Khóa luận Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng SacomBank chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

TÓM TẮT .i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC HÌNH.v

DANH MỤC BẢNG.vi

Chương 1 TỔNG QUAN.1

1.1 Cơsởhình thành đềtài.1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3 Phương pháp nghiên cứu.2

1.3.1 Dữliệu sơcấp .2

1.3.2 Dữliệu thứcấp.2

1.4 Đối tượng - phạm vi nghiên cứu .2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đềtài.2

1.6 Bốcục nội dung nghiên cứu.3

Chương 2 TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.4

2.1 Lịch sửhình thành và phát triển ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An

Giang.4

2.1.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).4

2.1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang.4

2.2 Cơcấu tốchức và chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban.5

2.2.1 Sơ đồbộmáy quản lý Sacombank chi nhánh An Giang.5

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban.6

2.3 Lĩnh vực hoạt động của Sacombank An Giang.8

2.3.1 Lĩnh vực hoạt động.8

2.3.2 Các sản phẩm dịch vụtại Sacombank An Giang.9

2.4. Kết quảhoạt động 2006-2008.10

2.5 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại ngân hàng Sacombank AG.12

2.5.1 Thuận lợi .12

2.5.2 Khó khăn .12

2.6 Đánh giá vềhoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu .12

2.7 Định hướng phát triển của Sacombank AG năm 2009.14

2.7.1 Mục tiêu - kếhoạch kinh doanh.14

2.7.2 Các giải pháp thực hiện năm 2009.15

Chương 3 CƠSỞLÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .16 U

3.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại (NHTM).16

3.1.1 Khái niệm NHTM.16

3.1.2 Chức năng của NHTM.16

3.1.3 Vai trò của NHTM.16

3.2 Khái niệm, đặc điểm, thành phần của thương hiệu.16

3.2.1 Khái niệm vềthương hiệu.16

3.2.2 Đặc điểm của thương hiệu .17

3.2.3 Thành phần của thương hiệu.18

3.3 Vai trò, vịtrí của thương hiệu .19

3.3.1 Đối với ngưòi tiêu dùng.19

3.3.2 Đối với doanh nghiệp.19

3.4 Truyền thông thương hiệu.20

3.4.1 Nội dung truyền thông.20

3.4.2 Tầm nhìn, sứmạng của thương hiệu.20

3.4.3 Mục tiêu của truyền thông.21

3.4.4 Thông điệp truyền thông.21

3.4.5 Ngân sách truyền thông.21

3.4.6 Công cụ/ phương tiện truyền thông.22

3.5 Kiến trúc thương hiệu .22

3.5.1 Các yếu tốquyết định đến thương hiệu của Ngân hàng.24

3.5.2 Mô hình phát triển thương hiệu.24

3.5.3 Mô hình phát triển thương hiệu bền vững.27

3.5.4 Mô hình nghiên cứu. .28

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30 U

4.1 Vấn đềnghiên cứu .30

4.2 Nội dung nghiên cứu.30

4.3 Phương pháp nghiên cứu.30

4.4 Nghiên cứu sơbộ.31

4.5 Nghiên cứu chính thức .31

4.5.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu.31

4.5.2 Phương pháp thu thập dữliệu .32

4.6 Các loại thang đo.32

4.6.1 Thang đo danh nghĩa (nominal scale):.32

4.6.2 Thang đo Likert:.33

4.6.3 Thang đo xếp hạng thứtự: .33

4.7 Quy trình nghiên cứu .34

Chương 5 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ỞNGÂN HÀNG TMCP.36

SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG.36

5.1 Sứmạng - tầm nhìn - mục tiêu Sacombank.36

5.1.1 Sứmạng .36

5.1.2 Tầm nhìn.36

5.1.3 Mục tiêu thương hiệu .36

5.2 Chiến lược kinh doanh.37

5.3 Thịtrường – khách hàng mục tiêu và chiến lược Marketing của Sacombank.38

5.3.1 Thịtrường, khách hàng mục tiêu.38

5.3.2 Chiến lược Marketing.39

5.5 Chiến lược thương hiệu.43

5.5.1 Mô hình xây dựng – phát triển thương hiệu.43

5.5.2 Quản trịcác nhân tốthuộc vềkiến trúc thương hiệu .44

5.5.3 Lời hứa thương hiệu.44

5.5.4 Tính cách thương hiệu.44

5.5.5 Chiến lược thương hiệu và công cuộc thực thi chiến lược của Sacombank.45

5.6 Thực trạng vềcông tác xây dựng- phát triển thương hiệu .48

5.6.1 Mức độnhận thức vềthương hiệu .48

5.6.2 Nhận thức vềlợi ích của việc xây dựng thương hiệu.49

5.6.3 Ý thức phát triển thương hiệu cho Ngân hàng Sacombank.49

5.7 Thực trạng vềcông tác quản lí hình ảnh thương hiệu.50

5.7.1 Tên hiệu.50

5.7.2 Logo và màu sắc.50

5.7.3 Khẩu hiệu .50

Chương 6 KẾHOẠCH XÂY DỰNG VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU .52 U

