Ngay ban đầu cuộc khủng hoảng, dư luận thế giới đã xuất hiện những mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại toàn lực và phản ứng bảo hộ xoắn ốc như đã từng thấy ở cuộc đại khủng hoảng 1930. Tuy nhiên đó là một mối lo bị thổi phồng quá mức. Có rất nhiều chính sách bảo đảm thích hợp để ngăn chặn bất cứ cái gì giống như chính sách phá giá đồng nội tệ của những năm 1930, bao gồm 1 hệ thống đa phương vững chắc với thuế quan ràng buộc và cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin, hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do với thông thường là những ràng buộc thuế quan chặt chẽ, hành lang xuất khẩu dc tổ chức tốt, và những nguyên tắc rộng rãi chưa từng có tiền lệ của các nước trên thế giới trong chính sách đối ngoại và trong sự thịnh hành của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên công cuộc chống lại chủ nghĩa bảo hộ là hoàn toàn không dễ dàng.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2817 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.3. Hàng hóa Trung Quốc vẫn là đối tượng chủ yếu trong năm 2008
Năm 2008 một lần nữa tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc lại nhiều nhất, khoảng hơn 35% trong số các vụ kiện được khởi xướng. Có thể so sánh với giai đoạn từ 1995-2008 trong bảng dưới đây.
Bảng 5 - Các quốc gia có hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao:
Biểu 5 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Có sự tăng nhẹ về tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa EC trong năm 2008. Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trong các báo cáo bảo hộ thương mại toàn cầu gần đây, chúng ta có thể thấy rằng các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa EC thường ở mức rất thấp sau khi hàng hóa của khu vực này trở thành mục tiêu chính trong các vụ điều tra thời kỳ trước đó . Xu hướng này được thể hiện trong bảng dưới đây, bao gồm thông tin của Mỹ để so sánh.
Biểu 6 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Tương tự như vậy, chúng ta cũng cần chú ý rằng EU gia tăng đáng kể số lượng thành viên trong những năm gần đây từ 15 lên 27 thành viên. Điều này cũng làm khuếch đại phạm vi hàng hóa của EU bị kiện.
1.1.4. Tăng đột biến các vụ khởi xướng điều tra dệt may và giày da
Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ các vụ kiện chống bán phá giá năm 2008 theo ngành:
Biểu 7 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Điều đáng chú ý nhất về số liệu chống bán phá giá năm 2008 là thực tế ngành dệt may và da giày góp mặt nhiều hơn vào các cuộc điều tra chống bán phá giá so với các năm trước. Điều này được làm sáng tỏ trong số liệu dưới đây cho giai đoạn từ 1995-2008.
Biểu 8 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Việc tăng tỷ lệ phần trăm các vụ điều tra chống bán phá giá có liên quan đến ngành dệt may và da giày được thể hiện rõ trong đồ thị dưới đây.
Biểu 9 – Tỷ lệ các vụ điều tra dệt may, da giày giai đoạn 1995 – 2008
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
1.1.5. Điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng các biện pháp
Đồ thị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua các biện pháp chống bán phá giá.
Biểu 10 –Số lượng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Trong suốt cả giai đoạn có 3427 cuộc điều tra và 2190 biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Trung bình là có 64% cuộc điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng biện pháp. Tỷ lệ này là khá cao, nó cho thấy xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng phổ biến, nhất là trong năm 2008.
1.2. Xu hướng hoạt động đối kháng
Đồ thị dưới đây cho thấy xu hướng tăng trong các cuộc điều tra đối kháng.
Biểu 11- Điều tra đối kháng giai đoạn 1995 – 2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong việc khởi xướng điều tra chống trợ cấp với 6 vụ, sau đó là Canada, Australia với lần lượt 3 và 2 vụ.
Các nước sử dụng công cụ thuế đối kháng trong khoảng thời gian dài 1995-2008 được thể hiện trong bảng dưới đây. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách.
