MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM 2
1. Khái niệm thương hiệu 2
1.1. Định nghĩa 2
1.2. Nội dung thương hiệu 4
1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của thương hiệu 5
2. Đăng ký thương hiệu 6
2.1. Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu 6
2.2. Thủ tục đăng ký thương hiệu 8
3. Những quy định pháp lý hiện nay trên thế giới về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp 19
3.1. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu 19
3.2. Hiệp định những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ( TRIPS) của WTO 22
3.3. Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ của ASEAN 24
3.4. Luật thương hiệu của các quốc gia 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 27
1. Khái quát thực trạng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong những năm gần đây 27
1.1.Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản 27
1.2. Thực trạng đăng ký thương hiệu hàng nông sản 30
2. Tình hình cụ thể việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 36
2.1. Mặt hàng gạo 36
2.2. Mặt hàng cà phê 38
2.3. Mặt hàng chè 39
2.4. Một số loại trái cây 40
3. Hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam một số năm gần đây 42
3.1. Hệ thống chính sách phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 42
3.2. Những tác động và tồn tại của các chính sách xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 49
4. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam trong thời gian qua 51
4.1. Những kết quả chủ yếu đã đạt được 51
4.2. Những tồn tại cơ bản cần khắc phục 53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 59
1. Định hướng phát triển nông sản và xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập thời gian tới. 59
1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển nông sản xuất khẩu của Việt Nam 59
1.2. Định hướng xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam 61
2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 63
2.1. Những giải pháp về marketing, nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin 63
2.2. Những giải pháp về xây dựng chiến lược marketing gắn kết thị trường-sản phẩm 68
2.3. Những giải pháp xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu 70
2.4. Những giải pháp về chính sách phát triển 74
2.5. Những giải pháp tổ chức và quản lý thương mại 77
3. Những kiến nghị và đế xuất 78
3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 78
3.2. Đề xuất đối với doanh nghiệp 82
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có gần 240.000 ha cây ăn trái chiếm hơn 40% diện tích và cung cấp gần 50% sản lượng trái cây của cả nước. Nhiều tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái tập trung với quy mô lớn và là trái cây đặc sản mà nhiều nơi khác không thể có như: vú sữa Lò Rèn (Châu Thành, Tiền Giang), xoài cát Hoà Lộc (Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), bưởi Năm Roi (Bình Minh, Vĩnh Long)... Ở miền bắc cũng có những loại cây ăn quả nổi tiếng như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Bố Hạ, bưởi Đoan Hùng... Tuy nhiên, đến nay nhiều trái cây hàng hoá đi vào thị trường thế giới dưới dạng quả tươi hoặc sơ chế thông qua trung gian hay “gia công” và bán ra dưới các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Một số năm gần đây cũng đã xuất hiện một số thương hiệu cho trái cây đặc sản là thanh long và bưởi.
Thanh long
Thanh long là một trong những loại cây đặc sản của miền Nam, được trồng nhiều ở Bình Thuận, Tiền Giang, Long An nhưng nhiều nhất và ngon nhất vẫn là ỏ Bình Thuận. Thanh long Bình Thuận có màu đỏ tươi, quả to, ăn ngon, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hàng năm, Bình Thuận xuất khẩu khoảng 25000-30000 tấn thanh long sang Đài Loan, Trung Quốc, Singapore... nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Thanh long là một trong những loại cây độc đáo, có sức cạnh tranh cao của Việt Nam. Có lợi thế về thổ nhưỡng và là nước xuất khẩu thanh long duy nhất trên thế giới, nên hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit) vừa đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận đăng ký thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” ở cả trong và ngoài nước. Để thanh long Bình Thuận nổi tiếng trên thế giới và được bảo hộ về mặt pháp lý thì cần phải đăng ký bảo hộ tên giống, tên miền và thương hiệu “thanh long Bình Thuận” ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời khi xuất khẩu bắt buộc phải dán nhãn “thanh long Bình Thuận”. Tiếp đó xây dựng trang web quảng bá mạnh về loại cây độc đáo này thông qua việc liên kết với ngành du lịch, xây dựng mô hình trái thanh long ở nơi công cộng, khu du lịch, bãi tắm... hoặc làm tờ rơi về thanh long, tổ chức lễ hội thanh long, sản xuất đồ lưu niệm hình trái thanh long để khách hàng mang đi khắp thế giới. Đây là cách làm hữu hiệu mà nhiều nước đang làm như Thái Lan đã làm với trái sầu riêng và nhiều trái cây khác.
