Kinh doanh qua mạng: Trào lưu và những rủi ro

Bên cạnh những trang web chuyên nghiệp, blog cá nhân cũng

được tận dụng để kinh doanh. Thay vì dùng blog để viết nhật ký,

các bạn trẻ dùng blog để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của

mình, phổ biến nhất là Yahoo!360°.

Mùa Tết Nguyên đán năm ngoái, Nguyễn Minh Trí, 25 tuổi, nhân

viên văn phòng, đã cùng nhóm bạn của mình mở một cửa hàng

online bày bán thực phẩm Tết như lạp xưởng, bánh mứt. trên

trang blog cá nhân. Đóng cửa vào ngày 29 Tết, lợi nhuận của Trí

thu được tròm trèm 50.000.000 đồng.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh doanh qua mạng: Trào lưu và những rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh qua mạng: Trào lưu và những rủi ro Với số lượng người truy cập website khổng lồ, kinh doanh qua mạng trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng. Bạn đã sẵn sàng vào cuộc chưa? Internet ngày nay đã trở thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ dùng internet để liên lạc, xem tin tức, tìm kiếm thông tin mà mọi người còn dùng nó để kinh doanh những mặt hàng phổ thông lẫn đặc biệt của mình. Bùng nổ kinh doanh trực tuyến trên toàn thế giới Christina Rein, 34 tuổi, sống ở Texas, Mỹ, mệt mỏi mỗi khi mang tã cho con trong chiếc túi ướp lạnh. Cô luôn phải vất vả tránh cho chúng khỏi bị bẹp khi đặt vào túi xách. Rein bắt đầu nghĩ đến một vật nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp và bắt mắt để đựng tã. Tháng 11/2004, cô và chồng thiết kế một chiếc túi đủ chứa 2-4 chiếc tã rồi đem chào hàng trên internet. Và sao đó, công ty Diapees & Wipees (diapeesandwipees.com) ra đời với doanh thu 180.000 USD Mỹ trong năm 2005. Năm 2004, Phil Black nảy ra ý tưởng kinh doanh hộp FitDeck, chứa thẻ in hình minh họa tư thế tập thể dục. Giá bán mỗi chiếc hộp khoảng 18,95 USD Mỹ. Nhiều người đã nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ sớm thất bại. Thế nhưng, doanh thu năm ngoái của FitDeck.com đạt 4,7 triệu USD Mỹ. Đó là hai ví dụ trong số rất nhiều những doanh nghiệp thành công nhờ kinh doanh qua mạng. Tại Việt Nam, mặc dù phát triển chậm hơn các nước khác nhưng kinh doanh qua mạng cũng không kém phần sôi động. Các trang web giới thiệu cửa hàng, giới thiệu sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều. Những trang web được Vụ thương mại điện tử bầu chọn là có uy tín nhất, được truy cập nhiều nhất đã mang lại doanh thu rất cao cho các doanh nghiệp trong năm 2007. Các trang web giới thiệu cửa hàng, giới thiệu sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều. (Ảnh: saigonnews.vn) Có thể kể đến một số trang như: www.123mua.com.vn, www.travel.com.vn, www.megabuy.vn, www.thegioididong.com... Hãng hàng không Pacific Airlines cũng khẳng định trên 50% doanh thu của công ty thu được từ hình thức bán vé trực tuyến trong năm 2008. Bên cạnh những trang web chuyên nghiệp, blog cá nhân cũng được tận dụng để kinh doanh. Thay vì dùng blog để viết nhật ký, các bạn trẻ dùng blog để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình, phổ biến nhất là Yahoo!360°. Mùa Tết Nguyên đán năm ngoái, Nguyễn Minh Trí, 25 tuổi, nhân viên văn phòng, đã cùng nhóm bạn của mình mở một cửa hàng online bày bán thực phẩm Tết như lạp xưởng, bánh mứt... trên trang blog cá nhân. Đóng cửa vào ngày 29 Tết, lợi nhuận của Trí thu được tròm trèm 50.000.000 đồng. Trí hồ hởi cho biết: "Ý tưởng của tôi là bán hàng Tết qua mạng, phục vụ tận nơi cho những người bận rộn. Tuy công việc hiện tại chỉ liên quan đến hành chính, nhân sự, nhưng tôi cũng muốn thử kinh doanh xem sao". "Ban đầu, khách hàng truy cập blog của tôi chỉ toàn người quen và bạn bè. Dần dần, miệng truyền miệng, khách hàng ngày một đông. Hiện tôi đang gấp rút chuẩn bị các mặt hàng cho năm nay đấy". Không chỉ riêng Trí, rất nhiều bạn trẻ khác cũng dùng blog để bán quần áo, quà lưu niệm... Có thể nói, kinh doanh qua mạng bằng blog cá nhân đã mở ra một cánh cửa rất gần để giới trẻ có dịp cọ xát với kinh doanh qua mạng. Vì sao kinh doanh qua mạng trở thành trào lưu? Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh qua mạng thu hút được đông đảo các nhà kinh doanh thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp. Lý do đầu tiên và cũng là lợi thế lớn nhất của kinh doanh qua mạng là tiết giảm vốn. Với kinh doanh trực tuyến, bạn không cần tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhân công, chi phí quản lý hành chính... Chỉ cần một số vốn nhỏ để tích trữ hàng hoặc chuẩn bị dịch vụ, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Đặc biệt, đối với giới sinh viên, vốn eo hẹp thời gian và tài chính, mở cửa hàng online (eStore) là lựa chọn tối ưu. Các nhà làm kinh tế trẻ tuổi này luôn tỏ ra nhanh nhạy và biết nắm bắt thời cơ. Thanh Hà, 24 tuổi, là chủ của một eStore trên trang web Marofin, chuyên bán trang sức, chia sẻ: "Nếu là sinh viên, bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn khi mở cửa hàng ảo. Nếu không phải sinh viên, với gói Maro Gold, bạn chỉ mất 2,4 triệu đồng/năm để có được một gian hàng mua bán trên mạng". Với số tiền tương đương, Hà không thể thuê được một cửa hàng bên ngoài với địa điểm tốt và các khoản chi phí kèm theo. Hà đã chọn cách bắt đầu kinh doanh với cửa hàng ảo trên mạng Marofin. Bên cạnh đó, việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện vượt giới hạn về không gian và thời gian. Điều này mang lại lợi ích thứ hai cho kinh doanh trực tuyến: mạng lưới khách hàng được mở rộng cả trong và ngoài nước. Minh chứng rõ nhất cho lợi ích này là sự gia tăng số lượng khách hàng của các tiệm may, đo. Chỉ bằng cú click chuột, giới Việt kiều và người nước ngoài sẽ có ngay một chiếc áo dài như ý. Đồng thời, các cửa hiệu này cũng mở rộng phạm vi bán hàng không biên giới. Lợi ích cuối cùng và không thể nào cạnh tranh của kinh doanh qua mạng chính là "mọi thứ đều có thể". Những mặt hàng điên rồ nhất, những dịch vụ bị xem là phi thực tế lại có thể mang đến lợi nhuận kếch xù cho những nhà kinh doanh đầy táo bạo này. Với mặt hàng kính râm, áo khoác... cho các chú khuyển, chủ nhân của hệ thống doggles.com từng bị xem là kẻ kỳ cục cho đến khi họ trở thành triệu phú. Đến nay, họ đã sở hữu hàng loạt cửa hàng "thời trang chó" trên toàn thế giới. Một ví dụ khác: Byron Reese mở công ty SantaMail.org để gửi thư riêng cho các em nhỏ. Người gửi sẽ mang tên Santa Claus, địa chỉ ở Bắc Cực, Alaska, Mỹ. Reese đã bán cho các bậc phụ huynh 10.000 lá thư như thế vào năm 2001. Số lượng thư đã tăng đến 200.000 lá cho đến nay. Reese được xem là kẻ giả danh ông già Nô-en độc nhất với doanh thu xấp xỉ 1.000.000 USD mỗi năm. Những rủi ro khó tránh Tuy nhiên, cũng như mọi hình thức kinh doanh khác, kinh doanh qua mạng cũng tồn tại những rủi ro tất yếu. Mặc dù không phải mất tiền thuê cửa hàng, nhân công, cũng không đòi hỏi trình độ cao về công nghệ thông tin để có thể viết web nhưng bạn phải bỏ ra một số vốn để mua hoặc làm ra sản phẩm, dịch vụ. Bạn không thể đoán trước phản ứng của khách hàng, số lượng truy cập vào website hay blog cá nhân của bạn. Nếu những cửa hàng trên phố dễ dàng thu hút sự chú ý của khách vãng lai, các eStore lại khá khó khăn trong việc tiếp cận họ. Bên cạnh những người thực sự có nhu cầu muốn mua hàng, cũng có một số người lướt net lập nickname để tham gia mua bán với ý định trêu đùa. Họ làm nhiễu thông tin của những khách hàng khác và là mối lo ngại của các trang web bán hàng trực tuyến. Các phần mềm hiện tại rất khó loại trừ được những nickname có "tiền án" như vậy. Minh Khanh, 23 tuổi, chủ blog bán quần áo thời trang, từng gặp phải một bài họcxương máu. Khách giao dịch với nickname cobexinh08 và hẹn ngày, giờ giao hàng với hóa đơn mua hàng gần 2.000.000 đồng. Ngày giao dịch, Khanh đến điểm hẹn đúng giờ, chờ gần hai tiếng đồng hồ, trời mưa tầm tã vẫn không thấy khách đến nhận hàng. Khanh gọi điện, di động của cô bé khóa máy. Cuối cùng, Khanh đành lủi thủi đi về. Tối hôm ấy, cô nàng sốt đến 39 độ C. Để tránh tình trạng như Khanh, phần lớn các eStore hiện nay thường yêu cầu khách đặt cọc trước bằng cách chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng. Mặc dù khá tiện lợi và nhanh chóng nhưng cách này vẫn có những nan giải riêng. Nếu khoản tiền đặt cọc được trả từ thẻ tín dụng bị đánh cắp, dù đã giao hàng, bạn vẫn không thu được tiền. May mắn hơn, số tiền sẽ bị "lưu kho" tối thiểu một tháng. Nếu không có khiếu kiện, tiền mới được giải ngân về tài khoản của người bán. Kinh doanh, mua bán hàng hóa qua internet chứa đựng không ít rủi ro. (Ảnh: aiti-aptech.edu.vn) Mặc khác, phí dịch vụ chuyển tiền khá cao. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính phí trung bình 10% trên tổng số tiền được chuyển. Do đó, nếu việc mua bán của bạn không thu được lãi trên mức 10%, bạn nên tìm cách thanh toán khác cho gian hàng ảo của mình. Ý tưởng mới lạ giúp bạn thành công Kinh doanh qua mạng là một xu thế tất yếu của nền công nghệ phát triển. Tuy nhiên, bạn phải lường hết các rủi ro để có giải pháp thích hợp. Đồng thời, bạn phải sáng tạo không ngừng để cạnh tranh với các hiệu quả là chìa khóa then chốt để thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_doanh_qua_mang_4996.pdf
Tài liệu liên quan