MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I : Khái quát về xúc tiến thương mại 2
1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại 3
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vai trò xúc tiến thương mại
1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động xúc tiến thương mại 6
1.3 Phân loại các hoạt động xúc tiến thương mại 8
1.3.1 Phân loại theo khu vực hoạt động
1.3.2 Phân loại theo mục đích hoạt động
1.3.3 Phân loại theo chủ thể của hoạt động xúc tiến
thương mại
1.4 Vài nét về thực tiễn hoạt động xúc tiến thương mại
của Việt Nam 18
Chương II : Thực tiễn sản xuất và xúc tiến xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 30
2.1 Vài nét về tình hình sản xuất rau quả Việt Nam 31
2.1.1 Tiềm năng
2.1.2 Tình hình sản xuất rau quả nói chung và một số sản
phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu
2.2 Tình hình xuất khẩu 39
2.3 Giới thiệu thị trường Nhật Bản 49
2.3.1 Tình hình kinh tế – xã hội
2.3.2 Tình hình xuất nhập khẩu và quan hệ
song phương với Việt Nam
2.3.3 Tiềm năng tiêu thụ mặt hàng rau quả và
một số lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng rau quả
sang thị trường Nhật Bản.
2.3.4 Một số lưu ý khi xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản
2.4 Công tác xúc tiến thương mại đưa mặt hàng rau quả
vào thị trường Nhật Bản 61
Chương III : Triển vọng và giải pháp tăng cường công tác xúc tiến
thương mại nhằm đưa mặt hàng rau quả vào thị trường Nhật Bản.
3.1 Các giải pháp cải thiện môi trờng pháp lý
cho hoạt động xúc tiến thương mại 65
3.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của rau
quả xuất khẩu 66
3.2.1 Phát triển ngành rau quả một cách hợp lý với
chính sách đầu tư thích đáng
3.2.2 Đổi mới chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ
phát triển rau quả
3.3 Giải pháp tăng cờng hiệu quả của công tác xúc tiến
thương mại đa rau quả Việt Nam vào Nhật Bản 70
3.3.1 Nâng cao nhận thức về xúc tiến thương mại
3.3.2 Xây dựng chiến lợc xúc tiến thương mại hợp lý
3.3.3 Đẩy mạnh công tác thông tin thương mại
3.3.4 Xúc tiến thương mại điện tử
3.3.5 Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại ở nớc ngoài
Kết luận 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng đối với xúc tiến thương mại bằng con đường thương mại điện tử, Bộ Thương mại đang kiến nghị Chính phủ cho phép hỗ trợ toàn bộ kinh phí truy cập Internet cho tất cả các Sở Thương mại và có kinh phí thỏa đáng giúp các Sở phổ biến thông tin đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp. Hình thức phổ biến sẽ là phát hành bản tin định kỳ hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một số chuyên gia, chỉ cách này mới có thể đưa được thông tin chính xác, cập nhật và đúng nhu cầu đến hàng vạn doanh nghiệp, hàng triệu hộ nông dân.
Chương 2 : Thực tiễn sản xuất và xúc tiến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.1 Vài nét về tình hình sản xuất
2.1.1 Tiềm năng của Việt Nam
Đất nước ta có diện tích 331.689 km2 trải dài từ 23 0 22 đến 8 0 30 vĩ độ Bắc. Thuộc bán đảo Trung ấn, Việt Nam có phần gắn với lục địa, có phần “ đầm mình vào đại dương”. Là một quốc gia nhỏ, nhưng Việt Nam có lợi thế khá rõ rệt trong việc phát triển ngành kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét bốn thế mạnh cơ bản sau:
Điều kiện tự nhiên :
Trước hết, có thể nói nước ta vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để tạo lập và mở rộng các mối quan hệ nhiều mặt với thế giới. Nằm trên vòng cung Châu á - Thái Bình Dương, Việt Nam như ở chính giữa “bao lơn trung đoạn” nhìn ra đường biển quốc tế Âu - á, á - Âu; là cửa ngõ ra biển của những nước láng giềng trong lục địa (Trung Quốc, Lào…). Đây cũng là khu vực đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế – xã hội hết sức sôi động và đầy hứa hẹn. Chính vị trí này tạo cho nước ta một môi trường kinh tế linh hoạt và góp phần giảm đáng kể chi phí vận chuyển trên các tuyến giao thông quốc tế. Thật vậy, từ các cảng biển và sông lớn, tàu vận tải Việt Nam chỉ mất từ 3 đến 5 giờ để hoà nhập vào hệ thống đường biển quốc tế. Theo các cung đường này, tàu bè đến Đông Nam á, Trung Đông, Châu Âu, Châu Mĩ, đặc biệt là Đông Bắc á (Nhật Bản)….đều rất thuận lợi. Thời gian để tàu đi từ Sài Gòn đến Hồng Kông chỉ hết 1 ngày, đến Singapo hết 2 ngày, đến Hàn Quốc 5 ngày và đến Nhật Bản chỉ 6 ngày, vì vậy việc vận chuyển rau quả xuất khẩu đảm bảo thời hạn sử dụng là khá dễ dàng.