Bưởi
Bưởi là một loại trái cây phổ biến của Việt Nam. Ở Việt Nam, vùng nào cũng có bưởi nhưng chỉ có một số loại bưởi ngon nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch. Bưởi năm roi có nhiều ở vùng ven sông Hậu, tuy nhiên bưởi năm roi trồng ở đất Bình Minh, Vĩnh Long mới “ngon nổi tiếng”. Bưởi năm roi Bình Minh khi chín có màu vàng xanh rất tươi, quả có hình quả lê, vỏ tróc, múi bưởi trong, vị ngọt nhiều, chua ít. Bưởi có nhiều vào mùa trung thu và tết nguyên đán. Bưởi năm roi được nông dân chăm sóc cho năng suất đạt 15-20 tấn/năm, giá luôn đứng ở mức cao nên người trồng hàng năm đều có lãi. Bưởi Năm Roi của Bình Minh tại Vĩnh Long đã được đăng ký thương hiệu. Một doanh nghiệp tư nhân tại Bình Minh đã đăng ký thương hiệu này và còn lập trang web với địa chỉ www.5roi.com và nhờ đó mà mở rộng được thị trường thu được lợi nhuận cao hơn trước.
Bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh cũng ngon không kém bưởi Năm roi. Bưởi này không đủ cung cấp cho nhu cầu thưởng thức của thị trường phía Bắc nên hiện nay có giá cao tới 35000 đồng/quả, mà rất khó mua lẻ vì các thương lái đã đặt hàng từ khi bưởi mới ra hoa. Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đang chuẩn bị chính thức đăng ký thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch”.
3. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
3.1. Hệ thống chính sách phát triển thương hiệu hàng nông sản của Việt Nam
Thông tư 102/2001/TT-BNN ngày 26 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói
Thông tư này quy định về quy chế ghi nhãn với hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản; hàng hoá là hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại gồm: thóc, ngô, lúa mỳ, cao lương, đại mạch, đậu đỗ các loại, vừng... chưa qua chế biến có bao gói và không dùng để làm giống. Quy định về ghi nhãn với hạt ngũ cốc và nông sản các loại như sau:
Tên hàng hoá: ghi rõ tên ngũ cốc, nông sản kết hợp với màu sắc, xuất xứ (nếu có). Đối với các loại ngũ cốc, hạt nông sản khác là đặc sản có thể ghi liền với tên địa phương sản xuất ra hàng hoá đó thì ghi tên hàng hoá trước và tên địa phương sau, giữa tên hàng hoá và tên địa phương có dấu gạch ngang. Ví dụ: Thóc Tám thơm- Hải Hậu, Lạc sen- Nghệ An. Đối với các loại ngũ cốc là hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù thì ghi tên hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù trước và ký hiệu của giống sản xuất ra hàng hoá đó sau, giữa tên và ký hiệu có dấu gạch ngang. Ví dụ: Ngô giàu đạm- HQ2000, thóc Protein cao- P6.
Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá: nếu thương nhân sản xuất hạt ngũ cốc, hạt nông sản và trực tiếp bán, thương nhân kinh doanh dịch vụ thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân của mình. Nếu ngũ cốc là hàng hoá nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng.
Định lượng hàng hoá: Hạt ngũ cốc, hạt nông sản các loại có bao gói ghi định lượng hàng hoá là khối lượng tịnh và đơn vị đo lường là kilôgam (kg) hoặc gram (g).
Chỉ tiêu chất lượng: Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói ghi chỉ tiêu chất lượng căn cứ vào phân loại chất lượng I, II, III (nếu có) kèm theo chỉ tiêu chất lượng chính, ví dụ: Ngô loại I. Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản khác có chuyển gen, phải ghi dòng chữ “sản phẩm có chuyển gen” để người tiêu dùng lựa chọn.
Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, phương thức bảo quản: Ngày sản xuất: trên bao bì có ghi rõ tháng, năm thu hoạch sản phẩm hàng hoá. Thời hạn sử dụng: ghi rõ ngày, tháng, năm giới hạn sử dụng. Phương thức bảo quản: ghi các điều kiện bảo quản
Mục đích sử dụng: trên bao bì phải ghi rõ mục đích sử dụng là hạt thương phẩm, không dùng để làm giống.
