Khủng hoảng tài chính - Tiền tệ toàn cầu và vấn đề quyền con người hiện nay

Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy mâu thuẫn, biến động. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn. Giai đoạn này, chính phủ Việt Nam không có sự lựa chọn nào hơn ngoài việc tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết tốt an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra sáu nhóm giải pháp quan trọng để tránh khủng hoảng có thể xảy ra đối với nước ta(13).

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng tài chính - Tiền tệ toàn cầu và vấn đề quyền con người hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ TOÀN CẦU VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI HIỆN NAY Nguyễn Thị Hảo* Viện Triết học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài, và trầm trọng hơn cả là sự “suy thoái trong chu kỳ kinh tế”. Khủng hoảng kinh tế còn là quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời, làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. C.Mác viết: “Khả năng chung của các cuộc khủng hoảng, chính là bản thân sự biến đổi hình thái có tính chất hình thức của tư bản, là việc mua và bán tách rời ra khỏi hình thức của tư bản, là việc mua và bán tách rời ra khỏi nhau, trong thời gian và không gian”(1) Lê Bộ Lĩnh (chb). Chủ nghĩa tư bản hiện đại - khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh. Nxb Khoa học xã hội, 2002, tr.19. . Các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên thế giới có thể xảy ra ở nhiều dạng khác nhau. Cho dù ở dạng nào, thì các cuộc khủng hoảng đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Vì thế, việc nhận diện các cuộc khủng hoảng và hiểu được nguyên nhân sâu xa của nó, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc gia, khu vực và trên thế giới. 1. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ toàn cầu 2008 và những con số Gần 500 năm tồn tại, với những cơ man “phao cứu sinh”, chủ nghĩa tư bản vẫn phải bất lực trước khủng hoảng có tính chất chu kỳ của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ 80 năm qua. Khủng hoảng nổ ra, bắt đầu từ sự quỵ ngã Hedge - fund của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ năm ở Mỹ tháng 6/2007. Đến 30/05/2008, ngân hàng này phải bán cho JP Morgan Chase với giá 1,1 tỷ đôla. Sau đó, kéo theo sự ảnh hưởng của hàng loạt các tổ chức tài chính khác như: Countrywide Financial, IndyMac… Tháng 9 năm 2008, là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall, kể từ sau cuộc khủng bố Tháp đôi tại Mỹ, tháng 9 năm 2001. Lehman Brother, ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ sụp đổ, với tổng tài sản: 639 tỷ đôla. Merrill Lynch - công ty tài chính lớn số ba ở Mỹ đã có khoản nợ 900 tỷ, và tuyên bố lỗ 40 tỷ đô la. Còn AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ lại thua lỗ 6 tháng đầu năm 2008 với 13,2 tỷ đôla. Hàng loạt các công ty tài chính khác phải sát nhập hoặc quốc hữu hoá như: America Bank, Washington Mututal Inc, Fannie Mae… Ngày 1/12/2008, Cục nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), đã chính thức công bố: Mỹ lâm vào khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Sự suy thoái, nhanh chóng lan sang các nước châu Âu, Nhật Bản và hầu hết các nước trên thế giới(2) Theo tin tổng hợp từ VietNamnet.vn, tháng 01 năm 2009. . Cuộc khủng hoảng đã “đánh sập” những “gã khổng lồ nhất”, những “đại gia” có tuổi đời già dặn hàng thế kỷ trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và các tập đoàn có cấu trúc vững chắc, hoàn hảo.Đồng thời, đây là cuộc khủng hoảng có tính lan toả nhanh và mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Các nền kinh tế thuộc nhóm phát triển nhất lần lượt suy thoái, từ Mỹ sang EU, tràn tới Nhật Bản, rồi Singapo. Đó là những nền kinh tế thường xuyên ở thứ hạng cao nhất, trong bảng xếp hạng sức cạnh tranh tăng trưởng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng 2008, từ khu vực tài chính đã chuyển thành suy thoái kinh tế. Nó có khả năng “công phá” toàn diện hệ thống kinh tế toàn cầu. Tuy chưa đầy đủ, song mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này ngày càng lộ rõ qua các con số. Đó là, số tiền hàng tỷ USD mà các chính phủ đã phải bỏ ra để “giải cứu” cho cuộc khủng hoảng; là mức sụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP và con số mà các tập đoàn tài chính phá sản bị thiệt hại. Song, những con số vẫn chưa dừng lại. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng, các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12.000 tỷ USD. Trong đó, 3 - 4 ngàn tỷ USD dưới chuẩn, khó đòi. Bởi những hợp đồng không có khả năng trả, làm cho các ngân hàng rơi vào tình trạng phát hành chứng khoán nhưng không có khả năng thanh toán, thanh khoản, lâm vào phá sản(3) Báo cáo tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2009, khai mạc ngày 18/4 tại Bác Ngao, Hải Nam, Trung Quốc. . Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng lần này là việc kích cầu tiêu dùng quá mức và cho vay dưới chuẩn. Các hoạt động đầu cơ tài chính vào bất động sản và các sản phẩm tài chính hóa đã tạo ra những “bong bóng” tài chính khổng lồ. Việc bành trướng về quân sự, chính trị của Mỹ, đòi hỏi chi tiêu rất lớn, gây thâm hụt ngân sách với quy mô chưa từng có. Những món nợ từ việc vay tiền ngân hàng để mua nhà, tham gia vào thị trường bất động sản là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tài chính suy thoái hiện nay. Đến lúc, người đi vay không thể trả được nợ, các ngân hàng buộc phải tuyên bố vỡ nợ. Từ đó, theo dây chuyền, sự ảnh hưởng lan ra các thị trường vốn như: thị trường chứng khoán, thị trường tài chính khác... dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giống như “con rắn lột da”, hệ thống kinh tế thế giới đang trong quá trình chuyển đổi, ít được bảo vệ và ít khả năng tự bảo vệ, nên dễ bị tổn thương. Theo đà “tự do hoá”, thả lỏng, coi nhẹ nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh quá trình đó, đem đến kết cục rủi ro là, khủng hoảng trở thành tai họa hiện thực. Một mặt, chúng ta có thể thấy được chiều hướng ít lạc quan của nền kinh tế thế giới từ năm 2009 đến nay; thậm chí, phải tính đến xu hướng suy thoái gia tăng kéo dài. Mặt khác, từ góc nhìn nào đó, lại thấy sự bừng sáng lên hi vọng. Triển vọng của nền kinh tế thế giới là triển vọng của “một con rắn đang lột da”, tuy rất yếu và còn phải trải qua nhiều đau đớn, song, khi đã vượt qua cơn nguy biến thì, “con rắn” chắc chắn sẽ càng dũng mãnh hơn(4) Theo tác giả Kim Dung, Báo Phụ nữ Việt Nam tổng hợp 3/2009. . 2. Tác động hai mặt của khủng hoảng Các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói chung trong lịch sử đều có ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực, quốc gia. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn mỗi nước, mà sự tác động này nhiều hay ít. Song, nhìn chung, có thể phân biệt tác động ấy theo hai hướng là: tác động tiêu cực và tác động tích cực. Những tác động tiêu cực Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 2008 đã làm giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và cả thế giới, làm cho đời sống của con người ngày càng trở nên khó khăn. Chẳng hạn, nếu nền kinh tế Mỹ giảm tốc độ tăng trưởng khoảng 2% trên năm, thì mức độ thiệt hại đã lên tới 200 tỷ USD. Nếu tính cả Nhật Bản và Châu Âu cùng bị suy giảm 2% trên năm, thì mức độ tổn thất có thể sẽ lên tới 500 tỷ USD - nghĩa là bằng GDP của vài chục nước đang phát triển, có tầm cỡ tương tự như Việt Nam(5) PGS.TS Đỗ Lộc Diệp, TS Đào Duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sang. Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ 21. Nxb Khoa học xã hội, 2003, tr.405. . Thiệt hại về mặt vật chất đã lớn, nhưng những thiệt hại khác mà khủng hoảng tài chính - tiền tệ gây ra cũng không kém. Nền kinh tế bị thu hẹp, hàng loạt công ty tài chính, tín dụng đã phá sản, số người thất nghiệp tăng lên, mức sống của người dân giảm sút. Nếu mức giảm sút vượt quá giới hạn chịu đựng xã hội, thì có thể bùng nổ sự phản kháng của đông đảo tầng lớp nhân dân, xã hội mất ổn định. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này, bắt nguồn từ nước Mỹ cuối năm 2007 và lan nhanh, ảnh hưởng sâu rộng, trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất, kể từ thời đại suy thoái 1929 - 1933 đến nay. Các tác động của cuộc khủng hoảng đã lan ra diện rộng, không chỉ ở lĩnh vực ngân hàng, mà tất cả các nền kinh tế, các thị trường đều bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng. Tác động tiêu cực mà cuộc khủng hoảng hiện nay là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề đối với nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Một là, cuộc khủng hoảng đã làm cho hệ thống tài chính bị đổ vỡ hàng loạt. Số lượng các ngân hàng bị đổ vỡ, đánh sập, giải thể hoặc quốc hữu hóa tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), từ ngày 15 tháng 9 năm 2008 đến ngày 6 tháng 01 năm 2009, ở Mỹ đã có 14 ngân hàng, tính chung cả các nước Châu Âu và Nhật Bản là 23 ngân hàng bị sụp đổ. Con số lên tới 25 ngân hàng trong cả năm 2008 ở Mỹ(6) Theo bài tổng hợp của tác giả Kim Dung, báo Phụ nữ Việt Nam, ra ngày 12/3/2009. . Đầu năm 2009, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tổng mức thua lỗ từ cuộc khủng hoảng tín dụng có thể đạt gần 1.000 tỷ USD. Quỹ cũng cho rằng, sẽ có gần 110 ngân hàng với tài sản 850 tỷ USD phải đóng cửa, tính đến tháng 7/2009(7) Tác giả Hoàng Yến - theo AP, Bloomberg. . Hai là, cuộc khủng hoảng làm cho thị trường chứng khoán suy giảm mạnh mẽ. Chỉ tính riêng năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất khoảng 17 nghìn tỷ USD(8) Theo bài “Đối diện khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm gì để chọi “bão”. Báo Lao động, 18/3/2009. . Ba là, cuộc khủng hoảng là nguyên nhân làm cho giá cả bất động sản suy giảm mạnh mẽ. Trong tháng 11 năm 2008, giá bất động sản ở Mỹ đã giảm từ 21% đến 50 %. Số lượng nhà giao bán do nhiều người không có khả năng thanh toán tăng từ 15% đến 90%(9) Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới, đăng trên báo điện tử Lao động, ra ngày 18/3/2009. . Đây là những con số hết sức nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Bốn là, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã khiến cho giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới giảm mạnh. Giá dầu thô giảm đến mức 30,28 USD một thùng, vào ngày 23 tháng 12 năm 2008. Tình hình kinh tế suy giảm nghiêm trọng, kéo theo giá cả của hàng loạt các mặt hàng khác giảm theo. Trong đó, chỉ riêng giá vàng có diễn biến tăng là do tâm lý nhà đầu tư muốn chuyển đổi lựa chọn sang kênh đầu tư an toàn. Năm là, cuộc khủng hoảng làm cho lãi suất của các ngân hàng có những biến động mạnh. Các điều kiện trên thị trường tài chính thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc ở một loạt ngân hàng trong thập kỷ qua. Do đó, lãi suất của một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới thường xuyên biến động, khi tăng, khi giảm, gây bất ổn cho thị trường tài chính. Sáu là, khủng hoảng tài chính bùng nổ toàn cầu còn làm cho đồng đôla Mỹ tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng thời, nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ cũng như khu vực đồng euro (đồng tiền chung Châu Âu) đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh giữa đồng tiền này với đôla Mỹ. Bảy là, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tất yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Mỹ bị âm liên tục trong hai quý năm 2008 và giảm mạnh trong nhiều quý khác. Đến nay, đã có ít nhất trên 20 nền kinh tế tuyên bố rơi vào suy thoái(10) Trong đó, Mỹ thừa nhận rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Các nước còn lại đều công bố suy thoái từ tháng 11 năm 2008. . Cuối cùng, những cơn chấn động kinh tế, tài chính trong năm 2008 đã làm cho hơn một 100.000 nhân viên tài chính mất công ăn, việc làm. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến cuộc sống của đa số người dân Mỹ và người dân toàn thế giới. Lạm phát gia tăng, giảm mức sống thực tế của người làm công ăn lương. Những căng thẳng và bất ổn về chính trị nhất định cũng sẽ xảy ra. Những điều trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống và phát triển của con người. Thứ nhất, các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ làm cho nhiều ngân hàng, nhiều nhà máy lâm vào khủng hoảng hoặc sụp đổ, dẫn đến tình trạng rất đông người lao động bị thất nghiệp, tình hình chính trị, xã hội bất ổn định. Thứ hai, khủng hoảng tài chính - tiền tệ còn khiến tình hình tài chính của chính phủ lâm vào tình trạng xấu. Thâm hụt tài chính ngày càng tăng lên… Lĩnh vực lưu thông tiền tệ đang bị chao đảo. Sau khi khủng hoảng, các đơn vị kinh tế bị thiếu vốn, nợ đọng, vỡ nợ và phá sản. Thứ ba, khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa trở nên ngày càng gay gắt; mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mở rộng và sâu sắc hơn. Nền kinh tế Việt Nam, đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy không trực tiếp, nhưng trong một thế giới chung, nền kinh tế nước ta chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là điều tất yếu. Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam, trước hết là trên lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu (chiếm khoản 40 - 60% kim ngạch xuất khẩu). Đồng thời, suy thoái kinh tế cũng kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo: Tăng trưởng GDP toàn cầu sụt giảm 5% năm 2007 xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Tác động tiếp theo là lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng gia tăng. Khó khăn về vốn, đang đặt ra cho các nước, trong đó có Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể bị chững lại, thậm chí, cả những vốn đã cam kết đầu tư cũng phải thực hiện trễ hơn. Trong khi đó, 80% vốn đầu tư vào nước ta hiện nay là vốn đi vay. Một tác động không tránh khỏi là lĩnh vực chứng khoán. Tuy chưa gia nhập vào thị trường chứng khoán thế giới, nhưng thị trường chứng khoán nước ta vẫn bị ảnh hưởng, dù không nhiều. Khu vực ngân hàng của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản sẽ có nhiều biến động, giá bất động sản có thể sẽ lên, xuống thất thường. Cuối cùng là vấn đề lao động, việc làm và tiêu dùng. Nạn thất nghiệp trong nước gia tăng và tiêu dùng giảm sút. Khi sản xuất bị thu hẹp thì tình trạng sa thải bớt công chức, công nhân nhằm giảm bớt chi tiêu của các cơ quan, doanh nghiệp là tất yếu. “Với khả năng giảm chi tiêu, đầu tư và xuất khẩu, trong khi nhập khẩu tăng hoặc giảm chậm hơn, sẽ tác động làm cho GDP sụt giảm. Đương nhiên, nhiều người có khả năng mất việc làm, hay chí ít, thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh”(11) Trích nhận định của ông Huỳnh Thế Du, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tại cuộc toạ đàm - giao lưu trực tuyến do VnEconomy tổ chức ngày 16/10/2008. , quyền con người không được đảm bảo. Những tác động tích cực. Ông cha ta thường nói, “trong cái rủi lại có cái may”. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lần này, ở chừng mực nào đó lại là điểm dừng để mở đầu một giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng. Thứ nhất, khủng hoảng tài chính - tiền tệ là cơ hội tốt cho các quốc gia khác củng cố lại hệ thống tài chính của mình. Khi có một hệ thống tài chính đúng nghĩa, phân bổ vốn một cách hiệu quả, thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng lành mạnh và phát triển bền vững. Thứ hai, qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này, cấu trúc tài chính quốc tế có thể sẽ thay đổi, vai trò của những nước lớn về tài chính như Mỹ, Nhật, Châu Âu… có khả năng giảm sút. Thứ ba, đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang diễn ra, giúp chúng ta nắm bắt tình hình thế giới, từ đó, có thể dự báo được những gì có thể xảy ra để tránh, trên con đường phát triển đất nước. Thứ tư, qua cuộc khủng hoảng lần này, chúng ta có thể có những cơ hội thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và môi trường kinh doanh ổn định(12) Theo dự báo của ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tại cuộc toạ đám trực tuyến ngày 16/10/2008, trên VnEconomy. . Thứ năm, cùng với những cơ hội kể trên, xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể tăng ở các mặt hàng mà chúng ta đang có lợi thế so sánh. Tranh thủ nhập khẩu mặt hàng, công nghệ mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, cùng với những khó khăn trong nước, đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng. Chính phủ cần theo dõi sát tình hình trong và ngoài nước để xử lý kịp thời trước những biến động có thể xảy ra. Tóm lại, sự phá hoại và tác dụng thúc đẩy sản xuất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ toàn cầu là hai mặt của một sự việc. Giống như “núi lửa trào sôi”, vừa là bột phát của áp lực trong lòng đất, vừa là sự giải thoát áp lực này. 3. Giải pháp và bài học tránh tác động tiêu cực đến quyền con người Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy mâu thuẫn, biến động. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn. Giai đoạn này, chính phủ Việt Nam không có sự lựa chọn nào hơn ngoài việc tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết tốt an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu. Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra sáu nhóm giải pháp quan trọng để tránh khủng hoảng có thể xảy ra đối với nước ta(13) Theo Báo cáo của Thứ trưởng Trần Xuân Hà, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ hai, 9/2008, Hà Nội. . Những giải pháp chung Thứ nhất, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tài chính - tiền tệ, thắt chặt để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách giá cả theo cơ chế thị trường, linh hoạt theo lộ trình phù hợp để kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu. Thứ hai, về thị trường tài chính, tín dụng, thị trường chứng khoán, quan điểm quản lý nhà nước là, không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà tập trung vào thực hiện chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính, để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính. Thứ ba, đối với thị trường bất động sản. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản, thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. Thứ tư, giải quyết hợp lý bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Thứ năm, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản và gốc rễ của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Trong đó, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính. Cuối cùng, đẩy mạnh cải cách hành chính là điều kiện quan trọng trong việc góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hoà thị trường trong nước; tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm để tăng uy tín của Chính phủ. Bài học đối với nền kinh tế Việt Nam Mặc dù Việt Nam chưa hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, nhưng nền kinh tế của chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, sự phát triển chưa vững chắc và việc quản lý kinh tế xã hội của ta còn nhiều yếu kém. Để tạo lập sự phát triển bền vững và tăng cường khả năng thích ứng với các cuộc khủng hoảng cần rút ra một số bài học sau: Một là, tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. Coi các thành phần kinh tế, kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Hai là, tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam mới được bắt đầu, còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Ba là, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng xã hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng XHCN, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới. Trong tình hình hiện nay, chính phủ phải bằng nhiều giải pháp khác nhau, để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những đối tượng chính sách. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội. Kết quả cuộc đấu tranh này, là thước đo bản lĩnh, trình độ và năng lực quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Bốn là, huy động tối đa các nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, một nền kinh tế được liên kết chặt chẽ với kinh tế thế giới, nguy cơ tổn thương lớn, nhưng khả năng phục hồi cũng rất nhanh. Vấn đề là, tránh sự phụ thuộc một chiều, cần coi các nguồn lực bên ngoài chỉ là sự hỗ trợ các nguồn lực trong nước trên chặng đường phát triển(14) Võ Đại Lược. Kinh tế Việt Nam - đổi mới và phát triển. Nxb Thế giới, 2007. . Năm là, vấn đề chính sách tài chính và tiền tệ. Chỉ tiêu GDP là quan trọng, nhưng phải quan tâm vấn đề chất lượng của GDP, vấn đề năng suất lao động và hiệu quả đồng vốn. GDP phải tạo cho nền kinh tế độ phát triển nhanh nhưng vững chắc. Về kinh tế, là chính sách nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư trong nước, quan tâm nhiều hơn đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Nên tiến hành công nghiệp hóa ra sao để vừa bảo đảm được hiệu quả, vừa hài hòa với phát triển nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ. Công nghiệp hóa và đô thị hóa cần có một chiến lược phát triển bền vững. Về xã hội, có chính sách cải thiện đời sống và an sinh xã hội để giúp những tầng lớp dễ bị tổn thương nhất. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lúc này, hơn lúc nào phải quan tâm đúng mực. Bài học về bảo đảm quyền con người Bảo đảm quyền làm việc. Nhà nước phải xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách, chương trình kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền làm việc, tập trung vào việc mở mang, phát triển các ngành nghề tại các địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và xuất khẩu lao động… Bảo đảm quyền được tiếp cận với giáo dục. Ngay từ khi mới giành được độc lập, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến quyền được tiếp cận với giáo dục của nhân dân. Đây là cơ sở tư tưởng cho việc hiện thực hóa quyền được tiếp cận với giáo dục của nhân dân trong thời kỳ mới. Bảo đảm quyền được chăm sóc y tế. Cần có sự chuyển đổi về hướng tiếp cận việc bảo đảm quyền được chăm sóc y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Quyền được bảo đảm xã hội. Nhà nước cần điều chỉnh chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới. Tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả. Bảo đảm quyền kinh tế cho mọi người, quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi chiến lược xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và dần dần giảm sự phân cách giàu nghèo là rất quan trọng. Để thực hiện được điều đó, vấn đề quan trọng hiện nay là Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô, quản lý nền kinh tế, dùng công cụ, sức mạnh thông qua chính sách thuế, thực hiện việc điều tiết, phân phối lợi ích và bảo đảm phúc lợi xã hội, trong đó chú trọng đến các đối tượng hưởng chính sách xã hội, đến vùng sâu, vùng xa; đồng thời, có chiến lược phát triển kinh tế vùng miền, bảo đảm vùng sâu, vùng xa dần tiến kịp với các thành phố, đô thị… Tóm lại, khủng hoảng tài chính - tiền tệ là nguy cơ thường trực đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, khi mà, kinh tế Việt Nam đang trên đà tự do hoá, diễn biến càng đặt ra những thách thức cho việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ. Trong những năm tới, để thực hiện và bảo đảm tốt hơn nữa vấn đề quyền con người, trước hết, cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện vật chất quan trọng để nâng cao mức sống, chất lượng sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo đảm quyền con người; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về quyền con người để sớm có thể đưa vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường ở những chương trình cụ thể. Ba là, tăng cường công tác vận động quần chúng, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và địa phương; giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, lôi kéo, chia rẽ. Bốn là, nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong nước, cũng như thông tin đối ngoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để mọi người dân hiểu rõ, nhận thức sâu sắc về vấn đề dân chủ và nhân quyền trong điều kiện hiện nay, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vẫn còn để lại những hậu quả và hệ lụy phức tạp đặt ra đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là thời điểm có nhiều thách thức cần phải vượt qua, nhưng cũng là một thời cơ mới nếu ta biết cách tận dụng, là dịp để chúng ta nhìn lại mình, có sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết trong đường lối, chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, để đưa nước ta vượt qua khủng hoảng và tiến lên vững chắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKH7910NG HO7842NG TI CHNH TI7872N T7878 TON C7846U V Vamp7.doc