Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam năm 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ .

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .

1. Đại cương về trẻ sơ sinh . .

2. Tổng quan về vàng da sơ sinh . . .

2.1. Đại cương về vàng da . .

2.2. Chuyển hóa của bilirubin trong cơ thể

2.2.1. Sơ đồ tóm tắt chuyển hóa bilirubin trong cơ thể .

2.2.2. Chuyển hóa bilirubin trong bào thai .

2.2.3. Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh .

2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa bilirubin .

2.2. Hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do

2.1.1. Nguyên nhân . . .

2.2.2. Hậu quả của tăng bilirubin tự do .

2.2.3. Điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp .

2.2.4. Một số điều trị hỗ trợ khác .

2.2.5. Tư vấn cho bà mẹ .

2.3. Hội chứng vàng da tăng bilirubin kết hợp

2.3.1. Đặc điểm . . . .

2.3.2. Nguyên nhân . . .

2.4. Đặc điểm của vàng da sinh lý . .

2.5. Vàng da bệnh lý . . .

2.5.1. Định nghĩa . .

2.5.2. Cách xác định vàng da đúng . .

2.5.3. Mức độ vàng da .

 

docx65 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y vỡ hồng cầu. - Lâm sàng: Bất đồng nhóm máu hệ ABO có thể xảy ra từ con thứ nhất. Vàng da sáng màu xuất hiện từ ngày thứ 2 sau đẻ, tăng nhanh từ mặt xuống đến thân và các chi. Thiếu máu không rõ rệt trên lâm sàng Nếu huyết tán nhiều, vàng da tăng nhanh mà không được điều trị kịp thời sẽ có các triệu chứng bất thường về thần kinh như tăng trương lực cơ, tứ chi duỗi cứng, xoắn vặn. - Xét nghiệm: Công thức máu bình thường, Hb giảm nhẹ Bilirubin toàn phần và tự do tăng cao Nhóm máu: Nhóm máu mẹ Nhóm máu con O A, B, AB A B, AB B A, AB Hiệu giá kháng thể kháng hồng cầu trong huyết thanh con tăng cao có thể tới 1/640 hoặc hơn nữa (bình thường là 1/64). Xét nghiệm này khẳng định chẩn đoán bất đồng nhóm máu. Test Coombs trực tiếp âm tính hoặc dương tính nhẹ. - Chẩn đoán: Tất cả trẻ sơ sinh đều được theo dõi màu sắc của da ngay từ sau khi sinh. Khi thấy vàng da xuất hiện sớm và tăng nhanh phải đưa trẻ tới cơ sở y tế. Trước một trẻ vàng da kiểu tăng bilirubin tự do (vàng sáng), vàng đậm cần phửi xét nghiệm nhóm máu mẹ-con, bilirubin toàn phần và gián tiếp. Nếu có bất đồng nên làm hiệu giá kháng thể. Trong khi chờ đợi kết quả phải cho điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. - Diễn biến: Nếu được điều trị sớm, bilirubin sẽ giảm nhanh, bilirubin tự do sẽ thành bilirubin kết hợp, rồi dần trở về bình thường khồng để lại hậu quả gì. Nhưng nếu phát hiện muộn, bilirubin tự do ngấm vào tế bào não thì điều trị không mang lại kết quả gì vì trẻ sẽ tử vong và để lại di chứng bại não. * Bất đồng nhóm máu Rh - Cơ chế: Tan máu xảy ra khi mẹ có hồng cầu Rh(-) và có con có hồng cầu Rh(+). Số người có hồng cầu Rh(-) ở Việt Nam rất ít. Khi bánh rau bị tổn thương, hồng cầu con Rh (+) có kháng nguyên D qua rau thai vào tuần hoàn máu mẹ. Mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể kháng D là TgG qua rau thai trở lại tuần hoàn máu con gây tan huyết. Mức độ sản xuất khàng thể phụ thuộc vào số lượng hồng cầu con vào tuần hoàn mẹ. Kháng nguyên D là kháng nguyên có khả năng gây phản ứng miễn dịch mạnh, kháng thể D tồn tại trong máu mẹ giảm dần, nhưng lần tiếp xúc