Câu 1: (5đ)
Cho câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2016)
a) Chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên và cho biết đoạn thơ đó nằm trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.(1đ)
b) Xác định các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Các thành ngữ này diễn tả điều gì? (1đ)
c) Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên có gì đặc biệt? Em hãy chỉ ra những điều đặc biệt trong câu thơ này? (3đ)
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 9
Năm học 2018 - 2019
A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong học kì I theo ba nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
- Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài trong 90 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
1. Vănhọc
- Nhớ được tên tác phẩm, tác giả, thuộc văn bản, hoàn cảnh sáng tác
Hiểu tình huống truyện
Vận dụng kiến thức viết đoạn văn cảm thụ văn học
Sốcâu:2
điểm:1,25
=12,5%
Sốcâu
Sốđiểm
Tỉlệ %
Sốcâu :1
Sốđiểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Sốcâu :1
Sốđiểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
2. Tiếng Việt
- Nhận biết một số biện pháp tu từ sử dụng trong tác phẩm.
- Hiểu ý nghĩa cách dùng từ
Số câu2
điểm:4 = 40%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Sốcâu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
3. Tập làm văn.
- Văn tự sự.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết các hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm
- Viết bài văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất, trong đó sử dụng đối thoại độc thoại nội tâm và
Số câu:2
=47,5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4/7
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:2/7
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1/7
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:6
Số điểm10
D. Đề bài
Câu 1: (5đ)
Cho câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2016)
a) Chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên và cho biết đoạn thơ đó nằm trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.(1đ)
b) Xác định các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Các thành ngữ này diễn tả điều gì? (1đ)
c) Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên có gì đặc biệt? Em hãy chỉ ra những điều đặc biệt trong câu thơ này? (3đ)
Câu 2(5đ)
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân:
....“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?Khốn nạn,bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”...
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2016)
a) Tại sao khi rời phòng thông tin ông Hai đang rất phấn khởi “ ruột gan ông lão cứ múa cả lên”vậy mà giờ đây, “về đến nhà” ông lại “nằm vật ra giường” “tủi thân” “nước mắt ông lão cứ giàn ra”?(0,25đ)
b) Trong phần trích trên, để góp phần khắc họa tâm trạng nhân vật, nhà văn đã để nhân vật sử dụng những hình thức ngôn ngữ nào? Hãy chỉ rõ những câu văn đó.(0,75đ)
c) Hãy nhập vai ông Hai kể lại tâm trạng của mình khi nghe được tin cải chính.(4đ)
- Hết –
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
1
a.- Chép chính xác
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
- Tác giả Chính Hữu
- Sáng tác đầu năm 1948, sau chiến dịch Thu Đông 1947
b. Thành ngữ: Nước mặn đồng chua, Đất cày lên sỏi đá.
- Vùng chiêm trũng, Đất trung du bạc màu -> Miền quê nghèo
c.Câu: Đồng chí!
- Hình thức: Gồm 2 tiếng, ngắn nằm giữa các câu thơ dài, kết thúc bằng dấu chấm than.
- Nội dung: Khái quát lại toàn bộ ý đoạn thơ, như lời tổng kết, lời phát hiện, như bản lề trong bài thơ giàu ý nghĩa. Trở thành nhan đề bài thơ
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
3,0
2
a) Thay đổi tâm trạng do ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu của mình theo Tây.
b) Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng. tuổi đầu
Độc thoại: Chúng bay ăn thế này
c) Yêu cầu
- Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất – xưng tôi ( là ông Hai)
- Nội dung: Diễn tả được tâm trạng hồi hộp, lo lắng, rồi sung sướng khi biết tin làng Chợ Dầu của mình là làng kháng chiến..
HS có cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý GV linh hoạt cho điểm
0,25
0,25
0,25
4,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12516897.docx