Mục lục
1. Nguyên nhân khủng hoảng . 3
1.1. Những nguyên nhân chủ quan . 3
1.1.1. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, nền kinh tế phát triển mất cân đối . 3
1.1.2. Thâm hụt tài khoản vãng lai(THTKVL) . 3
1.1.3. Các dòng vốn nước ngoài kéo vào. 3
1.1.4. Tỷ giá hối đoái dồn nén một cách khiên cưỡng. . 4
1.1.5. Hệ thống tài chính yếu kém và vấn đề niềm tin bị tổn thương . 5
1.2. Những nguyên nhân khách quan . 6
1.2.1. Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút, những thay đổi bất lợi của
kinh tế thế giới. . 6
1.2.2. Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt . 7
2. Diễn biến cuộc khủng hoảng ở một số quốc gia . 8
2.1. Thái Lan . 8
2.2. Hàn Quốc . 9
2.3. Malaysia . 12
2.4. Indonesia . 13
2.5. Philippines . 15
2.6. Hong Kong . 15
3. Những tác động của cuộc khủng hoảng . 16
3.1. Tiêu cực . 16
3.2. Tích cực . 17
4. Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á . 18
4.1. Ở cấp độ quốc tế: . 18
4.1.1. Hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế . 18
4.1.2. Hỗ trợ quốc tế . 18
4.2. Ở cấp độ khu vực: . 18
4.2.1. Tăng cường hợp tác khu vực: . 18
4.2.2. Thành lập cơ chế giám sát tài chính ASEAN . 19
4.2.3. Nới lỏng dần chính sách tài chính - tiền tệ . 19
4.2.4. Vấn đề tỷ giá . 19
4.2.5. Tăng cường các nguyên tắc thị trường trong kinh doanh . 20
4.2.6. Phát huy nội lực trong nước và giảm bớt thái độ vọng ngoại . 20
4.2.7. Nhận thức về thái độ tự do hóa thị trường . 20
4.2.8. Cải tiến và nâng cấp môi trường đầu tư . 20
4.2.9. Vai trò của các chính phủ . 20
5. Những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á . 21
5.1. Phải có công cụ điều tiết luồng vốn. . 21
5.2. Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp. . 21
5.3. Nguy cơ dư thừa vốn. . 22
6. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á. . 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 25
25 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13230 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997-1999, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào
ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các bên đã không thể
nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về cho vay và Cơ chế
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
8
Tài chính trong tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như
một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc
ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.
Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp
dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
2. Diễn biến cuộc khủng hoảng ở một số quốc gia
2.1. Thái Lan
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình
quân hàng năm là 9%. Trong suốt các năm 1991- 1996, cán cân thương mại của
Thái Lan luôn bị thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỉ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai
năm 1996 tới 14,7 tỉ USD. Để bù đắp khoản thâm hụt thương mại và để có vốn đầu
tư, Thái Lan đã vay nợ nước ngoài và đến năm 1996 khoản nợ tăng lên 89 tỉ USD.
Số nợ này được dùng cả để tăng tưng dự trữ quốc gia, từ 18,4 tỉ USD năm 1991
lên 38,7 tỉ USD năm 1996, song do đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn chiếm tới
90% tổng vốn đầu tư nước ngoài hàng năm. Nợ ngắn hạn năm 1995 gấp gần 1,18
lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Tức là thực tế Thái Lan đã mất khả năng thanh
toán thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995.
Từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997, người dân các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn
của mình ở dạng tiền ra khỏi ngân hàng và các công ty tài chính, buộc Chính phủ
phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày 3/3/1997 và yêu cầu mọi tổ chức
tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt và công bố 10 công ty tài chính đang hoạt
động ở trạng tháo không bình thường ( Unico Housing Co.Ltd, Thai- Fuji, Royal
International, Sri Dhana…)
Ngày 4 và 5/3/1997, hơn 21,4 tỉ baht đã được rút khỏi các ngân hàng và công
ty tài chính. Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn
công đầu cơ quy mô lớn. Trong 13 năm, đồng baht Thái được neo tỉ giá với 1
USD/25 Baht. Ngày 25/6/1997, Chính phủ ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính,
nâng cao tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (64%) toàn quốc. Chính
phủ Thái phải bán ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỉ USD tháng
6/1996 còn 31,4 tỉ USD vào 30/6/1997. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan
Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi
baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm
1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường
chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối
năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống
còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
9
Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ
cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ
dollar với yêu cầu chính phủ Thái Lan tăng thuế, cắt giảm chi tiêu công cộng, tư
nhân hóa một số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và tăng lãi suất. Trong tháng
12 năm 1997, chính phủ đã đóng cửa 56 tổ chức tài chính, sa thải 16,000 người.
Hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế- tài chính ở Thái Lan là:
- Các ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, kinh tế quốc
gia suy thoái. Tăng trưởng kinh tế từ 6,7% năm 1996 giảm còn -0,4% năm
1997, -8,3% năm 1998 và 1% năm 1999.
- Gần 2 triệu người lao động mất việc lamg, mất thu nhập.
- Các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, rút vốn ra khỏi đất nước, làm xấu đi
môi trường đầu tư. Năm 1995, 1996, mỗi năm có khoảng 20 tỉ USD vốn được
rót vào Thái Lan nhưng năm 1997, 15,8 tỉ USD được rút ra khỏi quốc gia, năm
1998, thêm 9,5 tỉ USD vốn chạy ra nước ngoài.
Sự rối loạn về kinh tế, mất niềm tin của dân chúng tất yếu làm rung động hệ
thống chính trị. Bốn tháng sau khi thả nổi đồng Baht, thủ tướng Thái Lan từ chức.
Trong tiến trình khủng hoảng, sau khi thả nổi đồng Baht, tỉ giá hối đoái đã
không ngừng tăng lên, từ tháng 7/1997 tới tháng 1/1998 đã đạt mức 53 baht/USD,
bằng 212% mức tháng 6/1997. Chỉ lúc này, 1/1998, khi chính phủ cam kết chính
thức sẽ trả tất cả các khoản nợ của ngân hàng thương mại, kể cả nước ngoài, thì tỉ
giá hối đoái mới giảm.
Bảng 2: Tỉ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Thái Lan
Baht/USD
Philiippines
Peso/USD
Malaysia
Ringgit/USD
Indonesia
Rupiah/USD
Hàn quốc
Won/USD
1996 25,61 26,29 2,52 2308 844.2
1997 47,25 39,50 3,88 5400 1695,8
2.2. Hàn Quốc
Đầu năm 1996, tập đoàn Woosing phá sản. Ngày 23/1/1997, tập đoàn thép
Hanbo phá sản, để lại món nợ 5,9 tỉ USD cho 61 ngân hàng và công ty tài chính.
Ngày 19/3/1997, tập đoàn thép Sammi- Chaebeol đứng thứ 26 của Hàn Quốc phá
sản, kéo theo 27 công ty thành viên phá sản, để lại món nợ 2,2 tỉ USD. Từ 1/1997
đến 2/1998 có 8 Chaeboel phá sản, trong đó có công ty ô tô KIA, đứng thứ 3 trong
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
10
công nghiệp ô tô. Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors . Quỹ đầu tư mạo
hiểm trị giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc
khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors. Từ
13/7/1997, hàng loạt ngân hàng được các công ty đánh giá cho xuống hạng “không
tin cậy”. Ngày 30/9, tỉ giá hối đoái đạt 914,8 won/ USD, tăng 8% so với mức
833,2% ngày 31/12/1996. Ngày 28 và 29/10/1997, tỉ gái hối đoái đạt mức giao
động cho phép, không ai bán ngoại tệ cho ngân hàng. Ngày 19/11/1997, giới hạn
giao động tỉ giá được mở rộng tới 10%.