Vị trí địa lý trên còn tạo cho Việt Nam những điều kiện khí hậu độc đáo để phát triển ngành trồng trọt. Thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, nước ta nhận một lượng bức xạ mặt trời khá lớn (120 kcal/ cm2/ năm), nhiệt độ bình quân tới trên 200 C, lượng mưa 2000mm/ năm, tại các miền núi đón gió có nơi mưa 3000mm/ năm, độ ẩm tương đối trên 80%…..Khí hậu Việt Nam thay đổi theo vĩ độ, cao độ và cả địa hình, vừa đa dạng vừa độc đáo mà các quốc gia cùng vĩ độ không có. Nước ta có nhiều vùng khí hậu rất khác biệt : Miền Bắc có chế độ gió mùa đông bắc, tương phản nóng lạnh rõ rệt giữa các mùa trong năm; Miền Trung đón gió mùa Tây Nam nhiệt độ cao và độ ẩm thấp; Miền Nam có khí hậu nhiệt đới thuần tuý, nóng ẩm, mưa nhiều. Sự đa dạng trên chính là thuận lợi để phát triển những vùng chuyên canh đặc sản : rau quả ôn đới và á nhiệt ở Miền Bắc, sản phẩm nhiệt đới ở Miền Nam…
Đặc điểm địa hình nước ta cũng khá độc đáo. Với 3/4 diện tích là đồi núi, cao nguyên, 7 khu vực địa hình (Trung du và miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Duyên hải nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) là 7 chế độ nhiệt, ẩm và 7 hệ sinh thái khác nhau. Do đó, ngay cả trong một vùng khí hậu thuần nhiệt đới (Nam Bộ) vẫn có những tiểu vùng khí hậu ôn đới (Đà Lạt) khiến cho nông sản, thực vật càng phát triển phong phú. Về thổ nhưỡng, hai đồng bằng rộng lớn nhất là đồng bằng Bắc Bộ (1,5 triệu ha) và đồng bằng Nam Bộ (6,2 triệu ha) cung cấp một lượng đất phù sa khổng lồ cho các loại cây trồng. Bên cạnh đó, tại đồng bằng miền Trung, đồng bằng Nam Trung Bộ, các vùng cao nguyên, trung du….cũng có thể phát triển nhiều cây ăn quả và rau xanh có giá trị.
Ngoài khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng, hệ thống thuỷ văn của Việt Nam cũng rất thuận lợi cho trồng trọt. Với hàng loạt sông lớn phân bố khắp Bắc-Trung-Nam đi kèm vô số sông ngòi kênh rạch, hệ thống này cung cấp một lượng nước và phù sa hết sức dồi dào (830 tỉ m3 nước / năm).
Điều kiện nguồn nhân lực
Dân số Việt Nam từ nhiều năm nay phát triển với một tốc độ khá cao. Với 80 triệu dân (con số do Trung tâm Nghiên cứu thông tin và Tư liệu dân số của ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em công bố ngày 10/10/2002) và dự báo có thể ổn định vào giữa thế kỷ 21 với quy mô khoảng 113 triệu người, 50% dân số nước ta đang ở độ tuổi dưới 20. Lực lượng lao động rất đông đảo, đặc biệt những người sống bằng nghề nông đang sở hữu một vốn kinh nghiệm phong phú và vô giá được tích luỹ từ bao đời nay về trồng trọt, chăn nuôi. Người Việt Nam thông minh, ham học hỏi, tiếp thu khá nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, lại cần cù chịu khó nên càng ngày sẽ càng tiến bộ hơn về mọi mặt nói chung và về nghề nông nói riêng.
