Khóa luận Xu thế liên kết trong ngành hàng không trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 4

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG 4

1. Khái niệm vận tải hàng không 4

2. Đặc điểm của vận tải hàng không 4

2.1. Ưu điểm 5

2.2. Hạn chế 6

3. Vai trò của vận tải hàng không 7

II. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 8

1. Khái quát về ngành hàng không trên thế giới 8

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành vận tải hàng không quốc tế 8

1.2. Những nét đặc trưng của ngành hàng không quốc tế 12

1.2.1. Vận tải đường hàng không quốc tế mang tính quốc tế cao 12

1.2.2. Vận tải hàng không quốc tế là ngành kinh doanh tổng hợp 12

1.2.3. Vận tải đường hàng không có xu hướng tự do hóa toàn cầu 13

1.2.4. Xu hướng liên minh toàn cầu ngày càng rõ nét 13

2. Khái quát về ngành hàng không Việt Nam 14

2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành hàng không Việt Nam 14

2.2. Vai trò của ngành Hàng không Việt Nam đối với nền kinh tế quốc dân 16

CHƯƠNG II. XU THẾ LIÊN KẾT TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI 18

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG THẾ GIỚI 18

1. Thực trạng hoạt động 18

2. Xu thế phát triển 20

 

2.1. Phi điều tiết Vận tải hàng không 20

2.2. Hợp nhất và liên minh giữa các hãng hàng không 21

II.XU THẾ LIÊN KẾT TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI 22

1. Tính tất yếu và các tác động của liên minh liên kết trong ngành Hàng không 22

1.1. Tính tất yếu 22

1.2. Các tác động của việc liên kết trong ngành Hàng không 23

1.2.1. Tác động tích cực 23

1.2.2. Tác động tiêu cực 24

2. Các xu thế liên kết 26

2.1. Xu thế thành lập liên minh 26

2.1.1. Nội dung hợp tác trong liên minh 26

2.1.2. Các yêu cầu khi tham gia một liên minh 29

2.1.3. Một số liên minh liên kết lớn trên thế giới 30

2.2. Xu thế liên danh giữa các hãng hàng không 40

2.2.1. Các hình thức liên danh 40

2.2.2. Một số liên danh giữa của các hãng hàng không trên thế giới 40

CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ LIÊN KẾT 43

I. TÌNH HÌNH LIÊN MINH LIÊN KẾT CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 43

1. Các hãng hàng không của Việt Nam 43

1.1. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) 43

1.2. Hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines 45

2. Tình hình liên minh liên kết của ngành hàng không Việt Nam 46

2.1. Vietnam Airlines 46

2.1.1. Liên danh với Japan Airlines 47

2.1.2. Liên danh với Thai Airways 48

2.1.3. Liên danh với Air France 48

 

