Đề A
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (5.0 điểm).
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
Câu 2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
Câu 3. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu 4. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học 2017 - 2018
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng về nội dung môn học học kỳ II, về là các văn bản , tiếng Việt, các kiểu văn đã làm,đã học ,và khả năng vận dụng kiến thức ấy và đọc hiểu và phân tích văn bản.
2. Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng để đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập.
3. Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
II. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Thời gian:90 phút
- Hình thức: 100% tự luận .
III. MA TRẬNTHIẾT LẬP MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TL
TL
Văn
Học
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Vài nét về tác phẩm, tác giả. Phương thức biểu đạt.
Nội dung nghệ thuật.
Tục ngữ
Chéphai câu tục ngữ về con người xã hội
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
2
1.75
17.5%
1
1
10%
3
2.75
27.5%
Tiếng
Việt
Câu rút gọn
Xác định câu rút gọn
Phép liệt kê
Xác định phép liệt kê.
Dùng cụm C-V để mở rộng câu
Mở rộng thành phần CN trong câu
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
2
1.25
12.5%
1
1
10%
3
2.25
22.5%
TLV
Nghị luận giải thích
Nghị luận giải thích.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
1
5
50%
1
5
50%
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
3
30%
2
2
20%
1
5
50%
7
10
100%
PHÒNG GD – ĐT CHƯPRÔNG
Trường THCS Lê Đình Chinh
ĐỀ KIỂM TRA KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn :Ngữ Văn Lớp:7
Thời gian: 90phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề A
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (5.0 điểm).
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
Câu 2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
Câu 3. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu 4. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
Câu5: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?
Câu 6: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” .
Phần 2. Tạo lập văn bản (5.0 điểm)
Câu 1: (5.0đ)
Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
V.HƯỚNG DẪN CHẤM .
ĐỀ A
Câu
Đáp án
Điểm
Hiểu văn bản
Câu 1
Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh
Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 2
Xác định đúng ba câu rút gọn.
Có khi được trưng bày , trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, kháng chiến.
Thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ .
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3
Xác định đúng phép liệt kê trong câu:
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo...
0.5đ
Câu 4
. Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu
Phân tích:
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.
0.5 đ
0.25 đ
Câu 5
Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề.
1đ
Câu 6
Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của TP .
Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:
Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.
Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Nội dung là:
Bằng những dẫn chứng cụ thể,phong phú,giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược,bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí:''dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.dó là truyền thống quý báu của ta'
0.5 đ
0.5 đ
Tạo lập văn bản
Câu 1
Câu 1. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
1. Nội dung: (4.0 điểm)
Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn.
Trích dẫn câu tục ngữ.
Thân bài: giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.
Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách?
Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí.
Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.
Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước.
c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào?
Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân.
2. Hình thức: (1.0 điểm)
- Trình bày đủ 3 phần , sạch đẹp, không sai quá 5 lỗi chính tả.
0.5đ
1đ
1đ
1đ
0.5đ
* Lưu ý: (Giáo viên căn cứ vào cách diễn đạt của học sinh để chấm điểm phù hợp.
GV bộ môn.
Nguyễn Mạnh việt
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học 2017 - 2018
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng về nội dung môn học học kỳ II, về là các văn bản , tiếng Việt, các kiểu văn đã làm,đã học ,và khả năng vận dụng kiến thức ấy và đọc hiểu và phân tích văn bản.
2. Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng để đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập.
3. Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
II. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Thời gian:90 phút
- Hình thức: tự luận .
III. MA TRẬNTHIẾT LẬP MA TRẬN
IV. ĐỀ KIỂM TRA
PHÒNG GD – ĐT CHƯPRÔNG
Trường THCS Lê Đình Chinh
ĐỀ KIỂM TRA KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn :Ngữ Văn Lớp:7
Thời gian: 90phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề B
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (5.0 điểm).
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: (2.0 điểm) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Nêu vài nét về tác phẩm? (1đ)
b. Nêu luận điểm chính của đoạn văn trên? (1đ)
c. Giải nghĩa từ “ Nồng nàn”? (1đ)
Câu 2 (1đ): Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 3 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Phần 2. Tạo lập văn bản (5.0 điểm)
Câu 1 (5đ): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
V.HƯỚNG DẪN CHẤM .
ĐỀ B
Câu
Đáp án
Điểm
Hiểu văn bản
Câu 1
a. - Từ văn bản “ Lòng yêu nước của nhân dân ta”.Bài trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II tháng 2 năm 1951.
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Nồng nàn => Thiết tha, sâu đậm.
1đ
1đ
1đ
Câu 2
Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của TP .
Nêu đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm.
Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm
Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; 0.5 điểm
1đ
Câu 3
Xác định được các cụm C – V sau:
a. "Huy học giỏi" và cụm "cha mẹ và thầy cô rất vui lòng".
b. "một bàn tay đập vào vai" và cụm "hắn giật mình".
1đ
Tạo lập văn bản
Câu 1
Câu 1. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
1. Nội dung: (4.0 điểm)
MB: (1đ)
– Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thể hiện sự nhớ công ơn của ông cha ta.
TB: (3đ)
– Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
– Triển khai.
Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta.
Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta.
Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì.
KB: (1đ)
– Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.
2. Hình thức: (1.0 điểm)
- Trình bày đủ 3 phần , sạch đẹp, không sai quá 5 lỗi chính tả.
0.5đ
3đ
0.5đ
* Lưu ý: (Giáo viên căn cứ vào cách diễn đạt của học sinh để chấm điểm phù hợp.
GV bộ môn.
Nguyễn Mạnh việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiem tra HKII Van 7 ma tran day du_12372586.doc