Khóa luận Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

2.1. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong ca dao. 2

2.2. Các hướng nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng của con số. 4

3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 7

3.1. Đối tượng 7

3.2. Phạm vi 7

3.3. Nhiệm vụ 8

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

4.1. Phương pháp thống kê, phân loại 8

4.2. Phương pháp phân tích tu từ học 8

4.3. Phương pháp phân tích văn học 9

5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN 9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10

1.1. Lý thuyết biểu tượng 10

1.1.1. Khái niệm biểu tượng 10

1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng 11

1.1.3. Chức năng của biểu tượng 12

1.2. Đặc trưng và nguồn gốc của biểu tượng con số. 14

1.2.1. Đặc trưng 14

1.2.1.1. Đặc tính bản thể 14

2.2.1.2. Đặc tính biểu trưng 14

1.2.2. Nguồn gốc. 16

1.2.2.1. Con số tự nhiên 16

1.2.2.2. Con số trong đời sống văn hoá, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng. 17

1.2.2.3. Con số trong ngôn ngữ nghệ thuật 24

CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HỆ BIỂU TƯỢNG CON SỐ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 35

2.1. Sự tiếp biến ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng con số từ bình diện văn hoá vào

ca dao. 35

2.1.1. Quá trình thâm nhập và biến đổi theo quy luật chung. 35

2.1.2. Đặc thù riêng, kết quả của sự phân hoá, chuyển hoá. 36

2.1.3. Một số nhận xét. 40

2.2. Đặc trưng kết cấu của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt. 42

2.2.1. Biểu tượng đơn 43

2.2.2. Biểu tượng kết hợp 44

2.3. Đặc trưng ý nghĩa của biểu tượng con số trong ca dao người Việt. 49

2.3.1. Nhóm 1, “Một” 49

2.3.1.1. Giá trị văn hoá chung của số một. 49

2.3.1.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số một trong ca dao người Việt. 50

2.3.2. Nhóm 2, “Hai”. 54

2.3.2.1. Giá trị văn hoá chung của số hai. 54

2.3.2.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số hai trong ca dao người Việt. 54

2.3.3. Nhóm 3 ,“Ba”, “Bốn”. 58

2.3.3.1. Giá trị văn hoá chung của số ba, bốn. 58

2.3.3.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng con số ba, bốn trong ca dao. 59

2.3.4. Nhóm 4, “Năm”, “Sáu”, “Bảy” 66

2.3.4.1. Giá trị văn hoá chung của số năm, sáu, bảy. 66

2.3.4.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số năm, sáu, bảy trong ca dao người Việt. 66

2.3.5. Nhóm 5, “Chín”, “Mười”. 71

2.3.5.1. Giá trị văn hoá chung của số chín, mười. 71

2.3.5.2. Sự phân hoá và chuyển hoá của biểu tượng số chín, mười tong ca dao

người Việt. 71

2.3.6. Nhóm 6 ,“Trăm”, “Nghìn”, “Vạn”. 77

2.3.6.1. Giá trị văn hoá chung của số trăm, nghìn. 77

2.3.6.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số trăm, nghìn trong ca dao người Việt. 77

2.4. Các phương thức tạo nghĩa chủ yếu của hệ biểu tượng con số 84

2.4.1. Phương thức tu từ. 85

2.4.2. Các kiểu quan hệ. 88

CHƯƠNG 3. NHỮNG THẾ TƯƠNG LIÊN CỦA BIỂU TƯỢNG CON SỐ 97

3.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng con số với biểu tượng khác. 97

3.1.1. Biểu tượng con số- thời gian. 97

3.1.1.1. Biểu hiện mốc thời gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng 97

3.1.1.2. Biểu hiện mốc thời gian sinh hoạt, đời sống tâm lý cá nhân 98

3.1.1.3. Biểu hiện khoảng thời gian sinh hoạt, tâm lý 101

3.1.2. Biểu tượng con số- không gian. 102

3.1.2.1. Biểu hiện tương quan khoảng cách. 103

3.1.2.2. Biểu hiện tương quan khoảng không gian- giá trị nhận thức. 106

3.1.3. Biểu tượng con số với vật thể 107

3.1.3.1. Biểu hiện tương quan số lượng- giá trị 107

3.1.3.2. Biểu hiện các kiểu quan hệ 109

3.2. Ảnh hưởng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt tới một số nhà thơ

