MỤC LỤC 1
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .3
LỜI MỞ ĐẦU .4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA .6
1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI .6
1.1.Khái niệm chung về thị trường tài chính 6
1.2.Chức năng của thị trường tài chính 7
1.3.Cấu trúc của thị trường tài chính: 10
2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ. 12
3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM 13
4. CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA 14
4.1.Khái quát về công ty quản lý tài sản quốc gia 14
4.2.Hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia 21
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC .31
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP 31
2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÔNG TY 34
3. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC 38
3.1. Thành tựu đạt được 38
3.2. Những vấn đề đặt ra cho DATC 40
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ CỦA KHOẢN CÓ RỦI RO .43
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 43
1.1. Rủi ro là gì 43
1.2. Chi phí vốn 44
2. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN BLACK SCHOLES (OPM) 45
2.1. Các giả thiết của mô hình 45
2.2. Các vị thế 45
2.3. Mối quan hệ giữa mô hình CAPM và OPM 46
2.4. Mô hình ước lượng chi phí của khoản nợ có rủi ro OPM 53
3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 53
3.1. Ước lượng lợi suất kỳ vọng của thị trường E(Rm) 54
3.2. Ước lượng hệ số rủi ro β 57
3.3. Ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu trong trường hợp doan nghiệp không sử dụng đòn cân nợ ρ và phương sai của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản б 59
4. ÁP DỤNG VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 60
4.1. Một số quan sát tổng quan về chuỗi lợi suất của giá cổ phiếu LAF 60
4.2. Áp dụng tính toán dựa trên mô hình OPM . .74
5. KIẾN NGHỊ VIỆC ÁP DỤNG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CỦA DATC .77
KẾT LUẬN 79
PHỤ LỤC .80
87 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến nghị việc áp dụng xác định chi phí vốn vay trong hoạt động xử lý nợ của DATC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm định khoản nợ, khả năng thanh toán của khách nợ
Bước 6: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia đưa ra giá mua dự kiến, hai bên thương lượng, thoả thuận giá mua, bán khoản nợ
Bước 7: Chủ nợ chuyển giao hồ sơ gốc cho Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, đồng thời thông báo cho khách nợ biết về việc chuyển đổi chủ nợ
Bước 8:Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia và khách nợ ký cam kết xác nhận công nợ mới
Mua bán nợ theo chỉ định
Việc mua bán nợ theo chỉ định thường là theo chỉ định của cơ quan chủ quản của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia. Ở Việt Nam, Mua bán nợ theo chỉ định là việc mua bán các khoản nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Trong hoạt động mua bán nợ theo chỉ định, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia chịu ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận. Khi thực hiện Mua bán nợ theo chỉ định, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia sẽ được hưởng một khoản phí, ngoài ra sẽ không phải chịu bất cứ rủi ro gì do khoản nợ mang lại.
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện mua bán nợ theo chỉ định
Bước 1: Các doanh nghiệp có nợ cần xử lý đối chiếu với quy định xem doanh nghiệp có thuộc đối tượng được thực hiện mua bán nợ theo chỉ định
Bước 2: Các doanh nghiệp có khoản nợ thuộc đối tượng theo quy định lập hồ sơ liên quan đến khoản nợ và gửi lên Bộ Tài chính
Bước 3: Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp có khoản nợ cần bán chủ trì cùng các cơ quan có liên quan định giá bán khoản nợ và gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
Bước 4: Căn cứ vào quyết định Mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty quản lý Tài sản Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp có nợ cần bán cung cấp, bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ, ký hợp đồng mua bán nợ và tài sản theo quy định
Bước 5: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia có trách nhiệm tổ chức xử lý các khoản nợ đã mua theo chỉ định theo quy định
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP
Việt Nam đang tích cực thực hiện chương trình cải cách Doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc cải cách Doanh nghiệp Nhà nước đang gặp phải một số vấn đề khó khăn, trong đó có vấn đề tài sản và nợ tồn đọng. Còn có rất nhiều tài sản và khoản nợ tồn đọng của Doanh nghiệp Nhà nước cần được giải quyết càng sớm càng tốt để thúc đẩy cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Nhà nước, nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp trước thềm hội nhập.
