MỤC LỤC
MỤC LỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng một mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam
1. Chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) theo định hướng xuất khẩu và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. 1
2. Vai trò của xuất khẩu trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam 4
2.1. Xuất khẩu tạo tiền đề để thực hiện CNH-HĐH 5
2.2. Góp phần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tiên tiến và thúc đẩy phát triển. 7
2.3. Góp phần giải quyết những vấn đề vĩ mô của nền kinh tế 8
2.4. Là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước 9
3. Cơ sở khoa học của công tác XTXK và việc xây dựng mô hình XTXK trong điều kiện Việt Nam 11
3.1. Cơ sở khoa học của công tác xúc tiến xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. 11
3.1.1. Xúc tiến xuất khẩu là gì 12
3.1.2. Nội dung và các loại hình XTXK 17
3.1.3. Vai trò của xúc tiến xuất khẩu với hoạt động xuất khẩu 19
3.2. Cơ sở khoa học, cách tiếp cận và nội dung xây dựng một mô hình xúc tiến xuát khẩu của một quốc gia 28
Chương II: Đánh giá thực trạng công tác XTXK và mạng lưới XTXK của Việt Nam hiện nay
36
1. Nhận thức về vấn đề xúc tiến xuất khẩu 36
1.1. Từ phía Nhà Nước: 36
1.1.1. Vị trí và quan hệ của các chính sách XTXK trong tổng thể các bộ phận chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây 37
1.1.2. Nội dung của các biện pháp XTXK (dưới góc độ nhận thức của khu vực công) 39
1.2. Nhận thức từ phía doanh nghiệp 42
1.2.1. Ở góc độ doanh nghiệp, nhà xuất khẩu Việt Nam còn thiếu một triết lý kinh doanh marketing 43
1.2.2. Các doanh nghiệp với việc sử dụng các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu 46
2. Đánh giá thực trạng công tác xúc tiến và mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam 48
2.1. Chất lượng và đặc điểm những dịch vụ xúc tiến xuất khẩu 48
2.1.1. Tham gia hội chợ triển lãm, trong và ngoài nước 49
2.1.2. Hoạt động cung cấp thông tin thương mại 51
2.1.3. Hoạt động tư vấn 56
2.2. Mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam 58
2.2.1. Mạng lưới xúc tiến nòng cốt 60
2.2.2. Mạng lưới các tổ chức XTXK vệ tinh 66
2.2.3. Mạng lưới XTTM ở nước ngoài 70
Chương III: Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu cho Việt Nam, giai doạn 2002-2020.
1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020 74
1.1. Chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 74
1.2. Chiến lược xuất khẩu đến năm 2020 76
2. Quan điểm chiến lược và phương hướng công tác XTXK của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 và đến năm 2020 78
2.1. Xây dựng chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam 78
2.2. Phương hướng XTXK, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam 82
2.2.1. Giai đoạn 2002-2010: giai doạn chuẩn bị và xây dựng cơ sở 83
2.2.2. Giai đoạn 2011-2020: giai đoạn tăng cường các dịch vụ XTXK, xây dựng và củng cố thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam 85
3. Mô hình XTXK của một số nước và bài học kinh nghiệm 87
3.1. Chiến lược xuất khẩu quốc gia của Newzealand 87
3.2. Mô hình XTXK của Thuỵ Điển 89
4. Các giải pháp cụ thể 92
4.1. Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam 92
4.1.1. Hình thành một khung chính sach vĩ mô hợp lý cho sự phát triển của hoạt động XTXK và các tổ chức XTXK của Việt Nam 92
4.1.2. Mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam: Chủ thể và mạng lưới 95
4.2. Đảm bảo hệ thống hoạt động theo đúng 5 nguyên tắc chính để vận hành một mô hình XTXK 102
4.2.1. Các nguyên tắc chính chi phối hoạt động của một hệ thống 102
4.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của hệ thống: 104
KẾT LUẬN
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2020, nhìn từ góc độ vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu và mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam:
Chất lượng và đặc điểm những dịch vụ xúc tiến xuất khẩu:
Cú sốc của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong khu vực. Với Việt Nam, nó đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Kể từ đó tới nay, người ta bắt đầu nói nhiều và quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh của hoàng hoá xuất khẩu, của ngành sản xuất và của nền kinh tế. Khi xếp hạng về tính cạnh tranh trên trường quốc tế, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn thấp (đứng thứ 62/75)65 Đánh giá của tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố cuối năm 2001, (Báo Tạp chí Công nghiệp, 6/2002)
. Điều này đòi hỏi nỗ lực của toàn ngành, toàn thể cộng đồng doanh nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của hoạt động tăng cường phát triển xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hàng loạt các cơ quan, bộ phận chức năng trong bộ máy của Nhà Nước ở các Bộ, ngành đã được hình thành để phục vụ công tác xúc tiến xuất khẩu66 VIETRADE (7/2000), Ban xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ...