6.1 Định hướng các vấn đềvềchiến lược cho Sacombank tại An Giang.52

6.1.1 Tầm nhìn- mục tiêu thương hiệu.52

6.1.3 Định hướng đối thủcạnh tranh.52

6.1.5 Chiến lược kinh doanh.53

6.1.6 Chiến lược marketing.53

6.1.7 Chiến lược thương hiệu.56

6.2 Chăm chút hình ảnh thương hiệu .60

6.2.1 Kiến trúc thương hiệu .60

6.2.2 Bản sắc thương hiệu.61

6.2.3 Chuẩn hoá và quản lí hệthống nhận diện thương hiệu.61

6.3 Kếhoạch truyền thông – phát triển thương hiệu.62

6.3.1 Mục tiêu truyền thông.62

6.3.2 Thông điệp truyền thông.62

6.3.3 Chiến lược truyền thông tĩnh .62

6.3.4 Chiến lược truyền thông động.64

6.3.5 Quản lí kếhoạch truyền thông.68

6.4 Đềxuất thực thi chiến lược xây dựng và truyền thông thương hiệu.69

6.4.1 Nâng cao chất lượng phục vụ.69

6.4.2 Nhân sự.69

6.4.3 Dựtoán ngân sách.69

Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.72

7.1 Kết luận .72

7.2 Kiến nghị.73

7.3 Các hạn chếcủa nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau.74

pdf100 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng SacomBank chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính khu vực đã được hiện thực hóa bằng hành động theo đuổi những chiến lược trọng tâm: nâng cao năng lực tài chính, phát triển công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và sáng tạo sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đặc biệt hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành, để có thể đưa các tiện ích ngân hàng tốt nhất vào cuộc sống, cùng cộng đồng Việt Nam hướng đến tương lai thịnh vượng và phát triển. Về phía Sacombank chi nhánh An Giang, chiến lược kinh doanh cụ thể mà chi nhánh đặt ra vẫn dựa vào các chiến lược kinh doanh mà Sacombank hội sở đã lên kế hoạch với tiêu chí xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, bên cạnh việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng cho hộ kinh doanh, Chi nhánh còn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân như cho vay đối với cán bộ-công nhân viên, cho vay vốn các hộ tiểu thương ở các chợ. Số dư nợ của loại hình cho vay này chiếm hơn 11% tổng dư nợ của Chi nhánh, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tài chính tiêu dùng của cán bộ-nhân viên, hạn chế cho vay nặng lãi ở các chợ. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 37 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Sacombank trên địa bàn đã được mở rộng với trụ sở chính của Chi nhánh tại số 56B, Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang. 5 phòng giao dịch ở Châu Đốc, Chợ Mới, Châu phú, Tân Châu, Núi Sam. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục bám sát định hướng phát triển và đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh; xây dựng văn hóa kinh doanh của đội ngũ cán bộ nhân viên trong giao tiếp với khách hàng theo tiêu chí “Nhiệt tình-nhanh chóng- minh bạch”, cung cấp sản phẩm-dịch vụ “trọn gói” và giao dịch “một cửa”, lấy phong cách chuyên nghiệp phục vụ khách hàng làm lợi thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác… Kết quả ban đầu đạt được, Sacombank An Giang hôm nay trở thành một chi nhánh trẻ điển hình của Sacombank. Sacombank An Giang được bình chọn là chi nhánh trẻ ấn tượng và là một trong hai chi nhánh dẫn đầu của Sacombank tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Sacombank An Giang cũng là chi nhánh có doanh thu qua hoạt động thanh toán quốc tế đứng đầu khu vực. Với ưu thế 98% CBNV là người địa phương, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và niềm nhiệt thành say mê công việc, cùng với phương châm phục vụ lấy khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, Sacombank An Giang đã chiếm được tình cảm của đông đảo mọi tầng lớp dân cư địa phương, qua