2.1.4. Liên danh với American Airlines 50

2.2. Pacific Airlines 51

2.2.1. Liên danh với Eva Airways 51

2.2.2. Liên danh với Bangkok Airways 51

2.2.3. Liên danh với Jetstar 52

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ LIÊN KẾT 52

1. Những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trước xu thế liên minh liên kết 52

1.1. Chính sách phát triển của Singapore Airlines (SQ) trước xu thế liên minh liên kết 52

1.2. Chính sách phát triển của Korean Air (KE) trước xu thế liên minh liên kết 54

1.3. Chính sách phát triển của Thai Airways (TG) trước xu thế liên minh liên kết 55

2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 57

2.1. Đối với Chính Phủ 57

2.1.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và đội máy bay 57

2.1.2. Tạo môi trường hợp tác, kinh doanh thuận lợi 58

2.2. Đối với ngành Hàng không Việt Nam 59

2.2.1. Nâng cấp chất lượng dịch vụ 59

2.2.2. Quy hoạch mạng đường bay hợp lý 61

2.2.3. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin 62

2.2.4. Phát triển chương trình khách hàng thường xuyên FFP và khả năng hợp tác tham gia FFP của các hãng khác: 62

2.2.5. Xây dựng cơ chế phân chia thu nhập hợp lý 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 67

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xu thế liên kết trong ngành hàng không trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá thẻ lên máy bay, thẻ hành lý, kiểm tra chứng từ vận chuyển, cơ chế tính điểm thưởng cho khách hàng thường xuyên FFP. Các dịch vụ này còn thu xếp thời gian nối chuyến ngắn nhất giữa các lần bay do các hãng khác nhau khai thác. Họ cũng có thể phối hợp dịch vụ trên không như các thông báo trên chuyến bay (đảm bảo tên của hai hãng đều được thông báo), các chương trình giải trí, báo chí... nhằm tạo ra dịch vụ hành khách chất lượng tương đương nhau trên các chuyến bay liên danh do các hãng thành viên khác nhau khai thác. Thành lập một ban chuyên quản trị chất lượng chung Ban quản trị này có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng trong nhiều lĩnh vực như điều hành bay, thủ tục phục vụ hành khách, hành lý. Nó cũng đồng thời thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện. Các hãng thành viên cũng có thể tổ chức một số nhóm liên hãng quản lý chất lượng với nhiệm vụ tương tự. Quy định chung về giá vé, xuất vé và phân chia thu nhập Giá vé được các hãng xây dựng và thực hiện độc lập, nhưng các hãng tham gia hợp tác đều được phép xuất vé trên các chuyến bay liên danh. Do đó, hợp tác về kế toán doanh thu giữa các hãng hết sức quan trọng và phức tạp. Các hãng phải xác định cơ chế phân chia thu nhập thông qua hợp đồng chia chặng đặc biệt hoặc một cơ chế tính toán được sự đồng ý trước của các bên tham gia. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi hãng. Xây dựng chiến lược tiếp thị và phân phối chung Khi tham gia vào liên minh, hoạt động này sẽ do cả liên minh quyết định thay vì từng hãng riêng lẻ như trước. Thông thường, mỗi liên minh phát triển và khuyếch trương biểu tượng chung (Umbrella Brand). Biểu tượng này phải liên kết một cách hài hoà với biểu tượng riêng của các hãng thành viên. Trong một số hoàn cảnh, chỉ có biểu tượng chung được quảng bá, trong khi mỗi hãng cũng cần giữ gìn biểu tượng riêng để khách hàng nhận biết hãng đó ở các thị trường khác nhau. Ngoài ra, còn có các hợp tác chung về bán và quảng cáo, sử dụng các trang thiết bị bán, đặt giữ chỗ, đào tạo nhân lực, chương trình hoa hồng khuyến khích đại lý, thiết lập mối quan hệ đại lý bán vé và chương trình phát triển sản phẩm. Hợp tác về chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) Đây là nội dung rất được hành khách, đặc biệt là khách kinh doanh, công vụ - đối tượng khách đi lại thường xuyên và trả giá vé cao, quan tâm. Nó được coi là lợi ích rõ ràng nhất của liên minh hàng không. Đồng