Câu 4: Bài thơ “ Sau phút chia li” được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Song thất lục bát.
Phần II : Tự luận (8đ)
Câu 5 (2đ):
Chép chính xác một trong hai bản dịch thơ văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và chỉ ra tình huống bất ngờ trong bài và ý nghĩa của nó?
Câu 6 (4đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Từ nội dung của bài ca dao em rút ra bài học gì về cách ứng xử của bản thân.
Câu 7 (2đ): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và bài “Bạn đến chơi nhà”?
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Văn 1 tiết lớp 7 (tiết 42), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
7A
40
7B
37
7C
38
Tiết 42
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
A.THIẾT LẬP MA TRẬN:
cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Văn bản nhật dụng
Xác định được tầm quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ qua VB Cổng trường mở ra
Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua văn bản Mẹ tôi
Số câu:
Số điểm
TØ lÖ %
1
0,5
5 %
1
0,5
5 %
2
1
10 %
Chủ đề 2:
Ca dao – dân ca
Phân biệt được đối tượng phản ánh trong ca dao.
Chỉ ra và phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao.
Rút ra bài học về cách ứng xử của bản thân.
Số câu:
Số điểm
TØ lÖ %
1
0,5
5 %
1/2
2
20 %
1/2
2
20 %
2
4,5
4 5%
Chủ đề 3:
Thơ trung đại
Xác định được thể thơ
Chép chính xác bài thơ đã được học trong chương trình ngữ văn 7
So sánh nội dung trong 2 bài thơ
Nhận ra và giải thích được nghĩa cơ bản của bài thơ; ý nghĩa của tình huống độc đáo trong một bài thơ cụ thể.
Số câu:
Số điểm
TØ lÖ %
1
0,5
5 %
1/2
1
10 %
1
1
10 %
1/2
2
20 %
3
4,5
5 5%
TS câu:
TS điểm
Tổng tØ lÖ %
2
1
10%
1/2
1
10 %
2
1
10%
1
1
10 %
1
4
20 %
1/2
2
20 %
7
10
100 %
B. ĐỀ BÀI:
Đề 1: lớp 7A, 7B
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong VB Cổng trường mở ra, tầm quan trọng của nhà trường được thể hiện ở ý nào?
A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn dân.
B. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
C. Con đã làm quen với bạn bè, cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng này.
D. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng cả tới thế hệ mai sau, và sai lầm một tí có thể đưa cả thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này.
Câu 2: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A. Rất vất vả vì con.
B. Rất trách nhiệm với con.
C. Dành hết tình thương cho con.
D. Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
Câu 3: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?
A. Nhân dân lao động B. Người phụ nữ nghèo khổ
C. Người nông dân D. Những người nghèo khó
Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Song thất lục bát.
Phần II : Tự luận (8đ)
Câu 5 (2đ):
a. Chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương
b. Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :
- Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín
- Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Câu 6 (4đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Từ nội dung của bài ca dao em rút ra bài học gì về cách ứng xử của bản thân.
Câu 7 (2đ): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và bài “Bạn đến chơi nhà”?
Đề 2: lớp 7C
Câu 1: Trong VB Cổng trường mở ra, tầm quan trọng của nhà trường được thể hiện ở ý nào?
A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn dân.
B. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng cả tới thế hệ mai sau, và sai lầm một tí có thể đưa cả thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này.
C. Con đã làm quen với bạn bè, cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng này.
D. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
Câu 2: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A. Rất vất vả vì con, dành hết tình thương yêu cho con.
B. Rất trách nhiệm với con.
C. Dành hết tình thương cho con.
D. Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
Câu 3: Trong câu “ Thương thay hạc lánh đường mây” - con hạc tượng trưng cho
những người có số phận như thế nào?
A. Người có số phận lênh đênh, phiêu dạt. B. Người chịu nhiều oan trái
C. Người bị bòn rút sức lực D. Những người nghèo khó
Câu 4: Bài thơ “ Sau phút chia li” được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Song thất lục bát.
Phần II : Tự luận (8đ)
Câu 5 (2đ):
Chép chính xác một trong hai bản dịch thơ văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và chỉ ra tình huống bất ngờ trong bài và ý nghĩa của nó?