Đa phần các khoản nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được vay từ các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng, số còn lại là nợ Ngân sách Nhà nước, người lao động và các doanh nghiệp khác. Bên cạnh vấn đề nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại , nợ tồn đọng của các doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong quan hệ thanh toán cũng đang là một vấn đề nóng bỏng của xã hội. Tại thời điểm 01/01/2000, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số nợ tồn đọng trong các Doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước là 31,935 tỉ đồng, trong đó nợ phải thu tồn đọng là 21,218 tỉ đồng, nợ phải trả tồn đọng là 10,717 tỉ đồng. Năm 2002, nợ tồn đọng phải thu của các Doanh nghiệp Nhà nước là 28,785 tỉ đồng. Nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại cũng đang ở mức cao, hiện khoảng 15% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tương đương với 8% của GDP. Tuy nhiên hiện không có số liệu chính thức cập nhật về nợ tồn đọng của Doanh nghiệp Nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ tồn đọng khác nhau. Các cơ quan Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn phân loại nợ tồn đọng thành các nhóm khác nhau tương ứng với các cơ chế xử lý khác nhau.Ví dụ như Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại, Quyết định 493/2005/QĐ –NHNN
Một trong các biện pháp được Chính phủ đưa ra nhằm giải quyết vấn đề nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp Nhà nước là thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (gọi tắt là Công ty Mua bán nợ) có tên tiếng Anh là Depts and Assets Trading Company (DATC) được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Chính phủ và hoạt động theo Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và sự quản lý của Bộ Tài chính. Vốn điều lệ của Công ty là 2000 tỉ đồng. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ 51 phố Quang Trung – Hà Nội và các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố.
Loại hình của Công ty
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) hoạt động dưới hình thức một Công ty Quản lý Tài sản (AMC) độc lập, với các đặc điểm:
Thuộc sở hữu của Nhà nước.
Mua hay nhận xử lý nợ từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
Tồn tại với tư cách là một AMC độc lập, DATC hiện đã và đang phát huy những ưu điểm của mô hình AMC độc lập:
Tạo ra lợi thế kinh tế do quy mô lớn (tập trung các kỹ năng tái cơ cấu tài chính và nguồn lực khan hiếm và một tổ chức).
Dễ dàng chứng khoán hoá các khoản nợ do AMC độc lập có danh mục tài sản lớn và đa dạng hơn.
Tránh được mối quan hệ không lành mạnh giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay nợ.
Cho phép ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh nòng cốt của mình.
Có thể áp dụng các thông lệ thống nhất để xử lý nợ cho các doanh nghiệp tương tự nhau (ví dụ như cùng một ngành ).
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì DATC cũng không tránh khỏi một số nhược điểm của AMC độc lập. Những nhược điểm đó là:
AMC có thể làm mất đi kỷ cương trả nợ và làm cho giá trị tài sản giảm nhiều hơn nữa nếu hoạt động không hiệu quả.
AMC cho dù độc lập cũng khó tránh khỏi áp lực chính trị, nhất là nếu cơ quan đó quản lý một tỷ lệ lớn tài sản của hệ thống ngân hàng.
Chức năng của Công ty
Theo điều lệ của Công ty, Công ty Mua bán nợ Việt Nam có một số chức năng chính sau:
Mua lại các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp ( bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất dùng để bảo đảm cho các khoản nợ)
Tiếp nhận các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã được loại trừ không tính vào giá trị của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN
Xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng mà Công ty đã mua hoặc tiếp nhận
Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu để mua các khoản nợ nhất định có giá trị lớn, có tài sản đảm bảo.
Tư vấn, môi giới, giải quyết các khoản nợ và tài sản tồn đọng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc và giám sát bởi Ban kiểm soát.
Bộ máy tổ chức của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, các phòng chức năng giúp việc, các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh và thành phố.
