I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. Khi vị trí của một vật không thay đổi theo thời gian so với vật mốc thì vật vẽ như thế nào?
A. Đứng yên. B. Chuyển động đều.
C. Chuyển động cong. D. Chuyển động không đều.
Câu 2. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?
A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga. D. Tất cả đúng.
Câu 3. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. Trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động ?
A. Bến xe. B. Một ô tô khác đang rời bến.
C. Một ô tô khác đang đậu bên trong bến. D. Cột điện trước bến xe.
Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Có cùng độ lớn B. Cùng phương, ngược chiều
C. Cùng đặt lên một vật. D. Tất cả các ý trên
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 8 - Trường THCS Lai Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HKI – VẬT LÝ 8
1. Trọng số và số tiết quy đổi
Lấy h = 0,8
Nội dung
Tổng số tiết
Tổng số tiết lý thuyết
Số tiết
quy đổi
Số câu
Điểm số
Biết hiểu
Vận dụng
Biết hiểu
Vận dụng
Biết hiểu
Vận dụng
Chủ đề 1. Chuyển động cơ học
4
3
2.4
1.6
3 TN
Quy đổi
2 câu = 1 câu TL
1,5
1
Chủ đề 2. Lực cơ
5
3
2.4
2.6
3 TN
Quy đổi
2 câu = 1 câu TL;
1 TN
1.5
1,5
Chủ đề 3. Áp suất
8
6
4.8
3.2
Quy đổi
4 câu = 1 câu TL;
1 TN
Quy đổi
4 câu = 1 câu TL;
2.5
2
Tổng
17
12
9.6
7.4
7 TN + 1 TL
1 TN + 3 TL
5.5
4.5
2. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề 1. Chuyển động cơ học
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
2. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
3. Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
4. Vận dụng được công thức tính tốc độ
Số câu
TN: C1-1; C2-3
TN: C3-3
TL: C4-1
Số điểm
1
0,5
1
Chủ đề 2. Lực cơ
1. Nêu được hai lực cân bằng là gì?
2. Nêu được quán tính của một vật là gì?
3. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
4. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
5. Biểu diễn được lực bằng vectơ.
Số câu
TN: C1-4; C2-5
TN: C3-6
TN: C4-7
TL: C4-2
Số điểm
1
0,5
1
Chủ đề. Áp suất
1. Nêu được áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
2. Nêu được điều kiện nổi của vật.
3. Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.
3. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
3. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
Số câu
TN: C1-8
TL: C2-3a;
C3-3b
TL: C3-4a
TL: C3-4b
Số điểm
2.5
1
1
Tổng số câu
4 TN
3 TN + 1 TL
1 TN + 2,5 TL
0,5 TL
Tổng số điểm
2
3,5
3,5
1
Trường THCS Lai Hòa KIỂM TRA HỌC KÌ I
Họ và tên :................................... Môn: Vật lý 8
Lớp: 8/ Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. Khi vị trí của một vật không thay đổi theo thời gian so với vật mốc thì vật vẽ như thế nào?
A. Đứng yên. B. Chuyển động đều.
C. Chuyển động cong. D. Chuyển động không đều.
Câu 2. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?
A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga. D. Tất cả đúng.
Câu 3. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. Trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động ?
A. Bến xe. B. Một ô tô khác đang rời bến.
C. Một ô tô khác đang đậu bên trong bến. D. Cột điện trước bến xe.
Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Có cùng độ lớn B. Cùng phương, ngược chiều
C. Cùng đặt lên một vật. D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng đột ngột rẻ phải, hành khách trên xe sẽ như thế nào ? Chọn kết quả đúng ?
A. Bị ngã người tới phía trước. B. Bị nghiêng người sang bên phải. C. Bị nghiêng người sang bên trái. D. Bị ngã người ra phía sau.
Câu 6. Khi đạp xe, giữa bánh xe và mặt đường xuất hiện một lực ma sát gì?
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn.
C. Lực ma sát nghỉ . D. Không có lực ma sát.
Câu 7. Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm tăng được lực ma sát ?
A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng diện tích mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
Câu 8. Đơn vị của áp suất là ?
A. Pa B. N/m. C. N/m2. D. Pa và N/m2
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Vận tốc của một ô tô là 60 km/h. Trong 1,75 giờ ô tô đi dược quãng đường bao nhiêu kilômet ?
Câu 2. (1 điểm) Quan sát hình vẽ, hãy biểu diễn thành lời các yế tố của lực.
Câu 3a. (1 điểm) Khi một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của lực nào ? Hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
3b. (1 điểm) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hòn đá khi nhúng chìm trong nước là 100N. Tính thể tích của hòn đá. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Câu 4. Một bình hình trụ cao 1,5 m chứa đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Tính:
a. (1 điểm) Áp suất tác dụng lên đáy bình.
b. (1 điểm). Áp suất tác dụng lên một điểm cách đáy bình 0,2 m
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
D
B
D
C
B
C
D
Tự luận (6. điểm)
Câu 1
Tóm đề
v = 60 km/h
t = 1,75 h
s = ?
Ta có
= 60.1,75 = 105 km
Quãng đường ô tô đi được là 105 km.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
- Điểm đặt: Tại A
- Phương: Nằm ngang
- Chiều: Từ Trái sang phải
- Cường độ: F = 30N
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3.
Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
- Vật chìm xuống khi FA < P
- Vật nổi lên khi FA > P
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi FA = P
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Tóm tắt
d = 10000 N/m3
FA = 100 N
V = ?
Ta có: FA = d.V
m3
Vậy thể tích hòn đá là 0,01 m3
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
Tóm tắt
d = 10000 N/m3
h = 1,2 m
h1 = (h - 0,2) m
p = ?
p1 =?
Áp suất nước tác dụng lên đáy bình là:
p = d.h = 1,2.10000 = 12000 Pa
Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy bình 0,2 m là:
p1 = d.h1 = d(h – 0,2)
=10000(1,2 – 0,2) = 10000 Pa
1 điểm
1 điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý 8.docx