Câu 6 (4đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Từ nội dung của bài ca dao em rút ra bài học gì về cách ứng xử của bản thân.
Câu 7 (2đ): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và bài “Bạn đến chơi nhà”?
C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
Đề 1 lớp 7A, 7B
Phần I.Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Mức tối đa chọn ý D (0,5 đ).
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2: Mức tối đa chọn ý D (0,5 đ)
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3: Mức tối đa chọn ý: B
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4: Mức tối đa chọn ý: C
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 5 : (2Đ)
Mức tối đa:
a. Chép thuộc lòng chính xác bài thơ Bánh trôi nước. 1đ
b. - Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ : hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung. 1đ
Mức chưa tối đa:
a. Học sinh chép thiếu hoặc sai một trong các câu thơ trong bài thơ Bánh trôi nước.
b. Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 6 (4 điểm)
Mức tối đa:
- Trong bài sử dụng phép tu từ: so sánh ( 0,5 điểm)
- Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh:
Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước biển Đông. Những sự vật dùng để so sánh là những sự vật cao lớn, mênh mông đến vô tận trong thiên nhiên. Phép so sánh đã cho thấy công cha nghĩa mẹ rộng lớn đến vô cùng không thể tính hết được. (1.5 điểm)
- Rút ra bài học về cách ứng xử của bản thân: Là con cái, yêu thương, kính trọng, vâng lời cha mẹ. Ghi nhớ công lao sinh thành của cha mẹ không làm cho cha mẹ phiền lòng... (2 điểm).
Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 7 (2 điểm)
Mức tối đa:
- So sánh:
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cả hai từ "ta" đều chỉ tác giả - sự cô đơn, nỗi niềm tâm sự không biết bày tỏ cung ai. (1đ)
Bài “ Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và khách nhưng không phân biệt được từ nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, gợi sự ấm cúng, niềm vui của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi có bạn đến thăm. (1đ)
Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Đề 2: 7C
Phần I.Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Mức tối đa chọn ý B (0,5 đ).
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2: Mức tối đa chọn ý A (0,5 đ)
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3: Mức tối đa chọn ý: A
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4: Mức tối đa chọn ý: D
Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 5 : (2đ)
Mức tối đa:
- Chép thuộc lòng chính xác bản dịch thơ của Phạm Văn Sĩ hoặc của Trần Trọng San 1đ
- Tình huống bất ngờ: trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ-> Tác giả xa quê hương đã lâu, cảm giác ngậm ngùi, xót xa, thấm thía của nhà thơ khi chợt thấy mình thành người xa lại ngay trên mảnh đất quê hương. 1đ
Mức chưa tối đa:
- Học sinh chép thiếu hoặc sai một trong các câu thơ trong bài thơ.
- Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 6 (4 điểm)
Mức tối đa:
- Trong bài sử dụng phép tu từ: so sánh ( 0,5 điểm)
- Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh:
Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước biển Đông. Những sự vật dùng để so sánh là những sự vật cao lớn, mênh mông đến vô tận trong thiên nhiên. Phép so sánh đã cho thấy công cha nghĩa mẹ rộng lớn đến vô cùng không thể tính hết được. (1.5 điểm)
- Rút ra bài học về cách ứng xử của bản thân: Là con cái, yêu thương, kính trọng, vâng lời cha mẹ. Ghi nhớ công lao sinh thành của cha mẹ không làm cho cha mẹ phiền lòng... (2 điểm).
Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 7 (2 điểm)
Mức tối đa:
- So sánh:
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cả hai từ "ta" đều chỉ tác giả - sự cô đơn, nỗi niềm tâm sự không biết bày tỏ cung ai. (1đ)
Bài “ Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và khách nhưng không phân biệt được từ nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, gợi sự ấm cúng, niềm vui của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi có bạn đến thăm. (1đ)
Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời một hoặc một số ý trong các ý trên
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Du Tiến, ngày tháng 11 năm 2017
Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn Giáo viên ra đề
Bùi Văn Tín Bắc Hà Thị Liễu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu van 7 tiet 42 kt van 7_12346137.doc