đó Sacombank từng bước tạo dựng được uy tín của thương hiệu trên địa bàn. 5.3 Thị trường – khách hàng mục tiêu và chiến lược Marketing của Sacombank 5.3.1 Thị trường, khách hàng mục tiêu Thị trường mục tiêu Mạng lưới hoạt động của Sacombank khá rộng, phân bố tại khắp các vùng trọng điểm kinh tế trên cả nước là điểm mạnh chiến lược của Ngân hàng. Từ chỗ có 4 điểm giao dịch trong phạm vi TPHCM, đến nay, Ngân hàng đã có hơn 240 điểm giao dịch, hiện diện tại 45/64 tỉnh thành, từ tỉnh địa đầu phía Bắc đến các tỉnh cực nam Nam bộ. Không chỉ mở rộng mạng lưới rộng khắp ở Việt Nam, Sacombank còn có kế hoạch mở các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Trung Quốc, Lào và Campuchia trong năm 2008. Cụ thể, ngày 08/01/2008, Sacombank đã khai trương văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chi nhánh Sacombank tại Lào và Campuchia sẽ là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp ba nước thông qua việc đáp ứng nhu cầu về đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hỗ trợ tư vấn về các giải pháp tài chính trọn gói. Và tại tỉnh ta Sacombank An Giang đang muốn mở rộng địa bàn hoạt động của mình, cụ thể họ đã thành lập được 5 phòng giao dịch tại các huyện như Châu đốc, Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, Núi Sam. Không dừng lại ở đó Sacombank An Giang đang thực hiện kế hoạch hoàn thiện hình ảnh của mình trong tâm trí khách bằng cách tiến hành xây dựng lại chi nhánh mới với quy mô lớn hơn và trụ sở khang trang hơn nhằm làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và tiện nghi hơn khi đến thực hiện giao dịch với Sacombank, còn chi nhánh hiện nay sẽ trở thành phòng giao dịch. Với mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam nói chung và tại An Giang nói riêng này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Sacombank chi nhánh An Giang trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế. Ngoài ra, hệ thống mạng lưới góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả của Ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 38 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang Khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra Sacombank cũng chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ Ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu và là Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam. Sacombank cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao. Sacombank ngoài việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, còn luôn hướng đến việc tìm tòi những cách thức tiếp cận khách hàng một cách mới lạ. Và sự hình thành Chi nhánh Hoa Việt và Chi nhánh 8/3 cũng xuất phát từ ý tưởng tiếp cận khách hàng đặc thù như người Hoa, phụ nữ. Đây cũng là cách Sacombank quảng bá thương hiệu rộng rãi một cách hiệu quả, mới lạ. Do chi nhánh là bộ phận của Sacombank hội sở nên khách hàng mục tiêu của Sacombank AG cũng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại AG nên Sacombank AG cũng nhắm vào hệ thống khách hàng cá nhân ổn định, gắn bó hoạt động trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và sản xuất kinh doanh. Vì tại AG kinh doanh nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của người dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng là một trong những ngành nghề đang phát triển hiện nay tại đây. Do đó, Sacombank nhắm vào đối tượng khách hàng này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. 