Kiểm tra 1 tiết môn: Tiếng việt 6 - Tiết 45

Câu 2. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?

A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga

Câu 3. Các từ: sông núi, đất nước, bánh chưng, bánh giày, nem công, chả phượng, nhà cửa, học tập thuộc loại từ nào ?

 A.Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn D. Từ nhiều nghĩa.

Câu 4: Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng lẫn lộn từ gần âm?

 A. Giờ ra chơi, sân trường rộn rã tiếng cười đùa của học sinh .

 B. Không khí sân trường hôm nay đông vui và nhộn nhịp.

 C. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

 D. Ngày mai chúng em đi tham quan viện bảo tàng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Tiếng việt 6 - Tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: tiếng Việt Họ và tên: Lớp: Đề bài A. Trắc nghiệm: (2 điểm, mỗi câu đúng 0,25điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng? Câu 1. Dòng nào thể hiện đúng nhất khái niệm từ tiếng Việt. Là từ có một âm tiết. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Là các từ đơn và từ ghép. Là các từ ghép và từ láy. Câu 2. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu? Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga Câu 3. Các từ: sông núi, đất nước, bánh chưng, bánh giày, nem công, chả phượng, nhà cửa, học tập thuộc loại từ nào ? A.Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn D. Từ nhiều nghĩa. Câu 4: Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng lẫn lộn từ gần âm? A. Giờ ra chơi, sân trường rộn rã tiếng cười đùa của học sinh . B. Không khí sân trường hôm nay đông vui và nhộn nhịp. C. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. D. Ngày mai chúng em đi tham quan viện bảo tàng. Câu 5: Vì sao người viết lại mắc lỗi dùng lẫn lộn từ gần âm? Vì người viết không biết dùng từ. Vì người viết không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ. Vì người viết không hiểu gì về nghĩa của từ. Vì người viết nghèo vốn từ. Câu 6: Cho đoạn văn sau và cho biết đoạn văn có mấy danh từ riêng? Từ hôm lão Miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lừ đừ, mệt mỏi đế mức không chịu nổi. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau. A. Bốn B. Hai C. Ba D. Năm Câu7: Chuỗi từ in đậm có gạch chân trong đoạn văn (ở câu 6) là: A. Cụm danh từ B. Câu C. Từ D. Tiếng Câu 8: CỘT A CỘT B 1. Danh từ gồm có: 2. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên 3. Danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm có: a. Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: thúng, nắm, mớ, đàn... b. Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị c. Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: tấn, tạ, ki-lô-gam, lít, mét... d. con, viên, ông, vị cô, cái, bức, tấm, chiếc... Các kết hợp đúng giữa cột A và cột B là: A. 1a, 2b, 3cd B. 1b, 2d, 3ac C. 1b, 2ac, 3d D. 1c, 2b, 3ad B. Tự luận (8 điểm) Câu 1: Hãy tìm từ đơn, từ phức trong câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: Hôm nay trời rét đậm , nhà trường cho phép chúng em được nghỉ học Nhóm1: Từ đơn: Nhóm 2: Từ phức: Câu 2 (2đ) : Đặt 2 câu có danh từ học sinh làm vị ngữ và chủ ngữ trong câu. Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn 5 đến 7 câu kể về một người mà em yêu quý, trong đó có dùng ít nhất một danh từ chung và một danh từ riêng. (Gạch chân các danh từ đó)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKIỂM TRA 1 TIẾT TV T45.doc