. Về phía các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức tư nhân làm dịch vụ xúc tiến xuất khẩu ... cũng phát triển nhanh chóng. Tính đến hiện tại có hơn 121 hiệp hội ngành nghề trên toàn quốc, tiêu biểu như các Hiệp hội da giầy (LEFASO), Hiệp hội dệt may (VITAS), Hiệp hội cà phê - ca cao (VICOFA), Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản (VASEP), ... Các tổ chức, hiệp hội này đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Năm 2002 là năm có nhiều đoàn các nhà doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội làm ăn với thị trường Việt Nam và các tổ chức xúc tiến khác cũng tích cực giúp đỡ để mở rộng quan hệ đối tác kinh doanh67 (Theo Nhân Dân) “Nhiều hỗ trợ quốc tế dành cho doanh nghiệp Việt Nam”, VN Express, 25/02/2002
. Nói về dịch vụ xúc tiến thương mại thì có thể chia thành một số loại : cung cấp thông tin, tổ chức, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia HCTL, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi thăm, khảo sát thị trường nước ngoài; cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để lập dự án, tăng cường kỹ năng Marketing; và các hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực, kĩ năng tìm tin, kỹ năng kí kết hợp đồng. Để thấy rõ thực trạng các dịch vụ xúc tiến xúc tiến xuất khẩu hiện được cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam, ta đi sâu vào một số dịch vụ chính sau:
Tham gia hội chợ triển lãm, trong và ngoài nước
Hội chợ triển lãm là cơ hội để doanh nghiệp trưng bày, quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng và bạn hàng, đối tác. Việc tham gia hội chợ triển lãm, trong và ngoài nước còn cho phép doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các đối thủ cạnh tranh, so sánh hàng hoá, sản phẩm của mình, đồng thời có thể kết hợp để khảo sát, học hỏi về thị trường mới, về thói quen tiêu dùng của thị trường và khách hàng nước ngoài, ... Hội chợ và triển lãm là hai biện pháp xúc tiến quan trọng, chủ yếu là thông qua việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình. Nhiều người chưa phân biệt được sự khác biệt của hội chợ và triển lãm là ở yếu tố thương mại của nó.
Các cuộc triển lãm là chỉ để giới thiệu sản phẩm mà không cho phép bán hàng, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng muốn bán được hàng thông qua những dịp như thế. Nhìn chung công tác hội chợ triển lãm ở Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể về mặt số lượng.