5.3.2 Chiến lược Marketing Mục tiêu của chiến lược Marketing Mục tiêu chiến lược Makerting của Sacombank chi nhánh An Giang là góp phần đưa thương hiệu của Sacombank đến với công chúng ngày một gần gũi hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy Sacombank An Giang đã bám sát đường lối, kế hoạch phát triển mà Sacombank hội sở đã đề ra, điều quan trọng cơ bản là Sacombank An Giang luôn chú trọng phong cách phục vụ khách hàng: Tận tình, nhanh chóng và chu đáo, hàng năm đều có chương trình hỗ trợ khách hàng như các buổi hội thảo chuyên đề, các chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng VIP... Với đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, nhiệt tình, đã tạo được sự tín nhiệm cao từ phía khách hàng, đưa thương hiệu Sacombank ngày càng trở nên quen thuộc, ấn tượng tại thị trường An Giang Khả năng cạnh tranh Nhiều năm trở lại đây, ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao. Hiểu rõ về khả năng cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ so với mình giúp Ngân hàng đưa ra chiến lược marketing một cách hợp lí hơn, và đáp ứng đúng sự mong đợi của khách hàng để từ đó có thể giữ vững và gia tăng thị phần. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 39 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang 33% 24% 12% 5% 11% 14% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Vietcombank ACB Vietinbank Argibank Mỹ Xuyên Sacombank Hình 5.1: Ngân hàng được nhiều khách hàng sử dụng Thông qua kết quả khảo sát cho thấy Vietcombank là thương hiệu được nhiều người biết và sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ là 33%. Xếp thứ 2 là thương hiệu ACB với tỷ lệ là 24%. Thương hiệu Sacombank được 14% số người biết đến và xếp thứ 3, kế tiếp là Vietinbank và Mỹ Xuyên bank chiếm tỉ lệ là 12% và 11%; cuối cùng là Argibank. Chúng ta có thể thấy rõ hai đối thủ cạnh tranh chính của Sacombank là Vietcombank và ACB. Nhằm hiểu rõ hơn so với Sacombank, Vietcombank và ACB có những điểm mạnh và điểm yếu gì ta tiến hành phân tích hai đối thủ này như sau: ™ Ngân hàng Á Châu Thành lập ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện nay ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tổng tài sản đạt trên 3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng của ACB bình quân trên 30%/năm. Về mặt quản lý rủi ro, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1% cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ngân hàng. Kế hoạch đưa ra trong những năm sắp tới rất cao, tỷ lệ ROE luôn đạt trên 30%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 25%, hướng tới trở thành ngân hàng có quy mô trung bình trong khu vực với tổng tài sản đạt 12 tỷ USD. . ¾ Điểm mạnh ACB có thời gian hoàn tất một giao dịch rất nhanh và chính xác không thua kém gì so với Sacombank, tác phong phục vụ của nhân viên cho thấy đây là một ngân hàng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên nhiệt tình, biết tư vấn về sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho khách hàng, sẵn sàng và kịp thời giải đáp những vướng mắc trong quan hệ ngân hàng và khách hàng, được phục vụ ngay cả ngoài giờ hay ngày lễ, bất kỳ lúc nào.. ACB có nhiều sản phẩm và tiện ích cho khách hàng, có mặt ở nhiều nơi sản phẩm dịch vụ phong phú, hữu ích, thiết thực; và có tính cạnh tranh. ¾ Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh của mình, ACB vẫn tồn tại những khó khăn như: mạng lưới rộng nhưng không kết nối được với nhau, khả năng cung cấp sản phẩm bị hạn chế…. trong khi Sacombank lại có thế mạnh về mạng lưới kinh doanh được phủ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 40 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang sóng rất rộng trên toàn quốc, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đa dạng và ứng dụng được dù khách hàng đang ở bất cứ nơi đâu. Có thể nói hiện nay ACB là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Sacombank nhất vì cả 2 Ngân hàng này cùng nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời Sacombank và ACB đều có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam đang được niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội, có mạng lưới và kết quả hoạt động kinh doanh nổi trội, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại quốc doanh, cũng như các Ngân hàng nước ngoài sắp vào Việt Nam. ™ Vietcombank ¾ Điểm mạnh Trong hệ thống Ngân hàng, VCB được đánh giá là NH có thương hiệu mạnh; nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và danh mục dịch vụ tương đối hiện đại so các NHTM nhà nước khác, được kỳ vọng đủ điều kiện để cạnh tranh trên quy mô khu vực. VCB là một thương hiệu được biết đến rộng rãi tại thị trường trong nước và quốc tế, có mạng lưới ngân hàng đại lý và quan hệ SWIFT với hàng trăm ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới, giúp quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VCB thống nhất, nhanh chóng. Nếu so sánh với Sacombank thì mạng lưới hoạt động ở thị trường nước ngoài của VCB tương đối rộng hơn nhiều. Hiện VCB là trung gian lớn nhất ở Việt Nam thực hiện các dịch vụ thu chi hộ, thông báo, xác nhận L/C, chuyển tiền…Trên thị trường tiền tệ, VCB là người cho vay lớn, đối tác của nhiều dự án đồng tài trợ lớn, đồng thời cũng là trung tâm ngoại tệ liên ngân hàng. Điểm mạnh nữa của VCB là mối quan hệ rộng với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh XNK lớn. Còn Sacombank có quan hệ tốt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ VCB cũng đang là NH có thị phần lớn nhất trên thị trường thẻ, chiếm 36% tổng số thẻ nội địa, 29,7% thẻ quốc tế; 26,6% số ATM và 39,8% POS ở Việt Nam. VCB cũng là một trong những NH nội địa đầu tiên áp dụng dịch vụ cơ bản của ngân hàng điện tử. Nhờ phát triển mạnh dịch vụ nên VCB có tỷ lệ thu nhập phi tín dụng khá cao. Ở địa bàn Hà Nội tỷ lệ thu dịch vụ của VCB đạt gần 12%/tổng thu nhập (cao nhất trong khối các NHTM nội địa), nên hạn chế rủi ro so với các NH có thu nhập chủ yếu từ cho vay và đầu tư. Sản phẩm thẻ thì Sacombank hoàn toàn không thể so sánh với VCB. ¾ Điểm yếu Trước hết là năng lực kinh doanh hạn chế, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận và chất lượng tài sản chưa cao. Trên bình diện quốc tế, VCB có vốn chủ sở hữu nhỏ so với NH trong khu vực (hiện vốn chủ sở hữu của VCB là 4.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 265 triệu USD). Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo mô hình nhà nước chưa giải phóng được các năng lực cạnh tranh của NH. Cơ chế chính sách khuyến khích người lao động còn nhiều bất cập. Mô hình tổ chức của VCB còn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý (chiều ngang), thiếu tính tập trung theo chức năng (chiều dọc) nên chưa cho phép thống nhất quản lý và thực hiện đồng bộ hóa chính sách khách hàng và sản phẩm. Hiện nay phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ và cho vay các DN lớn), chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ (là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai). Do VCB chưa có lộ trình chuyển dịch hợp lý từ bán buôn sang bán lẻ, bộ máy tổ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 41 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang chức và thói quen làm việc còn chưa theo sát thị trường khiến tính sáng tạo trong việc thiết kế, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới còn hạn chế…Quá trình tái cơ cấu hoạt động và chuẩn bị cổ phần hoá kéo quá dài cũng đã ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh. Tuy VCB là một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực Ngân hàng và là đối thủ cạnh tranh của Sacombank nhưng khách hàng mục tiêu mà nó muốn hướng tới là các doanh nghiệp lớn trong khi