Khóa luận Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010

MỤC LỤC Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4

1.1. Một số khái niệm 4

1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 8

1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động 8

1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện 8

1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng 8

1.3. Những đặc điểm của XKLĐ và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động 10

1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ 10

1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động 13

1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ 16

1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế 16

1.4.2. Lợi ích xã hội 18

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ 19

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY 24

2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 24

2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam 24

2.1.2. Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ 26

2.1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 30

2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây 32

2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 33

2.2.2. Cơ cấu XKLĐ theo ngành 37

2.2.3. Cơ cấu XKLĐ theo các thị trường xuất khẩu 39

2.3. Đánh giá chung về hoạt động XKLĐ Việt Nam từ 1990 đến nay 53

2.3.1. Những thành công 53

2.3.2. Những hạn chế 56

2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về XKLĐ 58

2.4.1. Đặc điểm một số thị trường lao động tiêu biểu của một số quốc

gia trong khu vực 58

24.2. Thực trạng và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực 62

 

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2010 68

3.1. Định hướng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến 2010 68

3.1.1. Định hướng chung 69

3.1.2. Định hướng cụ thể 70

3.2. Triển vọng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 70

3.2.1. Triển vọng về nguồn lao động 70

3.2.2. Triển vọng về thị trường XKLĐ của Việt Nam 73

3.3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam 75

3.2.1. Sửa đổi, bổ xung cơ chế quản lý 75

3.2.2. Các giải pháp về chính sách 77

3.2.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý 82

 