sau với kháng nguyên D thì kháng thể D tăng rất nhanh và ngày càng mạnh hơn. Vì vậy vàng da tan máu do bất đồng Rh có thể xảy ra từ đứa con đầu nếu lượng kháng thể cao, hoặc mẹ đã tiếp xúc với hồng cầu Rh(+) do truyền máu, với những đứa trẻ càng về sau, tan máu xảy ra càng nặng có thể gay thai chết lưu hoặc đẻ non. - Lâm sàng: Theo kinh điển vàng da tan huyết do bất đồng nhóm máu Rh mẹ-con có 3 thể lâm sàng chủ yếu: + Thể phù thũng (anesarme) là thể nặng nhất, gây chết thai từ trong tử cung. + Thể vàng da: hay gặp nhất. Vàng da xuất hiện sớm tăng rất nhanh. Trẻ thường có thiếu máu rõ. Gan, lách có thể to tùy mức độ tan huyết và thiếu máu. Trẻ rất dễ bị vàng da đa nhân não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với thể nặng, trẻ bị tan huyết ngay từ trong bào thai, nên trẻ đẻ ra đã thấy vàng da đậm, thiếu máu, gan, lách to, trẻ có thể bị phù, suy tim phù bánh rau. Những trường hợp này thường là những đứa con sau của các bà mẹ có hồng cầu Rh(-) và không được tiêm phòng, trẻ thiếu máu và có nhiều hồng cầu non trong máu ngoại biên. + Thể tăng nguyên hồng cầu máu (erythroblate): trẻ thiếu máu và có hồng cầu non trong máu ngoại biên. - Xét nghiệm: Công thức máu: Hb giảm, có thể thấy hồng cầu non ra máu ngoại biên Bilirubin toàn phần và gián tiếp tăng rất cao Nhóm máu mẹ Rh(-), con Rh(+). Có khi kết hợp cả bất đồng ABO Hiệu giá kháng thể hồng cầu tăng cao trong huyết thanh của con có giá trị chẩn đoán và tiên lượng. Test Coombs trực tiếp dương tính - Chẩn đoán Nghĩ đến trong trường hợp vàng da kiểu tăng bilirubin tự do sớm, vàng rất đậm và các triệu chứng lâm sàng khác. Nhưng chủ yếu phải dựa vào nhóm máu mẹ và con - Diễn biến: Bất đồng Rh mà không được theo dõi và tiêm phòng thì thường có biến chứng vàng da nhân não, gây tử vong cho trẻ hoặc bại não. Nhưng nếu mẹ được tiêm phòng, trẻ được điều trị kịp thời sẽ phát triển bình thường. 2.2.1.2. Thiếu hoặc rối loạn chức năng các enzyme kết hợp a. Thiếu các enzyme glucuronyl transferase * Các bệnh bẩm sinh, di truyền: - Bệnh gilbert: di truyền trội, vàng da tăng bilirubin gián tiếp nhưng nhẹ, không đe dọa tính mạng trẻ. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết gan. - Bệnh Crigler Najar: di truyền lặn. là bệnh rối loạn toàn bộ men trong quá trình tổng hợp của gan. Vàng da xuất hiện sớm, nặng, có thể gây vàng da nhân não. * Các bệnh thứ phát: - Đẻ non, thấp cân do gan chưa trưởng thành: vàng da dễ gây dễ gây vàng da nhân não, nhất là trên trẻ có cân nặng khi đẻ thấp, giảm abumin máu, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, toan máu. - Tổn thương gan do ngạt, nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây ức chế sản xuất các enzyme gan. - Sữa mẹ: do chất pregnan 3α 20β diol kích thích enzyme lipoproteinlapase gây ức chế tổng hợp protein Z của ligandin làm tăng bilirubin tự do. Tác dụng của chất pregnan trên sẽ mất đi khi sữa mẹ bị đun nóng tới 560C. Chất này sẽ hết dần đi trong sữa mẹ sau 4-6 tuần sau đẻ. Trên lâm sang thấy da trẻ vàng mức độ nhẹ hoặc vừa nhưng kéo dài tới 2-3 tuần sau đẻ. Trẻ vẫn bình thường, phát triển tốt. Bilirubin máu ít khi tăng cao trên 20 mg% (340 µmol/l). Chỉ chẩn đoán vàng da do sữa mẹ khi thấy pregan 3α 20β diol trong sữa mẹ, hoặc loại trừ các nguyên