Điều kiện chính trị – xã hội
Từ giữa những năm 80 đến nay, cuộc cách mạng về nhận thức đã và đang dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (12/1986), đại hội mở màn cho công cuộc đổi mới vĩ đại, các nhà lãnh đạo đã khẳng định, nông nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu là hai lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế. Từ đó đến nay, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Được Chính phủ quan tâm sâu sắc, ngành này đã có những bước tiến kỳ diệu, khác hẳn tình trạng yếu kém trì trệ trước kia. Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về hàng loạt mặt hàng nông sản.
Bên cạnh những cây trồng chủ lực như lúa gạo, cà phê, điều, tiêu…, những năm gần đây, rau và cây ăn quả được Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Riêng trong năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đầu tư khoảng 233,3 triệu USD cho phát triển nông lâm nghiệp. Với mặt hàng rau quả, năm nay Bộ huy động khoảng 957 tỷ đồng để xây dựng 10 dây chuyền chế biến rau quả, tổng công suất 57.000 tấn/năm. Các sản phẩm được chú trọng là rau quả đóng hộp (30.000 tấn), nước quả cô đặc (21.000 tấn), rau quả đông lạnh (6.000 tấn). Bộ cũng có kế hoạch duy trì diện tích gieo trồng rau quả ở mức 1 triệu ha, đồng thời sử dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao sản lượng rau quả lên 11,5 triệu tấn (hơn năm 2001 khoảng 1,5 triệu tấn). (Đầu tư)
2.1.2 Tình hình sản xuất rau quả nói chung và một số loại rau quả chủ yếu
Tình hình sản xuất rau quả nói chung
Trong giai đoạn 1986-1995, diện tích trồng rau quả cả nước chỉ dao động trong khoảng 587.000-862.000 ha, chiếm tỷ trọng 7-8% cơ cấu cây trồng. Năng suất rau quả khi đó rất thấp, lại không ổn định: rau 12 tấn/ha, chuối 15-16 tấn/ha, cam 7-8 tấn, dứa 9-12 tấn, xoài 8-12 tấn… Năm 1995, sản lượng rau cả nước chỉ đạt hơn 4 triệu tấn, quả 3 triệu tấn, tính trung bình mỗi người dân 56kg rau và 40kg quả/ năm (trong khi con số tương ứng của thế giới là 85 và 69kg). Theo thống kê của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), năm 1995, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản là 5% (khoảng 73,2 triệu USD). Tại Philippines, tỷ lệ này là 30,9%, Trung Quốc 26%, Hàn Quốc 20,2%, Thái Lan 16,5%, Israel 51,4%… (1.6). Có thể thấy, ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
Bảng 1: Năng suất các loại rau, cây ăn quả chủ yếu cả nước (đơn vị: 1000 tấn)
Năm
Rau các loại
Chuối
Dứa
Cam, quít
Xoài
1990
118,6
152,0
120,0
82,0
126,3
1991
115,5
152,7
122,0
78,0
105,7
1992
116,9
160,8
91,7
82,7
84,6
1993
117,2
163,0
95,0
88,4
81,5
1994
121,7
160,0
93,0
89,5
88,8
1995
126,2
159,0
76,8
105
93,2
1996
131,0
131,7
-
-
110,2
1997
131,8
142,3
-
-
86,2
1998
128,3
136,8
-
-
-
Nguồn: Trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Từ năm 1995 đến nay, sản xuất rau quả của Việt Nam có tiến bộ rõ rệt. Năm 1999, cả nước có 337.000 ha rau, sản lượng 5,6 triệu tấn và 450.000 ha cây ăn quả với sản lượng 4 triệu tấn, phân bổ rộng khắp các vùng trong nước như: vùng chuyên canh rau ở Sa Pa, Thái nguyên, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Tiền Giang, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh (3.4) ... Nhiều vùng trụ̀ng các loại rau theo công nghệ rau sạch.