thời, việc hợp tác FFP là làm cho mỗi hãng coi hãng kia là đối tác ưu tiên trên toàn cầu. Do vậy, điều thiết yếu trong liên minh là các hãng thành viên phải tham gia vào chương trình FFP của nhau. Việc tính điểm thưởng và trả thưởng có thể được thực hiện trên chuyến bay của cả hai hãng theo một tỷ lệ hợp lý. Sử dụng chung trang thiết bị, dịch vụ Những yếu tố này bao gồm trang thiết bị sân bay, phục vụ mặt đất, bảo dưỡng và dịch vụ hành khách, phục vụ kỹ thuật, kho hàng, trang thiết bị phục vụ tổ bay và điều hành bay....Với việc dùng chung trang thiết bị, các hãng thành viên có thể tiết kiệm chi phí hoạt động. Nó cũng cung cấp cho hành khách dịch vụ nối chuyến ở mức độ tương xứng với nối chuyến trực tiếp. Tuy nhiên, các ký hiệu tại các trang thiết bị dùng chung phải được hiển thị chức năng, ký hiệu nhận biết chính xác hãng hàng không và các dịch vụ được cung ứng, kể cả tên hiệu. Hợp tác vận chuyển hàng hoá Cũng như đối với khách hàng, các hãng phải thoả thuận về phối hợp khai thác sản phẩm chung, cơ chế phân chia thu nhập, dùng chung trang thiết bị hàng hoá, văn phòng bán... trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện nay hợp tác về hàng hoá trong các liên minh còn rất hạn chế. Để vận hành toàn bộ các nội dung trên, mỗi liên minh lập ra một uỷ ban cao cấp, để xem xét kế hoạch và thực hiện các lĩnh vực hợp tác giữa các hãng thành viên; đưa ra quyết định cuối cùng về việc làm hài hoà các chính sách tiếp thị và hình thành các hệ thống chung; phối hợp chung giữa lãnh đạo của các hãng thành viên; giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, còn lập ra rất nhiều tổ, nhóm hỗn hợp giải quyết các công việc liên quan đến từng chuyên ngành hẹp và lĩnh vực hợp tác. 2.1.2. Các yêu cầu khi tham gia một liên minh Để mở rộng phạm vi hoạt động cạnh tranh với các liên minh khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách, mỗi liên minh đều cần kết nạp thêm thành viên mới. Mỗi liên minh có những điều kiện riêng, nhưng nói chung, một hãng hàng không muốn tham gia vào một liên minh toàn cầu, cần đạt được các tiêu chuẩn sau: Có mạng bay đủ rộng hỗ trợ cho mạng bay chung Một liên minh thường có sự tham gia của các hãng hàng không hàng đầu tại các khu vực khác nhau, với mạng bay phủ hầu như toàn bộ khu vực đó. Để làm được điều này, bản thân các hãng phải có một mạng bay rộng để củng cố thực lực và sức cạnh tranh cho liên minh. Trên thực tế, chỉ khi thực sự cần thiết các liên minh mới kết nạp thêm các hãng nhỏ, có mạng đường bay hạn chế. Có độ an toàn, an ninh tốt Yếu tố này tác động rất lớn tới uy tín của toàn bộ liên minh. Do đó, thông thường nếu muốn gia nhập một liên minh, an ninh của một thành viên phải được nhà chức trách hàng không của các thành viên khác phê chuẩn. Có năng lực và sự cam kết cung ứng dịch vụ chất lượng cao Ngay khi bắt đầu thành lập liên minh cũng như khi xét kết nạp thêm thành viên mới, các liên minh thường chọn những hãng có khả năng và cam kết cung ứng dịch vụ chất lượng cao tương đương nhau vì quyền lợi uy tính chung của liên minh. Có khả năng phát triển hệ thống quản lý liên minh Hệ thống này được xây dựng dựa trên dữ liệu về hành khách ở trung tâm, kết nối với hệ thống đặt giữ chỗ, chương trình FFP, kế toán doanh thu, phân chia thu nhập, phân tích thị trường và hệ thống quản trị lợi nhuận. Có hai cách xây dựng hệ thống: một là các thành viên cùng đầu tư xây dựng hệ thống chung; hai là mỗi hãng đầu tư hệ thống riêng nhưng bảo đảm khả năng kết nối, truy cập và hệ thống của nhau. Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống quy trình, quy định phối hợp giữa các hãng thành viên, đào tạo nhân viên và các chi phí nghiên cứu, phát triển, đầu tư sản phẩm mới. 2.1.3. Một số liên minh liên kết lớn trên thế giới Liên minh toàn cầu So với chiều dài 101 năm của lịch sử hàng không thì liên minh các hãng hàng không dân dụng còn rất son trẻ, chưa tròn 10 năm tuổi đời. Thế nhưng trong thời tự do thương mại, nhiều bầu trời địa phương và khu vực đã mở rộng đón máy bay của mọi hãng thì sự thành lập liên minh toàn cầu đã trở thành chuyện khó có thể tránh khỏi. Ngày nay, khoảng 80% hành khách đi lại bằng đường hàng không trên thế giới đang là khách của 3 liên minh hàng không đó là: Star Alliance, Sky team và One world. [15]. Ngoài ra còn có Liên minh Wings và Liên minh xuyên quốc gia gồm 10 hãng hàng không Liên minh Star Alliance Tháng 5/97, liên minh này chính thức ra đời với 5 hãng trụ cột là: Air Canada, Lufthansa, SAS, Thai International Airways và United Airlines. Ngày 15/10/1999, Website chính thức của Star ra đời, cho phép khách hàng đặt giữ chỗ trực tuyến tại địa chỉ www.star-alliance.com, cung cấp giá vé theo tiền địa phương, vé sau khi mua có thể được gửi đến bằng thư hoặc thông qua vé điện tử, ghi nhớ vào chương trình FFP, cho phép kiểm tra mọi chuyến bay thẳng hoặc nối chuyến của liên minh trên một hành trình cho trước, đặt phòng khách sạn, thuê ô tô... Tháng 11/2001, hãng này có những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức nhằm tăng cường hiệu quả cạnh tranh. Cũng trong năm này, hãng thiết lập một hệ thống cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ qua mạng Internet. Star Alliance liên tục được bầu là liên minh hàng không có các dịch vụ tốt nhất thế giới, theo bình chọn của tổ chức Skytrax vào các năm 2003,2005,2007(3/8/2007) Liên minh Star Alliance hiện nay có 17 thành viên, bao gồm: Air Canada (Canada), Air New Zealand (New Zealand), ANA (Nhật Bản), Asiana Airlines (Hàn Quốc), Austrian (Áo), bmi (Anh), LOT Polish Airlines (Balan), Lufthansa (Đức), Scandinavian Airlines (Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy), Singapore Airlines (Singapore), South African Airways (Nam Phi), Spanair (Tây Ban Nha), SWISS (Thuỵ Sỹ), TAP Portugal (Bồ Đào Nha), Thai Airways (Thái Lan), United (Mỹ) và US Airways (Mỹ). Liên minh này hy vọng cuối năm 2007 và tới năm 2008 sẽ ký thoả thuận với các hãng hàng không ấn Độ và Nga, nhằm mở rộng tầm với của hãng tới các nền kinh tế đang phát triển nhanh. Liên minh hoạt động khắp các châu lục, đã tạo ra một khung vé chung toàn cầu (round the world fares), bay tới gần 800 điểm quốc tế tại hơn 112 nước. Tổng số máy bay đang khai thác của liên minh vào khoảng 2000 chiếc. Kể từ khi thành lập, họ đã phục vụ 400 triệu hành khách. Hiện nay, trung bình cứ mười giây lại có một chuyến bay của Star cất cánh (9557 chuyến/ngày). Theo IATA, Star chiếm khoảng 26,7% tổng thị trường VTHK quốc tế. Việc mở rộng khả năng cộng điểm thưởng của chương trình FFP đã tạo điều kiện cho các hãng thành viên thu hút được nguồn khách mang lại thu nhập cao. [20] Mục tiêu của Star là nối liền tối đa số lượng đường bay trên toàn thế giới sau khi mở rộng mạng bay của các hãng thành viên. Điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các hãng hàng không cũng như cho hành khách, giảm bớt được cái chi phí và phối hợp được lịch bay của mình, đảm bảo thuận tiện cho hành khách khi bay nối chuyến. Star Alliance hiện đang tập trung vào chuyên chở hành khách, cũng đang nghiên cứu mở rộng sang lĩnh vực vận tải hàng hoá, một đề xuất được hãng thành viên All Nippon Airways của Nhật Bản ủng hộ. Vận tảI hàng hoá là môi trường hoàn toàn khác, nhưng Star Alliance hy vọng sẽ thành công. Ngoài ra, nhiều hãng hàng không không thuộc Star Alliance đang hợp tác Codeshared song phương với một số thành viên của nhóm theo quy chế giá vé round the world Liên minh Sky Team (Bảng 2 phần phụ lục) Đây là liên minh lớn thứ 2 thế giới sau Star Alliance, được thành lập vào ngày 22/06/2002 với 3 hãng trụ cột là Air France, Korean Air và Delta Airlines. Tính đến nay, liên minh này đã kết nạp thêm 7 thành viên nâng tổng số thành viên trong