Khóa luận Xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 3

1.1 Tổng quan về Ngân hang thương mại 4

1.1.1Khái niệm 4

1.1.2 Chức năng của Ngân hang thương mại 6

1.2 Lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng Ngân hàng 7

1.2.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng 7

1.2.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng 9

1.3 Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ 13

1.3.1 Khái niệm 13

1.3.2 Mục đích của xếp hạng tín dụng nội bộ 13

1.3.3 Phân nhóm khách hang 14

13.4 Công cụ xếp hạng khách hang 14

1.3.5 Vai trò và tàm quan trọng của xếp hạng tín dụng nội bộ 14

1.3.6 Hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XẾP HẠNG NỘI BỘ TRONG VIỆC

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 17

2.1 Giới thiệu khái quát Ngân hàng TMCP Nam Á 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18

2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nam Á 19

2.1.3 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng 22

2.1.4 Chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á trong tương lai 23

2.2 Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng 30

2.2.1 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng 30

2.2.2 Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng khách hàng thực tế tại Ngân hàng TMCP Nam Á 42

2.3 Phân tích hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ 53

2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 53

2.3.2 Hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ 58

2.3.3 Đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng tại Ngân hang 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XẾP HẠNG NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 62

3.1 Một số kiến nghị và đề xuất đối với Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của

Ngân hàng 63

3.2 Một số kiến nghị và đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á 63

3.3 Nhận xét và đánh giá chung 66

KẾT LUẬN. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công. Kế toán trưởng: Là người giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng Nam Á, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ Ngân hàng Nam Á. Bộ máy chuyên môn nghiệp vụ: Có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Bộ máy chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nam Á: Khối Marketing: Quản lý, điều hành các hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, gồm các phòng: Phòng Phát triển Khách hàng và Phòng Marketing. Khối Quản lý rủi ro: Quản lý, điều hành các hoạt động nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gồm các phòng: Phòng Quản lý tín dụng, Phòng pháp chế và thu hồi nợ quá hạn, Phòng Quản lý rủi ro. Khối Vận hành: Quản lý, điều hành các hoạt động trong hệ thống vận hành hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, gồm các phòng: Phòng Kế toán, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Ngân quỹ và Phòng Quản lý thẻ. Khối Khu vực phía Bắc: Quản lý, điều hành các hoạt động Ngân hàng thuộc khu vực phía Bắc; trực tiếp quản lý chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, các chi nhánh khác và phòng giao dịch thuộc khu vực phía Bắc. Khối Kinh doanh I: Quản lý, điều hành công tác kinh doanh các Chi nhánh, Phòng giao dịch; tham mưu, giúp Phó Tổng Giám đốc/ Giám đốc khối quản lý, điều hành công tác kinh doanh của Phòng tín dụng. Khối kinh doanh II: Quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, gồm các phòng: Phòng Nguồn vốn, Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng đầu tư tài chính và các Công ty trực thuộc. Khối Hỗ trợ: Quản lý, điều hành các hoạt động nhằm hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh, gồm các phòng: Phòng Nhân sự, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Hành chánh quản trị và Ban nghiệp vụ Công nghệ Ngân hàng. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Tham mưu, giúp Tổng Giám đốc trong công tác kế hoạch, tổng hợp, hỗ trợ và chiến lược phát triển mọi hoạt động trong Ngân hàng. 2.1.3 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng: Đặc điểm kinh doanh: Ngân hàng Nam Á hoạt động kinh doanh chủ yếu huy động và cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế. Làm đầu mối trung gian thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh nội địa, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc…. Thị trường họat động: Tính đến cuối năm 2009, mạng lưới họat động bao gồm 49 điểm giao dịch gồm 1 Hội Sở, 16 chi nhánh và 32 phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm, một Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân Hàng Nam Á. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Nam Á tương đối đa dạng và không ngừng được cải tiến về chất lượng, hướng đến 1 ngân hàng điện tử đa năng với các sản phẩm dịch vụ như: + Sản phẩm tiền gửi + Sản phẩm tín dụng + Dịch vụ bảo lãnh + Dịch vụ chuyển tiền + Dịch vụ thanh toán quốc tế + Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ + Dich vụ ngân quỹ + Lĩnh vực hoạt động khác: hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư thương mại thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư dự án, đầu tư vào các TCTD khác dưới hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán chứng khoán. Chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á trong tương lai: 2.1.4.1 Kết quả hoạt động năm 2007 - 2009 của Ngân Hàng Thương Mai Cổ Phần Nam Á : Tính đến ngày 31/12/2009, tổng tài sản của toàn ngân hàng đạt 10,914 tỷ đồng, tăng 85,6% so với năm 2008 và tăng 108,7% so với 2007, hoàn thành 121,27 % kế hoạch năm 2009. Trong cơ cấu tổng tài sản năm 2009, vốn điều lệ tính đến 31/12/2009 là 1.253 tỷ đồng, không thay đổi so với năm 2008 nhưng tăng 117,5% so với năm 2007 và tổng vốn huy động của toàn ngân hàng là 9,444 tỷ đồng, tăng 110,14% so với năm 2008 và tăng 110,38% so với năm 2007 Hoạt động sử dụng vốn tổng sử dụng vốn của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á tính đến ngày 31/12/2009 đạt 9,912 tỷ đồng, tăng 87,74% so với năm 2008 và tăng 96,26% so với năm 2007. Trong đó đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 5,013% so với đầu năm, hoàn thành 100,26% kế hoạch năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 73 tỷ đồng, tăng cao so với năm 2008. thực hiện được 47,50% so với kế hoạch điều chỉnh trong năm 2009. lợi nhuận ròng hợp nhất sau thuế đạt 56 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trong năm 2009, Ngân hàng đã thực hiện đầu tư, mua sắm TSCĐ, nâng tổng giá trị TSCĐ của toàn Ngân hàng lên 631 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2008. trong đó, xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ chiếm tỷ trọng 32,3% giá trị đầu tư, mua sắm TSCĐ của toàn Ngân hàng. Tiến hành khởi công xây dựng hội sở mới tại địa chỉ 201-203 Cách Mạng Tháng 8, Quận 3, TP, HCM và đầu tư dự án Trường Thọ với tổng mức đầu tư đến cuối năm 2009 là 95,3 tỷ đồng. Thiết lập với Công ty TNHH Dịch vụ ElectraCard, thiết lập hệ thống chuyển mạch thẻ ElectraSwith. Sofware Pte.Ltd triển khai xây dựng hệ thống Corebanking mới song song với việc triển khai trương trình Tifab trong toàn hệ thống, xây dựng trung tâm dữ liệu phục vụ hệ thống Corebanking, Internet Banking…nhằm hướng đến việc quản lý và trao đổi thông tin, dữ liệu trên toàn hệ thống được nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Hoạt động đầu tư khác, trong năm 2009, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, tạo tiền đề thay đổi cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Hoạt động đầu tư tài chính chuyển biến tích cực với tổng số dư góp vốn liên doanh, mua cổ phần tính đến cuối năm 2009 là 104 tỷ đồng, tăng 2,14% so với đầu năm, tổng thu nhập từ hoạt động tài chính là 29,3 tỷ đồng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 36 triệu USD, giảm 54,4% so với năm 2008 do nguồn cung ngoại tệ gặp khó khăn và biến động về tỷ giá dẫn đến lượng ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á vẫn đạt kết quả khả quan trong hoạt động thanh toán quốc tế, tổng thu phí đạt 4,589 triệu đồng, tăng 89,9% so với năm 2008. đến cuối năm 2009, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á đã mở rộng quan hệ đại lý với 248 Ngân hàng nước ngoài ở 59 quốc gia trên thế giới. Công tác nhân sự, đào tạo : Trong năm 2009, Ngân hàng đã tiến hành tuyển dụng và bổ nhiệm một số cán bộ quản lý điều hành mới. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng số CBNV toàn ngân hàng là 850 người, tăng 4,94% so với cuối năm 2008. thực chi lương - phụ cấp - trợ cấp trong năm 2009 của toàn Ngân hàng tăng 12,26% so với thực chi năm 2008. Công tác kiểm soát rủi ro và kiểm soát tín dụng : mục tiêu hàng đầu là an toàn, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á đã tập trung kiểm tra, kiểm soát nội bộ. xây dựng các quy chế, quy trình, chính sách liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro và quản lý tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng TMCP Nam Á theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát rủi ro. Theo dõi và duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tính đến ngày 31/12/2009 là 19,24%, cao hơn mức an toàn vốn tối thiểu theo quy định (> 8%). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 20,26% (mức tối đa 30%). Kiểm soát và khống chế tốt chỉ tiêu nợ xấu của toàn Ngân hàng là 1,71%, đạt kế hoạch đầu năm (< 2%). Đặc biệt, Ngân hàng đã thành lập Ban xử lý nợ nhằm phối hợp chặt chẽ với phòng pháp chế cùng các đơn vị kinh doanh tiến hành thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng góp phần khống chế tốt các chỉ tiêu nợ xấu trong toàn ngân hàng. Cân đối thanh khoản trong toàn Ngân hàng, mặc dù mức lãi suất cạnh tranh lãi suất trong năm 2009 không diễn biến phức tạp như năm 2008, tuy nhiên các kênh đầu tư khác như đầu tư kinh doanh vàng, chứng khoán,.. đã hồi phục sau giai đoạn suy giảm trong năm 2008 và thu hút một lượng vốn ngắn hạn từ các nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến vốn huy động từ thị trường 1 của ngành ngân hàng. Trong điều kiện đó, Ngân Hàng Nam Á vẫn đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động, tỷ lệ sử dụng vốn thị trường 1 đến ngày 31/12/2009 là 82,8%. Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2009 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 696,188,869,395 783,379,081,820 Chi phí lãi và các khỏan chi phí tương tự 493,322,145,403 682,526,966,325 Thu nhập lãi thuần 202,866,723,992 100,852,115,495 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 21,168,875,607 10,989,363,879 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 9,408,693,574 4,311,602,453 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 11,706,182,033 6,677,761,426 Lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối (14,399,529,715 7,511,268,094 Lãi/ lỗ từ mua bán chứng khoáng kinh doanh 4,402,781,065 11,026,424,621 Lãi/ lỗ từ mua bán chứng khoáng đầu tư - - Thu nhập từ hoạt động khác 13,340,784,779 3,068,733,168 Chi phí từ hoạt động khác - - Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 13,340,784,779 3,068,733,168 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 2,374,038,190 14,907,509,739 Chi phí hoạt động 129,586,983,722 117,948,794,006 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 90,757,996,622 26,095,018,537 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 16,798,711,201 13,305,405,458 Tổng lợi nhuận trước thuế 73,959,285,421 12,789,613,079 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 17,699,529,407 3,079,415,342 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 17,699,529,407 3,079,415,342 Lợi nhuận sau thuế 56,259,759,014 9,710,197,737 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - Lãi cơ bản trên cổ phiếu 449 82 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 2.1.4.2 Những tiến bộ mà Ngân hàng đã đạt được : Về cơ cấu tổ chức, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu tổ chức tăng cường công tác tổ chức và hoạt động ngăn ngừa rủi ro, ban hành một cách có hệ thống quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á quy về hoạt động đầu tư, đã tiến hành khởi công xây dựng hội sở mới tại địa chỉ 201-203 Cách Mạng Tháng 8, Quận 3, TP, HCM, khi công trình đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đáp ứng đầy đủ hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng hiện đại. Đang xúc tiến các thủ tục đầu tư vào các dự án xây dựng nhà ở và trung tâm đào tạo CBNV Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á tại Quận Thủ Đức. Đầu tư và chuẩn bị đi vào vận hành dự án Corebanking ngay từ đầu Quý II/2010. Đây là tiền đề để Ngân hàng Nam Á triển khai các sản phẩm hiện đại đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến hành phát thẻ Ngân hàng Nam Á trong toàn hệ thống. 2.1.4.3 Kế hoạch nâng cao năng lực tài chính trong năm 2010 - 2011. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Vốn điều lệ: 3,000 tỷ đồng, tăng 139,43% so với năm 2009. Tổng tài sản: 16,500 tỷ đồng, tăng 51,18% so với năm 2009 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng vốn điều lệ - tổng tài sản giai đoạn năm 2007 - 2009 và kế hoạch năm 2010 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 Tổng huy động: 12,500 tỷ đồng, tăng 32,36% so với năm 2009. Trong đó: Thị trường 1: 10.000 tỷ đồng, tăng 65,18% so với năm 2009. Thị trường 2: 2,500 tỷ đồng, giảm 26,25% so với năm 2009. Tổng dư nợ: 6,300 tỷ đồng, tăng 25,67% so với năm 2009. Bảng 2.2 : Tỷ lệ sử dụng vốn năm 2007 – 2009 và kế hoạch năm 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2007 2008 2009 KH 2010 Huy động 2,812 3,420 6,054 10,000 Cho vay 2,699 3,750 5,013 6,300 Tỷ lệ sử dụng vốn 95.99% 109.65% 82.80% 63.00% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn huy động thị trường 1 giai đoạn năm 2007 - 2009 và kế hoạch năm 2010 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 Lợi nhuận trước thuế: 280 tỷ đồng, tăng 294,37% so với năm 2009 Biểu đồ 2.3:Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2007 – 2009 và kế hoạch năm 2010 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: < 2% Tỷ lệ thu ngoài cho vay: >30% Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ bình quân: 10% Qua kết quả hoạt động kinh doanh của như trên ta nhận thấy tình hình tài chính của Ngân hàng có dấu hiệu tốt mặc dù tình hình tài chính trong năm 2009 có nhiều biến động. 2.1.4.4 Chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á trong tương lai. Trong bối cảnh hiện nay, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thị trường Ngân hàng, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh; đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Mặt khác, Ngân hàng nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao. Mục tiêu tổng quát của Ngân Hàng TMCP Nam Á là đến năm 2020 sẽ trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, có chất lượng phục vụ ngang tầm với các Ngân hàng lớn trong khu vực. Các biện pháp thực hiện: Điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược phát triển trong từng thời kỳ, trong đó cần chuyên biệt hóa các chức năng. Điều động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn bố trí vào các vị trí thích hợp từ cán bộ điều hành các cấp đến nhân viên nghiệp vụ. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế đồng thời phát triển cho vay, trong đó chú trọng cho vay các dự án kinh tế có tính khả thi cao, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phục vụ phát triển kinh tế Phát triển mạng lưới rộng khắp Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn các hoạt động Ngân hàng Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, xây dựng chiến lược và đẩy mạnh chiến lược Marketing Ngân Hàng TMCP Nam Á phù hợp với kế hoạch hoạt động trong năm, nhằm đạt lợi nhuận tối đa từ mọi hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Nam Á. Đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm toán nội bộ, thông qua kiểm tra rà soát tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để luôn chủ động hạn chế mọi rủi ro trong hoạt đông kinh doanh, nhằm đưa Ngân hàng TMCP Nam Á ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống Corebanking với các dịch vụ đa dạng, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Thực trạng việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Nam Á. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng. 2.2.1.1 Xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân. Hạng khách hàng: Ngân hàng Nam Á xếp hạng khách hàng là cá nhân thành ba hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: A, B, C như mô tả trong bảng sau: Bảng 2.3 Phân loại khách hàng cá nhân LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO A THẤP B TRUNG BÌNH C CAO Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp Phỏng vấn trực tiếp khách hàng Xác minh thực tế Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công ty cung cấp thông tin tín dụng (nếu có) Nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Nam Á Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác Các nguồn khác… Chấm điểm các chỉ tiêu định tính: Ngân hàng Nam Á áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng “Chấm điểm các chỉ tiêu định tính” để chấm điểm các thông tin cơ bản: Bảng 2.4: Chấm điếm các chỉ tiêu định tính STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Tuổi 1 2 3 Trên 60 X Từ 18 – 25 X Từ 26 – 60 X 2 Trình độ học vấn Dưới đại học X Đại học X Trên đại học X 3 Tình trạng nhà ở Thuê X Chung với gia đình X Sở hữu riêng X 4 Tình trạng hôn nhân Độc than X Đã kết hôn và có con X Kết hôn nhưng chưa có con X 5 Số người phụ thuộc Trên 03 người X Từ 1- 3 người X 0 người X 6 Đơn vị công tác Doanh nghiệp nhỏ X Doanh nghiệp vừa X Doanh nghiệp lớn X 7 Kinh nghiệp liên quan đến công việc Dưới 3 năm X Từ 3 - 5 năm X Trên 5 năm X 8 Chức vụ hiện nay Nhân viên X Chuyên viên X Quản lý X 9 Tổng tài sản/ nợ phải trả Dưới 3 lần X Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần X 10 Tài sản bảo đảm/ nợ vay Dưới 3 lần X Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần X 11 Mức tăng trưởng thu nhập năm Dưới 30% X Từ 30% - 50% X Trên 50% X 12 Thời hạn vay Dài hạn X Trung han X Ngắn hạn X 13 Quan hệ với Ngân hàng TMCP Nam Á Khách hàng mới X Dưới 3 năm X Từ 3 năm trở lên X 14 Quan hệ với tổ chức tín dụng khác Quá hạn X Có cơ cấu nợ X Vay trả đúng hạn X Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng: Ngân hàng Nam Á áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng “Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng” để chấm điểm các chỉ tiêu định lượng. Bảng 2.5: Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Thu nhập cá nhân hàng tháng(đồng) 1 2 3 Dưới 5 triệu X Từ 5 – 10 triệu X Trên 10 triệu X 2 Thu nhập của gia đình/ tháng Dưới 10 triệu X Từ 10 – 20 triệu X Trên 20 triệu X 3 Chi phí sinh hoạt/ tháng Trên 50% thu nhập X Từ 25% - 50% thu nhập X Dưới 25% thu nhập X 4 Nợ phải trả/ tháng Trên 50% thu nhập X Từ 25% - 50% thu nhập X Dưới 25% thu nhập X Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Tổng hợp điểm và chấm điểm khách hàng: Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3. Sau khi tổng hợp điểm, cán bộ tín dụng xếp hạng như sau: Bảng 2.6: Chấm điểm khách hàng cá nhân LOẠI SỐ ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC A Từ 35 – 54 điểm B Từ 18 – 34 điểm C Dưới 18 điểm Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Trình phê duyệt kết quả và xếp hạng khách hàng: Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân, CBTD lập Tờ trình đề nghị cấp lãnh đạo quyết định cho vay (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng. 2.2.1.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp: Hạng khách hàng: Ngân hàng Nam Á xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thành 04 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: A, B, C, D như mô tả trong bảng sau: Bảng 2.7: Phân loại khách hàng doanh nghiệp LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO A THẤP B TRUNG BÌNH C CAO D RẤT CAO Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp Phỏng vấn trực tiếp khách hàng Xác minh thực tế Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, công ty cung cấp thông tin tín dụng (nếu có) Nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Nam Á Các nguồn khác… Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Ngân hàng Nam Á chia ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thành 04 nhóm gồm: Nông, lâm và ngư nghiệp Thương mại và dịch vụ Xậy dựng Công nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/ lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng dựa vào hướng dẫn bên dưới để phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động. Nông, lâm, ngư nghiệp: Chăn nuôi Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Trồng rừng Khai thác lâm sản Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản Làm muối Thương mại và dịch vụ: Cảng sông, biển Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh buôn bán, bán lẻ các loại nông sản, thủy hài sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện khí đốt. In ấn, xuất bản sách, báo chí Sửa chữa nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện giao thông Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp Tư vấn môi giới Thiết kế thời trang, gia công may mặc Bưu chính viễn thông Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không Vệ sinh môi trường, văn phòng, … Xây dựng: Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp Hạ tầng đô thị và nhà ở Xây lắp (xây dựng cơ bản), … Công nghiệp: Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khác Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác. Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải Sản xuất điện, khí đốt Khai thác khoáng sản Khai thác than, vật liệu xây dựng, dầu khí, … Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Bảng 2.8: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp STT TIÊU CHÍ TRỊ SỐ ĐIỂM 1 Nguồn vốn kinh doanh(tỷ đồng) Từ 70 trở lên 30 Từ 50 – dưới 70 25 Từ 35 – dưới 50 20 Từ 15 – dưới 35 15 Từ 5 – dưới 15 10 Dưới 5 5 2 Lao động bình quân( người) Từ 500 trở lên 30 Từ 300 – dưới 500 25 Từ 200 – dưới 300 20 Từ 100 – dưới 200 15 Từ 50 – dưới 100 10 Dưới 50 5 3 Doanh thu thuần/ năm (tỷ đồng) Từ 200 trở lên 30 Từ 100 – dưới 200 25 Từ 50 – dưới 100 20 Từ 20 – dưới 50 15 Từ 5 – dưới 20 10 Dưới 5 5 4 Nộp ngân sách/ năm (tỷ đồng) Từ 5 trở lên 30 Từ 2 – dưới 5 25 Từ 1 – dưới 2 20 Từ 0.5 – dưới 1 15 Từ 0.1 – dưới 0.5 10 Dưới 0.1 5 Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Sau khi chấm điểm quy mô khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng căn cứ vào bảng sau để xếp loại quy mô doanh nghiệp: Bảng 2.9: Phân loại quy mô doanh nghiệp ĐIỂM QUY MÔ Từ 70 – 100 Doanh nghiệp lớn Từ 30 – 69 Doanh nghiệp vừa Dưới 30 Doanh nghiệp nhỏ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Chấm điểm các chỉ tiêu định tính: Ngân hàng Nam Á chấm điểm các thông tin cơ bản của doanh nghiệp thông qua bảng biểu sau: Bảng 2.10: Các chỉ tiêu định tính STT CHỈ TIÊU ĐIỂM TỶ TRỌNG 1 Số năm hoạt động (năm) 5% Từ 1 – 2 40 Từ 3 – 5 60 Từ 6 – 10 80 Trên 10 100 2 Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo (năm) 5% Từ 1 – 2 40 Từ 3 – 5 60 Từ 6 – 10 80 Trên 10 100 3 Quản lý bán hàng (cửa hàng bán lẻ) 10% Có dưới 3 40 Có từ 3 – dưới 5 60 Cớ từ 5 – dưới 10 80 Từ 10 trở lên 100 4 Kết quả kinh doanh gần nhất 20% Có lãi 100 Hòa vốn 50 Không lãi nhưng có kế hoạch khắc phục lỗ 0 Không lãi và không có kế hoạch khắc phục -50 5 Tăng trưởng doanh thu (so với năm liền trước) 10% Từ 50% trở lên 100 Từ 20% - dưới 50% 80 Từ 0 – dưới 20% 20 Bị sụt giảm -20 6 Thông tin báo cáo tài chính 15% Đã được kiểm toán độc lập 100 Đã được cơ quan thuế kiểm tra 80 Có đầy đủ mẫu biểu theo quy định 50 Không có đầy đủ mẫu biểu theo quy định 0 7 Tồn đọng lương, BHXH, BHYT 10% Không nợ lương cán bộ, nhân viên 100 Nợ lương dưới 20% quỹ lương 60 Nợ lương từ 20% - 40% quỹ lương 20 Nợ lương trên 40% quỹ lương -20 8 Tồn động thuế 10% Không nợ tiền thuế 100 Nợ thuế dưới 10 triệu 60 Nợ thuế từ 10 – 50 triệu 20 Nợ thuế trên 50 -20 9 Tài sản bảo đảm 15% Thương phiếu (kho bạc, TP chính phủ, …) 100 Bất động sản có tính khả mãi 60 Cầm cố động sản 40 Thế chấp động sản 20 Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng Ngân hàng Nam Á dựa vào quy mô doanh nghiệp và từng loại ngành nghề để chấm điểm khách hàng các chỉ tiêu định lượng. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Bảng 2.11a: Các chỉ tiêu định lượng- Nông lâm ngư ngiệp STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chì số thanh toán hiện thời 0.7 1 1.8 0.9 1.2 2 1 1.5 2.3 15% 2 Chì số thanh toán nhanh 0.2 0.6 0.9 0.4 0.7 1.2 0.7 1 1.3 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 0.5 1 1.5 0.5 1 1.5 0.5 1 1.5 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 2 3 3.7 3 3.5 4.2 2 2.5 3.5 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 40 50 65 39 45 57 34 38 50 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 39 48 65 30 40 55 30 35 50 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 64 92 185 42 66 140 42 53 100 25% Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Ngành Thương mại, dịch vụ: Bảng 2.11b: Các chỉ tiêu định lượng- Thương mại dịch vụ STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chỉ số thanh toán hiện thời 0.8 1.1 1.8 1 1.2 2 1.4 1.7 2.5 15% 2 Chỉ số thanh toán nhanh 0.4 0.6 1.1 0.6 0.7 1.4 0.9 1.2 2 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 2 3 3.5 2 3 3.5 2 3 3.5 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 3.5 4 4.7 4.5 5 5.7 5.5 6 6.7 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 39 45 57 34 38 50 32 37 45 10% 6 Tổng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan