XKLĐ đã thu được những kết quả và hiệu quả tốt về kinh tế. Người đi XKLĐ thời kì 10 năm trở lại đây mặc dù chỉ bằng 1/3 so với thời kì 1980 - 1992 tuy nhiên lại có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với thu nhập của lao động trong nước và cao hơn 3 đến 6 lần so với lao động xuất khẩu giai đoạn trước. Bình quân sau một hợp đồng (thường là hai năm) mỗi lao động tiết kiệm được số ngoại tệ tương đương khoảng 100 triệu đồng mang về nước. Do mức thu nhập hàng tháng bằng ngoại tệ của người lao động cao, nên số ngoại tệ chuyển về trong nước cũng nhiều hơn so với trước đây. Cũng theo như chỉ tiêu thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động XKLĐ (đã nêu trong phần 1.1.2 - Chương 1) số liệu của Ngân hàng TƯ thông báo thì năm 2000 nước ta đã có gần 1 tỷ USD và năm 2001 là 1,25 tỷ USD do người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong điều kiện thiếu nguồn vốn bằng ngoại tệ để nhập máy móc và công nghệ của nước ngoài. “Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu lao động của Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đổi sang cơ chế mới, các doanh nghiệp vừa thoát khỏi sự bao cấp của Nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trường, đôi khi còn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước. Giai đoạn 1992 - 1994 là một giai đoạn khó khăn và không thuận lợi với nước ta, chỉ có một số ít doanh nghiệp là kí được hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với số lượng nhỏ vào khoảng 5.000 lao động.
Những năm sau đó, các doanh nghiệp của chúng ta đã bước đầu có sự chủ động trong nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyền thống XKLĐ để mở rộng thị trường sang các khu vực mới, từng bước hoà nhập vào thị trường quốc tế. Tính tới thời điểm hiện nay chúng ta đã tiếp cận và thâm nhập được vào thị trường lao động ở nhiều nước và khu vực trên thế giới như Đông Bắc á, Đông Nam á, Trung Đông và Bắc Phi... ngoài ra, cũng đang từng bước mở rộng thị trường lao động tới một số bán đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mĩ.
Chỉ tính riêng tới thời điểm năm 2000, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đã cấp giấy phép cho 79 công ty, trong đó có 2 công ty thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, 18 công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, 6 công ty thuộc Bộ Xây dựng, 15 công ty thuộc UBND các tỉnh, thành phố và một số công ty thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể khác...hoạt động trong lĩnh vực này. Cho tới năm 2001 đổi và cấp thêm giấy phép cho một số doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh là 159 doanh nghiệp. Trong đó: Doanh nghiệp Nhà nước TW: 81; Doanh nghiệp Nhà nước địa phương: 62; Doanh nghiệp đoàn thể: 13 (trong đó liên minh hợp tác xã: 4 doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 1 doanh nghiệp, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM: 5 doanh nghiệp, Công đoàn: 1 doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp: 2 doanh nghiệp); Doanh nghiệp tư nhân: 3 (Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng, Công ty TNHH Quốc Dân - Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo - TP Hồ Chí Minh)
Trong tổng số 159 doanh nghiệp có giấy phép này đã có 106 doanh nghiệp ký được hợp đồng (trong năm 2001 có 79 doanh nghiệp kí được hợp đồng). Có 19 doanh nghiệp được cấp giấy phép từ năm 2000 trở về trước vẫn chưa có hợp đồng. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp tập nghề ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các công ty như công ty VINACONEX, công ty LOD, công ty OLECO, VIETRAXIMEX, SULECO, SOVILACO, TRACIMEXCO, TRACODI, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, công ty COALIMEX, INTERSERCO, INLACO SAIGON, VITRASCHART và TRAENCO... đã tham gia hoạt động và mang lại những thành quả nhất định, ngoài ra còn có một số các công ty xây dựng của ta trúng thầu trong việc làm đường ở Lào, xây nhà ở Arâp Xêút...
2.2.2.2. Kết quả đạt được
Mặc dù sau năm 1991, số lao động xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu giảm sút đáng kể, hoạt động XKLĐ của nước ta cũng vẫn đang ngày một gia tăng với số lượng lao động đi sang nước ngoài cao, tốc độ tăng trưởng tương đối vững chắc năm sau cao hơn năm trước.