KẾT LUẬN 85

PHỤ LỤC 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện mới bắt đầu nhận lao động Việt Nam. Hiện nay thị trường XKLĐ được tập trung vào một số khu vực chủ yếu như khu vực Đông Bắc á. Đông Nam á, Trung Đông, Bắc Phi…và lĩnh vực lao động trên biển, tiêu biểu là các thị trường sau: * Thị trường Nhật Bản Nhật Bản từ lâu đã được coi là một quốc gia có chính sách "đóng cửa" đối với lao động nước ngoài. Trong các quy định của Pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, người nước ngoài chỉ được vào Nhật làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990, Nhật Bản lại đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Đây là một biện pháp được hoan nghênh đối với các nước XKLĐ. Người lao động nước ngoài ở đây chỉ được hưởng quy chế tu nghiệp sinh và hưởng trợ cấp tu nghiệp (trainee allowance) nhưng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương của người lao động ở một số thị trường khác. Từ năm 1994 đến nay, chính sách này lại được mở rộng thêm một bước: vào năm thứ 2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh được hưởng quy chế gần giống lao động (được hưởng lương thay cho trợ cấp tu nghiệp, được phép làm thêm giờ…). Từ năm 1992, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản và từ đó đến nay số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1992 chúng ta chỉ đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp thì năm 1996 đã có 1.312 người và cho tới nay chúng ta đã đưa đi được khoảng hơn 9.000 lao động (thông qua việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, con số thực tế còn lớn hơn nữa nếu tính cả những người đi theo các kênh đầu tư và thương mại). Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản còn thấp, trong cả thời kỳ 1992 - 2000 ta chỉ đưa được 10.200 người, chiếm 2,3% tổng số lao động nước ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản.Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản hàng năm tăng dần, năm đầu chỉ là con số hàng chục. Số lượng này tăng lên từ năm 1996 đến nay, đặc biệt trong những năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng 1.800 - 2.000 tu nghiệp sinh sang Nhật bản. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) thì tính từ đầu năm 2002 đến 10/2002 đã co 1.745 tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản, con số thực tế có thể cao hơn vì một số tổ chức tiếp nhận TNS khác không thông qua JITCO. Thị trường Nhật bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật bản tu nghiệp phải được học tiếng Nhật trước khi đi từ 3 - 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp sinh tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của tu nghiệp sinh Việt Nam theo chương trình tu nghiệp (9 tháng đến 1 năm đầu) khoảng 400 - 600 USD/ tháng theo công việc, đối với tu nghiệp sinh được chuyển sang chương trình thực tập sinh kỹ thuật thu nhập trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do được coi như là người lao động và có điều kiện làm thêm giờ. Thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật bản thường cao và ổn định hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, thị trường lao động Nhật bản lại phát sinh vấn đề người lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lương cao hơn. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2000 là 9,75% cao hơn tất cả các nước khác và cao gấp nhiều lần một số nước (Trung Quốc - 1,04%, Thái Lan- 0,91%, Philippin - 2,07%, Indnesia - 2,54% * ). Đến tháng 10/2002 đã tăng lên 20%. Nhiều tổ chức và các Công ty Nhật Bản phàn nàn về tình trạng TNS Việt Nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, cũng như làm cho họ không được cơ quan nhập cư cho phép tiếp nhận TNS nước ngoài. Đã có những nghiệp đoàn phải chuyển sang nhận TNS nước ngoài khác để tránh nguy cơ phá sản. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản cũng đã cảnh báo có thể không tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tư cách đạo đức cũng như khả năng làm việc của lao động nước ta. ------------------------- * Nguồn: Thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động nước ngoài 2001 Thị trường Hàn Quốc Là một quốc gia có diện tích 90.000km2, bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trưởng thần tốc biến đất nước này trở thành "con hổ" mạnh của kinh tế khu vực Châu á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1992. Nhưng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Cho tới năm 2000, nước ta đã xuất khẩu sang thị trường này khoảng 28.000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển. Từ cuối năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi rõ rệt (năm 1996 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6.275 người năm 1997 giảm xuống còn 4.880 người). Nhưng từ năm 1999, do kinh tế Hàn Quốc đã được phục hồi, nên số lượng tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập khá, tuy trong thời kỳ Hàn Quốc gặp khủng hoảng tài chính có gặp một số khó khăn, nhưng hiện nay đã ổn định trở lại. Thị trường Hàn Quốc là thị trường không khó tính như thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn. Đến tháng 4/2002 Chính phủ Hàn quốc quyết định cải tiến chế độ tuyển chọn TNS nước ngoài dựa trên năng lực tiếng Hàn Quốc và bốc thăm trên máy vi tính. Việt Nam và Uzerbekistan là hai nước được chọn làm thí điểm thực hiện phương thức mới này. Đối với Việt Nam, phía Hàn Quốc dự kiến tuyển 1.000 TNS và phân bổ cho 6 doanh nghiệp với số lượng cụ thể sau: VINACONEX: 350, LOD: 210, SULECO: 200, SOVILACO: 120, OLECO: 90 và IMS: 30, tỷ lệ nam/nữ là 7/3. Phía Hàn Quốc yêu cầu số ứng cử viên dự tuyển phải gấp 10 lần số dự kiến được tuyển, hình thức thi trắc nghiệm, toàn bộ bài thi sẽ được gửi về Hàn Quốc chấm chọn ra 50% thí sinh sau đó áp dụng nguyên tắc 10 chọn 5 rồi đưa vào máy tính rút thăm ngẫu nhiên để chọn 1 người, những thí sinh có kết quả bài thi trên 90 điểm qua bốc thăm không được chọn sẽ được bảo lưu kết quả để tham dự kỳ tuyển chọn lần sau. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Hàn Quốc nổi lên vấn đề lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp ở xí nghiệp khác với tỷ lệ rất cao. Tại thời điểm 6 tháng năm 2000 theo số liệu của Bộ Lao động Hàn Quốc, có khoảng 23.248 người lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc, trong đó có tới 5.675 người lao động bỏ hợp đồng làm việc bất hợp pháp chiếm tỷ lệ 24,4% một tỷ lệ cao so với các nước có tu nghiệp sinh bỏ trốn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, nhất là xét về góc độ dài hạn. Để hạn chế việc TNS, thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng, trong năm 2001, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tư Pháp và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 68/2001/QĐ-TTg ngày 2/5/2001 về một số biện pháp sử lý đối với TNS Việt Nam tu nghiệp tại Hàn Quốc và Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp, đồng thời Bộ cũng đã ban hành "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản". Đến nay tình hình TNS có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng TNS tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp giảm nhiều. Các tổ chức, công ty tiếp nhận và các cơ quan có liên quan đến chương trình tiếp nhận TNS nước ngoài của Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đưa ra các biện pháp hạn chế và ngăn chặn TNS tự ý bỏ hợp đồng. Thị trường Đài Loan Đài Loan là một thị trường XKLĐ mới của Việt Nam. Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao và có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài. Từ đầu những năm 1990 lao động Thái Lan và lao động Philippin đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường này. Trong điều kiện tham gia sau nhưng tổng số lao động vẫn bị giới hạn như cũ, lao động Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường do phải cạnh trạnh với lao động các nước khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy nên khi thời hạn hợp đồng của lao động các nước khác hết mới có thể thay thế được. Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường khó tính. Họ chủ yếu tiếp nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở, và có những quy định rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nước như với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của người lao động, tỷ lệ bỏ hợp đồng sẽ trở thành nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường ở nước này. Đây là một điều hết sức khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới. Thị trường Đài Loan là một trong những thị trường nhận lao động nước ngoài vào làm việc lớn nhất nhì Châu á. Hiện nay, theo thống kê của Uỷ ban lao động Đài Loan, số lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại đây khoảng trên 300.000 người, chưa kể số lao động nhập cư trái phép, trong số đó phải kể đến số lao động Thái Lan hơn 13.000 nghìn người, tiếp đến là lao động Indonesia khoảng trên dưới 96.000 nghìn người và lao động Philipin gần 80.000 nghìn người. Việt Nam, đến cuối năm 1999 chúng ta mới đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan trong khuôn khổ về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan ký giữa Văn phòng kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế - Văn hóa Đài Bắc Hà Nội năm 1999, tuy trong khoảng thời gian ngắn nhưng đến nay chúng ta đã có 125 doanh nghiệp ký kết hợp đồng đưa lao động vào Đài Loan và đã đưa được gần 30 nghìn lao động Việt Nam vào làm việc tại thị trường này. Qua 3 năm đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, chúng ta thấy đây là một thị trường tiềm năng, phía chủ sử dụng lao động Đài Loan đã chấp nhận lao động Việt Nam và người lao động Việt Nam