Bảng 6 - Các cuộc khởi xướng điều tra đối kháng từ 1995-2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Tương tự hoạt động chống bán phá giá, hàng hóa Trung Quốc hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các cuộc điều tra đối kháng năm 2008 với 10 vụ, sau đó là Mỹ và Ấn Độ với chỉ 2 vụ. Đây là hiện tượng tương đối mới mẻ bởi Trung Quốc chỉ mới đối mặt với 1 vụ điều tra chống trợ cấp vào năm 2004. Mặc dù vậy, đây là quốc gia có hàng hóa liên quan trong các vụ kiện chống trợ cấp nhiều thứ hai kể từ khi thành lập WTO vào năm 1995, chỉ đứng sau Ấn Độ:
Bảng 7 – Các cuộc điều tra đối kháng khởi xướng từ 1995-2008 (nước bị kiện)
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ các cuộc điều tra trợ cấp đối với Trung Quốc theo đồ thị dưới đây:
Biểu 12 – Lượng khởi xướng điều tra trợ cấp với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Nhìn chung các biện pháp bảo hộ đúng với các quy định của WTO đã được sử dụng nhiều hơn trong năm 2008. Với các mặt hàng chính là da giày và dệt may, nước bị nhắm tới nhiều nhất trong các vụ kiện là Trung Quốc, Mỹ và EC vẫn là nơi xuất phát các biện pháp bảo hộ với số lượng lớn nhất.
2. Sự đảm bảo chắc chắn chống lại siêu bảo hộ
Ngay ban đầu cuộc khủng hoảng, dư luận thế giới đã xuất hiện những mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại toàn lực và phản ứng bảo hộ xoắn ốc như đã từng thấy ở cuộc đại khủng hoảng 1930. Tuy nhiên đó là một mối lo bị thổi phồng quá mức. Có rất nhiều chính sách bảo đảm thích hợp để ngăn chặn bất cứ cái gì giống như chính sách phá giá đồng nội tệ của những năm 1930, bao gồm 1 hệ thống đa phương vững chắc với thuế quan ràng buộc và cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin, hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do với thông thường là những ràng buộc thuế quan chặt chẽ, hành lang xuất khẩu dc tổ chức tốt, và những nguyên tắc rộng rãi chưa từng có tiền lệ của các nước trên thế giới trong chính sách đối ngoại và trong sự thịnh hành của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên công cuộc chống lại chủ nghĩa bảo hộ là hoàn toàn không dễ dàng.
2.1. Chính sách thương mại thả nổi
Mỹ và châu Âu đã là những đại biểu của sự tự do thương mại toàn cầu tiến bộ trong thời kì hậu chiến. Thuế quan của Mỹ và châu Âu giảm mạnh(giảm theo đường dốc xuống) sau khi tăng vọt vào đầu những năm 30.Kết quả là US và châu Âu đã trở nên hòa nhập vào hệ thống thương mại thế giới. Sự mở cửa( xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trên GDP) đã tăng từ khoảng 6% đầu những năm 30 đến 24% vào năm 2008 ở Mỹ và từ 20 đến 70% ở châu âu.
Biểu 13 – Thuế quan của Pháp, Đức, EU và Mỹ giai đoạn 1924 – 2000
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Clemens&Williamson 2004
Tương tự, những ghi chép về tự do thương mại ở US và châu Âu thời kì hậu chiến rất ấn tượng. Bình quân thuế quan của US và EU lần lượt là 3.5 và 5.2 %, trong năm 2007, thấp hơn nhiều mức 9.9% của Trung Quốc, 14.5% của Ấn Độ, 12.6% của cho Mexico, 12% của Argentina, 12.2% của Brazil, và 6% của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là vẫn còn những hạn chế, đặc biệt khi châu Âu vẫn còn thuế quan đánh vào nông nghiệp cao hơn đáng kể so với sản xuất nông nghiệp.
Trong nhiều năm, US và châu Âu đã cấp những sự ưu tiên to lớn trong thương mại cho một loạt những nền kinh tế đang phát triển và đã tạo dựng vô số thỏa thuận thương mại tự do (FTAs). Trong suốt thời điểm bước ngoặt của chủ trương mậu dịch song phương , Mỹ đã ký 1 FTA với Canada vào năm 1989 và sau đó đàm phán để ký Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) với Canada và Mexico. Washington sau này đã ký tổng cộng 12 FTAs với những đối tác ở châu Mỹ, châu Á và Trung Đông.
