Kiểm tra Sinh học 9 – Tuần 12

Câu 1: (1,0 điểm)

 Nội dung quy luật phân li như thế nào?

Câu 2: (1,5 điểm)

 Ở cây lúa thân cao trội hoàn toàn so với cây lúa thân thấp.

a) Cho cây lúa thân cao thuần chủng lai với cây lúa thân thấp. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

 b) Nếu cho cây lúa thân cao ở F2 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai)

Câu 3: (1,0 điểm)

 Một người nông dân có 2 giống lúa thuần chủng: lúa có hạt gạo đục và lúa có hạt gạo trong. Muốn biết giống lúa nào là tính trạng trội thì ông ta làm như thế nào? Bằng kiến thức đã học em đưa ra cách làm giúp người nông dân xác định tính trạng trội của 2 giống lúa trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Sinh học 9 – Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA SINH HỌC 9 – TUẦN 12 Gíao viên ra đề: BÙI THỊ NHI MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương I: Các thí nghiệm của Menđen (8 tiết = 3,5 điểm) - Quy luật phân li. - Lai phân tích. - Ý nghĩa của qui luật phân ly độc lập. - Kiến thức liên quan đến giải thích về biến dị tổ hợp và giải thích kết quả quy luật ở lai 1 tính trạng và 2 tính trạng của Menđen. - Từ qui ước gen xác định được kiểu hình của cơ thể. - Xác định độ thuần chủng của giống. - Bài tập lai một và hai cặp tính trạng. - Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ? - Ứng dụng của quy luật phân li trong đời sống và sản xuất. Số câu 1 1 1 1 Số điểm 1,0 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Chương II: Nhiễm sắc thể (7 tiết = 3,0 điểm) - Cấu trúc của nhiễm sắc thể. - Chức năng NST. - Thụ tinh. - Cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính. - Phân biệt nhiễm sắc thể thường với nhiễm sắc thể giới tính. Số câu 1 1 Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm Chương III: AND và gen (8 tiết = 3,5 điểm) - Tính đa dạng, đặc thù của ADN. - Nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN. - Mối quan hệ giữa gen và ARN. - Viết đoạn mạch tương ứng với đoạn mạch đã cho. - Tính số axit amin. - Xác định nguyên tắc bổ sung thể hiện qua sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Số câu 1 2 1 Số điểm 1,0 điểm 1,5 điểm 1,0 điểm Tổng số câu 3 5 2 1 Tổng số điểm 3,0 điểm 4,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm NỘI DUNG ĐỀ 1 Câu 1: (1,0 điểm) Nội dung quy luật phân li như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm) Ở cây lúa thân cao trội hoàn toàn so với cây lúa thân thấp. a) Cho cây lúa thân cao thuần chủng lai với cây lúa thân thấp. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. b) Nếu cho cây lúa thân cao ở F2 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai) Câu 3: (1,0 điểm) Một người nông dân có 2 giống lúa thuần chủng: lúa có hạt gạo đục và lúa có hạt gạo trong. Muốn biết giống lúa nào là tính trạng trội thì ông ta làm như thế nào? Bằng kiến thức đã học em đưa ra cách làm giúp người nông dân xác định tính trạng trội của 2 giống lúa trên. Câu 4: (1,0 điểm) Chức năng của nhiễm sắc thể là gì? Câu 5: (2,0 điểm) Ngày xưa có quan niệm cho rằng việc sinh con trai hoặc con gái là do người mẹ quyết định. Theo em quan niệm này đúng hay sai? Giải thích bằng cơ chế xác định giới tính. Câu 6: (1,0 điểm) Trình bày tính đa dạng, đặc thù của ADN. Câu 7: (1,5 điểm) Một đoạn mạch của phân tử ADN có trình tự sắp xếp mạch 1 như sau : – A – T – G – X – T – A – G – T – A – a. Viết trình tự sắp xếp của mạch ARN được tạo thành dựa trên mạch 1 phân tử ADN ? b. Cho biết số axit amin được tạo thành từ đoạn phân tử ARN nói trên. Câu 8: (1,0 điểm) Cho sơ đồ sau: Gen mARN Prôtêin Viết nguyên tắc bổ sung thể hiện ở mối quan hệ 1. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu 1: (1,0 điểm) Nội dung Điểm Quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, 0,25 điểm mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền 0,25 điểm phân li về một giao tử và 0,25 điểm giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 0,25 điểm Câu 2: (1,5 điểm) a) - Qui ước gen : A : thân cao a : thân thấp 0,25 điểm - Kiểu gen: AA : thân cao aa : thân thấp 0,25 điểm - Sơ đồ lai: P thân cao x than thấp AA aa GP A a F1 Kiểu gen: Aa Kiểu hình: thân cao 0,25 điểm F1 x F1: thân cao x thân cao Aa Aa GF A, a A, a F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp 0,25 điểm b) + Trường hợp 1: AA x AA: thân cao 0,2 điểm + Trường hợp 2: AA x Aa: thân cao 0,2 điểm + Trường hợp 3: Aa x Aa: thân cao, thân thấp 0,1 điểm Câu 3: (1,0 điểm) Đem lai 2 giống lúa. Nếu kết quả: 0,5 điểm - Thu được lúa có hạt gạo đục thì lúa có hạt gạo đục là tính trạng trội. 0,25 điểm - Thu được lúa có hạt gạo trong thì lúa có hạt gạo trong là tính trạng trội. 0,25 điểm Câu 4: (1,0 điểm) - Nhiễm sắt thể là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở vị trí xác định. 0,25 điểm - Nhiễm sắt thể mang gen có bản chất là AND. 0,25 điểm - Nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, 0,25 điểm nhờ đó gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 0,25 điểm Câu 5: (2,0 điểm) * Sai. 0,5 điểm * Giải thích: - Ở người: + Con trai có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. 0,25 điểm + Con gái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. 0,25 điểm - Trong giảm phân: + Con trai mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY cho 2 loại giao tử là tinh trùng mang nhiễm sắt thể X và tinh trùng mang nhiễm sắt thể Y với tỉ lệ ngang nhau. 0,25 điểm + Con gái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX cho 1 loại giao tử là trứng mang nhiễm sắt thể X. 0,25 điểm - Qua thụ tinh: + Sự kết hợp của tinh trùng mang nhiễm sắc thể X với trứng mang nhiễm sắc thể X tạo hợp tử mang nhiễm sắc thể XX là con gái. 0,25 điểm + Sự kết hợp của tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y với trứng mang nhiễm sắc thể X tạo hợp tử mang nhiễm sắc thể XY là con trai. 0,25 điểm Câu 6: (1,0 điểm) - Tính đặc thù của ADN do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. 0,5 điểm - Tính đa dạng của ADN do trình tự sắp xếp của 4 loại nuclêôtit. 0,5 điểm Câu 7: (1,5 điểm) a) ARN: – U – A – X – G – A – U – X – A – U – 1,0 điểm b) 3 axit amin 0,5 điểm Câu 8: (1,0 điểm) A – U, T – A, G – X, X – G (Đúng 1 cặp nuclêôtit đạt 0,25 điểm) 1,0 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT SINH 9 - TUAN 12 - NHI.doc
Tài liệu liên quan