liên minh lên con số 10, đó là các hãng: Aeroflot (Nga), Aeromexico (Mexico), KLM (Hà Lan), Alitalia (ý), Continental Airlines (Mỹ), Czech Airlines (Cộng Hoà Séc), Northwest Airlines (Mỹ). Theo IATA, Sky Team chiếm 24,6% thị trường vận chuyển hàng không thế giới. Mỗi năm, hãng hàng không này vận chuyển 341 triệu lượt hành khách, khai thác mỗi ngày 14.320 chuyến bay đến 658 thành phố ở 130 nước. Mạng bay của Sky Team bao phủ các điểm chính của bắc bán cầu, chiếm gần 80% số chuyến bay của toàn thế giới. [20] Trong liên minh này, AF là hãng hàng không chủ đạo. AF đã ký hiệp ước song phương và giữ quyền kiểm soát đối với các hãng còn lại. Mục tiêu của Sky Team là coi trọng quyền lợi của khác hàng, thiết lập những đường bay với những sản phẩm được hành khách ưa chuộng nhất, phục vụ theo yêu cầu của họ, phấn đấu tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ, mở rộng mạng bay, dịch vụ tối ưu hơn và dành nhiều quyền lợi mới cho khách hàng, làm chuyển biến môi trường cạnh tranh của các liên minh toàn cầu. Hệ thống thông tin hoà mạng của Sky Team cho phép người ta liên lạc với 659 phòng vé ở 451 sân bay và đại lý của Sky Team để nhận những thông tin và dịch vụ phòng vé cho tất cả hành khách của các hãng thành viên. [20]. Hành khách muốn nối các chuyến bay của các hãng thành viên, chỉ cần làm thủ tục đăng ký bay (Check in) một lần, hoặc để kiểm tra lịch bay, các thông tin khác như loại máy bay, thông tin về bữa ăn, xác nhận vé, giờ bay, giá vé, chỗ ngồi... Sky Team cũng có những chế độ ưu đãi riêng đối với những hành khách là hội viên chương trình khách hàng thường xuyên FFP. Hành khách là hội viên của chương trình này của 1 trong 10 hãng hàng không thành viên Sky Team có quyền lợi như chờ chuyến bay trong phòng khách của tất cả các hãng này và nhất là được chon lựa khả năng bay nối chuyến nhiều hơn trước. Cũng như các liên minh khác, Sky Team đang đi dần đến mức tập trung quầy vé của mọi hãng thành viên vào chung một nhà ga hàng không ở bất cứ sân bay quốc tế nào họ có thể làm được. Như vậy hãng sẽ giảm được chi phí sử dụng mặt bằng và hành khách bớt phải chạy tìm đúng quầy để đổi thẻ lên máy bay. Liên minh One World (Bảng 1 phần phụ lục) Liên minh One World gồm 4 hãng trụ cột là American Airlines, British Airways, Qantas và Cathay Pacific. Mặc dù đã có kế hoạch liên minh song phương từ năm 1996 nhưng đến tháng 9/1998, liên minh giữa British Airways và American Airlines mới chính thức ra đời do vấp phải trở ngại từ cả Mỹ và EU... Lo ngại việc hợp tác trên có thể tạo ra sự độc quyền, phía Mỹ đưa ra điều kiện để thông qua liên minh là một hiệp định hàng không theo kiểu “bầu trời tự do” giữa Anh và Mỹ, còn EU yêu cầu hai hãng này phải nhượng lại khoảng 300 giờ hạ cất cánh (slots) tại hai sân bay của London là LHR và LGW để tạo điều kiện cho các hãng cạnh tranh khác cùng khai thác. Điều này làm nảy sinh kế hoạch liên kết trên thị trường toàn cầu của Oneworld. Sau đó, hình thức liên doanh FFP đã hình thành, tạo thành mạng đường bay liên kết chặt chẽ giữa các hãng hàng không. Bằng cách này, các hãng trong liên minh đã tạo thành một mạng đường bay thuận tiện tới khoảng 560 điểm trên toàn cầu, cung cấp và hỗ trợ cho nhau nguồn hành khách. Ngoài ra, một số hãng còn tham gia các hiệp định chung code với các hãng khác không thuộc Oneworld. Trong khi dó, Canadian Airlines, sau khi thôn tính được Air Canada, đã chia tay với Oneworld hồi tháng 6/2000. Trong khi chờ phê duyệt hoạt động, nhằm nhanh chóng cạnh tranh với “Star Alliance”, AA, BA cùng với CP, CX và QF tìm ra hình thức hợp tác mới tránh sự kiểm duyệt của các nhà chức trách HK. Do vậy, việc thành lập Oneworld không hoàn toàn giống như các cuộc sát nhập khác trong cùng thời gian mà tuyên bố không hợp tác theo kiểu liên danh mà chỉ phối hợp một số lĩnh vực. Hiện nay, Oneworld có 10 thành viên là