Năm 2001, họ thuê chuyên gia dày dạn về công
nghệ Eric Schmidt làm tổng giám đốc điều hành.
Nếu Page là “Người đối nội”, giám đốc phụ trách
sản phẩm thì Brin chính là “Mr Outside", chịu
trách nhiệm đề ra các sáng kiến quảng cáo-mà
quảng cáo chính là công cụ kiếm tiền số một của
Google. Bên cạnh đó, Brin cũng có nhiệm vụ giám
sát các hợp đồng kinh doanh.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh doanh kiểu google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh kiểu google kỳ 1
Google là số một thế giới về công cụ tìm kiếm trên Internet.
Những người sáng lập mạng tìm kiếm internet Google-
Larry Page và Sergey Brin là hình mẫu thanh niên lý tưởng
để lấy làm chồng, không chỉ do cả 2 thanh niên này đều là
tỷ phú trẻ tuổi mà còn bởi họ luôn đam mê công việc, thông
minh và cư xử có vẻ “dễ chịu”, rất có chất của tầng lớp
trung lưu thành thị Mỹ.
Larry Page và Sergey Brin gặp nhau trong quá trình
học tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại đại học
Stanford. Page sinh năm 1973 lớn lên ở Michigan còn
Brin kém Page 1 tuổi, nhập cư từ Nga, cả 2 đều là
con trai của các giáo sư toán học.
Bất đắc dĩ trở thành chủ doanh nghiệp
Lúc đầu 2 chàng thanh niên cũng chỉ coi chương
trình này là một công cụ giải trí chứ chưa hề nghĩ
đến việc sử dụng tiện ích này để kinh doanh. Đầu
tiên dự án của họ mang tên là Back Rub. “Chúng
tôi cũng không rõ chính xác mình muốn làm gì.
Chúng tôi có mỗi một ý tưởng điên rồ là tải tất cả
những gì có trên mạng xuống máy tính của mình.
Chúng tôi đã tải xuống được một phần những gì
có trên mạng, mất khoảng một năm gì đó”.
Dù có ý tưởng nhưng mồ hôi và nước mắt chiếm
đến 99%. “Đây là bài học quí giá đối với chúng tôi.
Chúng tôi đã làm việc không kể ngày nghỉ, quên
cả sáng tối. Chúng tôi đã phải làm việc vất vả và
nỗ lực rất nhiều”.
au khi đổi tên thành Google (tên này xuất phát từ
cơ sở từ “Googol” có nghĩa là tên gọi của một
dãy số gồm chữ số 1 và 100 chữ số 0, Brin chọn
tên con số khổng lồ thể hiện sự vô hạn định này
với ngụ ý rằng Google có thể tìm kiếm sắp xếp
được mọi thông tin theo ý muốn từ cả một biển
thông tin vô hạn), họ không học tiếp nữa và giai
đoạn tiếp theo làm nên lịch sử. Vay của gia đình,
bạn bè, các nhà đầu tư 1 triệu USD, ngày 7/9/1998
Google đã được giới thiệu ở garage của một
người bạn. Năm 1999, số vốn tăng thêm được 25
triệu do công ty Kleiner và Byers đầu tư. Những
ngày đầu tiên Google có được 10,000 người truy
cập mỗi ngày so với con số khổng lồ 200 triệu
năm 2004.
Năm 2001, họ thuê chuyên gia dày dạn về công
nghệ Eric Schmidt làm tổng giám đốc điều hành.
Nếu Page là “Người đối nội”, giám đốc phụ trách
sản phẩm thì Brin chính là “Mr Outside", chịu
trách nhiệm đề ra các sáng kiến quảng cáo- mà
quảng cáo chính là công cụ kiếm tiền số một của
Google. Bên cạnh đó, Brin cũng có nhiệm vụ giám
sát các hợp đồng kinh doanh.
Là chủ tịch về sản phẩm của Google, Larry đã
thúc đẩy nhân viên mạo hiểm tìm ra những thử
thách mới dẫn đến việc ra đời những công cụ mới
như Gmail và Google Maps. Page luôn nhìn thấy
một thế giới đầy cơ hội- trong các lĩnh vực từ
năng lượng cho đến những chiếc xe hơi an toàn
hơn. Nhưng anh cũng nhìn thấy thế giới đầy nhút
nhát, thiếu những người sẵn sàng đặt cược lớn
để tạo nên sự khác biệt trong việc đáp ứng những
thách thức lớn nhất của con người.
Theo Larry Page “Những ý tưởng đột phá có ở
khắp mọi ngóc ngách. Nhưng phần lớn chúng ta
đang thất bại trong việc nắm lấy cơ hội tóm được
những ý tưởng đó”.
Cái nôi gia đình thuận lợi
Cả 2 đều xuất thân từ gia đinh có truyền thống về
toán học. Cha của Larry Page là Carl Page, giáo
sư tiên phong về lĩnh vực khoa học máy tính tại
đại học Michigan. Mẹ Larry Page cũng dạy về lập
trình.
