Tại một số khu vui chơi giải trí ở Nhật, mọi người có thể chơi các
game như đánh đấm, quậy phá.nhằm giảm tải căng thẳng trong
cuộc sống. Điều thú vị là tất cả những hành động "điên rồ" của
người chơi đều được các nhân vật trong game tái hiện như thật
trên màn hình. Ngay cả khi họ lật đổ bàn chơi, chiếc bàn trên
màn hình của game cũng bị lật theo
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh doanh trên...stress, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh trên...stress
Với khoảng 10 đôla, khách hàng có thể thoải mái ném bát đĩa vào
tường hoặc đến quán cafe sỉ nhục nhân viên phục vụ để được
miễn phí đồ ăn là những hình thức kinh doanh trên stress khá
thành công ở nước ngoài.
Theo một nghiên cứu gần đây, tại Việt Nam, tỷ lệ người rơi vào
tình trạng căng thẳng, mệt mỏi là 52%. Ở Hà Nội và TP HCM,
con số này lên đến 55%. Điều này cho thấy stress gần như là căn
bệnh gắn liền với xã hội công nghiệp.
Stress xuất phát từ công việc, tài chính, cuộc sống gia đình. Ai
cũng sợ stress và mỗi người sẽ có một cách ứng phó khác nhau
với nó. Một số người sẽ tìm những cách tích cực để giải tỏa
stress như đi spa, du lịch, nghe nhạc. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều người vì quá căng thẳng nên có phản ứng tiêu cực. Họ sẵn
sàng đập phá đồ đạc, chửi bới hoặc rất dễ nóng giận với người
xung quanh. Nếu không được giải tỏa kịp thời, những người này
sẽ rất dễ bị ức chế tâm lý, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Xuất phát từ nhu cầu cần xả stress ngày càng cao, một số người
nhạy bén ở nhiều nước trên thế giới đã dùng stress để kinh
doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Bà Sarah Lavely, chủ
nhân của cửa hàng đặc biệt Smash Shack ở San Diego,
California, Mỹ, đã hái ra tiền khi mở một cửa hàng "tha hồ đập
phá". Đến cửa hàng của bà, các khách hàng có thể trút bực dọc
bằng cách ném bát đĩa, bình hoa... vào tường. Với ít nhất mười
đôla Mỹ, khách hàng sẽ nhận bát đĩa, những vật bằng sành sứ,
thủy tinh dễ vỡ và thỏa thích đập trong mười phút. Đồng thời,
khách hàng được mặc những trang phục bảo hiểm để tránh bị
thương. Những bức tường được gắn đèn neon sáng choang,
kích thích khách hàng trút hết bực dọc vào đó.
Táo bạo hơn, ở thành phố biển Cullera, (Tây Ban Nha), ông
Bernard Mariusz và Michal Lotocki, người Ba Lan, đã khai trương
quán bar Casa Pocho. Quán bar này chuyên phục vụ miễn phí đồ
uống và bữa ăn nhẹ cho những khách hàng sỉ nhục, chửi bới
nhân viên. Lời chửi bới càng độc đáo, càng hay, phần đồ ăn miễn
phí càng giá trị. Nhờ vậy, quán bar này thu hút cả những người
lớn tuổi và trở thành một địa điểm thân thiết của nhiều người.
Tại một số khu vui chơi giải trí ở Nhật, mọi người có thể chơi các
game như đánh đấm, quậy phá...nhằm giảm tải căng thẳng trong
cuộc sống. Điều thú vị là tất cả những hành động "điên rồ" của
người chơi đều được các nhân vật trong game tái hiện như thật
trên màn hình. Ngay cả khi họ lật đổ bàn chơi, chiếc bàn trên
màn hình của game cũng bị lật theo.
Ở Việt Nam, nếu đến khu trò chơi điện tử trong các trung tâm
thương mại, bạn có thể thấy vài trò chơi xả stress tương tự như
đập phá hợp pháp kể trên. Ví dụ như trò chơi giúp bạn giải tỏa
stress bằng cách dùng búa đập cua hoặc đeo găng tay đánh
mạnh vào bao cát. Tuy nhiên, loại hình này chỉ có ở các khu vui
chơi dành cho trẻ em nên người lớn thường có tâm lý ngần ngại
và ít khi tham gia.