Ngoài các vùng cây ăn quả phân tán, nước ta có rất nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả như vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, trái cây vùng Đông Nam Bộ, cho sản lượng hàng năm 4,5 triệu tấn/năm. Cả nước có 27 loại quả được trồng trên diện tích 450.000 ha. Đó là chuối, cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, mít, xoài, nhãn, vải, thanh long, bơ, nho, sầu riêng, vú sữa, măng cụt, chôm chôm..., với sản lượng 4 triệu tấn/năm, năng suất bình quân 9 tấn/ha. Do đặc điểm sinh học của các loại quả khác nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu nhất định nên cây ăn quả được trồng thành nhiều vùng tập trung, trong đó có một số loại quả đặc sản như: bưởi Năm Roi, xoài cát Hoà Lạc, măng cụt, sầu riêng, thanh long, vú sữa... Một số vùng cây ăn quả có tiếng đã hình thành như: Thanh long Bình Thuận, hồng Đà Lạt, nhãn Vĩnh Long, vú sữa Cái Bè, mận tâm hoa Bắc Hà (Lào Cai), quýt Hà Giang, na Lạng Sơn ... Những loại quả này rất có giá trị xuất khẩu (cả sản phẩm được bảo quản tươi và sản phẩm đã chế biến) và hấp dẫn người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước (1.8)...
Về sản phẩm rau, với khí hậu nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất rau xanh quanh năm. Việt Nam có tập quán trồng hơn 30 loại rau, chia thành nhiều nhóm: nhóm rau ăn lá (bắp cải, rau cải, rau ngót, dưa, rau muống, rau cần ...); nhóm rau ăn quả (su hoà, dưa chuột, su su, bí, cà chua ...); nhóm rau ăn củ (cà rốt, khoai tây, hành tây, cần tỏi, hành lá ...) và các loại rau khác. Sản xuất rau tập trung nhiều ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đà Lạt.
Tổng diện tích rau quả năm 2000 tăng lên 1.212.000 ha (tăng 3%), sản lượng đạt 11,3 triệu tấn (tăng 7,4%) so với năm 1999. Tuy vậy, rau quả tươi vẫn được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước (95% sản lượng), chế biến khoảng 2%, xuất khẩu mới đạt 3% (3.4).
Sản xuất và xuất khẩu rau quả của nước ta còn kém xa so với tiềm năng và lợi thế vốn có. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, diện tích trồng rau và cây ăn quả cả nước hiện nay là 930.000 ha, sản lượng 14,3 triệu tấn/năm. Phần lớn diện tích cây ăn quả nói trên là vườn tạp, quy mô hộ gia đình nhỏ bé, trung bình 0,5 - 2 ha/hộ rất ít hộ có diện tích từ 5-10 ha. Vùng cây ăn quả tập trung mới chỉ có khoảng 70.000 ha (khoảng 16% tổng diện tích), phần lớn tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 60%) (3.4). Năng suất cây ăn quả phụ thuộc vào cơ cấu mỗi vườn và trình độ thâm canh của từng vườn quả tập trung, của từng vùng nông nghiệp. Nhìn chung, trình độ thâm canh (bón phân, tưới tiêu) còn thấp, giống cũ thoái hoá, không được chọn lọc, kỹ thuật chăm bón không được chú ý đúng mức, sâu bệnh nhiều. Chúng ta chưa lựa chọn được những giống cây cho năng suất cao hoặc nhập giống cây ngoại, nên năng suất thấp và không ổn định so với các nước. Việc canh tác của bà con nông dân hầu hết mang tính tự phát theo phong trào, thiếu hẳn định hướng thị trường. Nông dân thường thấy giống cây nào có giá thì đua nhau trồng, dẫn tới cung vượt quá cầu, lúc đó lại đua nhau chặt phá... Nguyên nhân của tình hình trên là sản xuất rau quả chưa theo quy hoạch, nhiều hộ nông dân sản xuất và tiêu thụ trôi nổi theo thị trường tự do. Các vùng có cây ăn quả đặc sản thường phát triển theo phong trào, dễ làm khó bỏ. Việc lưu thông phân phối giữa các vùng sản xuất và vùng tiêu thụ chưa tốt, khiến giá cả chênh lệch lớn, dễ xảy ra tình trạng nơi thiếu vẫn thiếu, nơi thừa vẫn thừa. Có lúc miền Bắc tràn ngập quả vải mà miền Nam lại thiếu vải bán, và ngược lại. Để khắc phục tình trạng này, ngoài sự nhạy cảm thị trường của chính người nông dân, vai trò của các các cơ quan quản lý Nhà nước là rất quan trọng, thông qua công tác khuyến nông, lâm, quy hoạch vùng sản xuất dựa trên dự báo thị trường, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, cây giống ..