Châu Âu cũng đã tạo dựng 1 lộ trình khác biệt về FTAs, tuy nhiên cũng đạt được thông qua những thỏa thuận xuyên lục địa. EU đã kết hợp cấu trúc đa khối của nó được dựa trên những FTAs trước đó với những nước Đông Âu, kết hợp với những thỏa thuận ngoài vùng với ASEAN, Ấn Độ ,và Hàn quốc. EU cũng theo đuổi thỏa thuận hợp tác Euro-Địa Trung Hải với một loạt các nước Nam Địa Trung Hải.
Cả Mỹ và EU đều nhận thức được những thỏa thuận song phương và đa phương là sự bổ sung cho chủ trương mậu dich đa phương. Chính phủ của Bush đã mưu cầu sử dụng FTAs như công cụ đẻ kích thích “tự do cạnh tranh” –để buộc các nước trên thế giới tự do hóa thương mại để thu hút FDI và những ưu tiên thương mại từ Mỹ. Những thỏa thuận này thực sự đã giải phóng cho thuế quan một cách mạnh mẽ. Mỹ đưa thuế quan về 0 áp dụng cho 90% các mặt hàng trước năm thứ 5 thi hành FTAs của nó, và 97% trước năm thứ 10, trong khi EU đưa thuế quan về 0 cho gần 80% và 85 % mặt hàng trước những năm cột mốc đấy. EU và US thì FTAs đều mang tính bao hàm cao, bao gồm những vấn đề như đầu tư, dịch vụ, bản quyền tài sản trí tuệ và giải quyết tranh chấp. Chắc chắn là vần có những ngoại lệ, cụ thể là với hạn ngạch thuế quan phức tạp vào hàng nông sản ở nhiều trong số những thỏa thuận này, cũng như những quy tắc khắc nghiệt về nguồn gốc hàng hóa trong những lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là thực phẩm, 1 số hàng công nghiệp, gệt may và quần áo.
Những chính sách thương mại tự do đã tạo ra những lợi ích to lớn cho Mỹ và EU. Trong một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi, Bradford, Grieco và Hùgbauer(2005) chỉ ra răng Mỹ kiếm dc ko ít hơn 1000 tỉ hằng năm nhờ vào toàn cầu hóa thương mại trong thời kì hậu chiến và sẽ kiếm dc 500 tỉ khác nhờ vào toàn cầu hóa trong tương lai. Hầu hết những nghiên cứu về châu âu đêu tập trung đánh giá về lợi ích của sự hòa nhập EU mà ko đạt dc những kết luận tương tự thế. Badinger(2001) nhận ra rằng nếu sự hòa nhập ko diễn ra từ năm 1950 ở châu âu, GDP trên người của EU sẽ chỉ bằng 1/5 của hiện tại.Karras cũng đã kết luận với 1 tầm quan trọng, cho rằng gấp đôi phần thương mại trong GDP sẽ làm GPD/người của mỗi nước EU tăng lên từ 4-6%.
2.2. Nỗi lo lắng về tình hình phát triển của thương mại
Những cái được từ thương mại, từ sự tự do hóa thương mại ở US và EU thì vốn không giản đơn trong cả thời kì hậu chiến cũng như trong hiện tại. Sự phổ biến của thương mại cũng đang trượt dài trên cả 2 bờ đại tây dương trước cả cuộc khủng hoảng tài chính. Thực tế, cả Mỹ và châu Âu đã chứng kiến 1 thập kỷ của dân lao động( chân tay) trong những ngành công nghiệp truyền thống, với những công nhân có thu nhập trung bình và thấp luôn than phiền về offshoring, outsourcing và cạnh tranh nhập khẩu cho sự nghèo khổ của họ.
2.2.1. Nhũng lo lắng của tầng lớp lao động
Những nỗi lo về việc làm và lương đã lan rộng từ những công nhân sx công nghiệp sang công nhân trong lĩnh vực dịch vụ, nỗi sợ hãi về offshoring ,về những công việc lao động trí óc trong công nghệ thông tin và trong kinh doanh dịch vụ đối với những nước như Ấn độ. Những công nhân lao động bây giờ cũng đang là “những mối lo lắng về lao động trí óc”. Những nỗi sợ hãi về “sự ko định vị” còn được pha trộn bởi uy thế đang tăng của BRICs( Brazil, Nga, Ấn độ, Trung quốc) trong kinh tế toàn cầu. Bộ tứ này hiện đang chiêm khoản 15% sản lượng thế giới, khoảng 1/3 lượng dự trự toàn cầu, và 45% nguồn cung cấp lao động toàn cầu, so với mức ít hơn 20% của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
Điều suy rộng về nỗi lo lắng về thương mại được giải thich cụ thể trong số lượng ủng hộ tự do thương mại tại Mỹ. Vào ngày 6/2005 theo cuộc điều tra của CNN/USA Today, 48% người Mỹ cho rằng thương mại là “ mối đe dọa đến nền kinh tế”, trong khi 44% đồng ý thương mại là “1 cơ hội để phát triển kinh tế”. Kể từ khoảng thời gian kinh tế khó khăn năm 1992, đây là lần đầu tiên phần lớn người Mỹ thấy thương mại như một mối đe dọa.
Cuộc trưng cầu dân ý Eurobarometer năm 2005 đã chỉ ra rằng 46% công dân EU có ý kiến tiêu cực về toàn cầu hóa, trong khi chỉ có 37% vấn giữ những quan điểm tích cực. “Transatlantic Trends “( xu hướng của những nước ở 2 bên bờ Đại tây dương ) vào năm 2008 đã lặp lại những kết quả này, tìm ra rằng sự ủng hộ của người Mỹ đã giảm từ 71% năm 2006 còn 64% năm 2007, của Canada và mexico từ 70 còn 61%. Người dân châu âu thì lạc quan hơn về thương mại, với 75% ủng hộ trong năm 2006 và 2007 là như nhau, nhưng phần lớn người dân Pháp, cũng như người Mỹ thì đã thấy dc những ảnh hưởng tiêu cực của thương mại lên việc làm, trái với hầu hết người dân Phần Lan, Ý, Anh, và Đức những người vẫn nhìn thương mại từ góc độ tích cực.
Cuộc thăm dò ý kiến của trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2007 cũng đưa ra những kết quả tương tự. Trong khi 59% người Mỹ vẫn ủng hộ tự do thương mại, thì mức này đã giảm đáng kể từ 78% năm 2002. Một kết quả đáng kinh ngạc nữa là đến 31% đảng viên đảng cộng hòa có ý kiến tiêu cực về thương mại, con số lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Ở Châu Âu, nơi mà những người bỏ phiếu băn khoăn giữa quan điểm ủng hộ của họ về liên minh châu âu và sự kín đáo của họ để cháp nhận thương mại tự do với những nước đang phát triển, thì mức độ giảm ít hơn. 85% người Đức và 78% người Anh bỏ phiếu ủng hộ thương mại vào năm 2007, so với lần lượt là 91% và 87% trong năm 2002. Trong khi người dân châu âu chấp nhận thương mại nhiệt tình hơn người Mỹ, họ có vẻ ít hứng thú với chủ nghĩa tư bản. Trong 1 cuộc thăm dò của đại học Maryland vào năm 2008, 62% người Đức và Ý, 59% người Anh, và gần 41% người Pháp đông ý với tuyên bố rằng:” hệ thống kinh doanh tự do và nền kinh tế thị trường tự do là hệ thống tốt nhất của thế giới trong tương lai”. Trái lại, con số này là 70% ở Mỹ, 64% ở Canada, 66% ở Trung Quốc, 68% ở Ân Độ. Trong tất cả 18 nước được điều tra, số lượng ủng hộ đã giảm từ khoảng 5 đến 10% so với năm 2002. Trong 17/18 nước được điều tra thì phần lớn hoặc đa số đồng ý rằng:” hệ thống kinh doanh tự do và hệ thống thương mại tự do khi được theo bởi sự quản lý mạnh mẽ của nhà nước sẽ là tốt nhất cho lợi ích xã hội”. Thậm chí khoảng 87% những người dân Trung Quốc-những người vón thích thị trường tự do cũng tán thành nguyên tắc này.