Anh Nguyễn Đình Toàn, công tác tại Viện Nghiên cứu phát triển
TP HCM, nhận định: "Tại Việt Nam, việc tạo ra một trung tâm
chuyên giải tỏa stress tuy là xu hướng kinh doanh lạ lẫm nhưng
rất tiềm năng. Trong thời kỳ khủng hoảng, ai ai cũng gặp căng
thẳng. Nhìn ở góc độ tâm lý, stress cũng là một bệnh lý. Khi nhiều
người mắc bệnh, nhu cầu chữa bệnh là tất yếu".
Mô hình phòng xả stress này khá đơn giản, dễ thực hiện, chi phí
đầu tư cũng không quá nhiều so với các loại hình kinh doanh
khác. Hình thức kinh doanh xả stress này có thể phù hợp với mọi
đối tượng, từ các bạn tuổi teen, sinh viên, giới văn phòng... đến
những người đã bước sang tuổi trung niên. Với mô hình phòng
xả stress, bạn có thể thư giãn cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình. Thời gian xả stress chỉ khoảng vài giờ đồng hồ và chi phí
khá bình dân.
Với một vài tham khảo dưới đây, bạn có thể mở một phòng xả
stress với các kiểu thư giãn đa dạng. Bạn nên chuẩn bị một mặt
bằng thuận tiện cho việc đi lại và nằm ở khu vực trung tâm có
diện tích khoảng 18 m2 trở lên. Căn phòng này có thể được trang
trí bằng các hình vẽ, họa tiết hay hình thù kỳ lạ, bắt mắt như một
khuôn mặt đang giận dữ, nhăn nhó hay cười khoe răng. Tại căn
phòng, bạn lắp đặt các dụng cụ xả stress như bong bóng, bao tải
đấm bốc, bảng phóng phi tiêu, búa cao su, bát đĩa...
Bạn có thể tùy ý lựa chọn một hoặc nhiều loại hình xả stress. Bạn
treo các chùm bong bóng xung quanh phòng. Khách hàng sẽ giải
tỏa stress bằng cách cầm kim châm hoặc dùng tay để làm cho
các quả bóng nổ tung. Khách hàng có thể dán hình khuôn mặt
người khiến họ tức giận lên bảng phòng, sau đó, phóng phi tiêu
lên khuôn mặt ấy đến khi hết giận. Để trút giận, thay vì đập phá
đồ đạc trong nhà, khách hàng sẽ tha hồ đập phá các loại bát, đĩa,
đồ gốm sứ... được trưng bày trên các kệ trong phòng xả stress.
Họ cũng có thể dùng búa cao su để đập vào những chiếc đĩa
nhựa có dán mặt người.
Với mô hình này, bạn nên dùng cách tính tiền theo giờ như
30.000 đồng cho 20 phút hoặc thấp hơn hay cao hơn, tùy theo
chi phí đầu tư. Trước khi bắt đầu, bạn nên tiến hành khảo sát nhu
cầu giải tỏa stress của đối tượng khách hàng bạn nhắm đến.
Điều này đảm bảo tính khả thi và thành công cho dự án của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên
tâm lý uy tín để bảo đảm tính hiệu quả của các hình thức xả
stress bạn lựa chọn. Bạn có thể tự sáng tạo các trò chơi xả stress
khác nhưng phải đảm bảo tính an toàn và thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, bạn không nên hướng khách hàng vào các hình thức
xả stress quá bạo lực. Bạn có thể phục vụ thêm đồ ăn, thức uống
cho khách đến xả stress.
Về khía cạnh tâm lý, theo anh Nguyễn Đình Toàn, những người
muốn đầu tư vào các loại hình kinh doanh xả stress cần có
những kiến thức nhất định về tâm lý xã hội. Bạn chỉ nên tham
khảo các mô hình tương tự tại nước ngoài thay vì rập khuôn, bởi
sự khác biệt về văn hóa có thể khiến bạn thất bại. Ví dụ, quán bar
nghe mắng là một ý tưởng táo bạo nhưng không phù hợp với
phong tục của người Việt. Đội ngũ nhân viên của bạn nên có
những kiến thức nhất định về tâm lý để trợ giúp khách hàng khi
cần. Họ nên là những sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp
ngành tâm lý, nhân học, văn hóa...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_doanh_tren_4071.pdf