MỤC LỤC
Lời mở đầu 6
Chương I: Khái quát về thị trường Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ. 8
I. Khái quát về thị trường Mỹ 8
1. Giới thiệu về thị trường Mỹ. 8
1.1 Điều kiện tự nhiên- xã hội: 8
1.2 Giá trị văn hoá, lối sống: 9
1.3 Thị hiếu của người tiêu dùng: 10
1.4 Kinh tế. 11
2.Thị trường thuỷ sản Mỹ. 13
2.1 Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Mỹ. 14
2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Mỹ. 16
2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường Mỹ. 17
2.4 Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ. 20
II. Các quy định liên quan đến việc nhập khẩu thủy sản. 25
1. Luật thuế quan và hải quan 25
1.1 Hệ thống thuế quan 25
1.2 Quy chế thương mại bình thường (NTR) 26
1.2 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 27
2.Luật bồi thường thương mại. 27
2.1 Luật thuế chống bán phá giá 28
2.2 Luật thuế đối kháng 29
3.Quyền hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường 29
3.1 Luật bảo vệ Động vật biển có vú 1972 (MMPA): 29
3.2 Điều 609 của Luật Chung của Mỹ 101-162: 29
3.3 Điều 8 của Luật bảo vệ của Fishermen năm 1976, được sửa đổi thành Luật sửa đổi bổ sung Pelly: 29
3.4 Luật cưỡng chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi: 30
4.Luật chống khủng bố sinh học. 30
5.Các hàng rào khác trong buôn bán thủy sản. 30
5.1 Hàng rào kỹ thuật (TBT): 31
5.2 Hàng rào an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y (SPS). 31
5.3 Bộ tiêu chuẩn HACCP: 32
6.Quy định về nhãn hàng hoá. 33
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 34
I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây. 34
1. Tình hình chung về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 34
2 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. 37
3.Chất lượng và giá cả hàng thủy sản xuất khẩu. 39
4.Các đối tác xuất khẩu thủy sản chính. 42
II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. 48
1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ. 48
2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu. 51
4. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. 55
4. Phương thức xuất khẩu thủy sản. 61
5. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. 62
5.1 Thành công, thuận lợi. 62
5.2 Tồn tại, khó khăn. 63
III. Bài học pháp lý rút ra từ cuộc chiến thương mại catfish. 65
Chương III: phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 70
I. Định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 70
1.Quan điểm, mục tiêu và phương hướng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam từ nay đến năm 2010. 70
1.1 Quan điểm. 70
1.2 Phương hướng. 71
1.3 Mục tiêu. 72
II. Định hướng cụ thể với thị trường Mỹ. 74
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 77
1. Nhóm giải pháp đối với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan. 77
1.1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. 77
1.2. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản. 79
1.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. 80
1.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. 81
1.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 82
1.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. 83
2 Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. 84
2.1 Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ. 84
2.2 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế. 86
2.3 Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. 87
2.4 Thực hiện tốt chương trình HACCP để đảm bảo chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. 88
2.5 Chú trọng đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp mình. 90
2.6 Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu, thực hiện liên doanh liên kết trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. 91
Kết luận 94
Tài liệu tham khảo. 95
Phụ lục 1: Mức tiêu thụ 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất trên thị trường Mỹ 99
Phụ lục 2: Ngoại thương thủy sản Mỹ giai đoạn 1998-2002 99
Phụ lục 3: Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. 100
Phụ lục 4: Các rào cản TBT và SPS Mỹ áp dụng 101
Phụ lục 5: Giá tôm xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002. 101
Phụ lục 6: Giá thành cao nhất và thấp nhất của các tra và basa tại An Giang 102
Phụ lục 7: Các phương pháp tính toán chi phí sản xuất cá tra và cá basa tại An Giang 103
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thực phẩm nhưng vẫn có nhiều triển vọng do EU nhập nhiều loại hàng để thoả mãn nhu cầu cao cấp của người Châu Âu bản địa và nhu cầu của những người nhập cư. Hơn nữa, Uỷ ban nghề cá của EU đã tuyên bố nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản tự nhiên, EU sẽ cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn 1997-2010. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ hải sản của EU sẽ có xu hướng ngày càng tăng.