Tuy nhiên chất lượng của các Hội chợ triển lãm này còn là điều đáng bàn. Báo chí đã phàn nàn nhiều về “cơn sốt” Hội chợ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm như cơ hội để bán hàng, cá biệt còn có những doanh nghiệp tranh thủ bán hàng thừa, ế ở HC với giá cao. Điều này cho thấy các nhà tổ chức HC – TL cần có những cách thức, biện pháp để tổ chức các cuộc hội chợ chất lượng hơn. Một điều đáng ghi nhận là các nhà tổ chức đã đến được trực tiếp với các doanh nghiệp (43% số doanh nghiệp được khảo sát biết đến và tham dự HCTL là thông qua thư mời trực tiếp của tổ chức) [Xem Phụ lục 1 – Bảng 1.2]. Những yếu kém về chất lượng dịch vụ này được thể hiện rõ ràng nhất khi chúng ta tham dự các hội chợ quan trọng như hội chợ thương mại ASEAN (ATF 2002)67 Hội chợ thương mại ASEAN- Tường trình từ Bangkok, Nhóm doanh nghiệp, Báo Sài Gòn tiếp thị, số 386 (40)
. Mặc dù được sự hỗ trợ của ban tổ chức cả về chi phí và các ưu đãi khác nhưng chúng ta đã bỏ qua cơ hội này để quảng bá cho hình ảnh hàng hoá của mình. Ông Bùi Quốc Khánh, tuỳ viên thương mại Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thái Lan, nói: “Hội chợ lần này các gian hàng không xếp theo khu vực quốc gia mà theo ngành hàng, nên ai mạnh, ai yếu nhìn biết liền.” Nhìn sang các nước bạn, kể cả những nước được coi là yếu hơn ta nhưng họ cũng có sự chuẩn bị bài bản và chuyên nghiệp, hàng hoá Việt Nam mang chuông đi đánh xứ người mà “lẻ loi trước sự chuyên nghiệp” của Hội chợ. Trông người lại ngẫm đến ta, tuy hội chợ do Bộ Thương mại Thái Lan chủ trì nhưng cả ba cơ quan Cục xúc tiến xuất khẩu, Bộ Đầu tư và Bộ Du lịch đã cùng tham gia làm hết sức mình cho hội chợ, kể cả thương vụ Thái Lan tại các nước cũng nhiệt tình giúp đỡ để hội chợ thành công. Trong khi đó mối liên kết như vậy trong hoạt động XTTM của Việt Nam thì theo một quan chức của Cục Xúc tiến (VIETRADE) còn mạnh ai nấy làm, các cơ quan nhà nước thiếu sự liên kết, các chương trình XTXK thiếu tính chiến lược và còn rất rời rạc. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng Việt Nam tham gia HCTL nước ngoài với mục tiêu xúc tiến xuất khẩu còn rất ít, tập trung vào một số mặt hàng ta có khả năng cạnh tranh, ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, da giầy, đồ nội thất, quà tặng, hải sản... Do đó, các HCTL ở nước ngoài DNXK Việt Nam tham gia phần lớn là các hội chợ chuyên ngành, nhiều nhất vẫn là hội chợ liên quan đến hàng thủ công mỹ nghệ. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thế mạnh và rất đặc trưng của Việt Nam. Trong số 117 HCTL năm 200168 HCTL thương mại Việt Nam 2001 - Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại
Việt Nam tham gia theo dự tính có đến 37 cuộc có sự tham gia chủ yếu hoặc duy nhất của mặt hàng này. Một số hội chợ điển hình là:
+ Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế tháng 2/2001 tại Frankfurt- Đức (VINEXAD đăng ký tham gia)
+Hội chợ Import shop vào tháng 3/20001 tại Berlin- Đức (VINEXPO tham gia)
+ Hội chợ AMBIENT tháng 5/2001 tại Tokyo- Nhật bản (VINEXAD tham dự)
Tiếp đó là mặt hàng dệt may. Các HCTL chuyên ngành dệt may được các DNXK rất quan tâm và tích cực tham gia ví dụ như:
+ Triển lãm may mặc INTERSTOFF mùa hè vào tháng 3/2001 tại Frankfurt- Đức (VINEXAD đăng ký tham gia)
+ Hội chợ dệt may Đức vào tháng 3/2001tại Berlin (VINEXAD đăng ký tham gia)
+ Hội chợ may mặc vào tháng 10/2001 tại Chicago- Hoa kỳ (VINAXAD tham gia).
Phần lớn các doanh nghiệp khi được chúng tôi phỏng vấn đều trả lời là nhận được những hỗ trợ về kinh phí tham gia HCTL, chủ yếu qua một số nguồn như Cục Xúc tiến (VIETRADE), VCCI, các chương trình, dự án của một số tổ chức nước ngoài như qua BPSC (dự án của GTZ), thông qua HSMEA (GTZ, WB) hay các chương trình của các Trung tâm xúc tiến như HATRADE (Sở thương mại Hà Nội,...)69 Xem Bảng 1.8, Phụ lục 1.