Hiện nay, vùng chuyên canh rau quả chưa được đầu tư thích đáng cả khâu thủy lợi, khâu thu hoạch cũng như phân loại, bảo quản… Cơ sở vật chất tại các nông trường quốc doanh chủ yếu lạc hậu, chậm cải tiến. Sản xuất ở các hộ nông dân thì manh mún, mang tính tự phát nên chưa đảm bảo kỹ thuật. Sản phẩm của các nông hộ không đồng nhất cả về chất lượng lẫn kích cỡ nên rất khó đưa vào chế biến tại các nhà máy hoặc phục vụ xuất khẩu. Số lượng hàng hóa cũng không đáp ứng được những hợp đồng lớn, mà bạn hàng nước ngoài thường rất mong muốn có nguồn cung ổn định, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, các công đoạn sản xuất rau quả ở nông hộ không tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên chưa phù hợp với yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài.
Một số loại rau quả chủ yếu
A/ Dứa
Diện tích dứa cả nước hiện là 37.800ha, sản lượng đạt trên 290.000 tấn (tăng gần gấp 2 lần cả về diện tích và sản lượng so với năm 1976), tập trung nhiều nhất tại Kiên Giang (7.710ha), Tiền Giang (6.830ha), Quảng Nam (2.320ha), Thanh Hóa (1.600ha) và Ninh Bình (1.572ha).
Với 9 dây chuyền chế biến đồ hộp (tổng công suất 42.000 tấn/năm), 6 dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc (26.000 tấn/năm), 4 dây chuyền chế biến nước quả (6.100 tấn/năm), ngành dứa Việt Nam có thể chế biến 94.000 tấn/năm. 4 dây chuyền chế biến hiện đang triển khai xây dựng, với tổng công suất 19.000 tấn/năm tại Long Khánh (Đồng Nai), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Lục Ngạn (Bắc Giang), Như Thanh (Thanh Hóa) (3.4).
Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp lo lắng là tình trạng ''nơi có nhà máy chế biến thì thiếu nguyên liệu, còn nơi nhiều dứa thì chưa có nhà máy, hoặc nhà máy có vấn đề'' (Lời Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại Hội nghị về sản xuất, chế biến và tiêu thụ dứa các tỉnh khu vực phía Bắc ngày 31/10/2002). Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, vùng nguyên liệu mới hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất các nhà máy của Tổng công ty Rau quả. Với tốc độ phát triển nguyên liệu như hiện nay, chỉ khi các địa phương không xây thêm nhà máy, Tổng công ty Rau quả mới đảm bảo tương đối được nguyên liệu cho các đơn vị chế biến thuộc tổng. Vậy mà một số vùng lại đang thừa dứa nguyên liệu.
Tại Bắc Giang (vùng dứa trọng điểm), nếu năm 2003, tỉnh không có một nhà máy chế biến dứa cô đặc thì chương trình quy hoạch và phát triển cây dứa coi như phá sản. Với 3.000ha dứa quy hoạch trên 40.000ha hoa quả, Bắc Giang hoàn toàn có khả năng trồng được. Song năm 2001, tỉnh trồng được gần 1.300ha (dứa Cayen cho năng suất 70-80 tấn/ha, dứa Queen là 30-40 tấn/ha) trong khi nhà máy chế biến của địa phương chỉ tiêu thụ được khoảng 5.000ha vì quả dứa quá nhỏ. Người dân đã bán rẻ, bán tống bán tháo, thậm chí còn đem đổ dứa trước cổng nhà máy chế biến. Chính vì vậy, một nhà máy dứa cô đặc sẽ giúp Bắc Giang giải quyết được lượng dứa lớn. Đại diện Sở NN-PTNT Thanh Hóa cũng bất cập: ''Chúng tôi đã đầu tư 35 tỷ đồng để trồng nguyên liệu dứa, vậy mà vẫn chưa thấy nhà máy chế biến đâu?''