hiện đại 111

3.2.1. Tố Hữu 111

3.2.2. Nguyễn Bính 118

PHẦN KẾT LUẬN 123

NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT 125

THƯ MỤC THAM KHẢO 125

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ được tầm ý nghĩa quy mô của truyền thuyết: Mới lên ba tuổi thơ ngây/ Thấy vua cầu tướng ra ngay trận tiền; Lên ba đang tuổi anh tài/ Roi sắt ngựa sắt ra oai trận tiền/ Một phen khốc lửa dẹp yên/ Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời. Phản ánh lịch sử với thái độ ngợi ca và ngưỡng vọng, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, ca dao vẫn đảm bảo được việc tái hiện thành công phẩm chất và vai trò của người anh hùng trong truyền thuyết. Từ biểu tượng “ba” ở ca dao cũng biểu hiện một mối quan hệ thống nhất tạo thành sức mạnh và sự vững chắc chỉ xuất hiện hai lần nhưng rất ấn tượng với biến thể kết hợp: Một cây mà chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đây là sự biểu trưng cho sự đoàn kết, thống nhất tạo nên một mối quan hệ bền vững không gì chia rẽ được dẫn đến sự thành công. ở phương diện lập luân so sánh: Dù ai nói ngã nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. “Kiềng ba chân” là biểu tượng của sức mạnh vững chải, chắc chắn, biểu tượng của lập trường vững vàng, kiên định với một thái độ quyết tâm không giao động, không thay đổi quan điểm, chính kiến cá nhân. Các nét nghĩa của biểu tượng luôn luôn liên thông và giao thoa với nhau, nó có thể nghiêng về biểu nghĩa này hoặc thiên về biểu nghĩa khác, mối quan hệ giữa sức mạnh, sự vững chắc và sự thử thách trong số ba cũng vậy. Khi đi vào trong ca dao “ba” thường gắn với nét nghĩa sự thử thách, trắc trở, về hình thức nó chiếm số lượng lớn nhất, về nội dung nó thường biểu hiện khoảng thời gian. Và từ sự bắt đầu của nghĩa gốc: “ba” là biểu hiện của sự đủ dẫn đến ý nghĩa “ba” là giới hạn cuối cùng của mọi sự thử thách: áo trắng em khâu chỉ tơ/ Khuyên chàng đi học thiếp chờ ba năm; Ai về nhắn với cô hai/ Có thương anh thì đợi cho đầy ba đông; Ba năm ăn ở nhà Tần/ Lòng Tần nhớ Hán mười phần chưa quên; Ba năm chẳng hiệp duyên hài/ Nằm lăm xuống bệ anh lạy dài ông tơ. Đặc biệt nhất là trong lời tâm sự chân tình, gan ruột khẳng định phẩm chất sự thuỷ chung sâu sắc trong một câu ca dao nổi tiếng của xứ Nghệ: Muối ba năm muối đang còn mặn/ Cừng chín tháng thì gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Dù có xa nhau đi chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa. Ca dao dùng cấu trúc “ba năm” để biểu trưng cho một khoảng thời gian chờ đợi rất dài, đủ để chứng minh cho tình yêu và tình nghĩa, cho sự thuỷ chung son sắt. Chỉ có thời gian mới là thước đo của tấm lòng, có khi người ta chạy theo những giá trị nhất thời mà rủ bỏ những giá trị đích thực: Có quán tình phụ cây đa/ Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn. Ba năm là thời gian đủ để khẳng định cho sự vững vàng của tình cảm, sự kiên định của nghĩa tình. Và nó không còn là sự hạn định thời gian cụ thể nữa mà là sự vô cùng của tình nghĩa, bất chấp thời gian. ở ca dao người Việt, trong hành động, ba lần cũng là giới hạn cuối cùng phân định sự thành bại: Ba phen trầu héo cả ba/ Phen này héo nữa thiệt là số anh. Có khi biểu hiện cảnh lưu luyến bịn rịn không muốn rời xa trong cảnh giã từ: Ba phen lên ngựa trở về/ Cầm cương núi lại xin đề câu thơ/ Câu thơ ba bốn câu thơ/ Câu đợi câu chờ câu nhớ câu thương, hoặc cảm xúc rối bời, bồn chồn, hụt hẫng pha chút thất vọng: Chờ em như buớm chờ hoa/ Chờ lần ni nữa là ba lần chờ. “Ba” trở thành giới hạn chót cho mọi sự đồng thời nó cũng khẳng định một kết quả rõ ràng sau một quá trình thử thách. Với số bốn, nếu như trong văn hoá nét nghĩa mạnh nhất ở mẫu gốc: sức mạnh, sự vững