khách hàng mục tiêu của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không đối đầu trực tiếp với Sacombank. Dù vậy chúng ta cũng phải quan tâm đến Ngân hàng này vì ngoài nhóm khách hàng là các doanh nghiệp thì nhóm khách hàng là cá nhân cũng không nhỏ. Định vị Sacombank định vị thương hiệu trong tương lai là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hiện đại tốt nhất Việt Nam”. Đồng thời, Sacombank không chỉ được công nhận là ngân hàng có dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, chất lượng phục vụ cho khách hàng Việt Nam mà còn phục vụ cho hàng triệu khách hàng tại các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Tại An Giang, Sacombank định vị cho mình là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hiện đại tốt nhất An Giang”. Để thực hiện nó, Sacombank An Giang đã cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách đưa ra nét văn hoá độc đáo cho Ngân hàng cộng với chất lượng dịch vụ tốt nhất (phụ lục 3: lý do chọn Sacombank để giao dịch chất lượng dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao 76%) để thu hút sự chú ý và làm hài lòng nhiều khách hàng hơn nữa. Cụ thể mỗi sáng thứ hai hàng tuần tất cả CBNV trong Ngân hàng đều tập trung lại hát quốc ca trước cổng vào của chi nhánh đều này vừa tạo nên sự thích thú đối với người xung quanh vừa thể hiện điểm độc đáo trong văn hoá Ngân hàng, ngoài ra khi khách hàng đến giao dịch với Sacombank luôn nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tình của tất cả các nhân viên. Chính đều này đã tạo ra sự khác biệt cho Ngân hàng và thu hút nhiều hơn khách hàng đến với Sacombank An Giang. Bằng chứng là khi được hỏi lí do chọn Sacombank An Giang để giao dịch thì ngoài uy tín của Ngân hàng, yếu tố chất lượng phục vụ rất tốt luôn được đánh giá cao. Vì vậy Sacombank muốn trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại tốt nhất An Giang thì cần phải phát huy hơn nữa những gì mà mình đã làm được và tạo ra nhiều sự khác biệt so với đối thủ để ngày càng đến gần hơn với định vị mà mình đã đề ra. Các chiến lược chức năng Bên cạnh được đánh giá là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank cũng luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Với kỳ vọng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu tại Việt Nam và có tiếng trong khu vực, Sacombank không ngừng nâng cao chất lượng trong mọi hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho mọi đối tượng khách hàng đồng thời tạo ra nhiều giá trị lợi ích cho CBNV, cổ đông, nhà đầu tư và xã hội. Với hạ tầng cơ sở thông tin cũng như chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được củng cố và hoàn thiện trong những năm gần đây, Sacombank An Giang đã không ngừng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thanh toán. Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng đã bảo đảm xử lý các giao dịch trong thời gian rất ngắn. Ngoài sản phẩm hiện tại như tiền gửi, dịch vụ thanh toán quốc tế, chi hộ... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao những tiện ích dịch vụ dành cho khách hàng; mới SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 42 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang đây, Sacombank vừa tạo ra một điểm nhấn mới trên thị trường tài chính đó là việc đưa ra 2 sản phẩm mới: dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà và tiền gửi, tiết kiệm bậc thang. Dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà là dịch vụ lần đầu tiên có trong lĩnh vực ngân hàng mà Sacombank đưa vào áp dụng đối với chuyển tiền nhanh trong nước. Với hình thức chuyển tiền nhanh này, khách hàng có thể chuyển, nộp tiền mặt hoặc ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Sacombank, để