Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 6 - Trường THCS Lai Hòa

A. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là

A. thước. B. bình chia độ. C. bình tràn. D. cân.

Câu 2. Đặt lên cân đồng hồ một quả cam và hai quả quýt thì kim cân chỉ 250g. Biết khối lượng của quả cam là 150g. Vậy khối lượng của hai quả quýt là

A. 50g. B. 100g. C. 150g. D. 250g.

Câu 3. Thả một hòn sỏi vào bình chia độ đang chứa 65cm3 nước, mực nước trong bình dâng lên 76cm3. Thể tích của hòn sỏi là

A. 65cm3. B. 76cm3. C. 11cm3. D. 141cm3.

Câu 4. Những chiếc đinh cút di chuyển về phía nam châm là do nam châm đã tác dụng vào những chiếc đinh một

A. lực đẩy. B. lực ép. C. lực kéo. D. lực hút.

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 6 - Trường THCS Lai Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HKI – VẬT LÝ 6 1. BẢNG TRỌNG SỐ h = 0,7 ; Tổng số câu: N = 20 trắc nghiệm; Tổng số tiết : A = 16 Nội dung Tổng số tiết (m) TS tiết lý thuyết (n) Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH (a) VD (b) BH VD BH VD (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Chủ đề 1: Đo độ dài – Đo thể tích. 3 3 2,1 0,9 1,5 0,5 Chủ đề 2: Khối lượng – Khái niệm lực- Hai lực cân bằng - Lực đàn hồi – Trọng lực – Trọng lượng riêng – Khối lượng riêng. 11 8 5,6 5,4 (Có 2 câu tự luận) (Có 2 câu tự luận) 3,5 3,5 Chủ đề 3: Máy cơ đơn giản 2 2 1,4 0,6 1 0 Tổng 16 13 9,1 6,9 12 8 6 4 2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1. Đo độ dài. Đo thề tích (3 tiết) Chủ đề 1: Đo độ dài. Đo thể tích – Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. – Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. – Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ. – Xác định được GHĐ, ĐCNN của bình chia độ. Số câu 1 2 1 Số câu (điểm) Tỉ lệ % 3 (1,5 điểm) 15% 1 (0,5 điểm) 5% Chủ đề 2. Khối lượng và lực (11 tiết) Chủ đề 2: Khối lượng và lực – Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. – Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. – Nêu được về ví dụ tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). – Đo được khối lượng bằng cân. – Viết được công thức tính trọng lượng P=10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo. Vận dụng được công thức P=10m. – Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản. Số câu 1TL 2 (1 TL) 2 (1 TL) 1TL Số câu (điểm) Tỉ lệ % 3 (3,5 điểm) 35% 3 (3,5 điểm) 35% Chủ đề 3. Máy cơ đơn giản (2 tiết) Chủ đề 2: Máy cơ đơn giản – Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thong thường. – Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc lực đẩy và đổi hướng của lực. Số câu 2 Số câu (điểm) Tỉ lệ % 2 (1 điểm) 10% Tổng số câu 3TN, 1TL 3TN, 1TL 2TN, 1TL 1TL TS câu (điểm) Tỉ lệ % 8 (6 điểm) 60% 4 (4 điểm) 40% Trường THCS Lai Hòa KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên :.................................. Môn: Vật lý 6 Lớp: 6/ Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là A. thước. B. bình chia độ. C. bình tràn. D. cân. Câu 2. Đặt lên cân đồng hồ một quả cam và hai quả quýt thì kim cân chỉ 250g. Biết khối lượng của quả cam là 150g. Vậy khối lượng của hai quả quýt là A. 50g. B. 100g. C. 150g. D. 250g. Câu 3. Thả một hòn sỏi vào bình chia độ đang chứa 65cm3 nước, mực nước trong bình dâng lên 76cm3. Thể tích của hòn sỏi là A. 65cm3. B. 76cm3. C. 11cm3. D. 141cm3. Câu 4. Những chiếc đinh cút di chuyển về phía nam châm là do nam châm đã tác dụng vào những chiếc đinh một A. lực đẩy. B. lực ép. C. lực kéo. D. lực hút. Câu 5. Một bình chia độ đang chứa 200cm3 nước, nếu chia đều lượng nước này vào hai bình chứa thì mỗi bình có thể tích là A. 100cm3. B. 200cm3. C. 300cm3. D. 400cm3. Câu 6. Những máy cơ đơn giản thường dùng là A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc. D. mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Câu 7. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo A. lớn hơn trọng lượng vật B. nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng vật. D. ít nhất bằng trọng lượng của vật. Câu 8. Quan sát hình vẽ và cho biết GHĐ và ĐCNN nhỏ nhất của hình bên là bao nhiêu ? A. 200 ml và 50 ml. B. 100 ml và 50 ml. C. 100 ml bà 25 ml. D. 200 ml và 25 ml. B. Tự luận (6 điểm) Câu 1. Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? (1 điểm) Câu 2. Nêu các kết quả tác dụng của lực lên một vật? Lấy ví dụ minh họa cho các kết quả tác dụng mà lực gây ra? (2 điểm) Câu 3. Một hòn đá có khối lượng 5kg. Tính trọng lượng của hòn đá? (1,5 điểm) Câu 4. Tính khối lượng của thanh sắt có thể tích 50dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 (1,5 điểm) ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A D B C B. Tự luận (6 điểm) Câu Hướng dẫn giải Điểm 1 - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. - Trọng lực có: + Phương thẳng đứng + Chiều hướng về phía Trái Đất. 0,5 0,5 0,5 2 - Lực tác dụng lên một vật có thể làm: + Biến đổi chuyển động của vật đó. + Làm nó biến dạng. - Ví dụ về biến đổi chuyển động: Viên bi đang nằm yên trên mặt đất khi dùng ngón tay búng nhẹ viên bi thì viên bi chuyển động. - Ví dụ về biến dạng: Dùng tay kéo dãn sợi dây thun. 0.5 0,5 0,5 0,5 3 Tóm tắt: m = 5kg Tính P= ? N Trọng lượng của hòn đá là: P = 10.m = 10.5 = 50N Vậy trọng lượng của hòn đá là 50N 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 4 Tóm tắt: V = 50dm3 = 0,05m3 DSắt = 7800kg/m3 Tính m = ?kg Khối lượng của thanh sắt là: Ta có: => m = D.V = 7800.0,05 = 390kg Vậy khối lượng của thanh sắt là 390kg. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlÝ 6.docx
Tài liệu liên quan