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÔNG TY
Hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng là một hoạt động mới và thực tiễn hiện nay là rất khó, phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện Quy trình. Hoạt động này được Công ty xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, lâu dài gắn liền với sự phát triển của Công ty, do vậy Lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm và trực tiếp chỉ đạo.
i. Mua bán nợ theo thoả thuận
Từ tháng 6 đến tháng 11/2004, Công ty đã tiếp nhận 64 hồ sơ bán nợ của chủ nợ gửi đến. Để xử lý hồ sơ trên, Công ty đã chủ động tiếp xúc, làm việc với chủ nợ, khách nợ; tìm hiểu, nắm bắt thêm một số nguồn thông tin có liên quan đến công nợ của các chủ nợ, khách nợ nhằm xác định nguyên nhân, đánh giá tình hình tài chính của đối tượng và khả năng thu hồi để quyết định phương án mua, bán, xử lý nợ.
Tuy hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Công ty chưa nhiều, nhưng đây là hoạt động mới, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Công ty đã thực hiện mua một khoản nợ và đã có lãi. Một số khoản mua thoả thuận khác đang được Công ty tính toán ký tiếp hợp đồng.
Sang đến năm 2005, Công ty đã làm việc với hàng loạt khách hàng có nhu cầu mua bán nợ và xây dựng một số phương án mua nợ thoả thuận. Đã tiếp nhận và xử lý trên 160 hồ sơ, thu thập thông tin và làm việc với các bên liên quan, đánh giá tình hình tài chính chủ nợ, khách nợ và đánh giá khả năng thu hồi nợ để xây dựng phương án mua bán. Kết quả năm 2005 như sau:
Ký hợp đồng mua khoản nợ của Công ty gốm Xuân Hoà giá trị 31 tỷ đồng với giá mua 85% khoản nợ. Khách nợ là công ty gốm xây dựng Hạ Long đã cam kết trả nợ trong ba năm và chịu lãi suất 1%/tháng.
Đã ký hợp đồng mua khoản nợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam với giá trị trên 34 tỷ đồng, trong đó giá trị nợ gốc trên 10 tỷ đồng, mua với giá 95% giá trị nợ gốc. Khách nợ là công ty XNK Nông thổ sản II, thu hồi nợ trong hai năm, khách nợ chịu lãi suất 1%/tháng.
Đã ký hợp đồng mua khoản nợ của Công ty Xây dựng cầu 12, giá trị trên 1 tỷ đồng với giá 75% khoản nợ, khách nợ là Công ty cổ phần Xây dựng Phương Bắc. Khách nợ đã trả nợ 200 triệu đồng, số còn lại thanh toán trong năm 2006.
Công ty đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết và sẽ ký hợp đồng mua bán nợ thoả thuận đối với một số khoản nợ của các khách nợ khác nhau như: Công ty dịch vụ khoan và chế phẩm dầu khí trị giá khoản nợ trên 3 tỷ đồng; Công ty Sản xuất và kinh doanh dụng cụ thể thao trị giá khoản nợ 2,6 tỷ đồng
ii. Hoạt động mua bán nợ theo chỉ định
Trong năm 2004, Chính phủ có quyết định giao cho một số cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ mua, bán nợ và tài sản đối với Ngân hàng Việt Hoa, Công ty XNK Ngũ Cốc và Ngân hàng Thương mại cổ phần XNK Việt Nam (Eximbank).
Tại văn bản số 454/VPCP-KTTH ngày 08/06/2004, Chính phủ giao cho Công ty trước mắt xem xét các khoản nợ và tài sản tồn đọng của Ngân hàng TMCP Việt Hoa, để thực hiện việc mua, bán nợ theo hình thức chỉ định; văn bản số 151 7/VPCP-KTTH ngày 09/07/2004 giao cho Công ty thực hiện các thủ tục để mua các khoản nợ và tài sản của Công ty XNK Ngũ Cốc; văn bản số 483/VPCP-KTTH ngày 14/09/2004 cho phép Công ty thực hiện mua bán nợ theo hình thức chỉ định khoản nợ phải thu của Ngân hàng Thương mại cổ phần XNK Việt Nam.
Công ty đã tổ chức triển khai ngay các công việc: Kiểm tra, xem xét các tài liệu có liên quan đến hồ sơ công nợ, tài sản; phối hợp cùng với chủ nợ phân loại nợ, tài sản; đôn đốc chủ nợ về định giá tài sản; xem xét tình trạng thực tế của tài sản, tiếp xúc với khách nợ có liên quan, làm việc với các cơ quan có liên quan như Ban chỉ đạo củng cố, xử lý Ngân hàng TMCP Việt Hoa; Ban chỉ đạo chấn chỉnh, củng cố Eximbank; UBND thành phố Hồ Chí Minh, toà án, cơ quan thi hành án.v.v Để lập phương án mua nợ, tài sản tồn đọng theo hình thức chỉ định.