Biểu 2.2 : Số lượng lao động được xuất khẩu từ năm 1992 đến năm 2001
Đơn vị tính : người
Năm
Số lao động được đưa đi XKLĐ
1992
1.022
1993
810
1994
3.960
1995
9.230
1996
10.050
1997
12.660
1998
18.470
1999
12.240
2000
21.810
2001
31.500
Tổng số
121.752
Nguồn : Cục quản lý lao động với nước ngoài
Phân tích biểu đồ: Số lượng lao động xuất khẩu trong 10 năm qua tăng rõ rệt, nhất là vào những năm gần đây. Giai đoạn đầu do còn có nhiều khó khăn về cơ chế quản lý và kinh nghiệm cùng với việc thị trường bị thu hẹp, số lao động được xuất khẩu đi có giảm sút từ năm 1992 đến 1993. Tuy nhiên cho tới năm 1994 tình hình này đã được cải thiện, số lao động xuất đi các nước tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Năm 1994 số lượng XKLĐ là 3.960 tới năm 1995 đã tăng lên thêm gần 3000 người, đây là con số khả quan tạo động lực cho các doanh nghiệp nước ta tiếp tục vững bước phát triển và ổn định thị trường. Cho tới giai đoạn năm 1996, 1997 con số tăng trưởng lao động trong lĩnh vực XKLĐ bị giảm sút so với năm trước, nhưng năm 1997 là năm tiến hành Đại hội Đảng VIII, Đảng và Nhà nước bắt đầu cải cách nền kinh tế thị trường, đưa ra những chính sách và đường lối mới cho hoạt động kinh tế của nước ta. Bởi vậy, bước sang năm 1998 chúng ta đã thu được kết quả khả quan cao. Tỉ lệ lao động xuất khẩu lại một lần nữa tiếp tục tăng cao, số lao động được xuất sang thị trường nước ngoài là 18.470 tăng 5810 lao động so với năm trước. Sang năm 1999 do những biến động của thị trường thế giới và khu vực, cùng với sự suy giảm kinh tế thế giới, số lượng lao động xuất khẩu của ta lại một lần nữa giảm sút xuống còn 12.240 thấp hơn cả giai đoạn năm 1997. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời chấn chỉnh và ban hành những Nghị định mới nhằm hỗ trợ việc XKLĐ điển hình là việc đưa ra nghị định 152/2000/NĐ-CP, đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia khác có nhu cầu sử dụng lao động tạo ra thị trường mới cho các doanh nghiệp trong nước. Có thể nói năm 2000 là năm thu hoạch của nước ta trong lĩnh vực này, số người đi lao động tại các thị trường nước ngoài tăng 9570 người, cao nhất từ trước tới giờ, mang lại một nguồn ngoại tệ hơn 1 tỉ đô la Mĩ cho quốc gia, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước. Nhận thức được rõ vai trò của XKLĐ trong năm 2001, nước ta đã xuất khẩu được 31.500 lao động sang thị trường các nước, tạo bước tăng đáng kể trong hoạt động kinh tế quốc gia. Và theo thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2002 này, số lao động xuất khẩu của nước ta đã tăng vọt lên 41.200 người, cao hơn cả tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của các năm trước gần đạt mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước cho XKLĐ toàn năm 2002. Xét tổng quát số lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài 5 năm từ 1997 đến 2001 ta có là 96.680 người tăng gấp 3,8 lần so với thời kì 1992 đến 1996. Thu nhập bình quân của mỗi lao động đi xuất khẩu đạt trung bình 400 USD/ tháng. Số ngoại tệ thu về cho ngân sách nhà nước thời kì 1997 - 2001 ước tính hàng năm đạt khoảng 220 triệu USD chưa kể số lao động hết hợp đồng hiện đang sinh sống, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Nếu tính cả những người này thì số tiền chuyển về nước hàng năm của lao động nước ta sẽ lên tới 1,25 tỷ USD Nguồn: Số liệu của Cục quản lý lao động với nước ngoài.
.