Xuất xứ của hàng hoá
Nếu hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi xuất xứ. Trường hợp khách hàng nước ngoài có yêu cầu không ghi xuất xứ đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thì được miễn ghi hết ngày 31/12/2002.
Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17 tháng 7 năm 2000 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư này quy định về việc ghi nhãn với các mặt hàng nông sản sau: giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
Ghi nhãn giống cây trồng
Nhãn cây trồng là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên bao bì chứa đựng giống hoặc cây giống, bó giống, lô giống... để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu của giống cây trồng đó. Nội dung ghi trên nhãn giống cây trồng gồm có:
Tên giống cây trồng: tên giống cây trồng bình thường phải ghi tên chi trước tên giống cây trồng và tên giống cây trồng. Đối với giống cây trồng sử dụng ưu thế lai, chuyển gen, nuôi cấy mô, chiết, ghép... thì ghi các đặc điểm đó. Đối với tên giống cây trồng lâm nghiệp thì ghi tên chi, tên loài và tên giống.
Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về giống là tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra giống cây trồng. Nếu là giống cây trồng nhập khẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng.
Định lượng giống cây trồng: đối với hạt giống, củ giống và các loại giống cây trồng có thể đo bằng khối lượng thì khối lượng của giống ghi bằng đơn vị kilôgam (kg), gam (g), hay miligam (mg). Đối với giống cây trồng khác, định lượng hàng hoá tính bằng: số cành, số cây, số hom, số quả. Ví dụ: 100 cành; 100 hom.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: đối với loại giống có quy định cấp giống và tiêu chuẩn chất lượng thì ghi cả cấp giống và tất cả các chỉ tiêu chất lượng kèm số hiệu của giống lên nhãn hàng hoá. Đối với giống cây trồng không phân cấp giống thì chỉ ghi phần các chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho mỗi loại giống. Giống chưa quy định tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước thì ghi tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố.
Ngày sản xuất: đối với cây thu hạt, củ, quả giống thì ghi ngày, tháng và năm. Đối với giống sản xuất bằng phương pháp vô tính (ghép, chiết, cắt mầm...) cũng ghi ngày, tháng và năm.
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng: ghi hướng dẫn bảo quản cụ thể để bảo đảm chất lượng đối với từng loại giống. Hướng dẫn sử dụng: ghi rõ thời vụ trồng, các biện pháp kỹ thuật sản xuất chủ yếu, những điểm cần lưu ý khi sản xuất. Đối với các giống cây trồng nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu phải hướng dẫn sử dụng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai cuả từng vùng sinh thái cho giống cây được trồng. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản có thể ghi thành một tài liệu kèm theo giống cung cấp cho người mua giống.
Xuất xứ của giống cây trồng: đối với giống cây trồng nhập khẩu tiêu thụ tại Việt Nam, người nhập khẩu giống ghi các nội dung bắt buộc nêu trên, đồng thời ghi nước sản xuất giống cây trồng đó. Đối với cây trồng xuất khẩu: nhãn hàng hoá ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu giống.
Ghi nhãn đối với giống vật nuôi
Phạm vi thực hiện bao gồm tất cả các con giống, trứng giống, tinh, phôi giống được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống, các trang trại giống vật nuôi được phép sản xuất và kinh doanh giống trong nước và nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân) được bán ra thị trường.
Khi giống được bán ra thị trường phải có nhãn và tài liệu ghi đầy đủ các nội dung như sau:
Tên giống vật nuôi: tên giống vật nuôi thuần chủng phải ghi tên loài trước, tên giống sau. Đối với giống lai thì ghi tên loài vật nuôi, hình thức lai hoặc tạo giống. Những con giống lai tạo từ nhiều giống phải ghi rõ một số nguyên liệu lai chính lấy từ giống khác để tạo ra giống đó.
Định lượng hàng hoá: đơn vị định lượng đối với con giống là con, phôi là cái, trứng giống là quả, tinh dịch là liều tinh.
Ghi rõ chỉ tiêu chất lượng chủ yếu như cấp giống nào: cụ kỵ, ông bà hoặc bố mẹ; ghi rõ một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng chính, đặc trưng cho giống. Ví dụ: đối với giống gia cầm hướng trứng ghi năng suất trứng/năm; đối với gia cầm hướng thịt: khối lượng đạt trên một đơn vị thời gian; đối với giống lợn thịt: khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng; đối với lợn nái: năng suất sinh sản: số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm. Đối với giống vật nuôi chưa có quy định chỉ tiêu chất lượng thì ghi những chỉ tiêu chất lượng do nhà sản xuất công bố.