Hoạt động mua nợ tồn đọng theo chỉ định được Bộ Tài chính cấp tiền chủ yếu từ nguồn chi phí cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, nhưng Công ty luôn quán triệt nguyên tắc: Không để mất vốn của Nhà nước. Do vậy khi xây dựng phương án mua nợ chỉ định, Công ty cũng đồng thời phải xây dựng phương án xử lý nợ mua chỉ định, xây dựng, đề xuất biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả nhằm sớm thu hồi vốn cho Nhà nước.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua bán nợ theo hình thức chỉ định đối với Công ty XNK Ngũ Cốc và Ngân hàng TMCP Việt Hoa, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã tiến hành ngay các công việc có liên quan để ký kết hợp đồng. Dự kiến trong hợp đồng với Ngân hàng Việt Hoa và Công ty XNK Ngũ Cốc sẽ đạt doanh thu trên 150 tỷ đồng.
Đến năm 2005, hoạt động mua bán nợ theo chỉ định vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan:
Công ty ký hợp đồng mua 03 tài sản đảm bảo nợ theo chỉ định với Ngân hàng Eximbank có giá trị là 131,455 tỷ đồng, bao gồm:
Khu đất xây dựng đô thị 68,232 m2 tại phường Bình Trưng Tây, Quận II thành phố Hồ Chí Minh trị giá 111,355 tỷ đồng.
Căn nhà 63 trần Kế Xương, Quận Phú Nhuận, trị giá là 4.739 tỷ đồng
Quý 2/2005, Công ty đã xong thủ tục pháp lý và tiếp nhận 03 tài sản trên.
Tháng 9/2005, công ty đã ký hợp đồng mua 03 tài sản của Công ty XNK Ngũ Cốc, tổng giá trị là 133,051 tỷ đồng. Công ty đã hoàn thành thủ tục bàn giao hồ sơ nợ 03 tài sản theo hợp đồng. Đã triển khai các bước bán đấu giá nhà số 21 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3 với giá khởi điểm 122 tỷ đồng nhưng chưa thành công, Công ty đang tích cực tìm kiếm khách hàng để tổ chức đấu giá lần hai trong thời gian trước mắt.
Về xử lý nợ thí điểm 20 doanh nghiệp Nhà nước
Năm 2005, Công ty đã làm việc hầu hết với 20 doanh nghiệp Nhà nước thí điểm xử lý nợ, hướng dẫn các doanh nghiệp lập danh sách và phân loại các khoản nợ để xây dựng phương án mua bán nợ theo quyết định 3308/2004/QĐ-BTC ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kết quả thực hiện như sau:
Có 02 doanh nghiệp là Công ty Xi măng Hải Vân và Công ty Phát triển và kinh doanh nhà Cửu Long (đều thuộc Bộ Xây dựng) có phương án mua bán nợ theo chỉ định. Tổng khoản nợ theo phương án là 71 tỷ đồng.
Có 01 doanh nghiệp ( Công ty Nông thổ sản II - Bộ Thương mại) đã được Công ty xử lý nợ phải trả 34 tỷ đồng theo phương thức thoả thuận với Ngân hàng Công thương.
Có 03 doanh nghiệp không có nhu cầu bán nợ (Công ty XNK Tổng hợp II - Bộ Thương mại, Công ty Hachimex Hải Phòng, Công ty Điện tử Giảng Võ).
Có 03 doanh nghiệp không đủ điều kiện mua bán nợ ( Công ty Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản TW, Công ty Dịch vụ đầu tư XNK Đồng Tháp, Công ty XNK Chế biến thuỷ sản 3 - Bộ Thuỷ sản).
Có 03 doanh nghiệp không còn nợ tồn đọng phải thu cần xử lý ( Công ty Dệt Huế, Công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ thuộc Tổng công ty Than, Công ty Giày Thăng Long).
