngân hàng cạnh tranh tốt không chỉ trên “sân nhà” mà còn ở phạm vi khu vực và thế giới trong tương lai. 1.3. Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường Một là, làn sóng các ngân hàng nội địa và các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam. Tính đến nay có 2 NHTM cổ phần của Việt Nam là Sacombank và ACB có các cổ đông là ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài nắm giữ 30% vốn cổ phần. ANZ của Australia chi ra 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần tại Sacombank, 20% của 2 đối tác nước ngoài khác là công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh. Standard Chartered Bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB với số tiền chi ra 22 triệu USD, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB. Bên cạnh đó OCBC của Singapore mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP ngoài quốc doanh (VP Bank) với số tiền chi ra 15,7 triệu USD. BNP Paris của Pháp mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP Phương Đông (OCB). Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) chi ra 17,3 triệu USD để mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP Kỹ thương (Techcombank). Các ngân hàng nước ngoài này cũng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần tại 3 NHTM CP nói trên lên tới tỷ lệ 20% giới hạn tối đa cho một nhà đầu tư nước ngoài. Một số NHTM cổ phần khác như Eximbank, Nam á, Đông á cũng đang trong giai đoạn cuối đàm phán bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài. theo www.vapcf.org.vn/modules.php?name=News&op=newsdetail&catid=15&subcatid=104&id=986 Hiện nay, nhiều tập đoàn chứng khoán tài chính và ngân hàng nổi tiếng trên thế giới của Mỹ, Nhật Bản,... đang tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hoạt động góp vốn mua cổ phần hoặc tham gia sáng lập các ngân hàng nội địa khác cũng là mục tiêu của NHTM Việt Nam. ACB cũng vừa mới tham gia góp vốn trở thành một trong những cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Làn sóng này đã và đang tạo cơ hội tốt cho các NHTM Việt Nam nâng cao tiềm lực tài chính, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao khả năng quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới (nhất là các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao) thông qua các hỗ trợ kỹ thuật. Từ đó, các ngân hàng trở nên mạnh và vững hơn, có đủ năng lực hơn để giữ vai trò là ngân hàng mẹ. Thu hút đầu tư của các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới là một bước đi chiến lược của các ngân hàng có tầm nhìn phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Hai là, đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty liên doanh Hiện nay, ở Việt Nam có 6 Ngân hàng liên doanh giữa các NHTM của Việt Nam với nước ngoài, đó là Indovina Bank, Chohung Vina Bank, VID Public Bank, Vinasiam Bank, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt và mới đây nhất là Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Có 3 công ty liên doanh cho thuê tài chính, 2 công ty liên doanh bảo hiểm giữa các NHTM Việt Nam với nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty quản lý quỹ và đầu tư chứng khoán (VFM) là liên doanh giữa Sacombank với Dargon Fund. Một quỹ đầu tư chứng khoán tương tự cũng đã được thành lập giữa một đối tác nước ngoài và Vietcombank. Một quỹ đầu tư liên doanh giữa Agribank với một đối tác của Mỹ cũng đã được thành lập. Các công ty này góp phần tạo thành một hệ thống công ty con, liên doanh, liên kết xung quanh ngân hàng mẹ, hỗ trợ ngân hàng mẹ trong việc cung ứng trọn gói sản phẩm cho khách hàng. Như vậy, đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên chứng tỏ các NHTM Việt Nam nhận thức được tính tất yếu của tập đoàn tài chính - ngân hàng và cũng đã có những hành động củ thể để xây dựng ngân hàng mình theo mô hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.doc
Tài liệu liên quan