Kiểm tra định kì giữa kì II năm học: 2017 - 2018 môn: Tiếng Việt (đọc)

I / CHÍNH TẢ ( Nghe - viết: 20 phút )

*Lưu ý: Giáo viên viết đầu bài lên bảng lớp, đọc nội dung đoạn viết cho cả lớp viết vào giấy ô ly.

Viết đ bài và đoạn văn sau:

Cái ao làng

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kì giữa kì II năm học: 2017 - 2018 môn: Tiếng Việt (đọc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN Năm học: 2017- 2018 KHỐI LỚP: 5 MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, số điểm Mức 1 Mưc 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 1 1 1 4 Kiến thức Tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. - Biết được các thành phần trong câu sử để xác định các bộ phận của câu.. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ để viết được câu văn hay. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số điểm 1,5 1,5 2 2 7 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 1 1 1 1 6 Câu số 1, 2 4 3 5 6 2 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 1 4 Câu số 7 8 9 10 Tổng số câu 3 1 2 2 2 10 PHÒNG GD& ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN Năm học: 2017 - 2018 KHỐI 5: Môn: Tiếng Việt (Đọc) KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra đọc cá nhân đối với từng học sinh Nội dung kiểm tra: - Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi tên bài, đoạn đọc và số trang trong vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) khoảng 115 tiếng/ phút thuộc chủ đề đã học . - Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) I / CHÍNH TẢ ( Nghe - viết: 20 phút ) *Lưu ý: Giáo viên viết đầu bài lên bảng lớp, đọc nội dung đoạn viết cho cả lớp viết vào giấy ô ly. Viết đề bài và đoạn văn sau: Cái ao làng Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim.... II. TẬP LÀM VĂN: (thời gian làm bài: 40 phút) *Lưu ý: - Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp. - Học sinh viết vào giấy ô ly. Đề bài: Hảy tả một đồ vật mà em yêu thích. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN KHỐI LỚP: 5 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên:..Lớp 5 Điểm Lời phê của cô giáo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. I. Đọc thầm: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( câu 1, 2, 3, 4, 7) và hoàn thành các câu 5, 6, 8, 9, 10) : Câu 1: Anh thanh niên tìm thấy cái gì? A. Một cái kén bướm.             B. Cái lỗ kén nhỏ xíu. C. Một con Bướm Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? A. Bò loanh quanh.                      B. Nhìn thấy ánh sáng. C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.       Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Viết câu trả lời của em :........ ... Câu 4:  Anh thanh niên ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ đang làm gì? A. Thoát ra khỏi kén.         B. Dang cánh đủ rộng và bay lên cao C. Cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? ..... Câu 6:  Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu) ...... ... ... ... Câu 7: Nghĩa của cụm từ "sức mạnh tiềm tàng" là gì? Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi. Sức mạnh để làm những việc phi thường. Câu 8: Em hiểu từ “hi vọng” trong câu "Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú." như thế nào? Viết câu trả lời của em :........ ... Câu 9 Xác định các thành phần trong câu sau: (1 điểm) Ngoài đường, xe cộ qua lại như mắc cửi. Trạng ngữ:..... Chủ ngữ :... Vị ngữ :... Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả? Viết câu của em: ..... PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GKH II I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra đọc cá nhân đối với từng học sinh Nội dung kiểm tra: + Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc học ở sách Tiếng Việt 5 tập 1 (Tốc độ đọc: khoảng 115 tiếng/1 phút thuộc chủ đề đã học.) + Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do GV nêu ra. - Giáo viên đánh giá, cho điểm như sau: 1 Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:1điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu( không quá 1 phút/ 115 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc chưa diễn đạt rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời : 0 điểm). 2 Đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 điểm 2 C 0,5 điểm 3 Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm. 0,5 điểm 4 C 0,5 điểm 5 Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. 1 điểm 6 Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành. 1 điểm 7 A 0,5 điểm 8 Tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến. 0,5 điểm 9 Trạng ngữ: Ngoài dường Chủ ngữ : xe cộ Vị ngữ : qua lại như mắc cửi. 1 điểm 10 Ví dụ: Vì Nam chăm chỉ học tập nên đạt nhiều thành tích cao trong học tập. 1 điểm II . PHẦN VIẾT (10 điểm) 1 Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm * Lưu ý: Những lỗi sai giống nhau chỉ tính một lần lỗi. 2 Tập làm văn: (8 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm: Hướng dẫn chấm: Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên. - Mở bài (1 điểm): Giới thiệu được đồ vật yêu thích sẽ tả. - Thân bài (4 điểm) - Nội dung: (1,5 điểm) Tả bao quát đồ vật, các bộ phận, hoạt động hoặc tiện ích. - Kĩ năng: (1,5 điểm): Có khả năng lập ý, sắp sếp ý, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu để tạo lập văn bản. - Cảm xúc: (1 điểm): Có khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự vật, sự việc, hiện tượng, trong cuộc sống. - Kết bài (1 điểm): Nêu được cảm nghĩ đối với đồ vật. + Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày bài viết sạch, đẹp (0,5 điểm). + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, đặt câu gãy gọn (0,5 điểm) + Sáng tạo: (1 điểm); Có sự sáng tạo về cách dùng từ ngữ, hình ảnh, cách miêu tả Kon Tum, ngày 12 tháng 3 năm 2018 Duyệt của BGH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 5 DE TIENG VIET_12316893.doc