Phân tích riêng tình hình năm 2001 có thể thấy rõ, đây là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện Nghị định số 152/CP/2000 của Chính Phủ. Đây cũng là năm thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài có những thay đổi cơ bản về nhu cầu, chất lượng, và cơ cấu. Đó là sự đòi hỏi ngày càng cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỉ luật, sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán cũng như các quy định quốc tế. Điều này trở thành các tác động tích cực đối với nước ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ XKLĐ. Không bỏ lỡ thời cơ, Đảng và Nhà nước trong năm qua đã chỉ đạo sâu sát cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu được hơn 3 vạn lao động đạt 125% so với kế hoạch Chính phủ giao và đạt 105% kế hoạch do Bộ Lao động - Thương binh xã hội giao tăng 44,3% so với năm 2000. Trong đó có: 18.500 lao động đi theo hợp đồng cung ứng lao động; 4.000 lao động đi theo hợp đồng nhận thầu; 7.068 lao động đi theo hợp đồng hợp tác trực tiếp, 1.900 đi theo hợp đồng cá nhân
Trong tổng số 79 doanh nghiệp được kí hợp đồng thời hạn năm 2000 (đã nêu ở phần 2.2.1.2) có: 8 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, 4 doanh nghiệp đưa được từ 500 lao động đến 1000 lao động, 8 doanh nghiệp đưa được 200 lao động đến 500 lao động.
2.2.3. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành.
Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỉ qua cơ cấu ngành nghề cũng đã có những sự chuyển đổi phù hợp.
Nếu như trước đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu và Liên Xô cũ chủ yếu là lao động phổ thông, trừ một số lao động đi theo hình thức hợp tác chuyên gia giữa nước ta và các nước như Ăngola, Angiêri...lao động Việt Nam đều được đưa đi theo diện “tình anh em”, “vừa lao động, vừa đào tạo”. Chính vì vậy nên chất lượng lao động đưa đi thường là thấp, nhất là trình độ tay nghề và ngoại ngữ.
Sang tới giai đoạn thực hiện đổi mới cơ chế này, do yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đưa đi xuất khẩu, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề được đào tạo cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thời kì trước đây.
Biểu 2.3 : Số lao động xuất khẩu chia theo ngành nghề tiếp nhận từ năm 1992 tới 2000
Đơn vị tính: người
Ngành nghề
Số lượng
Xây dựng
23.000
Cơ khí
8.000
Mộc
1.500
Dệt may
11.000
Thuyền viên đánh cá
5.500
Thuyền viên tàu cá
9.000
Chuyên gia giáo dục, y tế và nông nghiệp
1.500
Các nghề khác và lao động phổ thông
29.640
Tổng số
89.140
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài, năm 2001.
Số liệu trong biểu cho thấy, tuy có nhiều thay đổi nhưng lao động nước ta xuất sang các nước khác vẫn chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động có trình độ thấp. Đa số họ làm các nghề về xây dựng, dệt may, đánh cá, chỉ có một số ít là làm các nghề đòi hỏi trình độ cao như chuyên gia giáo dục y tế và nông nghiệp, mộc, vận tải biển.
Tới năm 2001 cơ cấu ngành nghề này đã có thay đổi tuy chưa đáng kể. Các nghề làm thuyền viên đánh cá, may mặc, điện tử tăng cao với số người tham gia ngày càng đông. Chỉ tính riêng lĩnh vực thuyền viên đánh cá có 5500 người chiếm khoảng 30% so với lao động trên biển, thêm vào đó còn xuất hiện một số ngành nghề mới như giúp việc nội trợ, xây dựng phần mềm và lập trình viêc quốc tế... Đây mới chỉ là con số ít chưa đáng mừng, do vậy trong những năm tới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam còn cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo trình độ và ngành nghề cho người lao động và chuyên gia.