Ngày tháng năm sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản: đối với tinh dịch, phôi, trứng giống ghi rõ ngày, tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng.
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng: ghi rõ yêu cầu bảo quản, hướng dẫn cụ thể mọi điều kiện để đảm bảo chất lượng và sử dụng, có thể ghi thành tài liệu hướng dẫn. Ví dụ: tinh dịch lợn thuần Duroc bảo quản ở nhiệt độ 18-200C.
Xuất xứ của giống vật nuôi: đối với giống vật nuôi nhập khẩu từ nước ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của giống, chất lượng, phẩm cấp giống và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định hiện hành. Đối với giống và sản phẩm giống xuất khẩu: nhãn hàng hoá ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu giống.
Ghi nhãn hàng hoá là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi:
Đối tượng thực hiện: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi được sản xuất theo phương pháp công nghiệp và phục vụ cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi theo danh mục công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nội dung ghi nhãn:
Tên hàng hoá: tên hàng hoá là thức ăn chăn nuôi được ghi cụ thể dựa vào chức năng sử dụng của hàng hoá cũng như đối tượng và giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi sử dụng thức ăn đó. Ví dụ: thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt khối lượng từ 30-60kg; thức ăn bổ sung khoáng cho gà.
Thành phần cấu tạo: hàng hoá là thức ăn chăn nuôi phải ghi đầy đủ tên những nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá đó theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (%). Nếu một trong những nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gen phải được ghi trên nhãn hàng hoá theo các quy định quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: những chỉ tiêu chất lượng hàng hoá bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi
- Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc thì ghi ẩm độ (max %), prôtein (min %), năng lượng trao đổi ME (min Kcal/kg), xơ thô (max %), Ca (min và max %), P (min %), NaCl (min và max %), tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (max mg/kg)
- Đối với hàng hoá là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng và các chất phụ gia:
+ Hàm lượng các chất cơ bản quyết định giá trị sử dụng của hàng hoá (max đối với các chất khoáng, min đối với các loại Vitamin)
+ Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg)
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
- Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung hoặc các chất phụ gia nhất thiết phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại nếu sử dụng hàng hoá không đúng cách thức. Nếu hàng hoá có kháng sinh phải ghi thời hạn ngừng cho ăn trước khi giết mổ cũng như các thông tin khác cần chú ý.
- Trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người sử dụng.
Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 về việc bảo hộ giống cây trồng mới
Nghị định này quy định các nguyên tắc, điều kiện được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (gọi tắt là Văn bằng bảo hộ); trình tự, thủ tục cấp, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ; đình chỉ hủy bỏ Văn bằng bảo hộ; quản lý nhà nước và xử phạt liên quan đến bảo hộ giống cây trồng mới.
Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ là: giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; giống cây trồng mới phải có tính khác biệt, đồng nhất, ổn định, có tính mới về mặt thương mại và có tên gọi phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết thời hạn bảo hộ, không ai được tự do sử dụng.
Về hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, người yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải có hồ sơ bao gồm:
a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;
b) Tài liệu mô tả giống theo mẫu quy định cùng với ảnh chụp.
Hồ sơ phải bằng tiếng Việt; trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thì ngoài hồ sơ bằng tiếng Việt còn phải có hồ sơ bằng tiếng Anh kèm theo.
Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải nộp hồ sơ và làm các thủ tục liên quan thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ.
Sau đó là quá trình thẩm định về hình thức rồi đến nội dung hồ sơ cấp Văn bằng bảo hộ. Người nộp hồ sơ phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (gọi tắt là khảo nghiệm DUS) tức là khảo nghiệm trên đồng ruộng hay trong phòng thí nghiệm theo sư phạm để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn đình của giống cây trồng mới. Giống đủ điều kiện được cấp Văn bằng bảo hộ sẽ được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. Theo yêu cầu của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể cấp phó bản Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu thấy có lý do chính đáng.
Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng mới là 20 năm; đối với giống cây thân gỗ là 25 năm kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ. Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng mới được tính từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ đến hết ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ hoặc đến ngày chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.