chắc thì trong ca dao hoàn toàn không xuất hiện. Trong tư duy dân gian Việt Nam, từ số ba trở đi được coi là số nhiều nhưng là sự phức tạp rắc rối. ý nghĩa này trở nên mạnh hơn khi kết hợp ba, bốn. Ca dao thường sử dụng lối nói gián tiếp rất ý nhị để diến tả chiều sâu và sức nặng của tình yêu thầm kín mà mãnh liệt: Ba bốn nơi đi tới trở về/ Lòng em sở mộ một bề thương anh. Câu ca dao tạo dựng thế đối lập giữa tình cảnh và tấm lòng của một “hồng nhan đào hoa” dù nhiều nơi nhóm ngó, nhiều người để ý mà tấm lòng thuỷ chung của nàng chỉ hướng về một ý trung nhân duy nhất. Câu nói quen thuộc của dân gian thể hiện một kinh nghiệm, một triết lý xác thực: “Lắm mối tối nằm không”, nhiều nơi, nhiều chốn là phức tạp, rắc rối: Ba bốn nơi chàng ràng/ Không nơi nẽo hẳn nhỡ nhàng tính răng? Bởi thông thường tâm lý chung là lắm nẽo sẽ dẫn đến phân vân, đắn đo lựa chọn mà thành ra dang dỡ. Đó là lời chia sẽ chân thành của nguời giàu kinh nghiệm, từng trải dành cho các cô gái đang ở tuổi cập kê. “Ba”, “bốn” không chỉ là biểu hiện cho số nhiều mà còn là sự lâu dài đối với người đang chờ đợi: Cây vàng lá úa/ Ba bốn tháng rày sao chợ vắng tanh/ Hay em hờn giận hay có chuyện gì ngại anh? Khi đã đem lòng yêu mến, vắng nhau một ngày trong lòng đã ngao ngán huống chi là ba, bốn tháng. Vì thế mà nỗi buồn trở nên da diết, nỗi sầu trải ra mênh mông khiên cho cây cỏ cũng héo tàn, vàng úa. Thời gian trở nên lặng lẽ, trôi một cách chậm chạp, ì ạch; không gian cô quạnh đến như ngừng đọng chỉ còn lại hoạt động tâm lý của con người cứ khắc khoải chờ đợi, cứ khắc khoải ngóng trông mà thẩn thờ, lo lắng vì người thương vẫn biệt tăm tin tức. Tuy nhiên nét nghĩa nỗi bật hơn của số từ biểu trưng “bốn” trong ca dao là tính tổng thể, toàn thể: Anh đây lên thác xuống ghềnh/ Thuyền nan đã trải, thuyền mành thử chơi/ Chơi cho khắp bốn phương trời/ Cho trần biết mặt cho đời biết tên. “Bốn phương trời” là hình ảnh tượng trưng cho tính tổng thể, toàn diện để bộc lộ thái độ tự hào về sự trường trải của mình. Còn “bốn mùa” là chu kỳ thời gian trọn vẹn của vũ trụ được xuất hiện trong lời dẫn về một hiện thực hiển nhiên theo quy luật của tạo hoá: Bốn mùa bông cúc nở sây/ Để coi trời khiến duyên này về ai. Đưa ra lời dẫn như vậy là một cách khôn ngoan để thiết lập cơ sở, giá đỡ để mà thách đố tạo hoá với một thái độ tự tin về duyên phận cuả mình. Trái lại, ở một lời ca dao khác, biến thể kết hợp: “tứ phương” trong ngữ cảnh sau lại là biểu hiện của sự chia lìa, tan rã đến mức không ngờ khiến người trong cuộc phải thốt lên đầy cay đắng: Tưởng rằng kèo cột ở đời/ Ai ngờ kèo rã cột rời tứ phương. Đó là sự việc ngoài sức tưởng tượng, ngoài dự tính của người trong cuộc. Trong lời của cô gái khi tâm sự: Thiếu chi quân tử bốn phương/ Thấy anh có ngãi em ôm duyên chờ thì “bốn phương” lúc đó cũng thể hiện tổng thể, tất cả để ngầm ẩn khẳng định vị thế và sự đáng giá của cô gái, đồng thời cũng là để lý giải cho sự gắn bó giữa cô và anh là nghĩa tình sâu nặng, là sự chân thành rất son sắt. ý nghĩa của số từ biểu trưng “bốn” phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và sự tương tác của “bốn” và “một” tạo nên một nghĩa mới: biểu hiện cho những con người, những vùng quê, miền đất khác nhau nhưng lại đồng lòng, thống nhất cùng chí hướng, cùng lý tưởng: Anh em tứ hải giao tình/ Tuy rằng bốn biển nhưng chung một nhà. Xuất hiện trong lời ca dao tỏ tình: Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về An Phú cùng anh thì về/ An Phú có ruộng tứ bề/ Có ao tắm mát có nghề mạch nha, “bốn” lại gắn với sự giàu có, sự trù phú của một vùng đất, vùng quê với mong muốn mời gọi cô gái “Đất lành chim đậu”. Cũng là biểu hiện cho tính tổng thể, toàn thể, trong ngữ cảnh: Nghe anh gióng giã ra về/ Cũng bằng lửa đốt bốn bề lưng em. Đó là cảm giác bứt rứt đến xốn xang của cô gái đang yêu khi phải từ giả, tiễn biệt người yêu. Số từ biểu trưng “bốn” với ý nghĩa sự cân xứng, sức mạnh, sự vững chắc xuất hiện rất ít lần trong ca dao nhưng rất ấn tượng và nỗi bật gắn với những mô hình kiến trúc: Tôi lên trên chùa/ Thấy bốn kiểng chùa chạm bốn con dao/ Hai con dao lá hai toà dao sen/ Hai lông đèn sáp hai lồng đèn quay tơ/ Bốn kiểng chùa chạm bốn bài thơ/ Hai bài thơ thủ hai bài thơ ngâm/ Bốn kiểng chùa chạm bốn on rồng/ Hai con rồng lộn hai rồng lên mây…Đó là kiến trúc chùa chiền được bao bọc bởi kiến trúc cân xứng hài hoà biểu hiện cho sự linh thiêng và liên thông tinh khí vũ trụ. Hay trong một công trình của anh thợ mộc thiết kế ngôi nhà hạnh phúc của mình với bao dự tính: Bốn cửa anh chạm bốn dê/ Bốn con dê đực chầu về tổ tông/ Bốn cửa anh chạm bốn rồng/ Trên thì rồng ấp dưới thì rồng leo/ Bốn cửa anh chạm bốn mèo/ Con thì bắt chuột con leo xà nhà/ Bốn cửa anh chạm bốn hoa/ Trên thì hoa sói dưới thì hoa sen/ Bốn cửa anh chạm bốn đèn/ Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ/ Một đèn đọc sách ngâm thơ/ Một đèn anh để đợi cờ nàng đây. Bởi “bốn” là biểu hiện của bốn phương, bốn hướng, tứ phía: bốn cửa tượng trưng cho sự liên thông hết các phía của vũ trụ và các con vật để giữ cửa là biểu trưng cho sự bình yên, được canh gác và che chở khỏi những bất trắc và phức tạp bên ngoài. Đó là những vệ sỹ, thần giữ cửa. Hình ảnh được chạm khắc đối xứng như vậy biểu hiện sức cuốn hút của vẻ đẹp hài hoà, cân đối. Bên cạnh đó hình tượng “bốn cửa” được chạm khắc bởi rất nhiều con vật sinh động như vậy biểu trưng của một thế giới phong phú, một cuộc sống no đủ. Và ngôi nhà với thiết kế độc đáo đó là tượng trưng cho sức mạnh, sự vững bền. Với tài năng, sự khéo léo và tâm hồn tinh tế của anh chắc chắn cô gái nào cũng hài lòng và mong có một người chu đáo như vậy để chung sống. Các nét nghĩa biểu trưng của số bốn trong ca dao ít nhưng tương đối tập trung. Nó chủ yếu hướng về hai biểu nghĩa: Số nhiều nhưng rải rác hoặc tính toàn vẹn, tính tổng thể. Và nó vẫn là một trong những con số ấn tượng trong ca dao người Việt. c, Bảng tổng kết Bảng 7. Sự phân bố các hướng nghĩa biểu trưng “ba”, “bốn”. CĐBĐ CBĐ Sự rải rác, tản tản mạn Sự phức tạp, rắc rối Sự thử thách Sức mạnh, sự vững chắc Tính tổng thể, toàn thể Ba, tam, mười hai "Một A hai B" 33/193 51/193 90/193 19/193 Bốn, tư, tứ 44/107 5/107 58/107 Nhóm 4, “Năm”, “Sáu”, “Bảy” Giá trị văn hoá chung của số năm, sáu, bảy. Với người phương Đông số năm rõ ràng là rất bí ẩn bởi nó là mô hình các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên vũ trụ: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Số năm cũng là dấu hiệu liên hợp bởi theo trường phái Pitago năm là tổng con số lẻ đầu tiên và con số chẵn đầu tiên. Năm cũng là con số trung tâm của sự hoà hợp và thăng bằng. Con số năm cũng là biểu tượng của con người (nếu giang hai tay thì con người được xếp thành năm phần : hai tay, đầu, hai chân) đồng thời số năm cũng ứng với năm giác quan, năm ngón tay, năm ngón chân trong cấu tạo của cơ thể người. Số sáu, số bảy trong văn hoá thế giới là những biểu tượng tiêu biểu có những nét nghĩa chung đặc biệt: biểu trưng cho sự thiêng liêng, thần bí, ma thuật hoặc tính lưỡng phân, phức hợp có thể biểu hiện cho cái tốt cũng có thể là cái xấu. 2.3.4.2 Sự chuyển hoá của biểu tượng số năm, sáu, bảy trong ca dao người Việt. a, Các dạng biến thể. Các kiểu biến thể từ ngữ của số năm trong ca dao người Việt là các số từ: “năm”, “ngũ”; số sáu là “sáu”, “lục”; số bảy là “bảy”, “thất”. Tuy nhiên các biến thể từ vựng Hán Việt ít xuất hiện và cũng không