2.2.4. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo các thị trường xuất khẩu
Từ năm 1992 đến nay, ngoài các thị trường chủ yếu cũ mà chúng ta đã có từ trước như thị trường Liên Xô, thị trường các nước Đông Âu, Irak... thị trường lao động của ta đã được mở rộng sang rất nhiều quốc gia thuộc các khu vực khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Lao Động - Thương binh xã hội, hiện nay lao động nước ta đang làm việc trên 40 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các vùng lãnh thổ có cơ chế thị trường mà giai đoạn trước đây ta thường gọi là “thị trường khu vực II”. Đây hầu hết là những thị trường chưa từng tiếp nhận lao động Việt Nam. Đặc điểm của các thị trường này thường là :
Đòi hỏi cao về chất lượng người lao động, từ tư cách phẩm chất, năng lực, trình độ ngoại ngữ tới ý thức kỉ luật, khả năng hoà nhập...Rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng lao động mặc dù chỉ cần nhận một số ít lao động song vẫn sang Việt Nam để trực tiếp tuyển chọn, phỏng vấn người lao động hoặc không thông qua trực tiếp tuyển chọn nhưng vẫn qui định thời gian thử việc. Nếu người lao động không đạt yêu cầu thì công ty cung ứng lao động phải đưa về nước và cử người khác sang thay thế bằng chi phí của chính mình.
Nhu cầu lao động giản đơn giảm so với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Tuy nhiên nhu cầu về lao động ở khu vực 3D (dangerous, dirty, difficul - nặng nhọc, nguy hiểm và môi trường thiếu vệ sinh) vẫn còn cao, đặc biệt là ở các nước phát triển. Nhu cầu lao động dịch vụ có xu hướng gia tăng nhất là đối với lao động nữ giúp việc gia đình và khán hộ công.
Người lao động phải chấp nhận mức lương thấp so với mặt bằng chung. ở nhiều nước có qui định về mức lương tối thiểu, người lao động nước ngoài thông thường chỉ được hưởng mức lương tối thiểu đó, còn ở các nước không có qui định về mức lương tối thiểu thì giá công lao động nhiều khi được quyết định dựa theo quốc tịch của người lao động.
Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước XKLĐ. Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam á này, chúng ta đã phải cạnh tranh với các quốc gia như : Thái Lan, Philippin, Indonesia... đều là những nước đã có truyền thống và kinh nghiệm XKLĐ từ nhiều năm trước.
Các khu vực thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam:
2.2.4.1. Khu vực Châu á :
Đây là thị trường lớn và giàu tiềm năng nhất của nước ta. Thị trường này có thể chia theo các khu vực :
. Khu vực Đông Bắc á chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan.
. Khu vực Đông Nam á, Khối ASEAN như Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Philippin... và chủ yếu là CHDCND Lào.
Các thị trường tiêu biểu :
1.Thị trường Nhật Bản :
Nhật Bản từ lâu đã được coi là một quốc gia có chính sách “đóng cửa” đối với lao động nước ngoài. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, người nước ngoài chỉ được vào Nhật làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu những năm 1991, Nhật Bản lại đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Đây là một biện pháp được hoan nghênh đối với các nước XKLĐ. Người lao động nước ngoài ở đây chỉ được hưởng quy chế “tu nghiệp sinh”( trainee) và hưởng “ trợ cấp tu nghiệp” (trainee allowance) nhưng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương của người lao động ở một số thị trường khác. Từ năm 1995 đến nay, chính sách này lại được mở rộng thêm một bước: vào năm thứ 2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh được hưởng quy chế gần giống lao động (được hưởng lương thay cho trợ cấp tu nghiệp, được phép làm thêm giờ...)
Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản và từ đó đến nay số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1993 chúng ta chỉ đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp thì năm 1997 đã có 1312 người và cho tới nay chúng ta đã đưa đi được khoảng 9000 lao động (thông qua việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, con số thực tế còn lớn hơn nữa nếu tính cả những người đi theo các kênh đầu tư và thương mại)
Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản còn thấp, trong cả thời kì 1993 - 1999 ta chỉ đưa được có 7.023 người , chiếm 2,3% tổng số lao động nước ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản, nếu so với số lượng lao động Trung Quốc đưa sang Nhật tu nghiệp thì còn là quá thấp. Từ năm 1993 đến 1999, Trung Quốc đã đưa sang Nhật 123.117 người, chiếm trên 40% tổng số Nguồn: Số liệu của tổ chức Đào tạo hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JITCO, 2000
. Thị trường Nhật Bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật Bản tu nghiệp phải được học tiếng Nhật trước khi đi và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác.