Mặt khác, khâu giống cũng là một vấn đề của các địa phương. Năm 2001, Bắc Giang nhập 17-18 triệu cây dứa giống từ Trung Quốc, nhân giống được một triệu cây. Nhưng hiện giá giống rất cao nên tỉnh hoàn toàn bị động. Từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã xuất hiện hiện tượng tranh mua giống. Tổng công ty Rau quả Việt Nam cho biết, ngoài 3 trung tâm giống hiện nay, tổng công ty sẽ xây thêm 5 trung tâm giống thời gian tới. Với công suất 40.000 tấn/năm hiện nay, nhu cầu nguyên liệu dứa của tổng công ty sẽ rất lớn.
B/ Dưa chuột
Đây là loại rau rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dưa chuột muối đóng hộp (nguyên quả hoặc chẻ tư), thị trường trọng điểm là EU, Nga, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…, trong đó Nga là bạn hàng lâu năm. Chỉ trong nửa đầu của năm 2001, Việt Nam đã xuất sang Nga 24.400 tấn dưa chuột, 70.000 tấn dưa chuột dầm giấm (3.4).
Tuy vậy, sản phẩm của Việt Nam còn yếu ở khâu lai tạo, tuyển những giống có năng suất và chất lượng phù hợp nhu cầu thị trường. Mặt khác, số lượng hàng xuất khẩu chưa thật ổn định, nhất là trong giai đoạn 1995-1998, không chỉ vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế, mà còn vì bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong khu vực.
Hình 1 : Xuất khẩu dưa chuột muối
Nguồn: Trang web VASC Orient (www.vnn.vn)
2.2 Tình hình thị trường rau quả thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam
2.2.1 Tình hình thị trường rau quả thế giới
Trên thế giới có rất nhiều loại rau quả tham gia mậu dịch quốc tế, tương ứng với những vùng khí hậu khác nhau. Các nhà khoa học đã chia loại sản phẩm này thành một số nhóm:
*Trái cây ôn đới: táo, lê, nho, dâu tây…
*Trái cây nhiệt đới và cận nhiệt: chuối, dứa, xoài, vải, đu đủ…
*Rau ôn đới: cà chua, hành, tỏi, măng tây, bắp cải, su hào…
*Rau nhiệt đới:sắn, dong, khoai mỡ…
Trong phần này, tôi đề cập chủ yếu đến thị trường tiêu thụ rau quả nhiệt đới - loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh nhất.
Mặt hàng này có ba thị trường trao đổi chính:
- Khu vực I: gồm các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Thị trường này có khả năng thanh toán cao, tương ứng với mức sống cao là yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, kỹ thuật chế biến, bảo quản cũng như marketing.
- Khu vực II: châu á - Thái Bình Dương. Trong khu vực có nhiều đối thủ mạnh về xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng.
- Khu vực III: Trung Đông và Trung - Nam Mỹ. Các quốc gia này vừa có nhiều nhu cầu, vừa là các nước xuất khẩu mạnh về mặt hàng này. Thu nhập của dân cư không cao lắm, yêu cầu về sản phẩm cũng ở mức trung bình.
Vài thập niên gần đây, xu hướng tiêu thụ rau quả nhiệt đới ngày càng trở nên phổ biến, trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân của sự thay đổi này như sau:
Con người ngày càng đạt được những tiến bộ khoa học - kỹ thuật kỳ diệu, đặc biệt trong các ngành hóa học, sinh học… khiến cho ngành sản xuất và chế biến rau quả có những bước tiến đáng kể. Rau quả sau thu hoạch có thể được bảo quản lâu hơn, hạn chế hư hỏng. Những kỹ thuật chế biến hiện đại như dùng nhiệt độ cao (Ultra High Temperature - UHT), khử trùng bằng chiếu xạ , quản lý sâu bệnh tổng hợp (Intergrated Pest Management - IPM), kỹ thuật đóng gói "gói trong gói" (bag in box)… ngày càng phát huy tác dụng tốt, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hơn trước đây rất nhiều. Tại Việt Nam, các công ty lớn trong ngành như Vegetexco, Vinamilk, Foremost… đã áp dụng những kỹ thuật này một cách khá hiệu quả. Nhờ đó, việc vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu bằng đường biển, giảm cước phí vận tải và nhiều chi phí khác làm cho giá thành sản phẩm rẻ đi đáng kể.
Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ cùng với sự nâng cao mức sống dân cư, kéo theo lượng khách du lịch khổng lồ từ các nước hàn đới và ôn đới đến các quốc gia nhiệt đới. Những người này được thưởng thức đặc sản vùng nhiệt đới, khi về nước đem theo sự quảng bá hấp dẫn cho những sản phẩm đó, khiến lượng cầu tăng lên. Đối với Việt Nam, hàng năm chúng ta đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch quốc tế (trong đó khách du lịch Nhật Bản chiếm tỷ lệ không nhỏ) đến tham quan. Riêng năm 2001, trong số 16,2 triệu người Nhật đi du lịch, 3,5 triệu người đã đến Đông Nam á, 204.000 lượt người đến Việt Nam (3.4). Điều đó hẳn đóng góp khá nhiều cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển với tốc độ chóng mặt, rút ngắn "khoảng cách " không gian và thời gian giữa các quốc gia, châu lục, khiến việc vận chuyển những hàng hóa mau hỏng ngày càng nhanh chóng. Thông tin giá cả, cung cầu thị trường cũng đến với các thương nhân và nhà sản xuất dễ dàng hơn, giúp họ chủ động đề ra chiến lược kinh doanh của mình.
Hệ thống giới thiệu sản phẩm rau quả nhiệt đới được mở rộng ở khắp nơi, một mặt là do các nước xuất khẩu ngày càng có ý thức xúc tiến thương mại, đưa hàng của mình đến tận tay các khách hàng tiềm năng, mặt khác, do dân nhập cư ở các nước phát triển mở tiệm ăn đặc sản bán sản phẩm của quê hương mình. Những sản phẩm được giới thiệu theo cách này vừa hấp dẫn người tiêu dùng bởi sự mới lạ, vừa gây được lòng tin bởi được chính người xuất khẩu giới thiệu.
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm có lợi cho sức khỏe và có nguồn gốc tự nhiên trở nên phổ biến ở mọi quốc gia. Rau quả là sản phẩm được ưa chuộng nhờ hàm lượng vitamine cao, nhiều chất khoáng, không có chất béo, giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt… Thậm chí tại nhiều nước phát triển, rau quả đang được coi là thực phẩm chính, lấn át vai trò của thức ăn có nguồn gốc động vật.
Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, nhất là ở các nước phát triển, khiến người tiêu dùng tăng nhu cầu về các sản phẩm cao cấp, trong đó có rau quả nhập khẩu. ở Nhật Bản, nhiều người còn coi việc tiêu dùng sản phẩm rau quả nhiệt đới đắt tiền là một biểu hiện của địa vị cao trong xã hội.
Theo ước tính của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), nhập khẩu rau quả nhiệt đới của thế giới tiếp tục tăng với vận tốc 4,5%/năm, tức là hơn năm 2000 khoảng 2,137 triệu tấn. Nhập khẩu của các nước phát triển ước đạt 1,774 triệu tấn, tăng 5,1% chiếm tỷ trọng 83% tổng lượng nhập khẩu rau quả nhiệt đới. Các nước đang phát triển nhập khoảng 363.000 tấn, tăng 1,7% so với năm 2000. Các loại quả được nhập khẩu nhiều nhất là dứa, xoài, lê, đu đủ, chiếm tới 74% tổng lượng nhập khẩu, trong đó số lượng dứa là 839.700 tấn (tăng 3,2%), xoài 393.200 tấn (tăng 4,9%), lê 248.800 tấn (tăng 5,4%), đu đủ 103.500 tấn (tăng 2,9%) (2.1).