. Gần đây, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 61/2001/TT – BTC ngày 1/8/2002 hướng dẫn về hỗ trợ cho các hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại (tiếp theo Thông tư 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 về hỗ trợ XTTM), quy định cụ thể những hoạt động được hỗ trợ kinh phí, và mức hỗ trợ là bao nhiêu. Thông tư này mới ra đời và sự ứng dụng của nó chưa nhiều, chính vì thế khó có thể nhận xét ảnh hưởng của nó đến công tác XTTM của doanh nghiệp. Song điều đó không có nghĩa là nhờ vậy hoạt động
HCTL trở nên hiệu quả hơn. Vấn đề là làm thế nào để đưa tận dụng được những cơ hội do các hoạt động đó đem lại. Một số tổ chức như VCCI, VIETRADE, HATRADE, và một số công ty tư vấn tư nhân cũng đã có những khoá học ngắn để cung cấp những kĩ năng cần thiết khi tham gia một hội chợ triển lãm sao cho thu được nhiều lợi ích nhất. Tuy nhiên công tác này còn làm chưa tốt. Xin lấy một ví dụ về một họi chợ quốc tế chuyên ngành mới diễn ra tại Đức (Hội chợ GDS, tổ chức tại Dusseldorf, Đức)70 Bức xúc chuyện Hội chợ nước ngoài, Mai Chuyên, Báo Sài Gòn tiếp thị số 486 (41), ngày 24/10/2002
. Hiệp hội da giày Việt Nam đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường và trưng bày triển lãm tại đây. Do đăng ký muộn nên gian hàng của Hiệp hội nằm ở góc hẻo lánh và ít khách qua lại. Đã thế sự thiếu chuẩn bị, thô sơ trong cách bài trí và ý tưởng thể hiện càng làm hàng Việt Nam bị lu mờ bên cạnh những gian hàng lỗng lẫy, hiện đại, chuyên nghiệp từ màu sắc đến ánh sáng, và phụ liệu trưng bày nhỏ nhặt. Vì thế kết quả là hầu như khách không quan tâm đến gian hàng Việt Nam, cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ phí một cơ hội để quảng bá cho hàng hóa của mình. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, chuyên đi này không thu được ích lợi gì.
Thiết nghĩ, để tăng cường tính hiệu quả của công tác này còn cần có những hoạt động tư vấn cụ thể hơn và đội ngũ làm công tác HCTL phải được tăng cường hơn, có như vậy mới không để lãng phí phần tiền bạc mà chúng ta bỏ ra cho mỗi lần tham gia HCTL.
Hoạt động cung cấp thông tin thương mại:
Thông tin luôn là vấn đề cốt tử của kinh doanh. Một doanh nghiệp thành công trên thương trường nhờ biết nắm bắt thông tin và biến thông tin đó thành cơ hội và tận dụng cơ hội đó. Một doanh nghiệp không nắm được thông tin chính xác và cập nhật về thị trường, tình hình kinh doanh và nhu cầu của thị trường chắc chắn sẽ không tồn tại được trên thương trường. Song công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin ở Việt Nam còn yếu, và thiếu. Việc thu thập thông tin diễn ra không theo một cơ chế thường xuyên và có khoa học. Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khoá luận này, tôi nhận thấy một đặc điểm là thông tin có rất nhiều, song nằm rải rác ở mỗi nơi một ít, mỗi người nắm một ít. Nếu muốn thu thấp số liệu về các hoạt động của các đoàn doanh nghiệp đi tham quan thị trường nước ngoài thì phòng xúc tiến thương mại không nắm được đầy đủ, mà phải hỏi phòng quan hệ đối ngoại. Do tính không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ như thế nên thông tin thu thập hay thống kê được mới mang tính phục vụ cho hoạt động thống kê và báo cáo, chứ chưa đi vào hoạt động hàng ngày của mỗi tổ chức. Một hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động hàng ngày, cho việc đưa ra những quyết định quản lý khoa học là chưa có. Hơn nữa doanh nghiệp dường như chưa thu thập thông tin từ các nguồn hợp lý. Phần lớn các doanh nghiệp mà chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cho biết doanh nghiệp chủ yếu thu thập thông tin từ Internet, báo đài, song hiệu quả của các thông tin này không cao (chỉ khoảng 10% doanh nghiệp cho rằng đây là hình thức hiệu quả). Nguồn chủ yếu các doanh nghiệp lấy thông tin về xu hướng mẫu mã, và nhu cầu về mặt hàng của mình lại từ các đối tác, bạn hàng (52% và 56% doanh nghiệp được khảo sát) cao hơn hẳn từ các nguồn khác cho thấy doanh nghiệp chúng ta còn quá dựa dẫm vào đối tác làm ăn và chưa chủ động trong các thương vụ mua bán. Chính đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chúng ta bị động với sự thay đổi của thị trường và chịu thiệt thòi khi làm ăn với các bạn hàng nước ngoài. Không chỉ các doanh nghiệp yếu kém về phần này mà các tổ chức XTTM của ta cũng vậy. Trong các yếu tố ảnh hưởng và làm suy giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, yếu kém của khâu thông tin là một yếu tố quan trọng hàng đầu70 Hoàng Thu Lan, “Những cơ hội và thách thức trong việc triển khai thực hiện Hiệp định thưong mại Việt Mỹ”, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, 6/2002.
. Hiện nay ở Việt Nam, thông tin thương mại thường được cung cấp đến doanh nghiệp dưới các bản tin, tuần tin hay các bản tin nội bộ nếu doanh nghiệp có tham gia hiệp hội, hay một tổ chức liên đoàn nào đó. Thông thường các thông tin này được cung cấp thường xuyên và miễn phí. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể được dễ dàng tiếp cận một số nguồn thông tin qua mạng Internet, miễn phí hay trả một phần phí. Một số nguồn thông tin khác từ các tổ chức nước ngoài, như các thông tin về bạn hàng, thông tin chung về thị trường còn được các tổ chức xúc tiến nước ngoài cung cấp, thường là miễn phí. Ví dụ như KOTRA có cơ chế cung cấp thường xuyên các ấn phẩm giới thiệu thị trường, môi trường đầu tư, các quy định pháp lý hay cách làm ăn với Hàn Quốc cho các doanh nghiệp của Việt Nam thường có quan hệ với các bạn hàng Hàn Quốc71 Phỏng vấn với Ms. Lê Nguyễn Lan Anh, Cán bộ KOTRA, ngày 8/7/2002.
. Một số các cơ quan thương vụ, các hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài cũng có những hệ thống hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Để có một cái nhìn cụ thể hơn về tình hình cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu với 27 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Phụ lục 1 – Bảng C). Có thể thấy được rằng phần lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tự tìm thông tin mà họ cần trên báo chí, hoặc Internet. Rất ít doanh nghiệp lấy thông tin từ các tổ chức XTTM như Cục Xúc tiến hay các trung tâm thông tin,... (chỉ 14% doanh nghiệp được hỏi lấy thông tin từ các tổ chức XTTM địa phương và 18% từ Cục xúc tiến thương mại). Vì theo họ đó là những thông tin chung, để dành cho người hoạch định chính sách, còn cái mà doanh nghiệp cần lại là những thông tin rất cụ thể. Chính sự khác biệt trong cách tiếp cận về thông tin của hai đối tượng này tạo ra khoảng cách về thông tin thương mại giữa nhà cung cấp và người tìm tin. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam dựa dẫm nhiều vào nguồn thông tin mà đối tác nước ngoài cung cấp, do vậy bị động và thụ động trong việc tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng thị trường,... Hơn nữa những thông tin lấy được từ đối tác, bạn hàng không phải lúc nào cũng chính xác, như trường hợp của những người trồng hồ tiêu năm vừa rồi.