Những tác động và tồn tại của các chính sách xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
Tác động tích cực
Trước đây, đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam chỉ là năm đối tượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá nên các mặt hàng được xếp vào nhóm hàng nông sản chưa được bảo hộ hoàn toàn chẳng hạn như theo Nghị định 63/CP về sở hữu công nghiệp ở khoản 4 điều 4 có quy định giống thực vật, giống động vật nằm trong các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, giải pháp hữu ích. Đến năm 2001 đã có thêm bốn đối tượng nữa được nhà nước bảo hộ sở hữu công nghiệp trong đó có giống cây trồng làm cho các quy định pháp luật đối với mặt hàng nông sản đầy đủ hơn (minh họa ở biểu đồ 3). Nhờ sự mở rộng này mà các cá nhân, tổ chức có thêm cơ sở pháp lý bảo vệ những tài sản là nông sản của mình, cơ quan nhà nước cũng có căn cứ để giải quyết các vụ tranh chấp liên quan.
Đến nay, các văn bản pháp lý quy định các vấn đề về nhãn hiệu, thương hiệu hàng nông sản cũng khá đầy đủ. Từ những quy định của thủ tướng, của chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra các thông tư hướng dẫn cụ thể đối với lĩnh vực nông nghiệp. Chẳng hạn như từ quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, Bộ nông nghiệp và PTNT đã ra hai thông tư hướng dẫn là thông tư 102/2001/TT-BNN và thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn cho từng đối tượng hàng nông nghiệp. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có phương hướng để ghi một nhãn hiệu đúng, đủ, chuyên nghiệp để rồi bằng chất lượng sản phẩm gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng và phát triển thương hiệu của mình. Những quy định này cũng giúp các cơ quan chức năng của nhà nước thuận tiện hơn trong việc quản lý, nhanh chóng giải quyết, thông qua việc xin cấp văn bằng bảo hộ sở hữu, tạo điều kiện cho việc đăng ký thương hiệu của các tổ chức, cá nhân.
Biểu đồ 3: Sự mở rộng phạm vi bảo hộ của pháp luật đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
Một số hạn chế
Hạn chế của các chính sách nông nghiệp với việc xây dựng thương hiệu nông sản vẫn nằm trong các hạn chế chung của chính sách ở Việt Nam, đó là sự quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa quyền hạn các cơ quan quản lý với nhau gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tuân theo. Từ trước đến nay, theo nghị định 63 CP hay nghị định sửa đổi nghị định này là NĐ số 6/2001/NĐ-CP, tại điều 9 quy định Cục sở hữu công nghiệp (nay gọi là Cục sở hữu trí tuệ) thuộc Bộ khoa học- công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Thế nhưng theo Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ “về bảo hộ giống cây trồng mới” quy định Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới. Bộ NN-PTNT có trách nhiệm giao cơ quan có thẩm quyền nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn việc lập, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ để trình lãnh đạo Bộ cấp, đình chỉ, huỷ bỏ, thu hồi văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Điều 18 khoản 2 nghị định 13/2001/NĐ-CP
Để giải quyết vấn đề này, theo Cục khuyến nông khuyến lâm, Bộ NN-PTNT đang xây dựng dự thảo Pháp lệnh về giống cây trồng vật nuôi để trình Quốc hội thông qua. Đây sẽ là khung pháp lý để bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hoá.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Những kết quả chủ yếu đã đạt được
Sau những cố gắng, nỗ lực, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Tiêu biểu như công ty Thực phẩm quận 5 thành phố Hồ Chí Minh có 58 nhãn hiệu, công ty sữa Việt Nam Vinamilk có 23 nhãn hiệu nổi tiếng... Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng thành công trong việc xác lập và bảo hộ thương hiệu của mình ở nước ngoài như công ty sữa Vinamilk, xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket, tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe). Do nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và giá trị thương hiệu nên nhiều năm qua, các doanh nghiệp này đã kiên trì đăng ký bảo hộ hàng trăm thương hiệu ở hàng chục nước trên thế giới. Hiện nay, thương hiệu Vinamilk, Vinacafe, Miliket đã trở thành nổi tiếng trên thế giới, làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá khi xuất khẩu đi các nước hoặc ở thị trường nội địa.