tạo ra những hướng nghĩa đặc biệt. Dạng biến thể kết hợp của “năm” trong mối quan hệ nội bộ là “năm, sáu”; “năm- bảy” để chỉ quan hệ tương đồng. Các biến thể kết hợp chủ yếu của số năm khi đi vào ngôn ngữ ca dao trên trục ngữ đoạn thường là “năm canh”, “đêm năm canh”, “đêm năm canh…, ngày sáu khắc…” để chỉ tính tổng thể, liên tục về thời gian và triền miên của tâm trạng. Ngoài ra có những sự kết hợp không cố định, biến thể tản mạn, không tập trung, và nó cũng gắn với những ngữ cảnh cụ thể với các hướng nghĩa khác nhau. b, Giá trị biểu trưng chủ yếu. Trong ca dao người Việt số năm có khi xuất hiện với ý nghĩa thực, chỉ lượng chính xác: áo đen năm nút viền bâu/ Bậu về xứ bậu biết nơi đâu mà tìm; áo gài năm nút hở bâu/ Em còn cha mẹ dám đâu tự tình. Khi xuất hiện với ý nghĩa biểu trưng số năm thường gắn với biểu nghĩa nhiều và phức tạp nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào tính tổng, toàn thể. Từ- biểu tượng “năm” chỉ hai lần xuất hiện với nét nghĩa sự kỳ lạ, bí ẩn mà không lý giải phản ánh tư duy tín ngưỡng của dân gian: Mồng năm, mười bốn, hai mươi ba/ Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn; Mồng năm, mười bốn, hai mươi ba/ Dù ai buôn bán cũng là về không. Những ngày mồng năm hoặc ngày mười bốn (1+4=5); hai mươi ba (2+3=5) không rõ xuất xứ, nguyên cớ nào trở thành ngày kiêng kỵ trong quan niệm của nhân dân và tránh đi lại, hoạt động vào ngày đó vì nó sẽ gắn với sự thất bại, đen đủi hiển nhiên. Tuy nhiên nét nghĩa sự lỳ lạ bí ẩn của số năm trong ca dao chỉ đóng khung và dừng lại ở đó chứ nó không sống động, kỳ diệu như trong văn hoá nhân loại. Giản dị và gần gũi hơn, “năm” trong ca dao là biểu trưng cho số nhiều, cụ thể có khi là cái rất dài, rất lâu, rất xa, rất rộng. Trong câu ca dao sau, năm được ấn định là một khoảng cách xa xôi, mênh mông khiến cho hai đầu đôi lứa phải thở than, lo lắng: Cách nhau cái ruộng năm sào/ Cái bờ năm thước biết bao giờ gần? Thực chất trên phương diện địa lý thì khoảng cách này đâu phải xa xôi nhưng nỗi lo sợ và khát khao gần gũi của người đang yêu thì không một sự xa cách nào đảm bảo được, không gì làm họ yên tâm, thoã mãn được. Nhưng ngược lại sẽ là xa mấy cũng gần nếu tâm trạng của họ tràn đầy tin tưởng đang nghĩ về hạnh phúc và quyết tâm: Xa xôi năm bảy ngày đường/ Duyên anh phận đẹp thì nường cũng theo. Cái mộc mạc rất dân dã của quần chúng lao động là tính đường bằng cách lấy thời gian để đo khoảng cách. Như chúng tôi đã xác định, điểm đặc chung của số từ biểu trưng “năm” khi biểu nghĩa số nhiều thường xuất hiện dưới dạng: năm- bảy. Có khi là sự biểu hiện cảm giác tiếc nuối vì sự lỡ dỡ của duyên số, sự gặp gỡ đã quá muộn màng khi người phụ nữ đã có quá nhiều ràng buộc với gia đình: Buổi xuân xanh thiếp chẳng gặp chàng/ Bây giờ năm con bảy cái ra đường mới gặp nhau. Cũng là ý nghĩa “nhiều” nhưng với cả một cường độ liên tiếp khắc khoải những chờ đợi, mong ngóng, thấp thỏm, lo lắng giữa thất vọng và hy vọng: Một ngày năm bảy tin sang/ Thiếp những mong chàng, chàng những mong ai. Sự rượt đuổi trong tình yêu: thiếp mong chàng, chàng mong ai, đó là một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng, không bến bờ- một trò chơi của tạo hoá đầy phức tạp không thể nào gỡ ra được. Sự tương tác nghĩa của “một” với “năm bảy” khá phổ biến trong ca dao cùng biểu hiện mối quan hệ nhiều nhưng phức tạp, rắc rối: Sá chi một nãi chuối xanh/ Năm bảy người dành cho nhựa dính tay. Ngay trong lời thách đố đầy tự tin, mạnh mẽ của người phụ nữ dám nghĩ, dám làm: Dù chàng năm thiếp bảy thê/ Cũng không tránh khỏi gái sề này đâu thể hiện được cá tính, bản lĩnh của người phụ nữ hiểu người, hiểu mình. Trái ngược với suy nghĩ táo bạo ấy là cảm xúc yếu