Trên Tòa án tỉnh là các Tòa phúc thẩm (courts of appeal). Các Tòa án tỉnh liên bang được tổ chức vào các đơn vị tư pháp rộng lớn hơn - các vùng (circuits), và trong mỗi vùng có một Tòa án phúc thẩm. Những Tòa án phúc thẩm không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm mà chỉ có thẩm quyền duy nhất là phúc thẩm các quyết định cuối cùng của các Tòa án tỉnh được đệ trình lên theo thủ tục phúc thẩm. Thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm là rất quan trọng, bởi vì hệ thống Tòa án này phúc thẩm hầu hết các vụ việc của Tòa án cấp tỉnh, và có những vụ việc đặc biệt quan trọng mới được Tòa án tốt cao lấy lên để xem xét.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát giới hạn của nhà nước pháp quyền trong quản lý xã hội – nghiên cứu mô hình giám sát tư pháp ở Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, tôn vinh và hành xử theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở quan niệm này thì tư tưởng pháp quyền không khác gì với tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, đồng thời, đối nghịch hoàn toàn với tư tưởng nhân trị của Khổng Tử.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là tối cao, còn các đạo luật chiếm ưu thế. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con người, vì con người.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự ngự trị của pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là “bình đẳng”; nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Như vậy, không có lý do gì mà hành vi vi phạm pháp luật của công dân thì bị xét xử mà hành vi xâm phạm, lạm quyền từ phía nhà nước lại được miễn trừ.
Chính vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền, điều đặc biệt quan trọng chính là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn quyền lực Nhà nước, nhằm chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Nhà nước quản lý nhưng vai trò và trách nhiệm của Nhà nước đến đâu? Ai sẽ là người bảo vệ công dân, bảo vệ xã hội dân sự trước các hành vi xâm hại của nhà nước? Ai sẽ là chủ thể kiểm soát giới hạn quyền lực nhà nước để đảm bảo nhà nước tuân thủ Hiến pháp và pháp luật? Ở đây, tôi muốn đưa ra một vấn đề để các đại biểu cùng tham gia thảo luận, phân tích thêm. Đó là việc kiểm soát giới hạn của Nhà nước - đặc biệt là Nhà nước pháp quyền - trong quản lý xã hội.
Có người đã từng ví von “đối với xã hội dân sự, pháp luật là sợi dây diều, còn đối với công quyền, pháp luật là ngọn sào tre”. Điều này có thể được hiểu là, có hai dạng quản lý bằng pháp luật: đối với dân, pháp luật phải hướng tới người dân, bảo vệ các quyền công dân, dân được làm những gì pháp luật không cấm; nhưng đối với công quyền thì lại khác, công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Chẳng hạn, trong kinh doanh, người dân được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm; trong giao dịch dân sự, người dân tự định đoạt, thỏa thuận với nhau là chủ yếu, chỉ khi người dân có yêu cầu, hoặc khi lợi ích cộng đồng, lợi ích chung bị ảnh hưởng, cơ quan công quyền mới can thiệp. Nhưng đối với cơ quan công quyền, chỉ được phép hành xử trong khuôn khổ những gì pháp luật quy định, bằng không, thì tức là vi hiến.
\
Có nhiều cách thức kiểm soát và giới hạn chính quyền, trong số đó, cách thức kiểm soát chính quyền bằng tư pháp được xem trọng hơn cả và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Cách thức kiểm soát chính quyền cơ bản của tư pháp là giám sát tư pháp (judicial review). Có nhiều mô hình giám sát tư pháp, trong đó có mô hình giám sát tư pháp bằng hệ thống tòa án, có mô hình được đặc trưng bởi một cơ quan chuyên biệt (Tòa án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến) thực hiện chức năng giám sát tư pháp và có cả mô hình áp dụng phối hợp những đặc điểm của mô hình trên.
Thực tiễn tại một số nước trên thế giới đã minh chứng rằng, quyền lực tư pháp cần tổ chức một cách độc lập và khoa học để thực hiện tốt hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán), đồng thời, đảm bảo thực thi chức năng kiểm tra đối với quyền lập pháp và quyền hành pháp, nhằm bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như sự vận hành có hiệu quả của cơ chế kìm hãm và đối trọng với nhau của ba nhánh quyền lực của nhà nước pháp quyền. Hệ thống tư pháp bao giờ cũng được coi là trung tâm và là hệ thống hợp thành quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy quyền lực nhà nước. Vì với việc thực thi chế định kiểm tra Hiến pháp, việc bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu Hiến pháp, công lý, các quyền và tự do của con người bằng tòa án sẽ góp phần khẳng định trong đời sống xã hội các nguyên tắc được thừa nhận chung của nhà nước pháp quyền.
Ở Việt Nam, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những đòi hỏi cấp bách của quá trình phát triển kinh tế xã hội vì con người. Nhận thức rõ vấn đề này, trong hơn hai mươi năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm theo kịp với yêu cầu của cuộc sống.
Một trong những tiến bộ nổi trội trong quá trình cải cách là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đây là Nghị quyết rất quan trọng về cải cách tư pháp, tiếp nối việc thực hiện những nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đề ra trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đồng thời, xác định và tiến hành những mục tiêu dài hạn về cải cách tư pháp tới năm 2020, nhằm góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế. Nghị quyết này cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tiến hành cải cách trong lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực mà theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước là khó cải cách hơn so với các lĩnh vực khác vì tính chất đặc thù cũng như xuất phát điểm của nó; với mong muốn: bằng cải cách tư pháp, sẽ góp phần làm cho cơ sở của quyền lực Nhà nước thực sự là ý chí của nhân dân - chủ quyền của nhân dân phải cao hơn chủ quyền của Nhà nước; Hiến pháp và các luật phải là tối thượng trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của bộ máy công quyền. Khi đó, các quyền và tự do của con người được đảm bảo bằng các cơ chế pháp lý hữu hiệu và đồng bộ, tránh khỏi sự lạm quyền, tùy tiện của lực lượng thực thi công quyền.
Cải cách tư pháp phải góp phần đổi mới và làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, để không chỉ phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, mà còn phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, nhằm xây dựng và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống tư pháp nói riêng trong sự nghiệp bảo vệ công lý, cũng như tin vào pháp chế và sự công minh của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
Như vậy, để kiểm soát và giới hạn công quyền, giám sát chính quyền bằng tư pháp như mô hình đang được áp dụng phổ biến trên thế giới, tựu trung, chúng ta phải xây dựng cho được mô hình tổng thể về hệ thống tư pháp Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, theo hướng gồm ba hệ thống có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và tương hỗ nhau: 1) Hệ thống Tòa án; 2) Hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật; 3) Hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp.
Tuy nhiên, để xây dựng và triển khai mô hình nói trên, cần có một quá trình nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo.
Trước tiên, để có các căn cứ pháp lý hoàn thiện hệ thống Tòa án, nên chăng, nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Luật Về Tòa án Hiến pháp, hay còn gọi là Tòa Bảo hiến. Trong đó cần quy định đầy đủ những vấn đề về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán chuyên trách hoạt động tố tụng tư pháp về Hiến pháp để bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả chế định kiểm tra Hiến pháp của nhánh quyền tư pháp ở nước ta; bao gồm cả tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Tòa án Hiến pháp, nguyên tắc của việc kiểm tra Hiến pháp.
\
Một thực tế cần được nhìn nhận và phân tích thấu đáo, đó là các tổ chức (ngoài nhà nước) và công dân luôn được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, được thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, lại luôn luôn được giám sát bởi đội ngũ thực thi công quyền; nhưng đối với đội ngũ thực thi công quyền thì không thấy rõ lắm, không hình dung rõ lắm lực lượng giám sát, kiểm soát quyền lực của họ, cũng không thường xuyên nắm bắt kiến thức pháp luật, mà hầu hết là tự nghiên cứu chứ không bắt buộc, không có hính thức chế tài. Cán bộ công chức làm sai, gây thiệt hại thì đã có cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ công chức đó bồi thường (Luật Dân sự 2005 tại Điều 619 quy định “Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra: Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ”; Điều 620 quy định: “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra: Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”). Như vậy, cơ quan quản lý cán bộ công chức, hay cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chi cho khoản bồi thường phát sinh này từ nguồn nào?
Mặc dù ngày 20 tháng 10 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 98/2006/TT-BTC hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, căn cứ Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng cũng có điều khoản miễn trừ đối với cán bộ công chức vi phạm (phần II, mục 1, tiết e: “Thiệt hại xảy ra quá lớn mà khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó”).
\
Ở nước ta nguồn duy nhất của pháp luật là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật không đầy đủ và đôi khi, không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu không giống nhau, còn Tòa án thì “không biết xử kiểu gì hoặc xử kiểu gì cũng được” do cách nhìn hẹp hòi, cứng nhắc trong thực thi và áp dụng pháp luật. Hơn thế, chỉ nhìn thấy ở pháp luật những gì có lợi cho Nhà nước, ít nhìn thấy cái lợi của công dân và dễ dẫn đến sự áp đặt.
Pháp luật, theo cách hiểu của tuyệt đại đa số các nước trên thế giới, không chỉ giới hạn trong văn bản mà bao gồm cả những nguồn khác rộng hơn, linh hoạt hơn. Ở nhiều nước, trong những trường hợp cần thiết, thẩm phán không do dự áp dụng những nguyên tắc về trật tự đạo lý không ghi trong luật. Luật ở các nước Châu Âu lục địa còn trang bị cho các luật gia khái niệm công lý, chỉ dấn họ đến các tập quán, luật tự nhiên (Pháp điển dân sự Áo, Điều 7) hoặc đặt sự áp dụng luật phụ thuộc vào các tiêu chuẩn về nếp sống tốt lành và trật tự công cộng. Bên cạnh đó “lý trí”một khái niệm phổ biến trong pháp luật Anh quốc, cũng là một nguồn mà các tòa án nhờ cậy đến để lấp các chỗ sống trong hệ thống luật pháp. Vậy thế nào là lý trí? Đó là quyết định hợp lý về một tranh chấp, khi không có án lệ không có quy phạm của pháp luật, không có cả tập quán bắt buộc.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi pháp luật phải luôn song hành, trong khi pháp luật thành văn hiện hành khó có thể giải đáp hết được mọi câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Bởi vậy, cần có một cách tiếp cận rộng mở hơn, linh hoạt hơn, không nên xem xét luật pháp một cách bó hẹp và theo từng câu chữ.
Pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn, nhưng pháp luật cũng cần có sự uyển chuyển phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không thể là buộc diều vào cây sào tre mà nên “thả cho diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn”. Muốn vậy, cần đưa cuộc sống vào luật và đưa luật vào cuộc sống, nên để pháp luật là sợi dây chứ không phải là cây sào tre cứng nhắc. Nếu luật bắt nguồn từ cuộc sống, biết cuộc sống cần gì, thì luật cũng sẽ đáp ứng được các lợi ích điển hình của cuộc sống. Sự tham gia của nhân dân góp phần rất lớn trong việc nhận ra các vấn đề trong xã hội, tạo cơ sỏ để phân tích chính sách trước khi xây dựng văn bản pháp luật. Những người chịu tác động của một quyết sách sắp ban hành cần có cơ hội để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia của công chúng cũng chứng tỏ quyền được nghe và quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải công khai và có trách nhiệm trong thực thi công quyền.
\
Ngạn ngữ Latinh có câu “Salus populi suprema lex”, có nghĩa là hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao. Đó cũng chính là mục tiêu cao nhất và bất biến của mọi chính quyền chân chính. Mục đích hướng tới của việc thiết lập chính quyền không là gì khác ngoài việc bảo đảm cho mọi người dân “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Xây dựng nhà nước pháp quyền để đảm bảo sống và làm việc theo pháp luật, nhưng pháp luật cũng phải bình đẳng giữa công dân và nhà nước. Như vậy, nhà nước kiểm soát công dân thì ngược lại, cũng cần có thể chế để công dân giám sát nhà nước trong thực thi pháp luật. Khi đó, chính quyền mới có thể là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; và chỉ khi đó, người dân mới có thể có niềm tin vào công lý, để tôn trọng, tự giác thi hành pháp luật, mà các biện pháp trấn áp, cưỡng chế cũng không còn chỗ để phát huy tác dụng.
\
Trong phạm vi hạn hẹp của bài tham luận, cũng xin đề cập một số kết quả nghiên cứu từ mô hình giám sát tư pháp ở Mỹ hiện nay.
1. Khái quát
Mô hình giám sát tư pháp ở Mỹ đặc trưng cho mô hình giám sát bởi hệ thống Tòa án thường và được gọi là mô hình giám sát phi tập trung (Diffuse system). Do mô hình này lần đầu tiên được thiết lập ở Mỹ, do đó nhiều người gọi đây là mô hình Mỹ (the American system).
Ở đây, Tòa án được trao quyền ra các quyết dựa trên cơ sở không chỉ Luật mà điều quan trọng hơn, đó là Hiến pháp, hơn thế nữa, họ có quyền không áp dụng những luật được coi là vi hiến. Nếu một người nào đó khiếu kiện lên một Tòa án của Mỹ về tính vi hiến của một đạo luật, và thẩm phán xem xét và chứng minh được tính vi hiến của đạo luật đó thì thẩm phán đó có quyền từ chối áp dụng đạo luật đó. Tức là (1) đạo luật cơ bản Hiến pháp có giá trị tối cao, do đó tất cả các đạo luật khác phải tuân thủ Hiến pháp; và (2) các Tòa án có quyền và nghĩa vụ giải thích các đạo luật và không áp dụng các đạo luật không phù hợp với Hiến pháp. Vì Hiến pháp là một đạo luật tối cao của đất nước, do nhân dân thông qua, tất cả các đạo luật phải tuân thủ những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp. Khi một đạo luật của Quốc hội được đệ ra các Tòa án để xem xét về tính hợp hiến, các Tòa án có một nhiệm vụ và quyền hạn là xem xem những quy định của đạo luật đó có phù hợp với Hiến pháp hay không. Theo quy định của lý thuyết này, các Tòa án của Mỹ được xem như là những người bảo vệ đặc biệt Hiến pháp.
Theo hệ thống liên bang, quyền giám sát tư pháp cũng được phân chia thành các cấp khác nhau:
Thứ nhất, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp Quốc gia: là thẩm quyền của tất cả các Tòa án có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội dựa theo Hiến pháp Liên bang của Mỹ.
Thứ hai, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp liên bang: Là thẩm quyền và trách nhiệm của tất cả các Tòa án xem xét tính hợp hiến của các Hiến pháp và các đạo luật của tiểu bang dựa trên cơ sở của Hiến pháp Liên bang của Mỹ.
Thứ ba, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp tiểu bang: Là thẩm quyền của tất cả các Tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của tiểu bang dựa trên các Hiến pháp tiểu bang.
Thẩm quyền giám sát tư pháp cấp quốc gia là thẩm quyền duy nhất không được thiết lập trong Hiến pháp, mà nó được suy diễn ra từ thực tiễn xét xử của Tòa án tối cao. Thẩm quyền giám sát tư pháp cấp liên bang được được thiết lập từ điều khoản về tính tối cao của Hiến pháp. Thẩm quyền giám sát tư pháp cấp tiểu bang thường được quy định tại Hiến pháp của các tiểu bang.
2. Đặc điểm của mô hình giám sát tư pháp phi tập trung của Mỹ:
2.1. Giám sát tư pháp là thẩm quyền của tất cả các Tòa án:
Ở Mỹ, không có một cơ quan tư pháp độc lập nào thực hiện chức năng xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, mà thẩm quyền này được trao cho tất cả các Tòa án, từ Tòa án của các tiểu bang, Tòa án của Liên bang cho đến Tòa án tối cao, và không có một giới hạn đặc biệt về thẩm quyền giám sát tư pháp về các Tòa án này. Các Tòa án sẽ xem xét về tính hợp hiến của các đạo luật khi nó được đưa ra trong một vụ việc cụ thể và các Tòa án nhất thiết phải có quyết định về vụ việc đó.
Các Tòa án ở Mỹ được thiết lập theo mô hình kim tự tháp, bao gồm cả Tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Thẩm quyền sơ thẩm chung trong hệ thống Liên bang Mỹ được trao cho các Tòa án tỉnh (District courts) - các Tòa án có thẩm quyền xét xử các trong các vùng lãnh thổ trên Toàn nước Mỹ. Hệ thống Tòa án tỉnh là hệ thống Tòa án rất lớn, có thẩm quyền xét xử rất nhiều loại tranh chấp: các vụ dân sự và hình sự được điều chỉnh bởi các đạo luật Liên bang, tranh chấp giữa các công dân ở các tiểu bang khác nhau, các vụ việc mà Nước Mỹ là một bên nguyên đơn hoặc bị đơn, các thủ tục bắt, các vụ việc liên quan đến các quyền dân sự Liên bang bị các công chức tiểu bang vi phạm. Trong các lĩnh vực trên, các vấn đề hiến định có thể được nêu ra đế xem xét.
Trên Tòa án tỉnh là các Tòa phúc thẩm (courts of appeal). Các Tòa án tỉnh liên bang được tổ chức vào các đơn vị tư pháp rộng lớn hơn - các vùng (circuits), và trong mỗi vùng có một Tòa án phúc thẩm. Những Tòa án phúc thẩm không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm mà chỉ có thẩm quyền duy nhất là phúc thẩm các quyết định cuối cùng của các Tòa án tỉnh được đệ trình lên theo thủ tục phúc thẩm. Thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm là rất quan trọng, bởi vì hệ thống Tòa án này phúc thẩm hầu hết các vụ việc của Tòa án cấp tỉnh, và có những vụ việc đặc biệt quan trọng mới được Tòa án tốt cao lấy lên để xem xét.
Một điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là rất nhiều đạo luật trao cho các Tòa án phúc này thẩm xem xét các quyết định của các cơ quan hành chính liên bang, như cơ quan về các quan hệ lao động Quốc gia (the National Labour Relions Board), Hội đồng Quyền lực Liên bang (Federal Power Commission), và tất nhiên, trong đó các Tòa án phúc thẩm này có cả thẩm quyền xem xét về tình hợp hiến của các đạo luật.
Loại Tòa án thứ ba là các Tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm độc lập đối với các Tòa án tỉnh và Tòa án khu vực, như các Tòa phúc thẩm về các tập quán và sáng chế (the Court of Customs and Patent Appeals), Tòa phúc thẩm quân sự (the Court of Military Appeals) và Tòa Khiếu kiện (the Court of Claims).
Đứng ở vị trí tối cao là Tòa án tối cao Mỹ. Tòa án tối cao có thẩm quyền xét xử cả sơ thẩm và phúc thẩm. Thẩm quyền của Tòa án tối cao được quy định trong Hiến pháp, và do đó Quốc hội không thể sửa đổi. Các vụ án sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án tối cao bao gồm: các vụ việc liên quan đến các đại sứ, các bộ trưởng và lãnh sự khác, những vụ việc mà Tiểu bang là một bên.
Thẩm quyền của Tòa án tối cao đối với các vụ án sơ thẩm là rất hạn chế, do đó nó tập trung các hoạt động của mình vào việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật và các hiệp ước của Hợp chủng Quốc, và thẩm quyền này được sử dụng trong việc xét xử phúc thẩm với tính cách là thủ tục xét xử sau cùng. Trong việc xem xét tính hợp hiến, Tòa án Tối cao là cơ quan xét xử quan trọng nhất ở Mỹ Quốc với thẩm quyền xét xử phúc thẩm rộng lớn do Quốc hội quy định để đảm bảo việc giải thích cuối cùng, hợp pháp, và thống nhất Hiến pháp, các đạo luật và các Hiệp ước của nước này.
Do đó, Tòa án tối cao có thẩm quyền xem xét lại các quyết định của Các Tòa án phúc thẩm - Tòa án có thẩm quyền phúc thẩm các quyết định của các Tòa án tỉnh. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án Tối cao có thể được mở rộng đối vớt tất cả các vụ việc sơ thẩm trong hệ thống Tòa án Liên bang. Thêm vào đó, Tòa án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm các quyết định của các Tòa án tối cao của các tiểu bang về tất cả các vụ việc liên quan đến pháp luật của Liên bang. Và cuối cùng, Tòa án tối cao cũng có thẩm quyền phúc thẩm các quyết định của các Tòa án đặc biệt.
Ngoài thẩm quyền xét xử phúc thẩm trên, Tòa án Tối cao còn có thể phúc thẩm các quyết định của các Tòa án tỉnh Liên bang được trực tiếp đưa lên theo thủ tục phúc thẩm. Trong vấn đề xem xét tính hợp hiến, Tòa án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm các quyết định của bất kỳ Tòa án Liên bang nào, bao gồm cả các Tòa án tỉnh Liên bang. Trong những thẩm quyền đó, Tòa án tối cao đều có thẩm quyền xem xét về tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội Liên bang cũng như Hiến pháp và các đạo luật tiểu bang.
Như vậy, tất cả các Tòa án ở Mỹ đều có thẩm quyền xem xét về tính hợp hiến của các đạo luật. Việc xem xét này được thực hiện thông qua một vụ việc cụ thể, có thể là sơ thẩm hoặc cũng có thể là phúc thẩm.
2.2. Thẩm quyền bắt buộc hoặc tự nguyện của Tòa án tối cao:
Có rất nhiều vụ việc được đưa lên Tòa án tối cao để được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, do đó điều thật sự cần thiết là phải giới hạn phạm vi xét xử phúc thẩm của Tòa án tối cao. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm có thể là bắt buộc hoặc là một quyền tự quyết (tự nguyện) của Tòa án tối cao. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm bắt buộc của Tòa án tối cao có nghĩa là Tòa án tối cao bắt buộc phải thực hiện việc xét xử nếu hội đủ những điều kiện Luật định. Ngược tại, đối với các vụ việc khác, Tòa án Tối cao có thể phúc thẩm hoặc không là theo ý của Tòa. Tòa án Tối cao có nghĩa vụ bắt buộc thực hiện việc xét xử phúc thẩm khi quyền phúc thẩm được trao cho một bên đưa một vụ việc lên trước Tòa án tối cao. Những vụ việc này được giới hạn đối với những vấn đề hiến định, theo quy định của Luật và thực tiễn xét xử của Tòa án tối cao. Trong tất cả các vụ việc khác, dù đó có phải là những vấn đề hiến định hay không thì Tòa án tối cao có quyền phúc thẩm hoặc không. Trong các vụ việc này, các bên không có quyền phúc thẩm mà nó được thực hiện thông qua quyển kiến nghị xét lại vụ án (petitions for certiorari). Những vụ việc thuộc phạm vi được giới hạn cũng được giới hạn bởi Luật pháp và thực tiễn xét xử của Tòa án Tối cao.
2.3. Quyền giám sát tư pháp gắn về việc giải quyết một vụ việc:
Quyền giám sát tư pháp, dù là được thực hiện bởi các Tòa án cấp thấp cho đến Tòa án tối cao thì đều phải được thực hiện trong bối cảnh của một vụ kiện tụng cụ thể khi mà vấn đề hợp hiến trở nên có liên quan và cần thiết được giải quyết trong quyết của vụ án đó. Không có một điều kiện đặc biệt nào cho thủ tục này của các Tòa án. Như một tác giả khi nghiên cừu về quyền giám sát tư pháp đã chỉ ra rằng: Vấn đề hợp hiến được nêu ra khi nó liên quan đến vụ việc và do một bên trong vụ việc đưa ra để đòi quyền lợi trong vụ việc đó. Điều này được thực hiện không phụ thuộc vào bản chất của vụ việc là gì. Việc xem xét tính hợp hiến có thể được nêu ra trong vụ việc dân sự giữa các bên khi các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc một yêu cầu nào khác được đưa ra, trong một vụ việc hình sự, một bên chống lại các cơ quan công quyền hoặc các cá nhân khác để hạn chế sự áp dụng của một đạo luật hoặc một quy tắc hoặc một hành vi hành chính...
Đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống không tập trung của Mỹ là quyền giám sát tư pháp chỉ được thực hiện thông qua các vụ việc và tranh chấp cụ thể. Quyền giám sát tư pháp trừu tượng (abtract judicial review) không được thực hiện ở Mỹ. Có nghĩa là tòa án không có thẩm quyền xem xét và sửa đổi các đạo luật của Quốc hội với lý do chúng không phù hợp với Hiến pháp. Vấn đề chỉ được nêu ra khi có việc bào chữa liên quan đến sự vi phạm quyền lợi được đưa ra để chống lại một đạo luật. Do đó, thẩm quyền xem xét tính hợp hiến chính là thẩm quyền xác định và tuyên bố đạo luật đó có hiệu lực đối với những kiến nghị đó.
Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp khi không có sự yêu cầu của các bên liên quan đến việc xem xét tính hợp hiến của một đạo luật thì khả năng xem xét tính hợp hiến vẫn có thể được thực hiện thông qua một phán quyết giải thích của Tòa án (a declaratory judgement). Đạo luật về phán quyết giải thích Liên bang (Federal Declaratory Judgement Act) năm 1934 đã chấp nhận việc các Tòa án liên bang có thẩm quyền tuyên bố cho các bên các quyền của họ trong một vụ việc cho dù việc bồi thường hoặc một yêu cầu nào khác của các bên không được đưa ra. Những phán quyết giải thích này không chỉ đơn thuần là các ý kiến tư vấn, mà nó được chấp nhận như là một thủ tục giữa các bên để đòi các quyền chính đáng của mình. Do đó, các phán quyết giải thích được coi là các vụ việc, và có thể được sử dụng để có được một phán quyết tư pháp đối với các vấn đề hiến định. Tuy nhiên, việc xem xét tính hợp hiến vẫn phải được đưa ra bởi một bên trong vụ kiện và việc giải quyết nó là cần thiết và không thể thiếu được để giải quyết vụ việc đó.
2.4. Quyền giám sát tư pháp và lợi ích cá nhân:
Như trên đã phân tích, quyền giám sát tư pháp chỉ được thực hiện trong một vụ việc cụ thể. Tuy nhiên thế là chưa đủ, vì Tòa án Tối cao đã thiết lập một nguyên tắc rằng vấn đề hợp hiến chỉ được đưa ra bởi một bên trong vụ việc cụ thể nếu vấn đề đó liên quan đến quyền lợi cá nhân. Bên đưa ra vấn đề hợp hiến phải chỉ ra không những đạo luật đó trái với Hiến pháp, mà còn chỉ ra rằng anh ta (cô ta) bị xâm phạm ngay lập tức và trực tiếp nếu đạo luật đó đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TS-TruongThiHien.doc