Hiện tại, có hai tên gọi xuất xứ hàng nông sản Việt Nam là nước mắm Phú Quốc và chè San Tuyết Mộc Châu được công nhận và bảo hộ tại Pháp. Đây là một tín hiệu đáng mừng, là tấm gương, bước mở đường cho các thương hiệu khác của Việt Nam mở rộng hơn ra các nước trên thị trường thế giới. Dưới đây là một số nhãn hiệu hàng nông sản Việt Nam đã nộp đơn đăng ký qua thoả ước Madrid
Biểu 3: Thống kê một số nhãn hiệu nông sản đã nộp đơn đăng ký qua thoả ước Madrid
TT
Ngày nộp
Người nộp đơn
Mẫu nhãn
Nhóm
Nước đăng ký
1
11/10/01
Nhà máy cà phê Biên Hoà (Đồng Nai)
Vinacafe
30: cà phê đã chế biến
Azecbaizan, Belarus, Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Bulgary, Liên bang Nga, Slovakia và Ucraina.
2
30/11/01
Công ty TNHH chế biến tinh bột sắn KMC Việt Nam (Bình Phước)
LOTUS BRAND, hình bông sen
30: tinh bột sắn
Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha
3
08/04/02
Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương
VỊ HƯƠNG và hình tô mỳ
30: Mỳ ăn liền...
Khối Benelux, Trung Quốc, Cuba, Đức, Pháp, Hungary, Rumani, Urcraina, Uzơbekistan và Nam Tư
4
19/04/02
Công ty nông sản thực phẩm XNK TP.HCM
AGREX SAIGON, hình chợ Bến Thành
29,30
Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Monaco, Ba Lan, Liên bang Nga
5
25/04/02
Tổng công ty chè Việt Nam
VINATEA
30: chè
Benelux, Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Đức, Algêri, Ai Cập, Pháp, Hungari, Kirgikistan, Kazăcsan, Maroc, Ba Lan, Liên bang Nga, Tazikistan, Ucraina và Uzơbekistan
Nguồn: Công ty tư vấn sở hữu và chuyển giao công nghệ (P&TB)
Những tồn tại cơ bản cần khắc phục
Tồn tại từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Trong những năm gần đây, Nhà nước và các cơ quan chức năng nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu nên đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập cần khắc phục sau:
Trước hết là vấn đề thủ tục đăng ký thương hiệu: để đăng ký được thương hiệu tốn nhiều thời gian và thủ tục rườm rà không đáng có. Một nhãn hiệu từ khi nộp hồ sơ đến khi có phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ phải mất 5-6 tháng và phải thêm chừng ấy thời gian nữa mới có quyết định công nhận nhãn hiệu độc quyền. Đối với mặt hàng nông sản như giống cây trồng, việc cấp thương hiệu hàng hoá có sự chồng chéo giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do có sự quy định không giống nhau giữa nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 sửa đổi, bổ sung Nghị định 63-CP quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp và Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ “về bảo hộ giống cây trồng mới” như đã nêu ở trên.
Bất cập thứ hai là vấn đề chính sách cho quảng cáo: Các doanh nghiệp trong thực tế đều cho rằng họ có nhu cầu chi cho quảng cáo tiếp thị khoảng 10% doanh thu nhưng hiện nay Bộ Tài chính chỉ cho phép các doanh nghiệp được chi từ 5-7% doanh thu. Đây là mức khống chế quá thấp và như vậy doanh nghiệp Việt Nam chưa thể cạnh tranh với sự lớn mạnh về quảng cáo của các doanh nghiệp nước ngoài đang diễn ra ở thị trường Việt Nam. Tình trạng các cơ quan chức năng chưa bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả cũng là nguyên nhân làm doanh nghiệp nản lòng.
Bất cập thứ ba là sự đối xử không ngang hàng của Nhà nước giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước: Các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp thường có vốn nhỏ nên dù có nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu cũng không đủ khả năng tài chính để quảng cáo trên báo chí, tivi như các công ty nước ngoài song Nhà nước chưa có chính sách trợ giúp doanh nghiệp thực hiện quảng cáo tiếp thị và đăng ký thương hiệu. Vì vậy Nhà nước nên giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần quảng bá thương hiệu ở nước ngoài và coi chi phí cho tiếp thị là đầu tư cho một tài sản vô hình, một loại tài sản rất lớn và quyết định trong cạnh tranh hiện nay. Nhà nước cũng nên coi thương hiệu của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành thương hiệu chung của Việt Nam, là tài sản quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng thương hiệu hàng nông sản việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.doc