cũng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại đây, điều đó thể hiện qua số lao động Việt Nam sang Đài Loan năm sau cao hơn năm trước, nếu như năm 2000 chúng ta mới đưa được gần 8.000 lao động vào Đài Loan làm việc thì năm 2002 chúng ta đã đưa được trên 15.000 lao động. Lao động phân bố ở tất cả 28 ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chế tạo. Theo số liệu thống kê của ủy ban lao động Đài Loan tính đến hết tháng 8 năm 2002 đã có trên 21.286 lao động Việt Nam đã sang làm việc hợp pháp tại Đài Loan, tập trung vào những ngành chủ yếu như điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá, khán hộ công và giúp việc gia đình …(sơ bộ có khoảng 28 ngành nghề khác nhau)*. Thị trường Đài Loan có một đặc điểm thông thường các chủ sử dụng lao động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm (môi giới) ra nước ngoài tuyển lao động và quản lý người lao động nước ngoài ngoài giờ làm việc. Hiện Đài Loan có tới trên 1.200 công ty môi giới. Các công ty dịch vụ việc làm thường thu của người lao động một khoản phí rất cao về các công việc này. Việc làm và thu nhập của người lao động ổn định. Mức lương bình quân ------------------------- * Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài 2002 từ 200-300 USD/tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí, không ít lao động có mức thu nhập 400-600 USD/tháng, cá biệt có lao động thu nhập gần 1.000USD/tháng. Tuy số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan còn khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực, nhưng lao động ta được dư luận xã hội và giới chủ Đài Loan đánh giá khá cao về tính cần cù,chăm chỉ, chu đáo trong công việc và nhanh chóng hòa nhập. Năm 2003 chúng ta cố gắng phấn đấu đưa đi được bình quân 1,2 - 1,5 vạn lao động/năm sang làm việc tại Đài Loan. Thị trường Malaysia Malaysia có diện tích khoảng 330.400 km2, dân số 23,7 triệu người (theo thống kê năm 1998), bao gồm trên 50% là người Mã lai, khoảng 30% người Hoa, 10% người ấn, còn lại là các dân tộc khác. Tôn giáo chính thống là Đạo Hồi, ngoài ra còn có Thiên chúa giáo. Về kinh tế Malaysia hiện có GDP bình quân đầu người khoảng gần 4.000USD. Như vậy, so với Việt nam thì diện tích Malaysia tương đương, nhưng dân số chưa bằng 1/3, và GDP bình quân đầu người cao gấp 10 lần. Từ những năm 70, Malaysia tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ dẫn đến thu hút rất nhiều lao động nước ngoài. Hiện nay, có khoảng 1 triệu lao động từ 10 nước, bao gồm Indonesia, Bangladesh, ấn Độ, Căm-pu-chia, Pakistan, Myanma, Nepal, Philippines, Thái Lan, và Siri Lanca đang làm việc trong các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giúp việc gia đình...... tại Malaysia. Ngoài ra, ước tính còn có gần 1 triệu lao động nước ngoài bất hợp pháp. Hiện tại cũng như nhiều năm tới Malaysia là thị trường có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài, đặc biệt trong một số lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, và một số ngành nghề đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao. Với khoảng cách gần ta, khí hậu và điều kiện sinh hoạt không có sự khác biệt nhiều, đây là một thị trường có tiềm năng lớn của lao động Việt nam. Mặc dù, mức thu nhập không cao như các nước Đông Bắc á, song với mức chi phí trước khi đi thấp, yêu cầu về tay nghề và chuyên môn ở mức độ vừa phải, thị trường này khá phù hợp cho đại bộ phận lao động khu vực nông thôn Việt nam. Ngay từ đầu năm 1990, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã đặt vấn đề hợp tác sử dụng lao động với Malaysia. Năm 1996, tại kỳ họp lần thứ hai của ủy ban liên Chính phủ Việt nam - Malaysia về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, Việt nam đã chính thức nêu vấn đề đưa lao động sang làm việc tại Malaysia và phía bạn đã đồng ý sẽ xem xét. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng đã nhiều lần trao đổi về vấn đề này. Cuối tháng 2 năm 2002, Chính phủ Malaysia đã quyết định cho phép nhận thêm lao động của một số nước, trong đó có Việt nam. Chủ trương của Malaysia là nhận lao động Việt nam thông qua thoả thuận giữa hai Chính phủ, thị trường này có thể nhận tới 200.000 - 220.000 lao động Việt nam. Trong thời gian đầu, chọn một số doanh nghiệp có năng lực, có hợp đồng khả thi, không só vi phạm về XKLĐ để thực hiện thí điểm dưới sự hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ cua Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. Bước đầu đã chọn 27 doanh nghiệp. Tính đến đầu tháng 7 năm 2002, các doanh nghiệp được phép thí điểm đưa lao động sang Malaysia đã đưa được trên 2000 lao động, trong số 27 doanh nghiệp được phép làm thí điểm đã có 15 doanh nghiệp cung ứng đưa lao động sang làm việc tại Malaysia. Về ngành nghề đưa đi: lao động xây dựng chiếm 9,6%, công nhân sản xuất chế tạo chiếm 31,16%, dệt may chiếm 26,9%, lao động phổ thông chiếm 30,2%. Qua thời gian thí điểm đưa lao động sang Malaysia cho thấy tình hình lao động ổn định, thu nhập đảm bảo, các chủ sử dụng đã tin tưởng vào chất lượng lao động của Việt nam. Đến cuối năm 2002 Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã cho phép thêm 16 doanh nghiệp được xuất khẩu lao động sang Malaysia. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002, số lao động đưa sang làm việc tại Malaysia là : 23.455 người (vượt so với dự đoán ban đầu là 1 vạn, gấp hơn 4 lần chỉ tiêu dự kiến) trong đó số lao động nữ là 1.645, chiếm 7,01%. Bình quân mỗi tháng đưa được hơn 3.000 lao động sang làm việc tại Malaysia*. Về ngành nghề: lao động xây dựng: 4.899 lao động (20,89%), công nhân sản xuất chế tạo: 10.698 lao động (45,61%), dệt: 1.801 lao động (7,68%), may: 1.151 lao động (4,91%), điện tử: 1.894 lao động (9,35%), ngành nghề khác: 3.024 lao động (12,89%). Thị trường Malaysia đã chấp nhận lao động Việt Nam, ngày càng ổn định và phát triển về qui mô (số lượng lao động tăng nhanh, cơ cấu ngành nghề hợp lý); việc làm ổn định, độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của công việc phù hợp với lao động ta; thu nhập thực tế khá và đang từng bước được tăng lên. Thị trường Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Lào được xác định là một thị trường trọng điểm của lao động Việt Nam. Bên cạnh yếu tố gần gũi về địa lý, giữa nước ta và Lào còn có tính hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc anh em, còn có nghĩa vụ của nhân dân Việt Nam phải giúp nhân dân Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hợp tác lao động giữa 2 nước Việt Nam và Lào trong thời gian qua thực sự là nhu cầu khách quan, bổ sung lẫn nhau. Cùng với các chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư, liên doanh liên kết và ưu tiên, ưu đãi cho nhau trong xây dựng, thực tế nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế lao động của các địa phương có chung đường biên giới, trong giai đoạn này tăng nhanh về số lượng, phong phú về hình thức. Hiện nay có khoảng 20.000 lao động Việt nam được đưa vào Lào theo các hình thức: - Lao động Việt Nam sang Lào thực hiện các công trình do các tổ chức kinh tế Việt Nam nhận thầu và thực hiện các dự án liên doanh, liên kết làm kinh tế với các đơn vị Lào. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2001 số lao động ------------------------- * Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài số 6/2002 Việt Nam đi làm việc tại Lào lên tới 6.998 người chiếm 40% tổng số lao động xuất khẩu . Mức lương trung bình của mỗi lao động từ 80 - 100USD/ tháng. Thấp hơn các thị trường lao động khác nhưng ổn định và chi phí ban đầu của người lao động không cao. - Lao động Việt Nam làm việc theo các hợp đồng cung ứng lao động với các chủ sử dụng lao động tại Lào. - Lao động Việt Nam sang Lào theo các thoả thuận hợp tác giữa các tỉnh biên giới 2 nước hoặc giữa các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam và Lào. - Lao động Việt Nam sang Lào theo hình thức cá nhân. Khu vực Trung Đông Trung Đông là khu vực tiếp giáp giữa Châu á, Châu Âu và Bắc Phi nơi chiếm gần 40% sản lượng dầu mỏ của thế giới nên từ hơn ba thập kỷ qua nơi đây luôn là điểm nóng của nhiều cuộc xung đột khu vực làm cho nền kinh tế và an ninh xã hội trở nên hết sức phức tạp. Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực này như: IRan, IRắc, Libăng, Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất (UAE), Israen… nhưng nhìn chung mối quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật mới ở chặng đầu phát triển. Tài nguyên chính của các nước thuộc khu vực này là dầu mỏ chiếm tới hơn 90% thu nhập quốc dân. Để khai thác nguồn lợi này hầu hết các nước ở đây đều phát triển ngành khai thác dầu thô. Các ngành kinh tế có liên quan như xây dựng công nghiệp, giao thông, điện, nước cũng phát triển theo đòi hỏi số lượng lao động rất lớn. Trong khi lực lượng lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề ở các nước này hầu như là chưa có, tạo nên nhu cầu lao động nước ngoài là rất lớn (đây là khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới, trong suốt 5 thập kỷ qua tính ra cứ 1 người dân bản xứ thì có đến 2 người nhập cư) và rất đa dạng. Đối với khu vực thị trường này, các doanh nghiệp XKLĐ của nước ta cũng đã tìm hiểu và khai thác. Tuy nhiên do các đặc điểm về khí hậu, phong tục tập quán ở đây khác xa với Việt Nam, thêm vào đó là tình hình chính trị không ổn định, mức lương không cao như các khu vực khác lại đòi hỏi lao động phải biết tiếng Anh nên số lượng lao động Việt nam sang làm việc tại khu vực này chưa đông chủ yếu là tại Libăng (khoảng 10.000 người) và một số nước thuộc vùng Vịnh như Cô- oét (khoảng 1.500 người), Tiểu vương quốc ả Rập Thống nhất (khoảng 600 người)…Ngành nghề tiếp nhận chủ yếu ở đây là các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng mà phía Việt Nam nhận thầu nhân công, chuyên gia y tế, kỹ thuật viên vận hành máy móc.vv… Khu vực Châu Phi Đã có nhiều chuyên gia Việt Nam sang làm việc tại một số nước Châu Phi như: Angiêri, Madagasca, Ăngôla, Modambic, Côngô trong các lĩnh vực giáo dục và y tế và gần đây là 200 chuyên gia sang làm việc tại Sênêgan trong lĩnh vực nông nghiệp . Châu Phi là khu vực có dân số đông với một nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu bậc nhất thế giới. Trong vài năm trở lại đây quan hệ giữa nước ta và các quốc gia tại Châu lục này mới bắt đầu hình thành và phát triển. Lao động Việt Nam sang các quốc gia này chủ yếu dưới hình thức chuyên gia sang hỗ trợ về mặt khoa học, công nghệ. Các lĩnh vực y tế, giáo dục đặc biệt là nông nghiệp đã chiếm được vị thế do năng lực, phẩm chất đạo đức và khả năng hoà nhập nhanh với cộng đồng bản địa. Việc nhận thầu các công trình xây dựng tại một số nước Châu Phi cũng đang là một hướng được xem xét để lao động Việt Nam có thể tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên những biến động về chính trị và xung đột khu vực thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiếp nhận chuyên gia các nước. Lao động trên biển Đã có khoảng 1 vạn lao động Việt Nam làm việc trên các tàu đánh bắt cá và tàu vận tải. Từ đầu những năm 80, việc xuất khẩu thuyền viên của nước ta đã được đặt ra, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà phải tới giữa những năm 90, sau khi có chính sách mở cửa, hội nhập của chính phủ thì công tác xuất khẩu thuyền viên mới được thực hiện có hiệu quả. Lao động trên biển hiện nay đang là một trong những lĩnh vực nên khai thác. Do nhu cầu về sỹ quan, thuỷ thủ tàu biển đang gia tăng ở mọi khu vực. Sự hiện đại hoá của nhiều con tàu vận tải đã đòi hỏi chất lượng đội ngũ sỹ quan, thuỷ thủ ngày một cao. Bởi vậy, đã xuất hiện sự mất cân đối về cung, cầu nguồn lao động trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo lực lượng sỹ quan, thuỷ thủ của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhỏ bé và chưa được hiện đại hoá để đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng cho chủ tàu nước ngoài. Hiện tại, những đơn vị đang được Bộ Lao động - Thương binh xã hội cho phép làm công tác xuất khẩu thuyền viên bao gồm : Đại học Hàng hải, công ty INLACO Sài Gòn; Hải Phòng, LOD, VITRANCHART, VOSCO… với số lượng khoảng trên 1.000 sĩ quan và thuyền viên. Thuyền viên nước ta hiện nay chủ yếu chỉ đảm nhận những chức danh sĩ quan cấp thấp (Phó 2, máy 2, Phó 3, máy 3) và các chức danh thuỷ thủ hoặc thợ máy dưới tàu, hãn hữu mới có trường hợp chủ tàu nhận các lao động nước ta với chức danh Máy trưởng hoặc Đại phó. Nếu so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực, có thể thấy số lao động làm việc trên biển của nước ta là rất thấp chỉ khoảng 14.500 người (Philippin có 220.000 lao động trên biển, Băngladesh trên 50.000 lao động, Indonêsia 40.000, Srilanca trên 30.000 lao động). Các khu vưc khác Tại Châu Âu, hiện còn có hàng chục vạn lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại các nước Đông Âu và cộng hoà Liên bang Nga. Những lao động này hầu hết là sang từ giai đoạn trước những năm 90 theo chế độ cũ còn tồn lại. Tới thập kỷ 90, việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang các thị trường này đã không còn diễn ra như trước nữa kể cả hình thức cung ứng và quy mô lao động. Tại Châu Mỹ, lao động Việt Nam cũng đã tiếp cận với một số đảo, lãnh thổ Uỷ trị của Hoa Kì. Đây là một thị trường hoàn toàn mới và hiện vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tại các thị trường này, mọi quan hệ đều phải chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi hệ thống luật Hoa Kỳ và luật lãnh thổ. Đây là một đặc điểm mà nước ta cần nhận thức đầy đủ khi đưa lao động sang làm việc tại các thị trường này. Cho tới thời điểm hiện nay, lao động xây dựng và dịch vụ nước ta đã có mặt tại Palau, lao động ngành may thì đã làm việc tại đảo Saipan và Đông Samoa vào những năm 1998 và 1999. Tóm lại: Lao động Việt Nam đã làm việc tại nhiều nước và khu vực khác nhau. Quy mô lao động lớn tập trung tại thị trường Đông Bắc á, song nhìn tổng thể quy mô lao động xuất khẩu của nước ta còn nhỏ bé so với tiềm năng cũng như so với quy mô XKLĐ của các nước trong khu vực. 2.3. Những đánh giá chung về hoạt động XKLĐ Việt Nam từ 1990 đến nay 2.3.1. Những thành công Hoạt động XKLĐ của nước ta trong thời gian qua, đã thu được những kết quả bước đầu tương đối tốt, cụ thể là: 2.3.1.1 Về vấn đề tạo việc làm Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động ở nước ta là khoảng trên dưới 1 triệu người. Do nền sản xuất trong nước chưa phát triển và mức độ chênh lệch về phát triển kinh tế giữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep.doc
  • docBia khoa luan tot nghiep.doc
  • docMuc luc trang.doc
Tài liệu liên quan