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh
nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân
hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị
trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng
khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá
tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày
11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của
Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán
Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc
phải áp dụng các chính sách khắc khổ. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống
còn khoảng 1700 Won/USD từ mức 1000 Won/USD. Từ tháng 6 đến 12/1997,
Chính phủ đã phải bán ra 14 tỉ USD để kìm giữ tỉ giá, song đã phải từ bỏ nỗ lực
này khi dự trữ ngoại tệ giảm từ 34,1 tỉ USD xuống còn 20,4 tỉ USD. Ngày
14/12/1997, đồng Won được thả nổi. Ngày 23/12, tỉ giá tăng vọt tới 2000 Won/
USD, bằng 237% so với 31/12/1996. Việc đồng Won cuối cùng phải thả nổi chính
là do việc giảm sút nguồn vốn vay ngoại tệ từ nước ngoài và sự rút vốn đầu tư
nước ngoài ở Hàn Quốc ra khỏi quốc gia này trong năm 1997.
Ngày 29/12/1997, 10 trong số 14 ngân hàng thương mại có vấn đề bị đóng
cửa. Hai ngân hàng thương mại lớn bị Chính phủ quản lý. Cuối tháng 4/1998, kế
hoạch lành mạnh hóa bốn Ngân hàng thương mại bị bác bỏ, nhiều ngân hàng
thương mại bị đóng cửa. Ngày 29/6/1997, Chính phủ yêu cầu đóng cửa 5 ngân
hàng thương mại nhỏ và 2 ngân hàng khác được sát nhập. Ngày 24/8/1998, 2 ngân
hàng lớn nhất Hàn Quốc là ngân hàng thương mại Hàn Quốc và ngân hàng Hanil
tuyên bố sẽ sát nhập. Ngày 25/9/1998, Chính phủ công bố một đợt tái cấu trúc các
ngân hàng. Tổng cộng Chính phủ tài trợ 64 nghing tỉ Won cho các ngân hàng.
Trong năm 1997, có 14.000 doanh nghiệp phá sản và trong năm 1998, có tới
53.000 doanh nghiệp phá sản.
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
11
Sự phá sản của hơn 70.000 doanh nghiệp và ngân hàng trong năm 1997 và
1998 đã làm cho số người thất nghiệp tăng từ 426.000 năm 1996 lên 1.461.000
năm 1998. Thất nghiệp, mất thu nhập với quy mô lớn làm nảy sinh hàng loạt vấn
đề xã hội. Số người nghiện ma túy tăng từ 6.819 người năm 1996 lên 10.589 người
năm 1998. Số vụ ly hôn tăng từ 80.000 năm 1996 lên 123.700 năm 1998. Nhằm
khắc phục hậu quả của thất nghiệp, Chính phủ đã mở rộng hệ thống bảo hiểm cho
các doanh nghiệp có từ 5 lao động trở lên, so với trước khủng hoảng chỉ dành cho
doanh nghiệp có 30 lao động trở lên. Thời gian tối thiểu được hưởng bảo hiểm
được tăng từ 1 thành 2 tháng, và tiền lương tối thiểu được bảo hiểm trả tăng từ
mức 50% lương trước khi thất nghiệp lên mức 70%. Một chương trình cho vay với
lãi suất thấp đối với người thất nghiệp được triển khai từ tháng 4/1998 để giúp họ
đảm bảo cuộc sống, việc hoạc hành của con cái, chuyển đổi nghề nghiệp và thuê
nhà. Chính phủ cũng triển khai các chương trình đào tạo nghề để giúp người thất
nghiệp chuyển đổi nghề và người không có học được việc làm. Trong vòng 2 năm
1998-1999, tổng cộng Chính phủ đã chi 10.000 tỉ Won để triển khai các biện pháp
chống thất nghiệp.
Sự thất nghiệp gia tăng và đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sự dụng lao động
để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn đã dẫn tới sự biến đổi có tính đột
phá trong hệ thống tuyển dụng và trả lương của Hàn Quốc. trong đó lương được trả
theo thời gian làm với công ty, thời gian được đào tạo và tuổi của người lao
động.Từ năm 1997, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển dang hệ thống trả lương theo
hiệu quả đóng góp của người lao động. Tháng 1/1999, 15% số doanh nghiệp có
trên 100 lao động đã áo dụng hệ thống trả lương mới này, và đến cuối năm 1999
hơn 50% doanh nghiệp đã áp dụng. Chính phủ có nhiều ưu đãi về thuế cho các
doanh nghiệp này.
Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng
Tăng trưởng kinh tế (%) Tỉ lệ thất nghiệp (%)
1996 1997 1998 1996 1997 7/1998
Thái Lan 6,7 -0,4 -8,3 3,3 3,7
Malaysia 8,2 7,0 2,0 2,6 2,7 5,0
Indonesia 7,8 4,6 -13,7 2,2 3,0
Philippines 5,8 5,2 -0,5 9,5 10,4 13,3
Hàn Quốc 7,1 5,5 -5,8 2,3 2,5 8
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
12
2.3. Malaysia
Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng
Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép
giảm giá mạnh. Chỉ trong 12 ngày đầu tháng 7/1997, ngân hàng nhà nước phải bán
700 triệu USD để kìm giữ tỉ giá. Ngày 14/8/1997, Indonesia tuyên bố thả nổi tỉ giá.
Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar.
Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị
trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản
bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm
giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia
giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới
mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997.
Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia
là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua
việc KLSE (sàn giao dịch chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn
giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí
vượt qua cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều). Ở thời
điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
và trở thành nước phát triển vào năm 2020.
Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200,
đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với USD, lãi suất qua đêm dưới 7%.
Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín dụng tụt
xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ ồ ạt.
Cuối năm 1997, mức đánh giá tín dụng tụt xuống dưới mức bình quân cho
các khoản đầu tư không đảm bảo, KLSE mất 50% điểm, tụt xuống dưới 600, đồng
ringgit cũng mất 50% giá trị, còn 3.8 đồng đổi 1 USD. Năm 1998, GDP giảm
6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.
Khủng hoảng đã làm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút, từ mức tăng 8,2% năm
1996, còn 7% năm 1997 và -7,5% năm 1998. Tỉ lệ thất nghiệp tăng từ mức 2,5%
năm 1997 lên 3,2% năm 1998.
Ngày 7/1/1998, Chính phủ Malaysia thành lập Ủy ban hành động kinh tế
quốc gia (NEAC) là cơ quan tư vấn để giải quyết các vấn đề khủng hoảng. Cuối
tháng 7/1998, Ủy ban này đã đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế gồm 6 giải pháp
chính:
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
13
- Ổn định giá trị đồng Ringgit (kiến nghị tỉ giá hối đoái linh hoạt nhưng hạn chế
giao động mạnh, chính sách lãi suất trong nước hợp lí hơn).
- Khôi phục niềm tin vào cơ chế thị trường ( công khai, minh bạch hơn, tăng
cường thông tin kinh tế cho công chúng).
- Duy trì ổn định thị trường tài chính (thành lập Công ty quản lý nợ Ngân hàng
Danahata, công ty tái cấp vốn Danamodal và Ủy ban tái cấu trúc nợ doanh
nghiệp).
- Tăng cường nền tàng kinh tế quốc gia (nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy tăng
trưởng).
- Tiếp tục trương trình công bằng và kinh tế xã hội (giảm đói nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống, giảm tác hại do khủng hoảng đem lại cho nhân dân).
- Khôi phục 12 ngành kinh tế bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi khủng hoảng .
Từ tháng 2/1999, kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 1,4%, quý 2 tăng trưởng
4,1%, quý 3/1999 là 8,8%.
Bảng 4: Chỉ số lạm phát, dòng vốn vào
Lạm phát (%) Dòng vốn thuần (tỷ USD)
1996 1997 1998 1996 1997 1998
Thái Lan 4,8 5,6 8,1 19,5 -9,1 -9,5
Malaysia 3,8 2,8 7,0 9,5 2,7
Indonesia 6,6 11,6 47,0 10,8 -0,6
Philippines 7,1 7,3 10,3 43 45 47
Hàn Quốc 5,0 9,5 6,7 23,9 -9,2
2.4. Indonesia
Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của
Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar
Mỹ từ 8% lên 12% vào ngày 11/7/1997 song cuối cùng, khi dự trữ ngoại tệ ngày
một giảm sút, ngày 14/8/1997, Chính phủ Indonesia phải thuyên bố thả nổi đồng
Pupiah , thay thế cho chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Tỉ giá hối đoái lập
tức tăng lên 2,87 Rupiah/USD so với mức 2,431 Rupiah/USD vào ngày 30/6. Ngày
12/12/1997 tỉ giá đạt 5.115 Rupiah/USD, 22/1/1998 là 17 Rupiah/USD. Dự trữ
ngoại tệ giảm từ 20,3 tỉ USD ngày 30/9/1997 xuống còn 15,8 tỉ USD ngày
31/3/1998.
Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia,
đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
14
tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra)
khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Tháng 9/1997, 16 ngân
hàng mất khả năng thanh toán bị đóng cửa. Giữa tháng 12/1997, một nửa tài sản
của hệ thống Ngân hàng bị mất do người dân và doanh nghiệp rút tiền giửi. Ngày
31/12/1997, Chính phủ tuyên bố sát nhập 4 ngân hàng lớn và tư nhân hóa các ngân
hàng thương mại nhà nước. Ngày 13/1/1998, 54 ngân hàng yếu kém được đặt dưới
quyền điều khiển của Ủy ban quốc gia tái cấu trúc các ngân hàng (IBRA). Đến
giữa năm 1998, khoảng 80% doanh nghiệp của Indonesia phải ngừng hoạt động
hoặc phá sản do thiếu vốn hoạt động, giá vật tư cao, giá thành sản phẩm cao không
tiêu thụ được. Năm 1998, công nghiệp suy giảm -39,7%.
Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của
IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng
này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở
Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng
hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, khoảng 80%
doanh nghiệp ở doanh nghiệp ở Indonesia phải ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Năm 1996, tăng trưởng công nghiệp là 10,4%, năm 1997 giảm còn 5,6%, nhưng
sang 1998 đã suy giảm -15,6%. Ngành nông nghiệp năm 1996 tăng trưởng 12,8%,
năm 1997 còn 6,4%, và qua 1998 suy giảm -39,7%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính Indonesia đã làm tỉ lệ thất nghiệp ở đô
thị tăng từ 5% năm 1997 lên 11% đầu năm 1998, và trong cả nước từ 5% lên 7%.
Tỉ lệ nghèo đói tăng từ 11% năm 1996 lên 18- 20% dân số năm 1998, bằng 40
triệu người. Để giảm bớt khó khăn cho người dân, Chính phủ đã tiến hành một số
giải pháp cấp bách, tạm thời như bán gạo cho người nghèo với giá bù lỗ, khuyến
khích thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo ngân sách cho đào tạo
không bị cắt giảm, cung ứng dịch vụ y tế miễn phí cho người nghèo ở các trung
tâm y tế nhà nước, bổ sung thức ăn cho trẻ em và phụ nữ có thai….
Bảng 5: Nợ nước ngoài, lãi suất cho vay
Nợ nước ngoài (tỷ USD) Lãi suất cho vay (%)
1996 1997 1998 1996 1997 1998
Thái Lan 89 97 15 18 11,5
Malaysia 33,9 31,0 33,2 9,2 8,4 11,05
Indonesia 115 129 140 19,2 21,8 34
Philippines 14,4 15,4 14,8 16,2 13,5
Hàn Quốc 112 137 154 8,8 9,0
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
15
2.5. Philippines
Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung
ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng
peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%.
Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào
năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng
thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph
Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị
trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao
khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá. Giá
trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm tổng
thống.
2.6. Hong Kong
Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này
vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở
Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhờ có
dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700%
lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong
Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường
chứng khoán ngày càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10,
Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi
suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%.
Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành
phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này và ông
Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm Trưởng Đặc khu hành
chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ.
Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15
tỷ Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán
ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ
Dollar Mỹ).
Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng
khoán của nước này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ
bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia
và bởi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga. Tỷ giá neo giữa Dollar
Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1.
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
16
3. Những tác động của cuộc khủng hoảng
3.1. Tiêu cực
Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất
giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á.
Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới
ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất
là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Nó đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn tăng
trưởng nhanh, kéo dài và chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài của các nước
trong khu vực, giờ đây sẻ chuyển sang giai đoạn ôn hòa, thận trọng và dựa cvào
sức mình là chính. Cuộc khủng hoảng gây thiệt hại cho các nước Châu Á ít nhất
300 tỷ USD, bằng khoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và làm thiệt hại
chung cho toàn thế giới 500tỷ USD.
Khủng hoảng kinh tế làm giảm mức sống của người lao động (do lạm phát
gia tăng) còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và
Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với
sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các phòng
trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương
của nước này suy yếu. Các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút niềm tin, vốn FDI đổ
vào Châu Á giảm dần, họ đầu tư rụt rè và thận trọng hơn khi đầu tư ở nơi khác. Sự
phá giá bản tệ đã làm tăng chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nặng nợ nần của
các công ty dẫn đến phá sản hàng loạt. tình hình bong bóng bất đọng sản vở tung,
các ngân hàng rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi phải giữ một
lượng tài sản lớn mất giá và khó bán.
Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu
người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là
nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Cuốn CIA World Fact Book cho biết
thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997
xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống
3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD. Khủng hoảng
không chỉ làm gia tăng lượng người thất nghiệp ở các nước khu vực (tăng gấp đôi
vào năm1998 ở Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia…) mà còn ở các nước bạn hàng
của họ do thu hẹp quy mô nhập khẩu vì khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn
tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước
không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm
và do FDI vào giảm.
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
17
3.2. Tích cực
Cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 không chỉ hoàn toàn gây tác hại mà ở một
chừng mực nào đó, nó là điểm dừng để mở đầu giai đoạn mới đầy triển vọng.
Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẻ giúp các chính phủ
giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó,
giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẻ khuyến khích và tăng
khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất
nước.
Thứ hai, nhiều nước như Thái lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippin…sẻ nhận
được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn để phục vụ các mục
tiêu cải cách và phát triển kinh tế. Cuộc khủng hoảng giúp định hướng lại và cải
thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia, tạo sức ép buộc các
chủ đầu tư kinh doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy sản xuất
những sản phẩm mới có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Các khoản chi kém
hiệu quả sẻ bị cắt giảm, các dự án cá nhân được khuyến khích, quá trình tư nhân
hóa, giảm thiểu khu vực Nhà nước, giảm bớt sự độc quyền và bao cấp của chính
phủ được xúc tiến rộng rãi, tích cực hơn.
Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều gáp phần và là dịp để xhính phủ và nhân
dân cũng như các tổ chức tài chính-tiền tệ bổ khuyết những thiếu sót về chính sách
thể chế lẫn những yếu tố thuộc con người…từ đó tạo ra những xung lực tích cực
mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế
với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ. Quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa sẻ được
đẩy lên một nấc mới, một phần nhờ các chương trình điều chỉnh kinh tế rộng rải
theo hướng này ở các nước khu vực sau khi đã “uống thuốc của IMF”; phần nhờ
sự chuẩn bị chu đáo thận trọng hơn và thích hợp hơn của mởi nước; phần nữa nhờ
sự xuất hiện những cơ chế thúc đẩy và giám sát mới mang tính khu vực, sự bổ
sung ccủa IMF và các tổ chức tài chính khu vực, đồng thời cũng là kết quả của sự
hợp tác giữa các nước khu vực trong nổ lực vượt qua khủng hoảng.
Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng còn thể hiện trong cả việc làm dịch
chuyển nhất định vai trò và vị thế kinh tế-chính trị truyền thống của các cường
quốc tại khu vực như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu cũng như bản thân các nước
ASEAN với tư cách là một cộng đồng.
Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999
18
4. Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á
4.1. Ở cấp độ quốc tế:
4.1.1. Hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế
Sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp và to lớn của cộng đồng quốc tế thông qua vai
trò tổ chức, điều phối và giám sát của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là vô cùng quan
trọng và có hiệu lực nhanh chóng, mạnh mẽ nhất để chế ngự cuộc khủng hoảng,
tránh sự đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khủng hoảng tài chính –tiền tệ Đông Á 1997-1999.pdf