Khối lượng thủy sản xuất khẩu vào EU trong năm 2002 đạt 28.613 tấn, trị giá 73,7 triệu USD, chiếm 3,64% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. So với năm 2001, giá trị xuất khẩu vào EU giảm 18,76%. Các mặt hàng chính xuất khẩu vào EU là cá đông lạnh- đạt 5.398 tấn, đạt 16,448 triệu USD, chiếm 22,31%, tiếp đó là mực, bạch tuộc đông lạnh- đạt 7.904 tấn, đạt 13,634 triệu USD, chiếm 18,48%, tôm đông lạnh - đạt 3.931 tấn, trên 15,733 triệu USD, chiếm 21,34%. Ngoài ra còn có cá ngừ, mực khô và một số mặt hàng khác.
Như vậy, thị trường EU tuy không tăng về tỷ trọng nhưng là thị trường có nhu cầu ổn định và trở thành thị trường đối trọng mỗi khi có biến động tại thị trường Mỹ và Nhật. Hơn nữa, thị trường EU đủ rộng lớn để tiêu thụ tất cả những hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam phải làm thế nào để có thể đáp ứng được những yêu cầu của EU. Nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì các sản phẩm gần như đã mặc nhiên được thừa nhận đạt được “chứng chỉ chất lượng quốc tế” bởi vì các thị trường khác rất coi trọng tiêu chí đánh giá chất lượng của EU. Cụ thể là ngay sau khi EU tăng cường kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu thì các thị trường khác cũng có những động thái tương tự. Do những nguyên nhân trên, trong thời gian tới, ta vẫn phải quan tâm giữ vững vị thế trên thị trường này và tăng cường só doanh nghiệp có mã số xuất hàng vào đây.
Qua tình hình xuất khẩu thủy sản vào các thị trường chính như trên, ta thấy vị thế của Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới ngày càng được củng cố. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn, thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các nước vốn có truyền thống về xuất khẩu thủy sản trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Mêhicô...Tuy nhiên, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thì Hoa Kỳ vẫn giữ một vai trò quan trọng. Điều này đòi hỏi ngành thủy sản phải nỗ lực để giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường quan trọng này.
Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Sau khi Mỹ chính thức xoá bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam vào năm 1994, chuyến hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam đã được xuất sang thị trường Mỹ. Từ đó đến nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đã tăng dần và đạt những kết quả to lớn ngoài dự đoán của những người lạc quan nhất, đặc biệt là giai đoạn 1998-2002. Khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực (10/12/2001) các sản phẩm thủy sản Việt Nam càng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn và giàu tiềm năng để tiếp tục tăng trưởng. Điều đáng ghi nhận là thị trường Mỹ thể hiện đầy đủ cả 4 chỉ tiêu tăng trưởng tiêu biểu là: kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, thị phần trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ.
Trước năm 1997, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu của cả nước, thường dưới 5%. Cú huých tạo đà cho xuất khẩu thủy sản bật mạnh sang thị trường Mỹ xảy ra vào tháng 7/1997, khi Nhật Bản và các nước Châu á khác lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khiến sức mua giảm hẳn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thói quen của không ít nhà chế biến, kinh doanh thủy sản Việt Nam đã bị đảo lộn khi xuất khẩu thủy sản phải mở rộng sang các thị trường mà trước đây họ rất ít khi tiến hành phân tích thị trường hay tiếp thị sản phẩm như Tây Âu và Bắc Mỹ. Mấy chục năm quen với việc làm ăn với thị trường Nhật Bản, có gì bán nấy, thụ động chờ khách hàng tìm đến mua, đã làm rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận các thị trường mới. Tuy nhiên, trong hai năm tiếp theo, 1998 và 1999, bóng đen của cuộc khủng hoảng tiếp tục bao trùm Châu á và tạo sức ép buộc các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản phải bươn chải, xoay sở tìm lối thoát. Chính sự bức bách ấy đã tạo ra sự chuyển hướng nhanh cho hoạt động xuất khẩu thủy sản đột phá vào thị trường Mỹ- một thị trường rất mới mẻ đối với thủy sản Việt Nam. Từ đó đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng với tốc độ khá mạnh và kim ngạch xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trước.