nhân khác gây vàng da. b. Thiếu protein Y-Z Do đẻ non, ngạt chẩn đoán xác định nhờ sinh tiết gan. c. Do tái tuần hoàn ruột gan Do thiếu các chủng vi khuẩn, đường tiêu hóa bị cản trở làm bilirubin kết hợp khi qua ruột bị enzym β glucuronidase phân hóa trở lại thành bilirubin tự do tái hấp thu vào máu qua tuần hoàn ruột gan. Ngoài vàng da, trẻ có các triệu chứng đào thải chậm hoặc ít phân su. d. Một số nguyên nhân khác chưa rõ cơ chế: - Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh - Galactose huyết bẩm sinh - Trẻ có mẹ bị đái tháo đường 2.2.2. Hậu quả của tăng bilirubin tự do 2.2.2.1. Vàng da nhân não Là tai biến nguy hiểm nhất của hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do, khi lượng bilirubin trong máu tăng cao (20mg% hoặc 340 µmol/l hoặc thấp hơn ở trẻ đẻ non, ngạt, hạ đường máu) sẽ thấm vào các tổ chức có chứa nhiều lipid. Bilirubin gây độc tế bào não và hủy hoại tế bào thần kinh bằng cách ức chế các enzyme nội bào. Các tế bào thần kinh của các nhân xám trung ương (thể vân, đồi thị) bị nhuộm vàng, để lại các di chứng thần kinh nặng nề mặc dù triệu chứng vàng da sẽ giảm dần. Trên lâm sàng thấy trẻ li bì, bỏ bú, các phàn xạ sơ sinh giảm hoặc mất, trương lực cơ giảm, thở chậm dần hoặc tăng trương lực cơ toàn thân, người ưỡn cong, có các vận động bất thường, các chi xoắn vặn, khóc thét, co giật ngừng thở dài, hôn mê và tử vong. Một số trẻ sống sót thường mang các di chứng vận động và tinh thần nặng nề như bại não, mù, liệt. 2.2.2.2. Hội chứng mật đặc Xảy ra sau vàng da tăng bilirubin tự do không được điều trị hoặc trong khi điều trị. Da vàng xỉn, phân bạc màu. Tăng bilirubin trong máu, chủ yếu là bilirubin kết hợp. Điều trị bằng thuốc lợi mật 2.2.3. Điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp[6] Tất cả các trẻ sơ sinh đều phải được theo dõi màu da hàng ngày. Những trường hợp trẻ có vàng da sớm, vàng đậm, tăng nhanh, phải được điều trị kịp thời với nguyên tắc giảm nhanh bilirubin tự do trong máu bằng nhiều phương pháp kết hợp và điều trị nguyên nhân nếu được. 2.2.3.1. Liệu pháp ánh sáng (chiếu đèn)[7] Là phương pháp điều trị rẻ tiền, có tác dụng tốt, dễ áp dụng. Chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin tự do trên 15 mg% (225 µmol/l ) do bất cứ nguyên nhân nào. Chỉ định chiếu đèn phụ thuộc vào mức độ tăng bilirubin tự do, cân nặng và ngày tuổi của trẻ. Bảng khuyến cáo của Hội Nhi khoa Mỹ về chỉ định điều trị tăng bilirubin tự do ở trẻ sinh đủ tháng hoặc gần đủ tháng (35-36 tuần tuổi). Pediatrics 2004, 114: 297-316 Bilirubin toàn phần (µmol/l ) Tuổi (giờ) Chiếu đèn Thay máu Có nguy cơ Không nguy cơ Có nguy cơ Không nguy cơ 0 24 48 72 96 70 140 190 240 260 110 200 260 310 340 200 260 290 330 340 270 330 380 410 430 * Có nguy cơ: bất đồng nhóm máu mẹ-con, ngạt, suy hô hấp, toan máu. Trong trường hợp trẻ đẻ non, thấp cân thì chỉ định chiếu đèn sớm hơn. - Kỹ thuật chiếu đèn: Dùng ánh sáng trắng hoặc xanh (tốt nhất là ánh sang xanh) có bước sóng từ 420 đến 500 nm với công suất 5µW/cm2/nm để chuyển bilirubin tự do thành photobilirubin tan trong nước, không độc với tế bào não, thải ra ngoài theo nước tiểu. Trẻ cởi trần truồng, mắt bịt băng đen, nằm trên khan trải màu trắng để tăng diện tích ánh sáng. Khoảng cách lý tưởng từ đèn