đuối, phiền muộn của chủ trể trữ tình: Người thì năm thiếp bảy thê/ Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu. Và bức tranh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” không chỉ xuất hiện một lần trong ca dao: Một lạch sông năm bảy ngọn nguồn/ Bao nhiêu vui về bạn bao nhiêu buồn về em. Tuy nhiên với “năm”, nét nghĩa tính tổng thể, toàn thể chiếm số lượng lớn, chiếm 2/3 trên tổng thể nghĩa biểu trưng của nó. Nét nghĩa này tương đồng với nghĩa của phiên bản, mẫu gốc, vào ca dao nó bị cụ thể hoá trở nên hạn chế: ăn chơi cho thoả thoà thoà/ Có năm bức váy xẻ tà làm năm. Và ý nghĩa tổng thể này được tạo nên bởi cách dùng kiểu tập hợp “năm trên năm”. Tuỳ cách xác định đối tượng trữ tình mà có những cách hiểu khác nhau về câu ca dao này. Hoặc là biểu hiện thái độ phê phán, đã kích lối ăn chơi ngang tàng đến cực điểm cũng có thể là biểu hiện thái độ phản ứng, vùng vẫy, muốn bứt phá- một sự phản ứng mang tính chất tiêu cực để chống trả lại thứ khuôn phép, gò bó, chật hẹp, ngăn cản con người. Vì thế mà sự phản ứng trở nên rất mãnh liệt, muốn tung hê toàn bộ, muốn phá phách tất cả. Vấn đề xác định ngữ cảnh và đối tượng trữ tình trong ca dao rất quan trọng, thật khó để phân biệt đối tượng trữ tình là người nói (ngôi thứ nhất) hay người được nói đến (ngôi thứ ba), hình thức lấp lững đó là một trong những lý do dẫn đến tính đa nghĩa. Theo khảo sát của chúng tôi, “năm” với biểu nghĩa tính tổng thể thường đồng hành với biến thể “năm canh” hoặc “đêm năm canh, ngày sáu khắc…”. Năm canh đó là chu kỳ thời gian trọn đêm với việc dựng lên hình tượng của người không ngủ, người suy tư, thao thức, trăn trở với những nỗi niềm khác nhau: Suốt năm canh bế bóng lên giường/ Ngọn đèn dập tắt nửa thương nửa cười, là một lời thổ lộ rất chân tình, tinh tế. Bằng ngôn ngữ trong sáng và giản dị tác giả dân gian đã phản ánh rất thành công một tình thế bi kịch xót xa người trong cuộc. Đó là một bi kịch đầy mỉa mai, chua cay nhưng cũng rất đau xót. Có khi là cảm xúc bâng khâng nhung nhớ vì sự thiếu vắng: Đêm năm canh anh dựa bức rèm/ Có đèn có sách không em cũng buồn. Tổ hợp từ “đêm năm canh” có sự tương tác ý nghĩa biểu trưng của các yếu tố: “đêm”- vắng lặng, lạnh lùng, cô quạnh, những cảm xúc, lúc mọi tâm tư của con người được bộc lộ tự nhiên, chân thật cộng hướng với ý nghĩa “năm canh”- biểu hiện tính tổng thể, trọn vẹn của thời gian tạo nên hình tượng con người trăn trở, thao thức. Có thể là tậm trạng chập chờn, thấp thỏm: Đêm năm canh không ngủ lại ngồi/ Trông người thục nữ bồi hồi lá gan. Nỗi niềm không ngủ lại ngồi đó là sự xốn xang, day dứt đến khó chịu: Đêm năm canh không ngủ lại ngồi/ Cớ sao trong dạ bồi hồi chuyện chi? Nếu như nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao trước là hướng đến một đối tượng cụ thể nảy sinh nguồn cảm xúc bâng khâng thì ở câu ca dao này nhân vật trữ tình dường như rơi vào một trạng thái cảm xúc mà chính mình cũng chưa thể lý giải nổi. Có một cái gì đó đã khác, đã thay đổi gây nên những xáo trộn trong lòng mà nào đã gọi tên ra được đó là nỗi niềm gì? Phải chăng đây là cảm xúc chớm yêu, chớm nhớ? Kiểu biến thể “đêm năm canh” trong ca dao rất phổ biến và có tác dụng lớn trong việc bộc lộ tâm trạng nhất là tâm trạng chờ đợi hay nỗi niềm cô đơn: Nay chừ nước lại xa non/ Đêm năm canh tơ tưởng héo hon ruột tằm. Hoặc biểu hiện những nỗi niềm sâu kín: thương nhớ, tương tư- nỗi nhớ càng xoáy sâu hơn, làm cho họ càng trằn trọc, day dứt: Đêm năm canh luống những ngậm ngùi/ Năm canh nhớ bạn đứng ngồi không yên; Năm canh tưởng bạn cả năm/ Ruột gan khô héo như tằm rối tơ. Thời gian trọn đêm là thời gian của những tâm trạng chân thật, tự nhiên nhất- đó là lúc con người đối diện với