Biểu 8: Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu thủy sản
vào thị trường Mỹ.
Nguồn: Trung tâm KHKT và kinh tế-Bộ thủy sản.
Năm 2000, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ có sự tăng trưởng đột biến, đạt 298,22 triệu USD, tăng 130,29% so với năm 1999-tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 1998 đến nay và chiếm 36,31% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Sở dĩ có được điều này là do tháng 7/2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức ký kết hiệp định thương mại song phương nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hợp đồng được ký kết vào cuối năm 2000. Ngoài nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khách quan khác thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao như vậy là: năm 2000, một số nước trên thế giới bị mất mùa tôm nên giá tôm tăng hơn so với những năm trước gần 3 USD do Mỹ và Nhật Bản phải cạnh tranh nhau trong việc nhập khẩu tôm. Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hơn nữa, cũng trong năm này, nước ta được mùa nuôi tôm nên ta giá trị xuất khẩu thủy sản của ta đã tăng lên đáng kể. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là năm 2000 là năm kinh tế Mỹ phát triển khá thịnh vượng, vì vậy nhu cầu nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ các nước trên thế giới đều tăng, trong đó bao gồm cả các sản phẩm thủy sản.
Năm 2001 đã xảy ra rất nhiều sự kiện tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ như: nhu cầu trên thị trường Mỹ có phần giảm sút do ảnh hưởng của vụ tranh chấp thương mại catfish, hàng xuất khẩu của ta gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các đối thủ khác trên thị trường Mỹ nên phải giảm giá. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân quan trọng khác là tình hình kinh tế Mỹ bị suy thoái nặng nề sau vụ tấn công 11/9. Những sự kiện trên đã làm cho cho giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ có xu hướng giảm sút. Tuy nhiên, đến hết năm 2001, giá trị xuất khẩu sang Mỹ vẫn vượt mức kế hoạch để ra, đạt 489,03 triệu USD, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hơn thế nữa, ngay từ ngay từ tháng 8/2001 lần đầu tiên Mỹ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2002, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới: diễn biến thời tiết phức tạp và dịch bệnh lan rộng trong nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu, tình hình tiêu thụ thủy sản trên thị trường tuy cao nhưng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp do vụ tranh chấp thương mại vẫn chưa kết thúc, Mỹ đưa ra một loạt các rào cản về tiêu chuẩn, chất lượng, dư lượng kháng sinh, nhãn mác..., đặc biệt là việc Mỹ áp dụng đạo luật H.R 2646, cấm các sản phẩm cá tra và cá basa không được tiêu thụ trên thị trường Mỹ dưới cái tên catfish. Vì vậy, toàn ngành thủy sản đã phải nỗ lực hết mình để duy trì chỗ đứng của mình trên thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 70.930,80 tấn và 489,03 triệu USD.