đến trẻ là 20cm. Tốt nhất là cho trẻ nằm trong lồng ấp hoặc giường nhỏ, nhưng phải theo dõi thân nhiệt cho trẻ. Thay đổi tư thể trẻ 2h/lần Chiếu đèn liên tục đến khi bilirubin tự do giảm dưới mức chỉ định chiếu đèn. - Tác dụng phụ của chiếu đèn: Sốt, mất nước (nhu cầu dịch tang 25%), da mẩn đỏ, da hồng, ỉa chảy. 2.2.3.2. Thay máu - Chỉ định thay máu khi bilirubin tự do tăng cao trên 20mg/l (340µmol/l ) do bất cứ nguyên nhân gì để tránh bilirubin ngấm vào tế bào não. - Chọn máu để thay: tốt nhất là máu tươi hoặc lấy dưới 3 ngày. Bất đồng ABO: hồng cầu rửa O, huyết tương của nhóm AB Bất đồng Rh: hồng cầu rửa Rh (-) - Lượng máu thay: 150 – 200 ml/kg cân nặng, nếu huyết sắc tố dưới 12g% thì truyền thêm 15ml/kg cân nặng. - Đường thay: tĩnh mạch rốn - Tốc độ thay: 150ml/kg - Nếu máu chống đông bằng ACD thì trong quá trình thay máu dung heparin 150 đơn vị/kg và gluconat calci 10% 1ml/100 ml náu thay (calci sandor 0.6875 g: 1,5 ml/100 ml máu thay). Dùng kháng sinh trong vòng 3-5 ngày sau thay để tránh nhiễm khuẩn. - Biến chứng: Trụy tim mạch do tốc độ thay quá nhanh Tắc mạch do cục máu đông hoặc ít Hạ nhiệt độ, hạ đường huyết Rối loạn điện giải: tăng kali, natri, giảm calci. Rối loạn thăng bằng kiềm toan Giảm tiểu cầu Nhiễm khuẩn Tử vong 2.2.4. Một số điều trị hỗ trợ khác - Truyền dung dịch glucose 10% - Truyền abumin: khi abumin máu 8 - Tăng chất thải ruột bằng cách cho trẻ ăn sớm - Clofibrat: dùng cho trẻ có nguy cơ vào lúc 48 giờ tuổi 2.2.5. Tư vấn cho bà mẹ Các bà mẹ sau đẻ cần nằm trong phòng đủ ánh sáng để phát hiện các bất thường về màu da của con mình. Hướng dẫn các bà mẹ phát hiện sớm vàng da của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế. 2.3. Hội chứng vàng da tăng bilirubin kết hợp [1] 2.3.1. Đặc điểm - VD xỉn, có vàng mắt và vàng niêm mạc, gan to - VD xuất hiện muộn, ngày càng tăng - Thay đổi màu phân (vàng dẫm hoặc bạc màu) và nước tiểu vàng sẫm - Các triệu chứng khác: xuất huyết dưới da, ngứa da, gan to, lách to 2.3.2. Nguyên nhân 2.3.2.1. Tại đường mật - Teo đường mật - Tắc đường mật ngoài gan (hẹp hoặc kén choledoque) - Hẹp đường mật trong gan - Hội chứng mật đặc - Viêm xơ đường mật - Bệnh túi mật 2.3.2.2. Tại gan - Tổn thương tế bào gan + Viêm gan không rõ nguyên nhân (viêm gan tế bào gan to) + Viêm gan do nhiễm trùng: Herpes, Cytomegalovirus, Rubella, Toxoplasma, Syphilis, Coxsackie virus, Echovirus typ 14 và 19, Listeria. + Viêm gan do nhiễm độc: nhiễm khuẩn huyết (do E.coli, Salmonella, Pneumococus, Proteus), tắc ruột, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, hoại tử tế bào gan, thiếu máu cục bộ. - Bệnh chuyển hóa + Thiếu αlantitrypsin + Galactosemie + Tyrosinemie + Ứ glycogen typ IV + Ứ lipid: bệnh Nimann-Pick, bệnh Gaucher, bệnh Wolman + Bệnh 3 nhiễm sắc thể 18 + Bệnh Mucovisidose 2.4. Đặc điểm của vàng da sinh lý - Xuất hiện sau ngày thứ 3 - VD nhẹ đến mặt, ngực - Toàn trạng trẻ ổn định - XN Biliribin: trẻ đủ tháng < 12mg/dl, trẻ non tháng <15mg/dl. 2.5. Vàng da bệnh lý [1] 2.5.1. Định nghĩa Khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý bilirubin gián tiếp > 12mg/dl (trẻ đủ tháng), >15 mg/dl (trẻ non tháng). 