Một điểm đáng chú ý là việc cung cấp thông tin ở Việt Nam mới dừng ở những ấn phẩm hay thông tin nhanh trên báo, đài, Internet, mà chưa có nhiều các thông tin mang tính nghiên cứu thị trường, mặt hàng cụ thể. Đặc biệt là việc thu thập và cung cấp thông tin chưa mang tính chuyên nghiệp. Nguồn thu thập thông tin vẫn phổ biến là các thông tin “sẵn có” trên báo, đài, Internet, tạp chí, ... Việc thu thập thông tin trực tiếp như thông qua các nghiên cứu khảo sát, thăm dò thị trường, ... không nhiều. Những nguồn sơ cấp như thông qua Tổng cục Hải quan, các tham tán nước ngoài, ... thì nhiều khi khó tiếp cận và không đủ để đáp ứng nhu cầu. Bà Bùi Thị Lan, Trưởng phòng quan hệ đối ngoại của Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) phản ánh: Để tiếp cận các nguồn tin như thế đối với doanh nghiệp chẵng dễ dàng gì. Doanh nghiệp không sợ tốn tiền mới thu thập được thông tin mà chỉ sợ không tiếp cận được với nguồn tin chính xác. Theo bà Lan, Để có được số liệu về lượng chè hàng năm vẫn được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, khó khăn lắm chúng tối mới lấy được từ bên Hải quan. Chi phí cho những thông tin lấy được theo con đường không chính thức nhiều khi còn đắt đỏ hơn là mua chính thức nhiều lần, cho dù thông tin đó mang danh nghĩa là không mất tiền. Đây là một hiện tượng phổ biến và gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp khi tìm hiểu thông tin mình cần. Người đáng lẽ phải nắm được thông tin thì lại thường không phải người nắm tin; những thông tin “miễn phí” chỉ miễn phí trên danh nghĩa mà thôi là ý kiến chung của rất nhiều người khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này72 Bà Bùi Thị Lan, trưởng phòng quan hệ đối ngoại TCT chè Việt Nam; Ông Vũ Xuân Thái, phó chủ tịch HH công thương Hà Nội.
. Từ những phân tích ở trên có thể hình dung tổ chức các kênh thông tin hiện nay và việc cung cấp dịch vụ này ở Việt Nam mới manh nha và trong giai đoạn đầu. Các dòng thông tin còn phân tán, chưa có tổ chức. Mới bắt đầu hình thành một số kênh chính và đang hình thành cơ chế tổ chức các dòng thông tin thường xuyên và chính thức giữa các tổ chức thu thập và cung cấp thông tin. Đánh giá về mức độ tương tác giữa người cung cấp và khách hàng có thể thấy, mối quan hệ còn mang tính vụn vặt, “xin – cho”, chưa mang định hướng nhu cầu và đặc biệt tính hai chiều của thông tin chưa được quan tâm đầy đủ. Hơn nữa cũng cần phải thấy rằng trình độ xử lý và sử dụng thông tin của Việt Nam nói chung là thấp. Xã hội Việt Nam mới đang chuyển mình chậm chạp thích ứng với kỷ nguyên của thông tin. Thực trạng này cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thông tin phục vụ cho sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là trong công tác XTXK.
Vậy hướng ra cho vấn đề này là gì? Theo tác giả, để thông tin có tính hai chiều, chính xác và phục vụ tốt cho phát triển kinh doanh, cần có một mạng lưới thông tin chính thức. Các đối tượng của mạng lưới là một cơ sở vừa cung cấp thông tin cho các nguồn khác, vừa xử lý thông tin và cung cấp thông tin cho đúng đối tượng cần tin. Có thể hình dung mạng lưới thông tin hữu hiệu cần có 3 cấp độ chính. Cấp độ thứ nhất là mạng lưới thu thập thông tin ở nước ngoài. Mạng lưới này có thể bao gồm các cơ quan thương vụ, đại diện thương mại của Bộ Ngoại giao, các văn phòng đại diện hay trung tâm thương mại, đại diện nước ngoài của các cơ quan, tổ chức XTTM và các đại diện thương mại, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nước, ở cấp độ thứ hai là mạng lưới các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại. Tầng thứ hai trong mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin này đóng vai trò như những trung tâm xử lý và cung cấp thông tin trực tiếp tới những người dùng tin. Đồng thời những tổ chức này cũng đóng vai trò đầu mối cho các nguồn thông tin từ nước ngoài, hay thông tin của các doanh nghiệp trong nước để phục vụ cho công tác đối ngoại của các chủ thể của tổ chức thứ nhất. Có như thế sẽ tạo được mối quan hệ hai chiều về thông tin, và đảm bảo một mạng lưới thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có hệ thống, tổ chức, gắn kết với nhau bằng các mối liên hệ chia sẻ nguồn tin. Cuối cùng là các doanh nghiệp xuất khẩu, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng các thông tin đó. Có thể mô hình hoá sơ đồ mạng lưới thông tin gồm 3 cấp độ như hình 6 sau đây. Phần sau (2.2) sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng của mạng lưới thông tin hiện nay của Việt Nam.