Bước sang 7 tháng đầu năm 2003 dù chưa hết những khó khăn nhưng Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được vị trí số 1 trong số các thị trường nhập khẩu với hơn 38,4% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu của cả nước, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2002.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ như vậy nhưng so với nhu cầu nhập khẩu của Mỹ con số này vẫn còn khiêm tốn. Ngay cả tại thời điểm Mỹ vươn lên thành bạn hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam (năm 2001) thì chúng ta cũng mới chỉ thoả mãn được 4,9% nhu cầu thủy sản của họ. Như vậy, nếu so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia và Trung Quốc, những nước có điều kiện tương tự như nước ta trong việc phát triển thủy sản thì kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường Mỹ vẫn còn thấp và chưa tận dụng được hết tiềm năng của mình.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các năm, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng có những cải thiện nhất định với việc đa dạng hoá các mặt hàng (khoảng 135 mặt hàng). Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gồm: tôm và cá là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, hàng khô và nhiều loại hải sản khác nhưng chúng thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 11: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản
vào thị trường Mỹ.
Đơn vị: triệu USD.
Năm
Mặt hàng
1999
2000
2001
7 tháng 2003
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tôm đông lạnh
94,53
73%
217,43
72,9%
339,02
69,3%
262,09
60,6%
Cá
23,53
18,2%
58,83
19,7%
98,19
20,1%
137,12
31,7%
Nhuyễn thể
2,49
1,9%
1,76
0,6%
3,34
0,7%
2,48
0,6%
Hàng khô
0,057
0,05%
0,048
0,02%
0,69
0,1%
0,21
0,05%
Hải sản khác
8,89
6,9%
20,15
6,78%
47,79
9,8%
30,52
7,05%
Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí thủy sản tháng 1-2/2001 (trang 40)
và tạp chí thương mại thủy sản số tháng 9/2003 (trang 24).
Tôm: Tôm là mặt hàng có giá trị cao và nhu cầu tăng trưởng mạnh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở Mỹ, nhu cầu về tôm cũng rất lớn (năm 2002, riêng mặt hàng tôm, Mỹ đã phải nhập khẩu tới 2,64 tỷ USD) và tôm luôn được xếp vào danh sách 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất. Tuy vậy, do hạn chế về nguồn lợi đối với ngành tôm nội địa, sản xuất tôm của Mỹ mới chỉ cung cấp được khoảng 12% lượng tôm tiêu thụ. Trong khi đó, tôm lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Chính vì vậy, ngay từ năm 1994, khi Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ thương mại, lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam được xuất sang thị trường Mỹ chính là tôm sú. Từ đó đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ vẫn luôn giữ ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tuy nhiên, các sản phẩm tôm này chủ yếu ở dạng đông lạnh: tốc độ tăng trung bình của tôm đông lạnh xuất khẩu sang Mỹ giai đoạn 1998-2002 là 64,7%/năm và năm 2002 tăng 6,97 lần so với năm 1998.
Biểu 9: Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam
vào thị trường Mỹ
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới 1998,
báo cáo tình hình tiêu thụ thủy sản Mỹ 2001, Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản 2002-Bộ thủy sản, tạp chí thương mại thủy sản tháng 9/2003 (trang 40).
Năm 2000 là năm xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với 217,43 triệu USD, tăng 130% so với năm 1999. Sở dĩ có được kết quả này là vì trong năm 2000, nhu cầu tôm của Mỹ tăng rất cao do thiếu lượng cung hàng từ các bạn hàng truyền thống, cùng lúc đó, Việt Nam lại được mùa tôm lớn. Sang năm 2001, nhiều biến cố lớn đã xảy ra với nền kinh tế, chính trị và xã hội Mỹ mà 2 sự kiện nổi bật nhất là cuộc bầu cử Tổng thống và cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9 dẫn tới cuộc chiến Afganistan. Chính vì vậy, nhiều nhà kinh tế dự đoán nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ sẽ giảm mạnh. Thế nhưng, năm 2001 vẫn là năm ghi nhận sức tiêu thụ kỷ lục hàng tôm trên thị trường Mỹ. Nhờ vậy, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng đạt được những kết quả rất khả quan: 339,02 triệu USD, tăng 55,92% so với năm trước. Năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như việc FDA tăng cường kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, vấn đề dư lượng kháng sinh hay vụ kiện tôm sắp xảy ra nhưng Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả đạt được trong những năm trước với mức tăng trưởng tương ứng là 31,56% và 34,4%.