Tương tự, trong cuộc thăm dò ý kiến New York Times-CBS News vào tháng 3-5/2008, 58 % dân Mỹ cho răng ngoại thương là tốt đối với nền kinh tế, giảm từ 69% năm 1996, trong khi 32% cho là xấu, tăng từ 17% năm 1996. Đồng thời, 68% ủng hộ những nguyên tắc thương mại về việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước thay cho thương mại ko giới hạn, tăng so với 55% năm 1996. Trong một mức thấp nhất trong 20 năm, chỉ có 24% đồng ý rằng:” thương mại tự do phải được phép ngay cả khi các ngành công nghiệp trong nước bị tổn hại bởi sự canh tranh từ nước ngoài”, giảm từ 36% năm 1996. Trong cuộc thăm dò ý kiến Rasmussen Reports vào 6/2008, 56% dân Mỹ đồng ý rằng NAFTA cần được đàm phán lại, so với 16% không đồng ý. Trong số 39% dân Mỹ đông ý rằng FTAs của Mỹ với các nước khác” ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và gia đình bạn”, 73% cho rằng ảnh hưởng là xấu, so với 14% cho là tốt.
2.2.2. Những phản ứng từ phía Mỹ và EU
Những cuộc bỏ phiếu gần đây về vấn đề thương mại của Quốc hội Mỹ đã phản ánh những mối lo lắng. Từ những thập niên 70 cho đến sự bổ sung của NAFTA vào năm 1994, những thỏa thuận thương mại thường nhân được ủng hộ từ hơn ¾ thành viên quốc hội trong cả 2 đảng, có điều lượng ủng hộ từ đảng Dân chủ đã giảm đi kể từ đó. Từ NAFTA, lượng ủng hộ của Đảng cộng hòa về biện pháp thương mại nói chung là tăng, trong khi lượng ủng hộ của Đảng dân chủ thì khác nhau tùy theo từng tiêu chuẩn. Hiểu biết về sự tiến bộ trong quan điểm về thương mại qua thời gian đã làm cho những cuộc tranh luận gần đây xoay xung quanh vấn đề này. Sự phục hồi của Cơ quan xúc tiến thương mại (nơi cho phép tăng hoăc giảm lượng phiếu bấu của quốc hội về những thỏa thuận thương mại được đàm phán bởi những người thi hành- quan trọng đối với những nước đàm phán với Mỹ ) đã đc thông qua ở Hạ viện Mỹ vào năm 2001 với chênh lệch 1 phiếu 215-214, trong khi Thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ-Cộng hòa Dominican- Trung Mỹ được thông qua với 217-215 vào năm 2005
Sự chênh lệch mỏng manh này thật khác biệt so với 395 phiếu thuận-7 phiếu chống trong vòng đàm phán Tokyo năm 1979, so với 288-148 trong vòng đàm phán Tokyo năm 1994, và thậm chí là so với sự thông qua của NAFTA bởi phần đa số 34 (200-234) vào năm 1993. Gần đây, quốc hội được điều hành bởi đảng dân chủ đã thông qua thỏa thuận xúc tiến thương mại giữa Mỹ và Peru vào năm 2007.nhưng thất bại trong việc bỏ phiếu cho 3 FTAs chưa kết thúc giữa chính quyền Bush 2006 với Hàn quốc, Columbia và Panama. Quốc hội cũng đã để cho TPA hết hiệu lực vào năm 2007, giáng 1 đòn cho vị thế của những nhà thương thuyết tại WTO. Với Nam Hàn, những vấn đề chính là sự ko sẵn sàng của Hàn quốc trong việc mở cửa thương mại cho US. vehicles (có thể là mặt hàng xe cộ hoặc là phương tiện truyền bá) trong thỏa thuận và sự đòi hỏi của Hàn quốc về những giới hạn thương mại lên thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, với Panama thì nguyên nhân thường được trích dẫn là tình trạng bạo lực chống lại những người lãnh đạo công nhân, và với Panama thì đó là đặc tính của sự phát ngôn sai lạc của những người phát ngôn của quốc hội Panama.