Đối với 08 doanh nghiệp còn lại Công ty đã có phương án gửi chủ sở hữu và cơ quan chủ quản có ý kiến thẩm định gửi Bộ Tài chính.
3. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC
3.1. Thành tựu đạt được
Mới chính thức hoạt động chưa được ba năm nhưng Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động mua bán nợ - hoạt động chính của Công ty. Lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng từ 7 tỷ đồng lên hơn 17 tỷ đồng. Một số hợp đồng mua bán nợ đã được ký kết với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đây là kết quả thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của tất cả các cán bộ nhân viên của Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn đạt được một số thành tựu trong việc đưa ra các khái niệm cơ bản về nợ và thu thập thông tin về tình hình nợ tồn đọng trong nền kinh tế nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động mua bán nợ đang và sẽ tiến hành. Cụ thể là:
Thứ nhất, lĩnh vực mua bán nợ là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó ngay khi mới hoạt động, Công ty đã hợp tác cùng một số Công ty chuyên về lĩnh vực mua bán nợ của nước ngoài đưa ra định nghĩa tốt nhất về nợ tồn đọng dựa trên thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam. Đây là một công việc rất quan trọng vì hàng hoá chủ yếu của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp là nợ tồn đọng. Việc có một định nghĩa về nợ tồn đọng phù hợp với điều kiện của Việt Nam sẽ giúp cho hoạt động mua bán nợ của Công ty được chính xác và hiệu quả hơn.
Thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời gian tới là xử lý nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Trong thời gian qua Công ty đã và đang xúc tiến chiến lược xử lý nợ tồn đọng của các Tổng công ty Nhà nước với các công việc cụ thể là: thu thập thông tin về nợ tồn đọng của các Tổng công ty, phân loại và phân tích thông tin về tài chính của các Tổng công ty Nhà nước nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về nợ tồn đọng hiện nay và dự đoán xu hướng của thị trường nợ tồn đọng trong tương lai.
Thứ ba, trong tháng 3/2006, Công ty đã thành lập Trung tâm thông tin mua bán nợ và tài sản tồn đọng. Đây chính là một yếu tố giúp quảng bá hình ảnh của Công ty cũng như từng bước hình thành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp còn đạt được một số thành tựu trong việc đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên trong lĩnh vực mua bán nợ, định giá nợ và một số kỹ năng cần thiết khác. Công ty cũng đã tăng cường việc quảng bá chính sách xử lý nợ tồn đọng đối với công chúng nói chung và các Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng.
3.2. Những vấn đề đặt ra cho DATC
Do mới đi vào hoạt động gần ba năm nên trong hoạt động mua bán nợ, Công ty còn trầm lắng. Cụ thể là:
Thứ nhất, số lượng hợp đồng mua bán nợ đẵ ký kết chiếm tỷ trọng rất ít so với số lượng tiếp nhận. Năm 2004, Công ty tiếp nhận 64 hồ sơ mua bán nợ theo thoả thuận nhưng mới chỉ ký kết được một hồ sơ. Năm 2005, có 03 hồ sơ theo thoả thuận được ký kết trong số hơn 160 hồ sơ đã tiếp nhận. Trong khi đó, số lượng hồ sơ theo chỉ định đã tiếp nhận của Công ty trong vòng hai năm đầu không có gì thay đổi.
Thứ hai, chưa đa dạng hoá khách hàng: các khách hàng của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trong thời gian qua đều là các Doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty vẫn chưa hấp dẫn được tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần kinh tế nhưng với xu hướng cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ, việc đa dạng hoá khách hàng của Công ty là một điều kiện tiên quyết.
Thứ ba, việc tiến hành tiếp nhận hồ sơ, xử lý và thẩm định hồ sơ chưa chuyên nghiệp và mất nhiều thời gian. Việc xác định giá trị khoản nợ vẫn còn nhiều vướng mắc. Hạn chế này sẽ làm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận chờ xử lý và giảm tỷ trọng hồ sơ được ký kết. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc tăng cường hoạt động mua bán nợ.
Sự cần thiết của việc xác định chi phí vốn vay có rủi ro trong hoạt động mua bán nợ tại DATC
Một trong những hạn chế hết sức quan trọng khiến cho thị trường tài chính ở nước ta phát triển thiếu tính cân đối đó là thị trường mua bán nợ ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, được thể hiện ở số lượng không nhiều Công ty kinh doanh trong lĩnh vực mua bán nợ và nhận thức chưa đúng của các doanh nghiệp đối với hoạt động mua bán nợ (như đã trình bày ở mục trên).