Ngoài tôm đông lạnh, Việt Nam cũng xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Mỹ. Năm 2001, Việt Nam đã xuất được 26.048 tấn tôm đã chế biến. Mặc dù đây là một con số khiêm tốn nhưng so với năm 2000, mức tăng trưởng đạt khá cao, khoảng 125%. Các sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam chủ yếu là tôm chín (gồm tôm hấp, tôm luộc và tôm nhúng) và có được thị trường Mỹ chấp nhận với giá khá cao, khoảng 4,5-5 USD/pound. Những điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn trong việc đầu tư vào các sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu để đạt giá trị cao hơn.
Cá: Sau tôm, cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ. Đồng thời, cá cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, thậm chí còn cao hơn cả tôm, đạt mức tăng trưởng bình quân 73,9%/năm. Sau hai năm khai phá và thử nghiệm thị trường Mỹ là 1998 và 1999, từ năm 2000, cá tra và cá basa đã thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ. Vì vậy lượng cá tra và cá basa xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng qua các năm. Năm 1999, Việt Nam xuất được 3.269 tấn cá tra, basa sang Mỹ (tương đương 13,37 triệu USD). Sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu 2 loại cá này đã tăng hơn gấp đôi, đạt gần 29,67 USD và con số này tiếp tục tăng lên tới 38,28 triệu USD và 62,77 USD trong năm 2001, 2002. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cá tra, basa Việt Nam đã thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cá da trơn Mỹ. Đây là một thành công lớn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ. Tuy nhiên, sau khi cá tra, basa Việt Nam bị thua trong vụ kiện bán phá giá, việc xuất khẩu các loại cá này sang Mỹ đang gặp phải một số khó khăn mà khó khăn lớn nhất là bị áp đặt mức thuế cao.
Bên cạnh cá tra và cá basa, cá ngừ cũng là loại cá mà Việt Nam xuất khá nhiều sang thị trường Mỹ. Năm 2001, Việt Nam mới xuất được gần 20,1 triệu USD cá ngừ, chiếm 4,1% trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. Sang năm 2002, xuất khẩu cá ngừ các loại của Việt Nam đạt được bước tiến bộ vượt bậc, chỉ trong 10 tháng đầu năm đã đạt 8.347 tấn, trị giá 39,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,4%. Trong những năm tới, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu thị trường lớn. Hơn nữa, đối với Việt Nam, cá ngừ di đại dương đang dần trở thành đối tượng khai thác quan trọng, đặc biệt đối với chương trình phát triển khai thác hải sản xa bờ với các nghề khai thác như câu vàng, câu tay, lưới vây... Sản lượng khai thác cá ngừ mắt to, ngừ vây vàng tập trung ở Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Đà Nẵng. Ngoài các loại cá trên, trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam còn có rất nhiều các loại khá khác, bao gồm cá đông lạnh ở dạng philê, cá biển đông lạnh, cá nước ngọt đông lạnh, cua đông lạnh, cua sống...
Hiện nay, do nhu cầu cá rô phi của Mỹ rất cao (trung bình mỗi năm Mỹ phải nhập khẩu 22.000 tấn cá rô phi) nên Việt Nam cũng đang thử nghiệm xuất khẩu loại cá này sang Mỹ. Tuy nhiên, cá rô phi của Việt Nam khi xuất sang Mỹ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra và chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Đài Loan, Inđônêxia, Trung Quốc nên mới đạt giá trị thấp, khoảng 500 nghìn USD.