Tuy nhiên, điều khích lệ ở đây là cả Mỹ và EU đều đã ko viện đến những biện pháp bảo hộ thực sự mặc dù những lo ngại về thương mại đang tăng nhanh.Nhưng đã có những sự thúc đẩy bảo hộ bắt đầu xuất hiện trong những chính sách về nhà đầu tư nước ngoài. Trong vài năm gần đây, Washington và những nước tư bản phương Tây, cùng với Nga, Australia, Canada, và các nước châu Á, đã giới hạn lượng FDI và FPI, xét đến cơ sở an ninh quốc gia và an toàn công cộng(Marchick and Slaughter 2008).Nhiều trong số những biện pháp này đang được nhìn nhận như một nỗ lực để che chở cho những nhà sx và đầu tư bản địa.
Hơn nữa, chiến dịch cơ bản của Đảng dân chủ cũng không nhấn mạnh khuyến khích những người kinh doanh tự do. Trong đó, các ứng cử viên, bao gồm cả Obama, kêu gọi sự tạm ngừng FTAs, bắt đầu ý tưởng về sự tái đàm phán NAFTA, và chỉ ra một ít xu thế để kết thúc vòng đàm phán Doha.Liên đoàn lao động Mỹ-Đại hội các tổ chức công nghiệp(AFL-CIO), tiếng nói mạnh mẽ trong suốt chiến dịch, đã thỉnh cầu chính quyền sắp tới để đình chỉ sự thương lượng mua bán trong tất cả các công ước thương mại và đầu tư mới và xem xét lại những thỏa thuận trong quá khứ.(AFL - CIO đã kêu gọi những ưu tiên mới của chính phủ cho 3 PTAs chưa ký và một khuôn mẫu mới cho những thỏa thuận thương mại trong tương lai. Liên bang cũng rất ủng hộ luật thương mại. Tuy nhiên, khách quan hơn thì mặc dù những cuộc đàm phán thỏa thuận giữa Mỹ-Malaysia được khởi xướng bởi chính quyền Bush đã ngừng lại thì chính quyền Obama với trách nhiệm về thương mại mở của đã được thực hiện.
2.2.3. Tình trạng chán nản của vòng đàm phán Doha
Những chương trình nghị sự về thương mại giữa Mỹ và EU đã trở nên khó khăn hơn nhiều ở mức độ đa phương trong vài năm gần đây. Những sự thương lượng của WTO tại vòng đàm phán Doha bắt đầu từ năm 2001 đã dừng lại một lần nữa vào tháng 7/2008, ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính đang tích tụ vì sự bất đồng giữa các quốc gia trung gian-ở đây là Mỹ, Trung quốc, Ấn độ. Vòng cuối của vòng đàm phán Doha đã được cho là sẽ xoay quanh khoảng cách giữa thuế quan ràng buộc và thuế quan áp dụng, khoảng cách mà các nước phát triển cho là quá lớn trong trường hợp biểu thuế của những nước đang phát triển và mở cửa cho chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu và nếu các nước đang pt quyết định nâng thuế quan áp dụng theo hướng lãi suất ràng buộc.Thế nhưng thay vào đó, cuộc đàm phán lại xoay quanh những nguyên tắc bảo hộ đặc biệt bí mật. Nguyên tắc này sẽ cho phép Ấn Độ giải quyết vấn đề thuế quan đánh vào nhập khẩu nông nghiệp nếu và khi luồng nhập khẩu chạm tới một lượng phần trăm nhất định sản xuất trong nước. Mức kích hoạt dự kiến của Ấn độ tại mức 15% sản xuất trong nước(nếu nhập khẩu nông nghiệp của Ấn Độ vượt qua 115% trong 1 giai đoạn nhất định, nghĩa là Ấn Độ sẽ được cho phép áp dụng thuế hải quan 25-30% trên thuế ràng buộc lên sản phẩm, được xem là quá thấp bởi những quốc gia thành viên của WTO, đặc biệt với những nước xuất khẩu nông nghiệp như Brazil, Argentina và Mỹ, nơi từ chối mức kích hoạt dưới 140%.Cuối cùng, Trung Quốc, đất nước của hàng triệu nông dân, đứng cùng hàng với Ấn Độ.