American Airlines (Mỹ), British Airways (Anh), Cathay Pacific (Hongkong), Finnair (Phần Lan), Iberia (Tây Ban Nha), LAN (Chilê), Qantas (Úc), Japan Airlines (Nhật Bản), Malev (Hungary), Royal Jordanian (Jordani) với gần 250 nghìn nhân viên, mạng đường bay phủ tới 573 điểm tại 136 nước và lãnh thổ, chiếm 18,3% tổng thị trường VTHK quốc tế và doanh thu vận tải hàng năm đạt tới 300 tỷ USD, 10 hãng phối hợp với nhau trong những chương trình: Quảng cáo biểu tượng của liên minh; hợp tác trong FFP; sử dụng chung phòng chờ tại sân bay cho khách hạng thương gia; cung ứng cho hành khách những dịch vụ thuận tiện tại sân bay nối chuyến; xây dựng một chương trình giá chia chặng chung cho tất cả các hãng thành viên. [18] Không như các liên minh khác thường chọn các đối tác có tầm cỡ tương đương để hợp tác, bản thân tên gọi Oneworld đã truyền đi bức thông điệp của liên minh là nhằm thu hút các hãng nhỏ hơn để hoàn thiện mạng bay toàn cầu. Năm 2005, One World được tạp chí Business Traveller trao tặng giảI thưởng liên minh hàng không xuất sắc nhất.. Ngoài ra, theo kết quả bầu chọn của 80.000 chuyên gia công ty lữ hành của hơn 200 nước và lãnh thổ, One World còn được nhận giải Liên minh hàng không hàng đầu thế giới của World Travel. Đây là lần thứ 2 liên minh này được vinh dự nhận giảI thưởng này Đến nay, One World là liên minh hàng không duy nhất cho phép hành khách có thể bay ở toàn hệ thống đường bay của các hãng thành viên với vé điện tử. Liên minh Wings Năm 1993, ngay sau khi Mỹ và Hà Lan được ký hiệp định theo kiểu “Open Sky”, hai hãng KLM và Northwest đã chính thức thành lập một liên minh chiến lược mang tính toàn cầu với những lĩnh vực hợp tác như: liên danh trên các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương, nối liền châu Âu và Bắc Mỹ; phối hợp về lịch bay qua các điểm bay chung nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng; ưu tiên hiển thị sản phẩm của nhau trên hệ thống đặt giữ chỗ; phối hợp về giá; hợp tác về chương trình FFP; cùng sử dụng các thiết bị sân bay và đầu tư mua cổ phần của nhau; lập kế hoạch mở rộng thị trường thông qua việc sát nhập thêm các hãng hàng không khác. Năm 1989, ba hãng Continental Airlines, KLM và Northwest Airlines đã ký thoả ước chung code, quản lý, tiếp thị và chương trình FFP. Tuy nhiên, vốn đầu tư của KLM trong Northwest Airlines đá bị bán mất ngay sau đó. Năm 1999, Northwest Airlines đã mua cổ phần trong Continental Airlines và nắm quyền kiểm soát cổ phần. Ngoài ra, Northwest và Continental đã thông báo một kế hoạch hợp tác, song kế hoạch này đã bị bỏ dở do phải đối đầu với một khó khăn liên quan đến chống độc quyền ở Mỹ. Năm 1998, KLM và Alitalia đã hợp tác đầu tư vào liên minh, lời lỗ chia đều. Alitalia Airlines thì liên danh chung code với Continental Airlines. Tháng 4/2000, KLM và Alitalia Airlines đã phải tạm chia tay do KLM thiếu kinh nghiệm trong quá trình tư hữu hoá Alitalia Airlines và tỏ ra thiếu năng lực trong phát triển sân bay Milan Malpensa. Tháng 8/2000, Alitalia Airlines chính thức rút khỏi liên minh. KLM đang thương lượng với British Airways để tìm phương án hợp nhất. BA là hãng hàng không lớn nhất của châu Âu, với đối tượng phục vụ chủ yếu gồm hành khách hạng sang. Còn KLM xếp thứ 4, có ưu thế trong việc vận tải hành khách chuyển tiếp ở châu Âu. Hai hãng này hợp nhất sẽ bổ sung lợi thế cho nhau, tạo ra hãng hàng không lớn thứ ba thế giới, sau United Airlines và American Airlines. Liên danh chung code giữa KLM, Northwest và Alitalia cũng bị huỷ bỏ. Các cuộc thương lượng giữa KLM với Continental vẫn tiếp tục và đã đưa ra chương trình hợp tác. Liên minh xuyên quốc gia gồm 10 hãng hàng không Sự hình thành tập đoàn xuyên quốc gia gồm Swiss Air, Sabena, Turkish Airlines, AOM, TAP Air Portugal, Air Europe, LOT Polish Airlines, Crossair, Volare, Air Littoral, Portugalia được coi là