Hải sản khác:
Mực và bạch tuộc thuộc nhóm hàng quan trọng trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam, sau tôm và cá. Mấy năm gần đây sản lượng mực và bạch tuộc của chúng ta đang bị hạn chế do gặp nhiều khó khăn trong quá trình khai thác. Vì vậy, tỷ trọng xuất khẩu các loại hàng này trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng giảm, từ 1,9% năm 1999 xuống còn 0,7% trong năm 2001 và 0,6% trong 7 tháng năm 2003. Tuy nhiên, vì chúng có giá trị lớn nên trung bình mỗi năm vẫn thu được khoảng 3 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu mực và bạch tuộc.
Qua việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng như trên, ta thấy cơ cấu thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có sự cải thiện nhưng vẫn đang rất mất cân đối. Trong số các mặt hàng, chỉ có tôm và cá là hai mặt hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và thường chiếm tới hơn 90% tổng giá trị. Các mặt hàng còn lại được xuất sang Mỹ với giá trị không đáng kể.
3. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ là một thị trường không quá khó tính như EU nhưng lại là một thị trường rất khó tiếp cận. Khi tiếp cận được với thị trường Mỹ rồi, để duy trì và mở rộng được thị phần của mình, các doanh nghiệp còn phải đặc biệt quan tâm chú ý để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.
Về chất lượng, đây là vấn đề đầu tiên cần quan tâm. Các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Mỹ cần phải lưu ý xem hàng hoá của mình đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ về chất lượng và vệ sinh công nghiệp hay chưa, những lô hàng sau có giữ được chất lượng như lô hàng trước hay không. Bởi vì thực tế đã cho thấy, nhiều sản phẩm của các công ty lớn thâm nhập được thị trường Mỹ nhưng do không đạt yêu cầu chất lượng hay không duy trì được chất lượng lâu dài nên đã nhanh chóng bị loại. Về lĩnh vực này, trong những năm gần đây, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đã được nâng cao hơn hẳn giai đoạn trước. Điều này được thể hiện trước hết ở số lượng các doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ HACCP để được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ: năm 1998, Việt Nam mới có 27 doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn HACCP thì đến năm 2000 con số này đã gần gấp ba, lên tới 75 doanh nghiệp, và hiện nay đã có 128 doanh nghiệp có chứng nhận HACCP, trong đó 2 doanh nghiệp được chính USFDA công nhận. Ngoài ra, nghiên cứu của Tiến sĩ Arnold Schecter và nhóm nghiên cứu về giá trị của cuộc nghiên cứu về mức độ ô nhiễm điôxin ở Việt Nam (Australia) trong năm 2001 cho thấy cá basa Việt Nam an toàn hơn cá của Mỹ. Trong mẫu cá của Việt Nam, hàm lượng tích tụ điôxin chỉ có 0,01 độ ppt, trong khi nồng độ điôxin trong cá nước ngọt của Mỹ là 1,7 độ ppt, cao gấp hàng trăm lần. Hơn nữa, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam cũng được người tiêu dùng Mỹ đánh giá khá cao, ví dụ như tôm Việt Nam hiện được đánh giá cao hơn tôm nuôi công nghiệp Inđônêxia và ấn Độ và thậm chí cả Thái Lan do được nuôi quảng canh nên có vị ngọt tự nhiên7 Vietnam Economic Review No3 (103)/2003 (page 18)
, còn cá tra và basa Việt Nam thì được ưa chuộng hơn hẳn cá nheo của Mỹ vì thịt mềm, trắng và ít béo hơn8 Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 12/2000 (trang 20).
.
Bên cạnh những thành tựu đạt đã đạt được, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam cũng vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề nhức nhối, điển hình là: từ khi Mỹ tăng cường kiểm tra và giảm tỷ lệ dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuống 0,3 ppb, hàng loạt lô hàng của Việt Nam đã không đáp ứng được các yêu cầu này. Theo thống kê của Bộ thủy sản, số lô hàng không đảm bảo chất lượng trong năm 2000 là 108 lô, năm 2001 tăng lên 153 lô, năm 2002 là khoảng 105 lô và trong quý I năm 2003 là 5 lô. Mặc dù bản thân các doanh nghiệp cũng đã nỗ lực hết mình trong việc cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thủy sản xuất khẩu nhưng số lượng các doanh nghiệp Việt Nam bị phía Mỹ cảnh báo vẫn còn nhiều, thậm chí trong số đó có cả các doanh nghiệp dẫn đầu trong việc xuất khẩu hàng sang Mỹ như Camimex, Cafatex, Fimex... Điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các nhà xuất khẩu Việt Nam và gây tâm lý không tốt cho các các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ về hàng thủy sản Việt Nam.