Gia đình Sergey Brin gốc Do Thái, từ Nga nhập cư
vào Mỹ năm 1979 khi Brin mới 5 tuổi và Brin theo
học toán và khoa học máy tính tại đại học
Maryland trước khi gặp Larry tại đại học Stanford.
Khác xa với kiểu sống phung phí, trang bị du
thuyền và máy bay riêng như Ellison, ông chủ của
Oracle, cả 2 chàng Page và Brin sống rất giản dị
và khiêm tốn.
Họ thậm chí không có xe thể thao và chỉ lái chiếc
Toyota Prius, trông hình thức hơi đơn giản nhưng
rất thân thiện với môi trường. Dòng xe này ngày
càng phổ biến đối với những người Mỹ yêu thích
việc bảo vệ môi trường. Chỉ mới 3 năm trước cha
của Brin thậm chí còn ca cẩm rằng con trai ông
vẫn thuê một căn hộ 2 phòng bình thường.
Góp phần biến đổi thế giới
Như Page có lần nói với ABC News: Chúng tôi có
một câu thần chú: “Đừng làm điều gì tội lỗi”, đó là
làm những điều tốt nhất chúng tôi biết cho những
người sử dụng mạng của chúng tôi, cho khách
hàng, cho mọi người.
Tuy nhiên chỉ có công nghệ không thể làm nên
thành công đột phá cho Google đến nhường ấy.
Sự thật là bước tiếp cận của Google với việc thiết
kế trang và quảng cáo cấp tiến hơn là bản thân
công nghệ. Trong kỷ nguyên mà các công cụ tìm
kiếm đã siêu bão hoà với những thông điệp
quảng cáo, Google phá vỡ truyền thống bằng mặt
tiền thân thiện và không thể đơn giản hơn với mỗi
hình logo kỳ dị cùng ô tìm kiếm, không có pop-
windows hay banner quảng cáo. Nhưng khách
hàng lại cực kỳ yêu thích điều ấy.
Google đã khiến việc tìm kiếm trên Web thật dễ
dàng và thú vị, lớn hơn cả Disney, GM và Mc.
Donald gộp lại. Họ đã đạt được đỉnh cao khi mở
màn cuộc cách mạng tìm kiếm trên Internet.
Trước khi 2 người này phân tích những kết nối
giữa các trang Web với việc phân phối những kết
quả tìm kiếm nhanh chóng dựa trên sự thích hợp,
việc tìm kiếm thông tin trên Web rất mù mờ.
Không phải tình cờ mà Google có những thành
công kỳ diệu và trở thành công cụ tìm kiếm được
ưa thích nhất. Khách hàng tìm kiếm trên Google
trung bình chỉ mất 1 giây là những trang web cần
tìm xuất hiện trên màn hình. Để làm được điều đó
Google đã không tham lam liên kết với các trang
quảng cáo và giới thiệu. Không giống các đối thủ
cạnh tranh khác, Google sử dụng công nghệ tìm
kiếm riêng tên là PageRank cho phép không chỉ
tìm kiếm trên các trang Web nhất định mà còn
phân loại chúng theo số lượng các trang liên kết
khác được giới thiệu hay liên kết với trang được
chọn.
Một tính năng quan trọng khác của Google là các
nhà thiết kế xây dựng cả một “bức tường lửa” để
hạn chế tối đa việc lạm dụng sử dụng thông tin
không phù hợp
Thật khó để xác định được thời điểm khi Google
trở nên một hiện tượng thực sự của Mỹ. Những
cách xuất hiện kinh điển như trên trang bìa của
tạp chí Time hay lên chương trình “60 Minutes”
có vẻ như không được ấn tượng lắm khi đây là
sự kiện của thế giới chuyển động cực kỳ nhanh
của Internet.
Tuy nhiên không nghi ngờ gì khi sự kiện gây sốc
nhất của Google trên thế giới diễn ra ngày 29-4-
2004 , Google chính thức bán cổ phiếu lần đầu ra
phố Wall. Có 2 điều gây sốc cho giới đầu tư ngày
hôm ấy. Đầu tiên là doanh thu khổng lồ và những
con số về lợi nhuận của công ty, những con số
lần đầu tiên được công bố. Không ai có thể mơ
được đến những quảng cáo Google khéo léo lồng
vào cạnh những kết quả tìm kiếm mà nhiều người
sử dụng web thậm chí không nhận ra là quảng
cáo lại có thể mang lại lợi nhuận đến như vậy.
Điều thứ 2 là “bức thư của những người sáng
lập”, theo đó Sergey và Larry tuyên bố Google
không phải là “công ty theo tập quán” và không
có ý định sở hữu bởi 1 người.