một trong những ví dụ điển hình cho hình thức liên minh này. Phần lớn các hãng hàng không này đều là các hãng hàng không lớn, nằm trong danh sách 50 hãng hàng không dẫn đầu thế giới. Một số thành viên đã tham gia mua cổ phần của American Airlines và một số thành viên khác của Oneworld. Hiện tại, US Airways và United Airlines đang tìm cách sáp nhập để tham gia vào tập đoàn này. Đặc điểm của tập đoàn là sự hợp tác giữa các hãng hàng không khu vực. Phần lớn các hãng này đều thâu tóm các hãng nhỏ hợp nhất. Kết hợp chiến lược khai thác các chặng đường ngắn nối chuyến với các đường bay dài thông qua các hình thức liên doanh. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào tập đoàn, hình tượng hãng hàng không quốc gia của các hãng hàng không nhỏ sẽ bị mất đi sau khi hợp nhất và dễ bị mất quyền bay trên không phận của nước mình. Ví dụ: Hãng Virgin Atlantic, sau khi hợp nhất với Sair và South African Airways với Sair thì không được coi là hãng hàng không quốc gia nữa. Liên minh liên kết giữa các hãng hàng không trong cùng một quốc gia Liên kết giữa các hãng hàng không trong tập đoàn của Hoa Kỳ Cũng như các tập đoàn hàng không trên thế giới, trong các tập đoàn hàng không ở Hoa Kỳ có sự phân công phối hợp giữa các hãng hàng không. Các hãng hàng không lớn (Major Airlines) là bộ mặt của tập đoàn khai thác các đường bay tầm trung và đường dài bằng máy bay tầm trung và tầm xa, thân rộng. Các hãng hàng không con hay liên kết khai thác các đường bay ngắn hơn bằng loại máy bay khu vực và hỗ trợ cho mạng đường bay của hãng hàng không mẹ. Ví dụ: American Airlines có các hãng hàng không khu vực là American Eagle, American Connection; United Airlines có các hãng hàng không khu vực là United Express, TedSM; Delta Airlines có các hãng hàng không khu vực là Delta Shuttle, Delta Connection; Còn Continental Airlines có các hãng hàng không khu vực là Continental Express. Quy mô của các hãng hàng không mẹ cũng như các hãng hàng không con hay liên kết ở Hoa Kỳ đều rất lớn, phù hợp với tính chất gom tụ và hỗ trợ cho hãng hàng không mẹ trong thị trường nội địa và khu vực rất lớn của Hoa Kỳ. Với một ngành hàng không rất phát triển và cạnh tranh khốc liệt, liên kết giữa các hãng hàng không trong các tập đoàn ở Hoa Kỳ cũng rất đa dạng. Ngoài dạng liên kết phổ biến trên thế giới hiện nay là dựa trên cơ sở quyền sở hữu về vốn theo quan hệ mẹ-con, ở Hoa Kỳ các hãng hàng không còn tự nguyện liên kết với nhau thông qua thoả thuận hoặc cam kết hợp tác. Các dạng thoả thuận hoặc cam kết hợp tác gồm: Khai thác đường bay( bay gom khách về các điểm trung chuyển), sử dụng thương hiệu, biểu tượng, mã hiệu chuyến bay, hệ thống đặt chỗ, các dịch vụ thủ tục chuyến bay của hãng hàng không tạo bộ mặt của tập đoàn. Dưới đây là những ví dụ thực tế liên kết giữa các hãng hàng không trong một số tập đoàn ở Hoa Kỳ: Tập đoàn ARM (American Airlines là hãng hàng không tạo bộ mặt của tập đoàn), American Eagle được thành lập năm 1984 từ việc tách một bộ phận từ American Airlines để bay khu vực và hỗ trợ cho mạng đường bay của American Airlines. Ngoài ra American Airlines còn ký thoả thuận Marketing với 3 hãng hàng không độc lập Chautauqua Airlines, Regions Air và Trans States Airlines cung cấp các chuyến bay gom tụ cho American Airlines đến St. Louis bằng mã hiệu chuyến bay của American Airlines với tên thương hiệu là American Connection. American Eagle và American Connection đều sử dụng biểu tượng (logo) của American Airlines. Tập đoàn UAL (United Airlines là hãng hàng không tạo bộ mặt của tập đoàn), ngoài việc thành lập hãng hàng không chi phí thấp (low-cost carrier) TedSM (năm 2003) để cạnh tranh với các hãng hàng không chi phí thấp ở Hoa Kỳ, United Airlines còn có hợp đồng với 7 hãng hàng không nhỏ ở Hoa Kỳ để gom khách từ những thành phố nhỏ của Hoa Kỳ và Canada đến các điểm trung chuyển của