Hình 6 : Mô hình mạng lưới thông tin (gồm 3 cấp độ)
Công tác thông tin không chỉ là việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn bao gồm cả việc cung cấp cho các doanh nghiệp, bạn hàng nước ngoài về hàng hoá của Việt Nam. Quảng bá cho thế giới biết đến hàng hoá của Việt Nam, để bạn hàng biết đến hàng xuất khẩu của nước mình, biết đến những đầu mối có thể giúp đỡ họ thâm nhập thị trường Việt Nam cũng là một phần trong công tác thông tin đối ngoại. Theo thống kê của Bộ Văn Hoá và Thông tin hiện nay trên toàn quốc có 35 báo, tạp chí bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha ). Đài Tiếng nói Việt Nam phát chương trình bằng 12 thứ tiếng và hiện ước tính có khoảng 40 triệu thính giả thường xuyên. Đài truyền hình Việt Nam có 5 bản tin thường ngày bằng tiếng nước ngoài (82 phút/ngày) và VTV4 phủ sóng sang Mỹ, Bắc Phi, Đông Bắc á 8 tiếng/ngày. Thông tin đối ngoại là một phần rất quan trọng để nâng cao uy tín, hiểu biết về Việt Nam và hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Trần Chiến Thắng, thứ trưởng Bộ Văn Hoá Thông tin thì cho đến nay vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các Bộ, ngành có liên quan, chưa có đầu mối mạnh nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, đôi khi còn chưa có kế hoạch, chưa chủ động73 Thu Nga, “Cần giúp đề thế giới hiểu về Việt Nam”, Báo Đầu tư, Số 74 (871)
.
Hoạt động tư vấn:
Hệ thống các công ty, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tuy nằm rải rác trên khắp đất nước nhưng chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,.. Nếu năm 1992 chỉ có ủy ban Kế hoạch Nhà Nước tiến hành công tác tư vấn thì đến nay đã có hơn 1000 công ty tư vấn ra đời trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực xuất khẩu, tư vấn đóng một vai trò rất quan trọng. Thông thường hoạt động tư vấn thường diễn ra dưới hình thức một-một, có thể là trực tiếp hay qua thư điện tử hoặc điện thoại. ở phần I tác giả đã trình bày cơ sở khoa học của quá trình quốc tế hoá của một doanh nghiệp, trong đó nêu lên cách tiếp cận theo lý thuyết hành vi của từng doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp thường gặp phải nhiều rào cản, và để thúc đẩy doanh nghiệp hăng hái và tham gia xuất nhập khẩu một cách hiệu quả thì một phần công việc của các cơ quan, tổ chức là giúp doanh nghiệp hiểu biết để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu chủ động. Đó là mục tiêu quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại – xuất khẩu. Thông thường hoạt động tư vấn tạo cơ hội tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.
Hiện nay các hoạt động tư vấn thường được tiến hành theo hai hình thức chính: (1) tư vấn theo từng khâu cho các doanh nghiệp thành viên hay có quan hệ thành viên (ví dụ như doanh nghiệp thành viên với tổng công ty hay với hiệp hội ...). Loại này thường là không mất phí và hiệu quả tương đối tốt. (2) Tư vấn thông qua việc cung cấp trọn gói các dịch vụ hỗ trợ từ việc thiết kế sản phẩm đến bao bì, bao gói, quảng cáo sản phẩm, đến trực tiếp tìm bạn hàng và bán sản phẩm. Các doanh nghiệp ở bước đầu tham gia xuất khẩu hay có nguồn hàng có thể xuất khẩu được thông thường hay sử dụng những dịch vụ này. Phí dịch vụ thường tương đối cao, tính theo tỷ lệ hoa hồng cho người tư vấn. Hoạt động tư vấn còn có thể dưới hình thức tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện, tiếp xúc với các chuyên gia.