nhờ NH chuyển tiền mặt đến tận nhà hay tại một địa điểm nào đó cho người nhận do người gửi chỉ định. Với quy trình và thủ tục thực hiện đơn giản, tất cả các khách hàng có nhu cầu chuyển tiền gấp từ 100 ngàn đồng đến 100 triệu đồng tới địa chỉ mình yêu cầu đều có thể áp dụng dịch vụ này. Sản phẩm thứ 2 là tiền gửi, tiết kiệm bậc thang: Đây là loại hình tiền gửi thanh toán áp dụng cho tổ chức và cá nhân hoặc tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn áp dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân, theo đó, khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất tương ứng với từng mức số dư tiền gửi bình quân trong tháng hoặc mức tiền gửi định kỳ theo quy tắc số dư tiền gửi càng nhiều thì lãi suất càng cao. Đây là loại hình với nhiều ưu điểm vượt trội với kỳ vọng sẽ hấp dẫn được khách hàng là các tổ chức, cá nhân nhằm huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường. Trong thời gian qua, Sacombank An Giang đã tăng lãi suất tiền gửi, đồng thời áp dụng đồng loạt các chính sách linh hoạt, hấp dẫn, có lợi nhất dành cho khách hàng như: Tặng quà thưởng khi gửi tiền, cơ hội vàng Sacombank, “đến nhận tiền – về trúng lớn” cùng Sacombank... nên thu hút được số tiền gửi khá lớn. Đây là bước nhảy vọt vượt bậc để Sacombank An Giang góp phần vào việc đưa thương hiệu của Sacombank hiện nay. Đến với Sacombank An Giang, khách hàng không cần phải lóc cóc chạy ra ngân hàng để gửi hoặc rút tiền nữa, họ có thể trao đổi qua điện thoại, được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình và thậm chí, chỉ cần ngồi nhà để được phục vụ. Các khách hàng thường sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt, các chương trình khuyến mại trúng thưởng các vật phẩm rất giá trị như vàng ròng, xe ô tô, bốc thăm du lịch nước ngoài, phát hành các loại thẻ đa năng giúp người tiêu dùng thanh toán, chuyển khoản, giữ tiền tiết kiệm một cách thuận tiện và dễ dàng… 5.5 Chiến lược thương hiệu 5.5.1 Mô hình xây dựng – phát triển thương hiệu Sacombank đang áp dụng mô hình thương hiệu nguồn (hay còn gọi là thương hiệu mẹ) cụ thể: Sacombank sẽ tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống các công ty trực thuộc và công ty liên kết trong các lĩnh vực chứng khoán (Công ty Sacombank Securities - SBS), quản lý nợ và khai thác tài sản - SBA, Công Ty kiều hối-SBR Công ty cho thuê tài chính-SBL, Công ty vàng bạcđá quý-SBJ. Sacombank sẽ là hạt nhân và là trung tâm điều phối hoạt động chiến lược của toàn Tập đoàn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, hoạt động chính của tập đoàn Sacombank sẽ tập trung vào dịch vụ tài chính với trọng tâm là phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư… Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang xúc tiến tham gia vào một số lĩnh vực phi tài chính như kinh doanh và đầu tư bất động sản, đầu tư xây dựng và tham gia vào các dự án kết cấu hạ tầng, hợp tác phát triển hoạt động giáo dục đào tạo… Với các thành viên trong Tập đoàn tài chính Sacombank, việc hình thành Tập đoàn không chỉ đơn giản là việc hợp tác với nhau để tạo dựng thương hiệu, mà mục tiêu chính ở đây là sự liên kết lại, tạo nên sức mạnh tập thể nhằm mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, cùng nhau ứng dụng công nghệ hiện đại sẵn có, tận dụng lợi thế cạnh tranh và thương hiệu của Tập đoàn cũng như của các thành viên. Từ đó, quản lý chi phí SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 43 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang kinh doanh hợp lý nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp thành viên, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động của Tập đoàn ra các nước trong khu vực và quốc tế. Mô hình xây dựng thương hiệu mà Sài Gòn Thương Tín đang thực hiện là rất tốt và hoàn toàn phù hợp. Bằng chứng là hiện nay Sài Gòn Thương Tín ngày càng phát triển không những trong lĩnh vực ngân hàng mà ngay cả địa ốc, kinh doanh vàng, chứng khoán…đều đạt được những thành tựu và giải thưởng đáng kể. Điều này không những làm tăng niềm tin của người người dân đối với thương hiệu con như Sacombank, Sacomreal…nói riêng mà còn nâng cao uy tín, mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Sài Gòn Thương Tín nói chung. 