mình dưới tên khai thác là United Express. Các hãng hàng không gom tụ cho United Airlines là Chautauqua Airlines, Colgan Air, GoJet Airlines, Mesa Airlines, Shuttle America, SkyWest Airlines và Trans States Airlines. Các chuyến bay của United Express được sử dụng với mã hiệu chuyế bay của United và máy bay được sơn biểu tượng của United Airlines. Tập đoàn Delta Airlines có các hãng hàng không con, toàn bộ vốn của Delta Airlines là Delta Shuttle, Comair và Atlantic Southeast Airlines. Delta Shuttle khai thác các đường bay ngắn với tần suất cao giữa Boston, New York và Washington. Còn Comair và Atlantic Southeast Airlines cùng với một số hãng hàng không nhỏ ở Hoa Kỳ như Chautauqua Airlines, Shuttle America, SkyWest và Freedom Airlines khai thác một số chuyến bay ở nam California đến các sân bay trung chuyển của Delta Airlines dưới hợp đồng khai thác đường bay bằng thương hiệu Marketing là Delta Connection. Trong tập đoàn Continental Airlines, có công ty con là hãng hàng không khu vực Expressjet Airlines khai thác dưới tên Continental Express. Ngoài ra, có 4 hãng hàng không khác của Hoa Kỳ là Cape Air, Colgan Air, Commut Air và Gulfstream International Airlinesbay gom cho các chuyến bay của Continental Airlines dưới tên là Continental Connection. Sự liên kết này chỉ là thuần túy về mặt thương mại, Continental Airlines không có đầu tư tài chính nào vào 4 hãng hàng không này. Như vậy, ngoài việc đầu tư liên kết về vốn để sinh lời và có quan hệ khế ước lẫn nhau, các hãng hàng không trong tập đoàn của Hoa Kỳ còn tự nguyện liên kết nhằm tạo sự phân công, phối hợp, đảm bảo tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau, đồng thời còn có thể sử dụng những lợi thế của nhau để cùng phát triển, đặc biệt là tận dụng được lợi thế hiệu quả do quy mô trong vận tải hàng không. Trên mạng đường bay tầm ngắn và khu vực, hãng hàng không mẹ sẽ thực hiện chức năng của hãng hàng không Marketing (Marketing Airlines), còn hãng hàng không con sẽ thực hiện chức năng hãng hàng không khai thác (Operating Airlines) cho hãng hàng không mẹ. Nhờ vậy, hãng hàng không mẹ sẽ tập trung vào cạnh tranh và khai thác mạng đường bay toàn cầu mà vẫn đảm bảo có mạng đường bay khu vực của mình do hãng hàng không con khai thác. Các hãng hàng không con sẽ tận dụng được các hệ thống thương mại, bán, công nghệ thông tin, dịch vụ mặt đất của hãng hàng không mẹ mà không phải đầu tư vào những hoạt động này, đặc biệt là được sử dụng thương hiệu, biểu tượng của hãng hàng không lớn, có tên tuổi. Liên minh Newstar Aviation Allience của Trung Quốc Liên minh được thành lập năm 1998 gồm 6 hãng ShenZhen Airlines, Shichuan Airlines, Shandong Airlines, Wuhan Airlines, Central China Airlines và Hainan Airlines. Tuy nhiên năm 2002, Chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương sáp nhập các hãng hàng không trong nước để thành lập 3 tập đoàn hàng không mạnh là Air China, China Southern Airlines và China Easten Airlines nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường quyền chủ động cho các hãng hàng không trong môi trường hội nhập hàng không toàn cầu. 2.2. Xu thế liên danh giữa các hãng hàng không 2.2.1. Các hình thức liên danh Cùng với hình thức liên minh vận tải hàng không ngày càng phát triển thì liên danh giữa các hãng cũng đang lan rộng trên toàn cầu. Nếu như liên minh vận tải hàng không là chiến lược vĩ mô tạo điều kiện cho các hãng dựa vào nhau, ràng buộc nhau để cùng tồn tại và phát triển, thì hình thức liên danh là chiến lược vi mô, nó là chiếc nút thắt chặt thêm mối quan hệ giữa các hãng hàng không, là một hình thức phân chia lại lợi nhuận giữa các hãng hàng không. Xu hướng này đang lan tỏa từ các hãng nhỏ trong cùng một khu vực, cho đến các đối tác quốc tế lớn trên toàn cầu. Hiện nay li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT071.DOC
Tài liệu liên quan