2.5.2. Cách xác định vàng da đúng - Quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên vì nếu nhìn dưới ánh đèn thì tình trạng vàng da có thể nặng hơn hoặc thiếu ánh sáng thì không thể phát hiện được vàng da. - Dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trong 2 giây rồi bỏ ra, làm như vậy có thể nhìn rõ màu da và tổ chức dưới da. 2.5.3. Mức độ vàng da [14] DỰA VÀO - Thời gian xuất hiện vàng da: + Vàng da xuất hiện sớm <24 giờ tuổi + Vàng da xuất hiện sau 3 ngày: phổ biến + Vàng da xuất hiện muộn (14 ngày trở đi) - Theo tốc độ tăng bilirubin: tăng bilirubin nhanh > 0.5 mg/dl/giờ. - Tình trạng trẻ: các dấu hiệu đi kèm như có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, co giật, tăng trương lực cơ, xoắn vặn. - Các yếu tố thuận lợi: + Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy máu + Trẻ đẻ non, nhẹ cân + Trẻ hạ thân nhiệt , hạ đường máu + Trẻ toan máu + Trẻ chậm đi ngoài phân su, nôn dịch vàng + Tiền sử mẹ: Có trẻ sơ sinh bị vàng da ở lần để trước Mẹ dùng thuốc oxytocin kích thích đẻ Tiền sử thai nghén có nguy cơ: tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm khuẩn... - Vị trí vàng da: + Theo nguyên tắc Krammer Vùng 1 2 3 4 5 Bilirubin/máu (mg/dl) 5-7 8-10 11-13 13-15 > 15 Bilirubin/máu (mg/dl) 85-119 136-170 187-221 221-255 > 255 + Theo ngày tuổi sau đẻ Tuổi Vị trí vàng da Phân loại Ngày 1 Bất cứ vị trí nào Vàng da nặng Ngày 2 Cánh tay và cẳng chân Vàng da nặng Ngày 3 trở đi Bàn tay và bàn chân Vàng da nặng 3. Một số nghiên cứu khảo sát về vàng da sơ sinh đã được công bố [13],[16],[17] - Khảo sát của Võ Thị Tiến năm 2010 cũng cho thấy chỉ 33,9% các bà mẹ đã được nghe về VD SS; 35,5% biết là có thể có hại và 30% biết là có nh hưởng đến não. Khi trẻ VD, 41% cho tắm nắng và 12,4% cho uống thuốc [16]. - Nghiên cứu của Nguyễn Lệ Bình trên các bà mẹ có con VD ở BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2007 ghi nhận 52% không biết VD có thể là bệnh lý; 58% tin không cần đưa con đi khám khi trẻ VD trong đó 17,7% cho trẻ phơi nắng .[13]. - Nghiên cứu của Lê Minh Quí năm 2006 cho thấy 87 trẻ VD cần thay máu, 73,3% số trẻ đã được nằm trong buồng tối; và 80,9% trẻ đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh lý não do bilirubin lúc nhập viện[17]. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chon đối tượng nghiên cứu - Bà mẹ đẻ con thứ nhất ≤ 3 ngày tuổi đang nằm điều trị tại Khoa Sơ sinh Bệnh Viện Sản-Nhi Hà Nam. - Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bà mẹ không hợp tác tham gia nghiên cứu - Bà mẹ có con đang trong tình trạng nặng, tiên lượng xấu - Bà mẹ có con đang điều trị vàng da 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam - Thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 10/2020 2.2.. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp: mô tả cắt ngang 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Cỡ mẫu nghiên cứu: cơ mẫu thuận tiện 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Phỏng vấn - Phiếu điều tra 2.2.3. Biến số nghiên cứu - Các nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử thai kỳ, cân nặng lúc sinh. - Nhóm biến số về kiến thức, thái độ của bà mẹ. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện, Khoa Sơ Sinh Bệnh viên Sản – Nhi Hà Nam - Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu - Thống kê giữ liệu khoa học, chính xác. - Nghiên cứu nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng không nhằm mục đích nào khác. Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: thái độ tôn trọng, đặt phẩm giá và sức khỏe của đối tượng nghiên cứu lên trên mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo các thông tin do các đối tượng cung cấp được giữ bí mật. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=50) Nhận xét: Tuổi của các bà mẹ sinh con đầu đa số là < 25 tuổi chiếm 64%, ≥ 25 tuổi chiếm 36% Biểu đồ 3.2. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp (n=50) Nhận xét: Nghề nghiệp đa số là công nhân viên chiếm 52% Biểu đồ 3.3. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=50) Nhận xét: Học vấn từ trung học phổ thổng trở lên chiếm phần lớn (66%). Bảng 3.1. Đặc điểm sinh đẻ Đặc điểm Số trẻ n=50 Tỷ lệ % Tiền sử thai kỳ Đủ tháng 46 92% Thiếu tháng 04 08% Cân nặng trẻ lúc sinh 1500g - 2000g 0 00% 2000g – 2500g 9 18% > 2500g 41 82% Nhận xét: - 92 % các bà mẹ đều có tiền sử thai kỳ là sinh con đủ tháng - 82% cân nặng lúc sinh của trẻ >2500g 3.2. KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ VÀNG DA SƠ SINH Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về vàng da sơ sinh (n=50) Nhận xét: Có 54% bà mẹ có kiến thức không đúng về VDSS Bảng 3.2. Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh (n=50) TT Nội dung Tần số Tỷ lệ % 1 Nói chung, một trẻ đẻ non có thể bị vàng da ở mức độ nặng không? Đúng 28 56% Không đúng 22 44% 2 Trẻ sơ sinh con của chị có thể bị vàng da ở mức độ nặng không? Đúng 18 36% Không đúng 32 64% 3 Để biết trẻ có vàng da không, chị cần nhìn màu sắc da trẻ dưới ánh sáng nào? Đúng 20 40% Không đúng 30 60% 4 Trong 2 tuần đầu sau sinh, chị cần để ý bao nhiêu lần để biết con có vàng da hay không? Đúng 28 56% Không đúng 22 44% 5 Cách nào sau đây có thể điều trị hiệu quả vàng da mức độ nặng? Đúng 26 52% Không đúng 24 48% 6 Trẻ sơ sinh vàng da mức độ nặng có thể bị nguy hiểm gì? Đúng 6 12% Không đúng 44 88% 7 Theo chị, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị vàng da mức độ nặng có thể bị liệt hay điếc suốt đời phải không? Đúng 12 24% Không đúng 38 76% 8 Theo chị, lợi ích của việc đưa trẻ sơ sinh đi khám phát hiện vàng da, hay tái khám vàng da theo hẹn là gì? Đúng 40 80% Không đúng 10 20% 9 Theo chị, việc phát hiện và theo dõi sát vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được gì? Đúng 9 18% Không đúng 41 82% 10 Theo chị, phát biểu “Vàng da ở trẻ luôn là sinh lý” là Đúng hay Sai? Đúng 20 40% Không đúng 30 60% 11 Theo chị, phát biểu “Cần cho trẻ phơi nắng sáng khi trẻ vàng da” là Đúng hay Sai? Đúng 12 24% Không đúng 38 76% 12 Theo chị, phát biểu “Cần cho trẻ uống nước đường khi trẻ vàng da” là Đúng hay Sai? Đúng 39 78% Không đúng 11 22% 13 Theo chị, phát biểu “Khi muốn đưa trẻ đi khám, phải chọn ngày tốt lành” là Đúng hay Sai? Đúng 50 100% Không đúng 0 00% 14 Theo chị, phát biểu “Khi trẻ sơ sinh vàng da mà có bú yếu hay lừ đừ mới cần đưa đi khám” là Đúng hay Sai? Đúng 42 84% Không đúng 8 16% 15 Theo chị, phát biểu “Tôi và con tôi cần nằm phòng tối trong tháng đầu sau sinh” là Đúng hay Sai? Đúng 35 70% Không đúng 15 30% 16 Theo chị, phát biểu “Tôi và con tôi phải kiêng ra khỏi nhà trong tháng đầu sau sinh” là Đúng hay Sai? Đúng 40 80% Không đúng 10 20% 17 Theo chị, phát biểu “Trẻ sơ sinh vàng da là do mẹ ăn chất có màu vàng, do thiếu vitamin A hay vitamin D” là Đúng hay Sai? Đúng 40 80% Không đúng 10 20% Nhận xét: - Có 56% bà mẹ nhận thức được rõ là trẻ SS nói chung có khả năng mắc VD nặng. 64% bà mẹ không nhận thức được là chính con mình có khả năng VD nặng. - Có tới 48% bà mẹ không biết đến chiếu đèn chuyên dụng tại bệnh viện là biện pháp điều trị hiệu quả VD nặng. - Chỉ 12% bà mẹ biết khi trẻ bị vàng da nặng có thể nguy hiểm đến não, 82% bà mẹ không biết rằng việc phát hiện và theo dõi sát VDSS sẽ giúp tránh được hư não. 3.3. THÁI ĐỘ CỦA BÀ MẸ VỀ VÀNG DA SƠ SINH Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng về vàng da sơ sinh (n=50) Nhận xét: Có 36% bà mẹ có thái độ không đúng về VDSS Bảng 3.3. Thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh (n=50) TT Nội dung Tần số Tỷ lệ % 1 Con tôi có thể bị vàng da mức độ nặng trong giai đoạn sơ sinh Đúng 28 56% Sai 22 44% 2 Cần theo dõi sát vàng da để phát hiện kịp thời vàng da nặng Đúng 46 92% Sai 04 08% 3 Cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị vàng da Đúng 43 86% Sai 07 14% 4 Trẻ sơ sinh vàng da mức độ nặng có thể liệt hay điếc suốt đời Đúng 17 34% Sai 33 66% Nhận xét: - Có tới 56% các bà mẹ có thái độ chủ quan hoặc biết VDSS có thể nặng nhưng không liên quan đến con mình. - Đa số bà mẹ đồng ý rằng cần theo dõi sát vàng da để phát hiện kịp thời vàng da nặng (92%)và cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ vàng da (86%). - 66% bà mẹ chưa tin vào tác hại nặng nề của bệnh lý não do bilirubin có thể gây liệt hay điếc suốt đời. Thiếu thông tin chính xác là nguyên nhân phần lớn của thái độ này. 3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ VÀNG DA SƠ SINH Bảng 3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức của bà mẹ về VDSS Kiến thức Nhóm tuổi Đạt Không đạt Tổng P < 25 tuổi 12 (24%) 20 (40%) 32 (64%) > 0,05 ≥ 25 tuổi 11 (22%) 07 (14%) 18 (36%) Tổng 23 (46%) 27 (54%) 50 (100%) Nhận xét: Không có sự khác biệt về kiến thức vàng da sơ sinh giữa nhóm tuổi của bà mẹ 0,05). Bảng 3.5. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức của bà mẹ về VDSS Nghề nghiệp Kiến thức Đạt Không đạt Tổng P Công nhân viên 12 (24%) 14 (28%) 26 5(2%) > 0,05 Nông dân 01 (2%) 05 (10%) 06 (12%) Lao động tự do 07 (14%) 06 (12%) 13 (26%) Khác 03 (6%) 02 (4%) 05 (10%) Tổng 23 (46%) 27 (54%) 50 (100%) Nhận xét: Không có sự khác biệt về kiến thức vàng da sơ sinh giữa các nhóm nghề khác nhau của bà mẹ (p > 0,05). Bảng 3.6. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh TĐHV Kiến thức Đạt Không đạt Tổng P < Trung học phổ thông 03 (6%) 14 (28%) 17 (34%) < 0,05 ≥ Trung học phổ thông 20 (40%) 13 (26%) 33 (66%) Tổng 23 (46%) 27 (54%) 50 (100%) Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức đạt của nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn ≥ Trung học phổ thông cao hơn nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn < Trung học phổ thông. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THÁI ĐỘ CỦA BÀ MẸ VỀ VÀNG DA SƠ SINH Bảng 3.7. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với thái độ của bà mẹ về VDSS Nhóm tuổi Thái độ Đạt Không đạt Tổng P < 25 tuổi 18 (36%) 14 (28%) 32 (64%) > 0,05 ≥ 25 tuổi 14 (28%) 04 (8%) 18 (36%) Tổng 32 (64%) 18 (36%) 50 (100%) Nhận xét: Không có sự khác biệt về thái độ giữa nhóm tuổi của bà mẹ 0,05). Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thái độ của bà mẹ về VDSS Nghề nghiệp Thái độ Đạt Không đạt Tổng P Công nhân viên 17 (34%) 09 (18%) 26 (52%) > 0,05 Nông dân 03 (6%) 03 (6%) 06 (12%) Lao động tự do 09 (18%) 04 (8%) 13 (26%) Khác 03 (6%) 02 (4%) 05 (10%) Tổng 32 (64%) 18 (36%) 50 (100%) Nhận xét: Không có sự khác biệt về thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh giữa các nhóm nghề khác nhau (p > 0,05). Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thái độ của bà mẹ VDSS TĐHV Thái độ Đạt Không đạt Tổng P < Trung học phổ thông 06 (12%) 11 (22%) 17 (34%) < 0,05 ≥ Trung học phổ thông 26 (52%) 07 (14%) 33 (66%) Tổng 32 (64%) 18 (36%) 50 (100%) Nhận xét: Tỷ lệ thái độ đạt của nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn ≥ Trung học phổ thông cao hơn nhóm các bà mẹ < Trung học phổ thông. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ của bà mẹ về VDSS Thái độ Kiến thức Đạt (≥ 3) Không đạt (< 3) Tổng P Đạt (≥ 12) 21 (42%) 02 (4%) 23 (46%) < 0,05 Không đạt (<12) 11 (22%) 16 (32%) 27 (54%) Tổng 32 (64%) 18 (36%) 50 (100%) Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đạt về vàng da sơ sinh có thái độ tốt hơn những bà mẹ không có kiến thức về vàng da sơ sinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Có 50 bà mẹ tham gia nghiên cứu trong đó độ tuổi sinh con đầu của bè mẹ < 25 tuổi chiếm 64%, nghề nghiệp chủ yếu là công nhân viên 52%, có 66% bà mẹ có trình độ trên Trung học phổ thông. (Trình độ của các bà mẹ có học vấn ≥ Trung học phổ thông ở nghiên cứu này cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Diệp thùy Dương [14] là 29% ). Điều này phù hợp với thực tế trên địa bàn Tỉnh Hà Nam. Những bà mẹ được phỏng vấn có tiến sử thai kỳ sinh con đủ tháng chiếm 92%, cân nặng trẻ lúc sinh > 2500g chiếm 82%, nghĩa là khi tiếp cận các bà mẹ để phỏng vấn khá rễ ràng và thoải mái, bà mẹ không quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. 4.2. Kiến thức, thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh Kết quả phỏng vấn cho thấy tỷ lệ đạt các câu hỏi kiến thức và thái độ của bà mẹ lần lượt là 46% và 64%. Tỉ lệ kiến thức sai của bà mẹ tuy không quá thấp như trong nghiên cứu của Phạm Diệp thùy Dương [14] là 76%. Tuy nhiên tỷ lệ kiến thức và thái độ sai của bà mẹ tập chung vào một số vấn đề đáng lưu ý sau: 4.2.1. Kiến thức - Có 56% bà mẹ nhận thức được rõ là trẻ SS nói chung có khả năng mắc VD SS nặng, nhưng lại có tới 64% bà mẹ không nhận thức được là chính con mình có khả năng bị VDSS nặng. (Nghiên cứu của Phạm Diệp thùy Dương [14] cũng cho thấy có 44% bà mẹ nhận thức được trẻ SS nói chung có khả năng mác VD nặng, 77% bà mẹ không nhận thức được chính đứa con của họ có khả năng mắc VD nặng). Điều này cho thấy tâm lý chủ quan của bà mẹ về VDSS đối với con mình. - Có tới 48% bà mẹ không biết đến chiếu đèn chuyên dụng tại bệnh viện là biện pháp điều trị hiệu quả VD nặng. Đa số bà mẹ cho là phơi nắng sá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkien_thuc_thai_do_ve_vang_da_so_sinh_cua_ba_me_co_con_dang_d.docx
Tài liệu liên quan