Về giá cả, chất lượng và giá cả là hai yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Khi khách hàng Mỹ đặt hàng, mức giá thoả thuận được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố như chất lượng, chủng loại, kích cỡ... sản phẩm. Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng khác là giá cả. Những mặt hàng tương đương nhau về chất lượng, chủng loại, kích cỡ...thì tất nhiên nhà cung cấp nào có giá cạnh tranh hơn sẽ bán được nhiều hàng hơn. Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, do xuất sang thị trường Mỹ chủ yếu dưới dạng thô hoặc sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chưa có uy tín, thêm vào đó lại chủ yếu xuất qua các trung gian nên giá cả còn tương đối thấp.
Bảng 12: Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ.
Đơn vị: USD/pound
Tên hàng
2000
2001
Tôm sú bỏ đầu cỡ 4-6 con/pound
26,5
21,85
Tôm sú bỏ đầu cỡ 6-8 con/pound
24,85
20,85
Tôm sú bỏ đầu cỡ 16-20 con/pound
17,15
13,35
Cá basa
3,35
3,65
Nguồn: Trung tâm KHKT và kinh tế thủy sản-Bộ Thủy sản.
Còn nếu so sánh với các mặt hàng thủy sản của Thái Lan và Inđônêxia thì giá hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhìn chung vẫn thấp, chỉ bằng 80-90%9 Nhận xét của ông Claes Lindahl, tư vấn cao cấp của trung tâm thương mại quốc tế ITC trong bài phát biểu về Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
nhưng vẫn rất khó khăn để có thể cạnh tranh với các mặt hàng này.
Bảng 13: giá tôm sú vỏ đông lạnh tại Mỹ tháng 6/2003
(Giá bán buôn tại kho USD/pound)
Xuất xứ
Tên hàng
Thái Lan
Việt Nam
21-25 con/pound
5,40-5,50
4,90-5,00
26-30 con/pound
4,55-4,65
4,50-4,60
31-40 con/pound
3,70-3,80
3,60-3,70
41-50 con/pound
3,30-3,40
3,25-3,35
Nguồn: Trung tâm KHKT và kinh tế thủy sản-Bộ Thủy sản.
Sở dĩ giá các sản phẩm thủy sản thủy sản của Việt Nam tiêu thụ trên thị trường Mỹ thường thấp hơn của các nước khác là vì 3 nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất, kích cỡ hàng thủy sản trong các lô hàng của Việt Nam thường không đồng đều, có thể lô trước hàng cỡ khá to nhưng đến lô sau lại không đảm bảo được kích cỡ như vậy hoặc ngay trong cùng một lô hàng cũng có sự khác nhau về kích cỡ của các sản phẩm. Thứ hai, hàng thủy sản Việt Nam cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều lô có chứa nhiều tạp chất nên đã bị trả về. Thậm chí, trên thị trường Mỹ còn có dư luận rằng các doanh nghiệp Việt Nam cố tình nhét kim loại vào trong sản phẩm nhằm tăng khối lượng. Thứ ba, hàng Việt Nam bán trên thị trường Mỹ chưa xây dựng uy tín và thương hiệu của riêng mình. Cuộc chiến cá tra và cá basa vừa rồi là một bài học đáng nhớ về vấn đề này. Theo giáo sư Andrew Vahremkamp, đại học Georgetown (Mỹ), với người tiêu dùng Mỹ, cá basa Việt Nam được coi là cá “quý tộc”, “cá chất lượng cao” so với các loại cá mang thương hiệu catfish của Mỹ. Việt Nam có thể bán cá tra và cá basa vào cả thị trường bình dân và các nhà hàng cao cấp của Mỹ với giá cao gấp đôi giá catfish của Mỹ. Tuy nhiên, đây là một điều rất khó vì Việt Nam chưa xây dựng được một thương hiệu riêng cho cá của mình như thương hiệu catfish trong lòng người tiêu dùng Mỹ mấy chục năm qua. Vì vậy, để khởi tạo thương hiệu cho cá của mình, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam nên nhờ các nhà nhập khẩu Mỹ giúp đỡ vì họ hiểu tâm lý khách hàng Mỹ hơn. Dần dần, các doanh nghiệp Việt Nam phải có mặt tại Mỹ để thay vai trò phân phối ban đầu này và cũng là để giữ vững thương hiệu cho cá tra, basa Việt Nam.