chính mình và những niềm riêng, sâu kín dễ dàng được bộc bạch. Thông thường đó là tâm sự cô đơn buồn tủi hoặc nỗi nhớ, niềm thương. Chỉ một lần “đêm năm canh” gắn với lời ca của mẹ nhưng rất xúc động và khó quên: Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chày thức đủ vừa năm. Trong tiếng ca của mẹ có lời tâm sự về cuộc sống truân chuyên, vất vả nhưng nhiều hơn đó là tiếng lòng trìu mến, thiết tha của mẹ dành cho con. ý nghĩa tính tổng thể, toàn thể của số năm được bổ sung và hoàn thiện khi đi đôi với “sáu” trong kiểu kết hợp “đêm năm canh…ngày sáu khắc…”: Đêm năm canh mơ màng tưởng tuợng/ Ngày sáu khắc hoá tưởng hoá thương/ Nỗi sầu này ai biết cho chăng/ Xem bóng nhớ dạng, xem trăng nhớ hình. Ca dao thường ít khi đi sâu vào phân tích tâm lý nhưng diễn tả tâm trạng thì cực kỳ tinh tế nhất là tâm trạng tương tư. Tính tiếp nối, liên tục của thời gian tuần hoàn của “đêm năm canh, ngày sáu khắc làm nổi rõ tâm trạng triền miên, liên tục hoặc tâm trạng thường nhật, lặp đi lặp lại. Đó là sự “đắm đuối, dật dờ trong cơn tình mộng” của chủ thể trữ tình: đêm thì mơ, ngày thì nhớ khắc khoải, ngao ngán. Còn đây là tâm sự đau đớn, chua xót của nhân vật trữ tình khi người mình yêu mến, tin tưởng lại rủ bỏ nghĩa tình sâu sắc, bền lâu: Đêm năm canh nghe con dế thốt/ Ngày sáu khắc bấm đốt ngón tay/ Hỏi ai duyên cớ ai bày/ Duyên trăm năm lại bỏ nghĩa một ngày lại theo. “Đêm năm canh” chỉ còn lại là mỗi trống trải khủng khiếp. Không gian cô quạnh vang lên tiếng dế kêu thảm thiết, não nuột hay cũng chính lòng cô đang nhức nhối, rối bời? Nếu như đêm- ám ảnh cô là không gian mịt mù, ghê sợ thì ngày cô phải đối diện với bước đi của thời gian lặng lẽ, vô tình mà chậm chạp, bức bối. Hình ảnh “bấm đốt ngón tay” là biểu hiện của sự đo đếm thời gian một cách tỉ mỉ, chính xác từng thời khắc, phải chăng là một sự chờ đợi và hy vọng mơ hồ sự trở lại của kẻ đã lầm đường, lạc lối? Hay là tính thời gian xa cách, chia lìa? Dù cho chủ thể trữ tình có ở trong trạng thái nào thì cũng đang rất tuyệt vọng và đau khổ luôn day dứt, trăn trở và đau khổ không hiểu và không tin trước hiện thực phũ phàng. c, Bảng tổng kết Bảng 8. Sự phân bố các hướng nghĩa của “năm”, “sáu”, “bảy”. CĐBĐ CBĐ Nhiều, phức tạp, rắc rối Tính tổng thể, toàn thể Năm 38/97 59/97 Năm-sáu 28/36 Năm- bảy 52/63 ý nghĩa số từ biểu trưng “năm” trong ca dao người Việt giản dị, gần gũi. Tất cả cá hướng nghĩa của nó không còn dấu vết của sự kỳ lạ, thiêng liêng ngay cả ý nghĩa “tính tổng thể, toàn vẹn” cũng chỉ đơn thuần biểu thị một chu kỳ thời gian trọn vẹn và ngầm ẩn thể hiện một nỗi niềm, một tâm trạng thường xuyên, liên tục. 2.3.5 Nhóm 5, “chín”, “mười”. 2.3.5.1 Giá trị văn hoá chung của số chín, mười. Trong văn hoá thế giới số chín là một biểu tượng sinh động với các tầng nghĩa phong phú. Trong thần thoại Hômerơ có giá trị nghi lễ tượng trưng cho những cuộc tìm kiếm có hiệu quả, tượng trưng cho việc hoàn thành các nổ lực hoặc kết thúc cho một công cuộc sáng tạo. Trong Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo cũng có ý nghĩa đặc biệt. Đạo giáo cho rằng số chín là số của sung mãn, là số dương số của tổng thể. Số chín trong quan niệm phương Tây là biểu tượng của liên kết vũ trụ là biểu hiện của sự vô cùng, vô tận. Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc số chín là con số được sùng bái và tôn thờ. Nó gắn với sư kỳ lạ, bí ẩn. Đó là quá trình kỳ diệu sự hoài thai của một sinh linh. Và bắt nguồn từ cơ sở số chín là ký hiệu cuối cùng trong hệ số đếm cơ số muời. Con số cuối cùng cũng là con số lớn nhất của cơ số đó, dẫn đến ý nghĩa chín là biểu trưng tột cùng của sự sung mãn. Còn số mười lại là số đầu tiên có hai chữ số, là số tròn chục biểu hiện sự đầy đặn, trọn vẹn nhất. Đó là con số hoàn chỉnh đến mức không thể thêm cái gì vào đấy được nữa, là số hoàn thiện đến mức khó đạt tới. Và nếu số chín là sự kết thúc một chu kỳ thì số mười là sự bắt đầu một chu kỳ mới biểu hiện của một vòng tuần hoàn bất tận. Đó là lý do để hai số chín, số mười có biểu nghĩa gống nhau trong quan niệm văn hoá cũng như thơ ca. 2.3.5.2 Sự phân hoá và chuyển hoá của biểu tượng số chín, mười tong ca dao người Việt. a, Các dạng biến thể. Các hình thức biến thể từ ngữ của số chín trong ca dao người Việt là các số từ: “chín”, “cửu” hoặc các biến thể đồng nghĩa: mười tám, ba sáu…; số mười là các số từ: “mười”, “thập”. Dạng biến thể kết hợp của “chín” trong mối quan hệ nội bộ là “chín, mười” để chỉ quan hệ tương đồng và “chín, một” chỉ quan hệ tương phản. Ngoài ra các biến thể chủ yếu của “chín” khi đi vào ngôn ngữ ca dao trên trục ngữ đoạn: chín/ mười+ X (X thường là yếu tố chỉ thời gian hoặc thực thể): “chín năm”, “chín trăng”, “mười thu”…Biến thể đặc biệt nhất của “chín” trong ca dao người Việt là “chín khúc ruột đau”, “ruột đau chín chiều”. Riêng với “mười” biến thể tản mạn, không tập trung, không cố định. b, Giá trị biểu trưng chủ yếu. Số từ “chín”, “mười” trong ca dao ít khi xuất hiện với ý nghĩa thực mà chủ yếu được dùng với ý nghĩa biểu trưng. Xuất phát từ các số lớn, biểu nghĩa nhiều rồi phân hoá thành các nét nghĩa khác nhau: tính tổng thể, toàn thể, sự phồn thịnh, sung mãn, sự tột cùng, vô tận. Vì thế các nét nghĩa này có khi giao nhau. Điều đặc biệt trong ca dao người Việt khi biểu lộ tính tổng thể, toàn thể mô hình cấu trúc tổng quát hiệu quả nhất là phương thức kết hợp hai con số tự nhiên liên tiếp chín, mười. Sự tương tác nghĩa biểu trưng của hai con số có giá trị lớn tương đương đủ mạnh để biểu hiện sự toàn diện: Xưa kia một hẹn thì nên/ Giờ sao chín hẹn em quên cả mười. Hay chín hẹn mười thường đơn sai/ Hay là em đã nghe ai mất rồi. Đây là mô hình cấu trúc biểu hiện tính tổng thể không chỉ hiệu quả mà khá phổ biến trong ca dao. Đặt ra tương quan “chín” trong “mười” là biểu lộ rõ nhất tính toàn bộ, tất thảy. Đó là tâm trạng băn khoăn, lo âu, đầy nghi ngại trước những dấu hiệu thay đổi khi lời hẹn và việc thực hiện không nhất quán của bạn tình. Trong hướng nghĩa tính tổng thể, toàn thể, số từ biểu trưng “chín” “mười” đi liền nhau cũng cho ta thấy tương quan tương xứng của chúng: Hồng nhan đó chín đây mười/ Chân đi đáng nén, nụ cười đáng trăm; Đứng xa thấy dạng em cười/ Cũng bằng vàng chín, vàng mười trao tay. Tuy nhiên ý nghĩa này không phải lúc nào cũng “đóng đinh”, “ốp lát” trong khuôn hình kết hợp cụ thể “chín, muời” đi kèm mà khi từ biểu tượng “chín” đứng riêng, độc lập nó cũng biểu hiện sự bao trùm, tính tập hợp, đầy đủ. Từ quan niệm “chín tầng trời” trong thần thoại, truyền thuyết huyễn tưởng tồn tại từ tiềm thức cổ xưa, dân gian cũng luôn tâm niệm có “chín tầng mây” và đó cũng là biểu hiện tổng thể của vũ trụ. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện một cách giản dị và tự nhiên ở ca dao như sự hiện hữu bình thường trong không gian mà “cộng sinh nghĩa” khi kết hợp với tâm trạng mơ hồ: Ngó lên mây bạc chín tầng/ Thấy bầy chim lạ nửa mừng nửa lo. Từ cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến sự khấp khởi “nửa mừng nửa lo”. Đó là một sự xác động mãnh liệt của chủ thể trữ tình (phần chắc là cô gái) khi thấy sự xuất hiện khác, đột ngột báo hiệu một sự thay đổi mới chưa thể xác định tốt hay không tốt nhưng cũng là một niềm hy vọng mới trong chuỗi ngày chờ đợi của cô. Và tất nhiên “mười” khi đứng độc lập cũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÝ nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt.doc
Tài liệu liên quan