5.5.2 Quản trị các nhân tố thuộc về kiến trúc thương hiệu Tên thương hiệu và mẫu logo được xem là biểu tượng kép của thương hiệu, là hai yếu tố dễ nhận biết nhất trong hình ảnh thương hiệu. Cái tên là thành tố cơ bản trong xây dựng thương hiệu vì nó là yếu tố chính hay liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế nhất, là sự liên hệ đầu tiên về một loại sản phẩm trong nhận thức của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, tên lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, nó quyết định đến sự thành bại của sản phẩm trên thị trường. Do đó đối với tên Ngân hàng là Sài Gòn Thương Tín thì khách hàng có thể hiểu Sài Gòn là nơi Ngân hàng được thành lập, còn Thương Tín chính là lời cam kết của thương hiệu Sacombank luôn đặt chữ tín lên hàng đầu – chính điều này đã một phần nào đó làm tăng niềm tin vào chất lượng sản phẩm, thúc đẩy hơn nhu cầu của người sử dụng. Song song với tên thương hiệu, dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ họa của nhãn hiệu, góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Logo của Ngân hàng thể hiện tính cân đối hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hai chữ S và G vừa mang nghĩa là Sài Gòn vừa kết nói nhau tạo nên hình ảnh của đồng tiền, còn hai chữ T vừa là Thương Tín vừa như hai bàn tay đang nâng đồng tiền tạo cho người khác cảm giác của sự thịnh vượng. Các yếu tố đồ họa thông dụng trên logo dễ nhận biết và dễ hiểu, thể hiện được hình ảnh và ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng. Câu khẩu hiệu của thương hiệu: “Sức mạnh dẫn lối thành công”. Sử dụng sản phẩm dịch vụ của Sacombank sẽ mang đến sức mạnh dẫn dường cho sự thành công… Cả tên thương hiệu, logo, câu khẩu hiệu đều thể hiện đầy đủ tất cả những gì mà Sacombank muốn nhắm đến. 5.5.3 Lời hứa thương hiệu Đây được coi như một lời cam kết mà Sacombank muốn hướng đến trong suốt quá trình xây dựng và truyền thông thương hiệu. Đó chính là “đặt chữ tín lên hàng đầu”. Và Sacombank AG đã phần nào thực hiện được điều này, cụ thể qua biểu đồ lý do chọn Ngân hàng để giao dịch (phụ lục 3) ta có thể thấy nguyên nhân khách hàng chọn thực hiện giao dịch với Sacombank là dựa vào uy tín của Ngân hàng chiếm 96,5%. Chính vì vậy Sacombank An Giang nên tiếp tục giữ gìn và phát huy mặt lợi thế này để thu hút và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với mình. 5.5.4 Tính cách thương hiệu Đối với thương hiệu việc xác định cho mình một tính cách trong quá trình phát triển là điều thể hiện đặc tính cảm xúc của thương hiệu đó. Nét tính cách của thương hiệu có thể giống bất kỳ nét tính cách nào đó ở con người như: “chân thành”, “gần gũi”, SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa Em Trang 44 Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang “cởi mở”, “năng động”... những nét tính cách này nhằm tạo ra một bản sắc nhận diện riêng cho thương hiệu. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng chọn cho mình việc xây dựng nét tính cách “năng động” “gần gũi”như là đặc tính của thương hiệu. Sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng và truyền thông thương hiệu cho ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang.pdf
Tài liệu liên quan