Nói chung dịch vụ tư vấn luôn là một bộ phận không tách rời trong tất cả các chương trình hỗ trợ XTXK. Khác với đào tạo, dịch vụ tư vấn hỗ trợ trực tiếp và hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở từng thương vụ một. Chính vì thế hầu hết các tổ chức được chúng tối phỏng vấn trong nghiên cứu khảo sát [Phụ lục 2] đều có cung cấp dịch vụ này miễn phí (60%), 27% các tổ chức có cung cấp các hình thức tư vấn loại 2 có lấy phí, 20% cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ một phần phí. Từ phía doanh nghiệp thì theo nghiên cứu của chúng tôi [Phụ lục 1] nguồn cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo miễn phí chủ yếu là thông qua VCCI (55,6%) và các cơ quan của Bộ (44,4%); chiếm 29,4% và 23,5% trong tổng số các dịch vụ tư vấn được doanh nghiệp sử dụng. Mặc dù được coi là những người sát sườn, thông hiểu về mặt chuyên môn cũng như các vấn đề khác của doanh nghiệp như các hiệp hội ngành nghề, liên minh doanh nghiệp song các tổ chức này vẫn đóng một vai trò khá khiêm tốn trong lĩnh vực này (25,9%), chỉ chiếm 13,7% trong tổng số các dịch vụ tư vấn được doanh nghiệp sử dụng [Phụ lục 1 – Bảng 1.8(1) – Bảng 1.8 (2)]
Ngoài các dịch vụ chính trên, còn có một số các dịch vụ khác để phục vụ cho công tác xúc tiến xuất khẩu. Nói chung, các dịch vụ thường có đặc điểm chung là rời rạc, không có trọng tâm. Do các cách tiếp cận về công tác XTXK có khác nhau nên việc thiết kế và đưa ra những dịch vụ này cũng khác nhau. Nhìn chung có thể thấy rằng các hoạt động XTXK ở Việt Nam và việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu còn khá mới mẻ. Yêu cầu với các tổ chức cung cấp cấp hỗ trợ này phải tập trung cho việc xác định nguồn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu và nghiên cứu, phân tích các cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp. Hai mảng quan trọng nhất mà các tổ chức XTXK thường hỗ trợ là các dịch vụ hỗ trợ cho marketing và nghiệp vụ xuất khẩu. Điều này phản ánh sự bỡ ngỡ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với hoạt động xuất khẩu. Mặc dù vậy những dịch vụ đang có trên thị trường hiện nay chưa đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý TW (CIEM) và Học viện khoa học Công nghiệp Vienna (VISI)74 Lê Đăng Doanh, “Các dịch vụ hỗ trợ phát trỉển công nghiệp ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp dịch vụ xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội, 1997.
, hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá các dịch vụ cho doanh nghiệp đạt từ mức trung bình trở lên (68,4%) và có đến 26,3% doanh nghiệp đánh giá ở mức chưa tốt. Kết quả phỏng vấn điều tra về mức độ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đánh giá dịch vụ của tổ chức cung cấp ở mức trung bình, ở mức tốt và rất tốt có 10,2% doanh nghiệp. Tuy nhiên còn có 4,1% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ của các tổ chức này là chưa tốt.
ở Việt Nam đã từng bước hình thành mạng lưới xúc tiến xuất khẩu gồm các tổ chức xúc tiến của Nhà nước (Cục Xúc tiến thương mại – VIETRADE), với mạng lưới cơ sở thông qua các sơ thương mại ở các địa phương trên toàn quốc, mạng lưới các tham tán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ như Phòng thương mại và công nghiệp VCCI, các hiệp hội ngành hàng, các Câu lạc bộ, hội doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu như các doanh nghiệp quảng cáo, tổ chức hội chợ triễn lãm, tư vấn, bên cạnh đó còn có các tổ chức cũng tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu như các viện nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận XTXK của các Bộ, các ngành ... Song mặc dù mạng lưới này đã tương đối đầy đủ, hoạt động của nó với tư cách là một hệ thống thì