Về khả năng chiếm lĩnh thị trường: Hiện nay, tuy kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị cao nhất so với các thị trường nhập khẩu chính nhưng hàng thủy sản Việt Nam mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trên thị trường Mỹ và thường xuyên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía Thái lan, Trung Quốc, ấn Độ, Canada...và ngay cả các nhà nuôi trồng Mỹ trong việc cung cấp tôm, cá, nhuyễn thể và hải sản khác.
Đối với mặt hàng tôm: mặc dù mới thâm nhập thị trường tôm Mỹ trong những năm gần đây nhưng Việt Nam đã có được chỗ đứng khá vững chắc và được xếp trong danh sách 10 nước cung cấp tôm lớn nhất của Mỹ. Năm 2001, với 33.268 tấn tôm xuất sang Mỹ, Việt Nam đã vượt qua cả Ecuado và Trung Quốc để vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Thái Lan trong việc xuất khẩu tôm sang Mỹ. Các đối thủ chính của Việt Nam trên thị trường tôm Mỹ là: Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Ecuađo, Mêhicô, Braxin, Indônêxia.
Đối với mặt hàng cá đông lạnh: các sản phẩm cá Việt Nam xuất sang Mỹ nhiều nhất là cá tra, basa và cá ngừ, bên cạnh đó là các loại cá khác ở dạng philê đông lạnh. Hiện cá tra và cá basa Việt Nam đang rất được ưa chuộng tại Mỹ. Đây cũng là sản phẩm thủy sản duy nhất của Việt Nam không có đối thủ cạnh tranh tại Mỹ, trừ chính các chủ trang trại nuôi cá nheo của Mỹ do giá rẻ lại có hương vị lại ngon hơn cá da trơn Mỹ. Vì vậy, các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã tìm mọi cách để cản trở việc nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Và họ đã thành công khi cá tra, basa Việt Nam bị áp đặt các mức thuế chống bán phá giá rất cao, từ 36,84-63,88%. Bài học từ vụ kiện cá tra và cá basa sẽ được trình bày ở phần sau.
Đối với mặt hàng nhuyễn thể: so với tôm và cá thì tỷ trọng hàng nhuyễn thể Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Hiện nay, mực của Việt Nam đang phải cạnh tranh với mực ống của ấn Độ, mực nang của Thái Lan, Trung Quốc và Inđônêxia, Hàn Quốc. Bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với Philippine (chiếm 60% thị phần ở Mỹ) ngoài ra còn có Trung Quốc và Inđônêxia.
Như vậy, khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ đã được nâng cao hơn thị trường trước. Hiện nay, trong khu vực ta chỉ đứng sau Thái Lan và Trung Quốc trong việc xuất khẩu thủy sản sang Mỹ. Tuy nhiên so với các đối thủ này, năng lực cạnh tranh của chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Bảng 14: so sánh Khả năng cạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B2 (2).doc