Sự than phiền của Ấn Độ, Brazil, và những quốc gia đang phát triển then chốt khác là về nguồn trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp của EU và Mỹ - được xem là cung cấp cho nông dân một sự cạnh tranh ko lành mạnh trên trường quốc tế.Thực tế Washington phân phát trợ cấp cho nông dân-trung bình khoảng 6,4 tỉ hằng năm trong giai đoạn 1995-2007-nhưng vẫn ít hơn những gì được cho phép dưới nguyên tắc của WTO.Về EU thì đã đơn phương khóa cửa để hỗ trợ cho nông dân theo Chính sách nông nghiệp phổ biến(CAP) trong chu kỳ ngân sách 10 năm-(được biết như “triển vọng tài chính”-cái gần nhất trong đó được thi hành vào năm 2003), và giữ họ tách khỏi bàn đàm phán nhiều bên, cái mà làm giảm đi sự cho và nhận(tương tác)đối với những đối tác thương mại của EU.(EU tiêu tốn xấp xỉ 40% ngân sách của nó(50 tỉ euros/60 tỉ USD) để trợ cấp cho nông dân.Pháp là người hưởng hoa lợi chính, taking 23%.Tiếp theo sự sửa đổi CAP vào 6/2003, trợ cấp của EU được cho là vẫn giữ nguyên cho đến năm 2013, nhưng tách riêng ra khỏi mức sản xuất.
Một sự thúc đẩy mới cho vòng đàm phán Doha được khởi động vào 12/2008, chút thay đổi trong động lực đàm phán đã diễn ra trong suốt 6 tháng - sự sụp đổ tài chính đã không tạo ra đủ sự thúc đẩy để kết thúc vòng đàm phán -và các bộ trưởng không bao giờ nhóm họp, một phần vì sự không đồng tình của những quốc gia then chốt về cuộc họp bộ trưởng vào tháng 12.
3. Những khó khăn thử thách đối với tự do hóa thương mại
3.1. Nỗ lực chống bảo hộ của toàn thế giới
Tác động của những biện pháp bảo hộ mậu dịch là tiêu cực. Hầu hết những nhà phân tích đều đồng ý rằng sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ quốc tế không chắc chắn xảy ra. Ví dụ như nguyên tắc”mua hàng Mỹ” và trợ cấp xuất khẩu đã vấp phải những sự chỉ trích trên toàn cầu. Đa số các diễn đàn quốc tế từ cuộc họp của G20 đến Davos đã đưa ra sự đồng tình về những ảnh hưởng phá hoại của chủ nghĩa bảo hộ sẽ có đến sự hồi phục kinh tế toàn cầu và tương lai của sự hợp tác đa phương.
Cũng như thế, cuộc khủng hoảng có lúc đã dẫn đến nỗ lực để làm thương mại thuận tiện.Như một phần trong nỗ lực làm cho nền kinh tế tiếp tục, những nước như Argentina, Nga, Indonesia, và Mexico đã tiến hành cắt giảm thuế quan và thuận tiện hóa thương mại. Argentina đã cắt giảm thuế xuất khẩu lên mặt hàng lúa mỳ và ngũ cốc khoảng 5% đến lần lượt là 23% và 20%. Nga đã giảm thuế xuất khẩu cho mặt hàng phân bón nitrogenous, complex và phosphoric từ 8.5 đến 0%.Indonesia đã tuyên bố tăng thương mại bằng cách sử dụng hệ thống điện tử trung tâm cho kê khai khách hàng ở 2 cảng then chốt. Mexico cũng tuyên bố nỗ lực thuận tiện hóa thương mại của nó trong giai đoạn 2009-2013 sẽ bao gồm giảm thuế quan khoảng 80% lên những hàng hóa công nghiệp nhâoj khẩu từ những quốc gia không có những thỏa thuận thương mại ưu đãi).
Cả Mỹ cũng như EU đều dường như là không hướng về việc từ bỏ những cuộc đàm phán đa phương.Có thể tưởng tượng được sự đặc biệt nhạy cảm của chính quyền Obama đối với những hậu quả quốc tế do sự cam kết ngập ngừng từ Mỹ đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
Hơn nữa, ngày nay có rất nhiều chính sách bảo hiểm chống lại chủ nghĩa siêu bảo hộ dã xảy ra trong những th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam.doc