Hiện nay, trong xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa thực sự khẳng định được vị trí của mình. Đó thực sự là một điều kiện không thuận lợi cho việc thực thi hoạt động kinh doanh của các Công ty Quản lý Tài sản, trong đó DATC cũng không tránh khỏi điều đó. Việc định giá nợ trên thị trường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các định chế tài chính trong đó có cả Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp DATC, chưa tạo được vị thế của mình..
Bên cạnh đó, sự chưa phát triển này còn bộc lộ ngay trong cách xác định thiếu khoa học về giá trị của khoản nợ. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, lãi suất trái phiếu Chính phủ được lấy làm cơ sở cho việc tính toán giá trị của khoản nợ vay.
Việc làm này bao hàm ý một khoản nợ vay có rủi ro và không có rủi ro (khái niệm về nợ có rủi ro và không có rủi ro đã trình bày ở mục 4.2.1 ) sẽ là như nhau tính về mặt chi phí. Điều đó đang và sẽ hoàn toàn thiếu ăn khớp với sự phát triển của thị trường mua bán nợ trong tương lai, bởi lý do một khoản nợ vay có rủi ro thì bao giờ cũng kém hấp dẫn các nhà đầu tư, chi phí của nó còn bao gồm cả chi phí vỡ nợ, do vậy sẽ cao hơn chi phí của khoản nợ không có rủi ro.
Vậy thì vấn đề đặt ra cho DATC bây giờ đó là: chi phí của khoản nợ không có rủi ro được lấy theo lãi suất phi rủi ro ( lãi suất của Trái phiếu Chính phủ), thì khi đó sẽ đặt ra một chi phí vốn vay có rủi ro như thế nào để hoàn thiện công tác định giá khoản nợ vay phục vụ cho hoạt động mua bán nợ của Công ty?
Việc làm này không chỉ là một bước đi hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động xử lý nợ tại Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nói riêng, mà nó còn góp phần đánh dấu cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung.
Trong phạm vi chuyên đề này, phương pháp được sử dụng để góp phần khắc phục tình trạng bất cập trên là xác định chi phí khoản nợ vay có rủi ro dựa trên mô hình quyền chọn Black – Scholes.
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ CỦA KHOẢN NỢ
CÓ RỦI RO
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Rủi ro là gì
Thu nhập và rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong tài chính. Nhà đầu tư luôn mong muốn nhận được thu nhập cao cùng với mức rủi ro là nhỏ nhất. Vậy rủi ro là gì?
Trong cuộc sống đời thường, rủi ro ám chỉ khả năng mà trong các cuộc chơi may rủi của cuộc sống, chúng ta sẽ nhận được các kết quả mình không mong muốn.
Trong định giá, khái niệm về rủi ro được hiểu với nghĩa rộng hơn. Rủi ro, ám chỉ đến khả năng mà chúng ta sẽ nhận được một lợi tức từ một khoản đầu tư mà khác với mức lợi tức chúng ta kỳ vọng đạt được. Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm các kết quả tốt nghĩa là, lợi tức cao hơn mức mà ta kỳ vọng. Bất kỳ một nhà đầu tư nào trên thị trường cũng có muôn vàn cách nhìn khác nhau về khái niệm rủi ro, mức độ rủi ro, do vậy một rủi ro sẽ được đánh giá bằng việc đo lường nó chứ không phải xuất phát từ quan điểm của một nhà đầu tư nào trên thị trường.
Trước khi đi vào đo lường rủi ro, chúng ta thường chia rủi ro ra làm hai loại:
*Rủi ro có thể đa dạng hoá ( rủi ro phi hệ thống – unsystematic risk): là rủi ro của một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó có thể bắt nguồn từ việc một công ty đánh giá sai nhu cầu cho một sản phẩm từ các khách hàng của mình; hay rủi ro nảy sinh từ phía các đối thủ cạnh tranh mà tỏ ra mạnh hay yếu hơn so với mức đã lường trước;
*Rủi ro không thể đa dạng hoá: ( rủi ro có hệ thống - systematic risk ): rủi ro do sự biến động của các yếu tố trên thị trường gây nên như: tình hình kinh tế, cải tổ chính sách thuế, Nó là phần rủi ro chung cho tất cả các khoản mục đầu tư, do đó không thể tránh khỏi bằng việc đa dạng hoá các khoản mục đầu tư được. Loại rủi ro này còn gọi là rủi ro toàn thị trường.