Tuy nhiên, thị trường lao động Nhật Bản lại phát sinh vấn đề người lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lương cao hơn. Tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2001 là 9,75% cao hơn tất cả các nước khác và cao gấp nhiều lần một số nước (Trung Quốc - 1,04%, Thái Lan - 0,91%, Philippin - 2,07%, Indonesia - 2,54% Nguồn: số liệu của JITCO
). Đây chính là nguyên nhân làm cho các chủ sử dụng lao động Nhật Bản không tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tư cách đạo đức cũng như khả năng làm việc của lao động nước ta.
2. Thị trường Hàn Quốc :
Là một quốc gia có diện tích 90.000km2, bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỉ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trưởng thần tốc biến đất nước này trở thành “con hổ” mạnh của kinh tế khu vực Châu á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ.
Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1993. Nhưng khác với Nhật, Hàn Quốc giao cho hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kì đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Cho tới năm 2001, nước ta đã xuất khẩu sang được thị trường này khoảng 28.000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển.
Từ cuối năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi rõ rệt (Năm 1997 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6.275 người năm 1998 giảm xuống còn 4.880 người). Nhưng từ năm 2000, do kinh tế Hàn Quốc đã được phục hồi, số lượng tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập khá, tuy trong thời kì Hàn Quốc gặp khủng hoảng tài chính có gặp một số khó khăn, nhưng hiện nay đã ổn định trở lại.
Thị trường Hàn Quốc là thị trường không khó tính như thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khỏe tốt và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn.
Mặc dù vậy, cũng tương tự như ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Hàn Quốc nổi lên vấn đề lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp ở xí nghiệp khác với tỉ lệ rất cao. Tại thời điểm tháng 6 năm 2000, có khoảng 9.600 người lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc, trong đó có tới 3.500 người lao động đã bỏ hợp đồng làm việc bất hợp pháp và 600 người đi du lịch ở lại bất hợp pháp Nguồn : Số liệu Bộ quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
. Song nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước ta với phía Hàn Quốc, nên nước bạn vẫn sẵn sàng tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ta, nhưng do tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng quá cao cũng phần nào ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc,
nhất là xét về góc độ dài hạn.
3. Thị trường Đài Loan :
Đài Loan là một thị trường XKLĐ mới của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Đài Loan đã thường xuyên qua lại để tìm hiểu, gặp gỡ, đàm phán và kí kết hợp đồng.
Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao, nhưng chính quyền thì giới hạn chỉ được nhận 300.000 lao động nước ngoài. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràngvà chặt chẽ đối với lao động nước ngoài.
Từ đầu những năm 1991, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan, Philippin, Malaisia và Indonesia, đến cuối năm 2000 mới nhận thêm lao động Việt
Nam. Trong những năm qua, lao động Thái Lan và lao động Philippin đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường này (Thái Lan hiện có khoảng 133.000 lao động, chiếm 49,28%, Philippin có khoảng 114.000 lao động, chiếm khoảng 42,22% tổng số lao động nước ngoài Nguồn: theo số liệu của Uỷ ban lao động Đài Loan
) . Trong điều kiện tham gia sau nhưng tổng số lao động vẫn bị giới hạn như cũ, lao động Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cho mình, do phải cạnh tranh với lao động các nước khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy nên trong thời gian đầu, tốc độ đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan còn chậm vì phải đợi thời hạn hợp đồng của lao động các nước khác hết mới có thể thay thế được.
Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường khó tính. Họ chủ yếu tiếp nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở, và có những qui định rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nước như với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của người lao động, tỉ lệ bỏ hợp đồng sẽ trở thành nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường ở nước này. Đây là một điều hết sức khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới.
Thị trường Đài Loan (cũng như một số thị trường khác) có nhu cầu rất cao về lao động làm các dịch vụ gia đình (lao động giúp việc gia đình, trông trẻ em, chăm sóc người già, người ốm). Loại hình lao động này hiện nay ta đang tiến hành làm thí điểm để rút kinh nghiệm mở rộng.
Cho tới nay đã có 139 doanh nghiệp Việt Nam chuyên doanh XKLĐ được phép cung ứng lao động cho Đài Loan. Có khoảng 30 doanh nghiệp kí được hợp đồng và đã đưa được khoảng 6.000 lao động (trong đó số lao động nữ là 3.256) sang làm việc ở Đài Loan, tập trung vào những ngành chủ yếu như điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá, khán hộ công và giúp việc gia đình...(sơ bộ có khoảng 28 ngành nghề khác nhau). Trong số trên có khoảng 1.950 lao động làm khán hộ công và giúp việc gia đình.