Ngày đầu tiên giao dịch, cổ phiếu của Google
tăng từ 85 USD lên 100 USD/ cổ phiếu. Tháng
11/07 nó đã đạt kỷ lục mọi thời đại với giá 740
USD/cổ phiếu, một con số hiếm khi nhìn thấy
trong lịch sử thị trường chứng khoán và bỏ rất xa
cổ phiếu của những đối thủ Microsoft và Yahoo.
Thành công của Google là thành công kỳ diệu của
những ý tưởng và sự sáng tạo. “Hãy quan tâm tới
điều không thể, hãy thử làm những gì mà hầu hết
mọi người chưa nghĩ tới” - phương châm đó của
những người sáng lập Google đã đưa ra những
định hướng tương lai của Google: góp phần biến
đổi thế giới.
Mỗi kết quả tìm kiếm, dù ít hay nhiều, đều phải trả
tiền cho Google, chủ yếu là thông qua quảng cáo.
“Chúng tôi rất may mắn là đã chọn làm kiểu liên
quan tới quảng cáo thay vì cho chạy banner
quảng cáo. Điều này giúp chúng tôi có được công
cụ tìm kiếm tốt nhất. Chúng tôi kiếm lợi nhuận do
các công ty khác trả tiền, ví dụ như AOL, do sử
dụng công cụ tìm kiếm của chúng tôi”. “Phát
minh ra thứ gì đó và có một ý tưởng lớn là một
khối lượng công việc lớn. Nhưng điều đó chưa
đủ. Bạn phải để cả thế giới biết đến nó. Tại
Google, chúng tôi kết hợp các khả năng khoa học,
toán học, tin học và cả kỹ năng làm cho nhân viên
hăng say làm việc”. Năm đó, Page và Brin chỉ mới
30 tuổi!
Nơi làm việc số 1 thế giới
Google có trụ sở chính tại trung tâm California,
thung lũng Silicon nổi tiếng, nơi những lời châm
biếm thường xuyên dùng để làm cho nhân viên
vui vẻ. Hàng tuần nhân viên được chơi hockey,
được massage và nghe piano.
Những nhân viên của Google rất yêu thích không
khí làm việc thân mật với 3 bữa ăn miễn phí một
ngày, những người mới lên chức bố mẹ được
đem thức ăn đến tận nhà, chẳng thế mà tạp chí
Fortune xếp công ty là nơi làm việc lý tưởng số 1
ở Mỹ.
Bước qua cánh cửa kính vào phòng làm việc của
Brin và Page, nơi rất khó nhận ra bởi không có gì
đặc biệt ở bên ngoài, bạn có cảm giác như lạc vào
phòng chơi dành cho những người hiểu biết về
công nghệ. Một dãy màn hình phẳng thể hiện
những thông tin then chốt: email, lịch, tài liệu và
công cụ tìm kiếm Google. Cây xanh đủ loại và
máy lọc không khí giữ cho oxy lưu thông, ghế
điện matxa và một khoảng không rộng để đi lại.
Gọn gàng, đẹp trai, hài hước tinh quái, năng
lượng làm việc của Sergey Brin có vẻ như bất tận.
Năm 2004 Brin và Page giới thiệu một chương
trình bác ái của công ty, chương trình Google.
Org, tập trung vào giải quyết những vấn đề toàn
cầu liên quan đến nghèo đói, năng lượng và môi
trường.
Google còn gia tăng kinh doanh quảng cáo đưa
lên TV, điện thoại di động, mua cổng video Web
YouTube giá 1,65 tỷ USD năm 2006. Chuyển hệ
thống điện của trụ sở ở California sang dùng
năng lượng mặt trời; Page đã đầu tư vàoTelse
Motors, công ty đang phát triển chiếc Tesla
Roadster, một dạng xe dùng điện có thể chạy 250
dặm.
Năm 2006 hai sáng lập viên của Google: Sergey
Brin và Larry Page đã cùng giành vị trí thứ 2 trong
danh sách 50 người có ảnh hưởng nhất về kinh tế
thế giới do tạp chí Business 2.0- một chuyên mục
của CNN Money - bình chọn (Vị trí số 1 chính là
người tiêu dùng). Các tiêu chí đánh giá dựa trên
khả năng tác động của các nhân vật qua ý tưởng,
sản phẩm và hoạt động kinh doanh hiệu quả của
họ. Vào năm 2007, cùng với Sergey Brin, Larry
Page được tạp chí PC World bình chọn là nhân
vật quan trọng số 1 trong số 50 người quan trọng
nhất của thế giới web.
Tài sản của Larry ước tính là 16,6 tỷ USD, giàu
thứ 33 thế giới và Brin đứng thứ 32 theo danh
sách của Forbes tháng 8 /2008.
Tạp chí Business 2.0 ghi nhận: "Thành công thực
sự đã không làm thay đổi nhiều những chàng trai
Google. Cốt lõi của họ vẫn là những con người
đam mê máy tính của đại học Stanford".