Tổng rủi ro = Rủi ro có thể đa dạng hoá + Rủi ro không thể đa dạng hoá
1.2. Chi phí vốn
Nói tới thuật ngữ chi phí vốn, người ta thường hay gắn nó đi liền với một doanh nghiệp hay một dự án nào đó, bởi đó là điều kiện tiên quyết cho doanh nghiệp hay một dự án đi vào hoạt động.
Chi phí vốn là khoản tiền mà người đi vay phải bỏ ra để được sử dụng khoản vốn trong một thời gian xác định, nó phản ánh rủi ro của số vốn. Với cách hiểu đó, trong thẩm định dự án về mặt tài chính, suất chiết khấu áp dụng cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại chính là chi phí vốn mà chủ dự án phải trả để huy động vốn cho dự án.
Nguồn vốn được sử dụng cho một doanh nghiệp hay cho một dự án thường bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay, do vậy chi phí vốn vay gồm có chi phí vốn chủ và chi phí vốn vay trong đó chi phí vốn chủ sở hữu là thành tố chủ chốt trong bất kỳ mô hình dòng tiền có chiết khấu nào, nó phản ánh rủi ro của vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay phản ánh rủi ro vỡ nợ.
Như vậy chi phí vốn của một dự án là giá trị bình quân có trọng số của chi phí vốn chủ sơ hữu và chi phí nợ vay, được gọi là chi phí bình quân có trọng số (weighted average cost of capital – WACC)
WACC = S * + (1 – tC ) * B*
2. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN BLACK SCHOLES (OPM)
2.1. Các giả thiết của mô hình
Để việc trình bày mô hình trở nên dễ hiểu, một số giả thiết có liên quan được đưa vào mô hình:
Giả định rằng là các doanh nghiệp phát hành trái phiếu coupon bằng 0 mà ngăn chặn sự phân bổ vốn (như việc thanh toán cổ tức ) cho đến sau khi trái phiếu đáo hạn trong T giai đoạn.
Không có các chi phí giao dịch và thuế do đó giá trị của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn của nó.
Tỷ lệ lãi suất phi rủi ro là không ngẫu nhiên.
Các kỳ vọng là như nhau về quá trình ngẫu nhiên miêu tả giá trị tài sản doanh nghiệp.
Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo: tài sản không có cổ tức trong kỳ hạn của quyền chọn (option).
Không có cơ lợi.
Với những giả thiết nêu trên, ta có thể hình dung về một doanh nghiệp phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi tài sản của doanh nghiệp.
2.2. Các vị thế
Thuật ngữ “vị thế” trong tài chính được hiểu là trạng thái của nhà đầu tư nắm giữ các tài sản tài chính trong một thời điểm nhất định.
Ta ký hiệu giá trị của doanh nghiệp là V, giá trị sổ sách của khoản nợ là D, và gía của quyền chọn mua là P. Bảng sau cho ta thông tin về vị thế của các nhà đầu tư:
Bảng 3.1 Vị thế của nhà đầu tư
Nếu V ≤ D
Nếu V > D
Vị thế của các cổ đông
Quyền chọn mua- Call
0
V - D
Vị thế của người nắm giữ trái phiếu
Nợ
V
D
Quyền chọn bán
P = (D-V)
0
Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đáo hạn
V
V
Bảng trên chỉ ra các khoản thanh toán tại thời điểm đáo hạn của tất cả những người góp vốn cho doanh nghiệp. Nếu giá trị của doanh nghiệp ít hơn giá trị sổ sách của khoản nợ (mệnh giá trái phiếu), thì các cổ đông có quyền hoãn thanh toán nợ cho đến khi tuyên bố phá sản và cho phép người nắm giữ trái phiếu giữ V D, các cổ đông s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0043.doc