Năm 2001, EU, Mỹ, Nhật Bản là những nước nhập nhiều trái cây nhiệt đới nhất, chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu toàn thế giới, riêng lượng nhập khẩu bốn loại quả dứa, lê, xoài, đu đủ của các thị trường này chiếm 75%. Theo dự tính của FAO, nhu cầu nhập khẩu rau quả nhiệt đới năm 2002 tăng 5% so với năm 2001, đạt 2,250 triệu tấn. Năm 2005, con số này có thể là 2,46 triệu tấn, trong đó, tỷ trọng nhập khẩu của các nước phát triển sẽ là 80% (2.1).
2.2.2 Khả năng xuất khẩu của Việt Nam
Rau quả nhiều năm qua là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch của mặt hàng này thường đứng trong “top ten” hàng xuất khẩu.
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu rau quả năm 2002
Đơn vị
Ước thực hiện tháng 10/2002
Ước thực hiện 10 tháng đầu năm 2002
% 10 tháng 2002 so với 10 tháng 2001
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Tổng trị giá
Tr. USD
1.500
13.407
105,9
Mặt hàng chủ yếu
1. Thủy sản
Tr. USD
205
1.673
110,7
2. Gạo
1000 T
300
65
3.094
689
90,6
123,0
3. Cà phê
1000 T
50
24,5
585
238
77,8
71,7
4. Rau quả
1000 T
13
174
60,9
5. Cao su
1000 T
45
29
350
198
146,4
149,8
6. Hạt tiêu
1000 T
3
5
71
96
130,0
109,9
7. Nhân điều
1000 T
6
21
49
165
150,2
139,1
8. Chè các loại
1000 T
10
12
68
77
157,9
157,3
9. Lạc nhân
1000 T
3
1,5
100
48
135,9
133,2
10. Dầu thô
1000 T
1.433
314
13.899
2.576
98,0
93,2
Nguồn: Trang web của Bộ Thương mại
Từ những năm 80 trở về trước, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Liên Xô, Đông Âu. Đó là thời kỳ ngành phát triển theo "quỹ đạo" của chương trình hợp tác rau quả trong khối các nước XHCN. Xuất khẩu được thực hiện theo nghị định thư và hiêp định trao đổi hàng hóa ký kết hàng năm, do đó không thể hiện trung thực khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Sau khi khối XHCN tan rã, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm hẳn, nhưng hồi phục dần nhờ những bạn hàng lớn đến từ Trung Quốc. Đây là thị trường lớn nhất của Việt Nam (tỷ trọng hơn 30%). Từ năm 1993, kim ngạch xuất khẩu rau, quả có xu hướng gia tăng trở lại. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1993 - 1997 là 35,8%; năm 1997 đạt 71 triệu USD, tăng gấp 3,5 lần so với năm 1993. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu rau, quả chỉ đạt 53 triệu USD, giảm 25,4% so với năm 1997. Nguyên nhân một phần do mất mùa, một phần do bị rau, quả Thái Lan cạnh tranh gay gắt về các mặt: kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản, tiếp thị... Năm 1999 đạt 105 triệu USD, tăng 98% so với năm 1998 - là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất.
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 213 triệu USD. Năm 2001 ước đạt 305 triệu USD. Con số này của năm 2002 là là 200 triệu USD, giảm 39,3%. Có thể thấy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau, quả so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản chiếm khoảng 1,4 - 2,8%, hết sức nhỏ bé, lại không ổn định.
Những loại rau tươi chủ yếu đã xuất khẩu là: khoai tây, khoai sọ, cải bắp, dưa chuột, bí xanh, đậu quả tươi các loại, hành, tỏi...
Các bạn hàng lớn của Việt Nam đều ở trong khu vực châu á. Giai đoạn 1997-1999, do ảnh hưởng dữ dội của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, giá nông sản trên thị trường quốc tế sụt mạnh, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm sút.
Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới cũng như châu á hồi phục dần, không đạt vận tốc như mong đợi nhưng phần nào làm giảm bớt mối lo của các nhà xuất khẩu. Tuy vậy, những nguy cơ của chính trường quốc tế đang đe dọa sự phát triển kinh tế thế giới, đặc biệt ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng "nhạy cảm"
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19536.doc
- b×a.doc