Thị trường Đài Loan có một đặc điểm là thông thường các chủ sử dụng lao động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm (môi giới) ra nước ngoài tuyển lao động và quản lý người lao động nước ngoài ngoài giờ làm việc. Các công ty dịch vụ việc làm thường thu của người lao động một khoảng phí rất cao về các công việc này. Ta đã có qui định cho phép các công ty XKLĐ sang Đài Loan thu của người lao động 30.000 NT$ (khoảng hơn 900 US$) phí môi giới và một tháng 1000 NT$ phí quản lý để trả cho công ty dịch vụ Đài Loan.
4. Thị trường Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào :
Lào được xác định là một thị trường trọng điểm của lao động Việt Nam. Bên cạnh yếu tố gần gũi về địa lý, giữa nước ta và Lào còn có tình hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc anh em, còn có nghĩa vụ của nhân dân Việt Nam phải giúp nhân dân Lào xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lào là một quốc gia nhỏ, trình độ phát triển chậm đứng sau nước ta. Trong những năm qua, ta đã đưa được số lượng tương đối lớn lao động sang Lào làm việc. Tuy nhiên, cách tiếp cận thị trường này khác với cách tiếp cận các thị trường khác. ở Lào, do kinh tế chưa phát triển, nên hình thức cung ứng lao động cho các chủ sử dụng lao động tại Lào không chiếm tỉ trọng lớn, trong khi hình thức đưa lao động Việt Nam sang nhận thầu công trình, thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc theo các dự án hợp tác giữa các địa phương của hai nước là những hình thức chủ yếu. Hiện nay chính phủ hai nước đã có những quy định phân cấp quản lý công tác này cho một số địa phương, để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục cho người lao động, mặt khác có thể quản lý được nhiều đối tượng hơn, giảm thiểu số lượng lao động Việt Nam tự do sang Lào làm việc không theo các quy định có liên quan của hai bên.
5. Các thị trường khác :
Ngoài các thị trường đã nêu trên, tại Châu á, Việt Nam còn XKLĐ sang các quốc gia khác là Malaysia, Singapo, Brunei...Các ngành nghề tiếp nhận lao động chủ yếu là nông nghiệp, nghề rừng, công nghệ cao, tin học và tầu vận tải. Các thị trường này hầu hết đều là mới mẻ đối với lao động Việt Nam. Sẽ là thuận lợi nếu như lao động Việt Nam có thể tiếp cận vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học và nông nghiệp tại các thị trường này.
2.2.4.2. Khu vực Trung Đông:
Trung Đông là khu vực tiếp giáp giữa Châu á, Châu Âu và Bắc Phi nơi chiếm gần 40% sản lượng dầu mỏ của thế giới nên từ hơn ba thập kỉ qua nơi đây luôn là điểm nóng của nhiều cuộc xung đột khu vực làm cho nền kinh tế và an ninh xã hội trở nên hết sức phức tạp. Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực này như: Iran, Irắk, Libăng, Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất (UAE), Israen... nhưng nhìn chung mối quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật mới ở chặng đầu phát triển.
Tài nguyên chính của các nước thuộc khu vực này là dầu mỏ chiếm tới hơn 90% thu nhập quốc dân. Để khai thác nguồn lợi cá nhân này hầu hết các nước ở đây đều phát triển các ngành khai thác sản xuất dầu thô. Đầu những năm 70, do có sự bùng nổ về khai thác dầu, các ngành lọc dầu và hoá dầu ra đời đánh dấu sự phát triển kinh tế của khu vực này. Các ngành kinh tế có liên quan như xây dựng công nghiệp, giao thông, điện, nước cũng phát triển theo đòi hỏi số lượng lao động rất lớn. Trong khi lực lượng lao động, cán bộ khoa học kĩ thuật và công nhân lành nghề ở các nước này hầu như là chưa có, tạo nên nhu cầu lao động nước ngoài là rất lớn (đây là khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới, trong suốt 5 thập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu lao động của Việt Nam Thực trạng và Giải pháp.doc