Kinh hoanh hiện đại và Binh pháp Tôn Tử

Chủ động ứng biến mau lẹ trong mọi tình huống

Trong chiến tranh, không những phải tạo lực mà còn phải tạo thế

chủ động ứng biến mau lẹ theo diễn biến của chiến trường, vừa

phải thận trọng, vừa phải táo bạo mới tránh được nguy cơ, tạo

được thời cơ, giành được chiến thắng. BPTT đă từng viết rằng

người chỉ huy tác chiến giỏi là người điều động được địch mà

không để địch điều động ḿnh, làm cho địch không thể tấn công

đúng chỗ mình mà mình có thể tấn công đúng chỗ địch, luôn luôn

giành quyền chủ động trên chiến trường

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh hoanh hiện đại và Binh pháp Tôn Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh Hoanh Hiện Đại Và Binh Pháp Tôn Tử Do tư duy trên chiến trường cũng có nhiều điểm tương đồng với tư duy trên thị trường nên giới kinh tế có thể nghiên cứu vận dụng mưu lược trong Binh pháp Tôn Tử vào hoạt động quản trị kinh doanh. Với lối tư duy tổng hợp biện chứng, Binh pháp Tôn Tử (BPTT) đáp ứng nhu cầu tự thân của quá tŕnh phát triển kinh tế và của phương pháp quản lí kinh tế thời hiện đại. BPTT dài khoảng 8.000 chữ, gồm 13 thiên bàn về chiến lược, mưu lược chỉ huy tác chiến, hình thức tấn công và phòng thủ; về địa lí quân sự, trinh sát, giám điệp, cách dụ địch, hậu cần quân sự... Xét dưới góc độ vận dụng BPTT vào kinh doanh, xin nêu lên một số vấn đề sau: Sự tương đồng giữa Quyết sách trên chiến trường và trên thị trường Cũng như trên chiến trường, quyết sách là nhân tố quan trọng hàng đầu trên thị trường. Để có một quyết sách trong kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải có sự phân tích chiến lược chuẩn xác, thấy rơ chỗ mạnh, chỗ yếu của mình, tính toán cái lợi, cái hại khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nắm vững lực lượng giữa mình với các đối thủ cạnh tranh. BPTT đề ra Ngũ sự và Thất kế là những nhân tố cần phân tích trước khi đi tới một quyết sách trên thị trường mà giới kinh tế có thể tham khảo vận dụng. Ngũ sự Bao gồm: “Đạo” chỉ mục đích cuộc chiến có hợp với chính nghĩa không. Trong quản trị kinh doanh, Đạo có thể là những nguyên tắc như số lượng và chất lượng sản phẩm, quy luật giá trị, lợi nhuận. “Thiên” chỉ thiên thời Trong quản trị kinh doanh đó là cơ hội. “Địa” chỉ Địa lợi Trong quản trị kinh doanh đó là địa bàn sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm “Tướng” theo BPTT đó là người làm tướng phải có “Ngũ đức”: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm. Đó cũng là những phẩm chất không thể thiếu của nhà lănh đạo doanh nghiệp. “Pháp” chỉ hệ thống luật pháp, quy chế, kỉ luật. Thất kế Là 7 tiêu chuẩn mà BPTT cho rằng căn cứ vào đó có thể dự đoán sự thắng lợi trong chiến tranh. Một là người lănh đạo chiến tranh có Đạo (sự sáng suốt) không? Hai là tướng cầm quân có tài năng không? Ba là cuộc chiến có hợp với Thiên thời địa lợi không? Bốn là kỉ cương của quân đội có chặt chẽ không? Năm là binh lực có đủ mạnh không? Sáu là binh sĩ có được tập luyện tốt không? Bảy là việc thưởng phạt có nghiêm minh không? Đây cũng là những căn cứ để có thể dự đoán tiền đồ của một sự nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng trong khi hạ quyết tâm một trận đánh, một cuộc chiến, theo BPTT phải "biết mình, biết người"; tức là căn cứ vào so sánh lực lượng trên chiến trường để có cách đánh phù hợp. Trong kinh doanh cũng vậy, có chấp nhận một cuộc hợp tác, cạnh tranh hay không? Hợp tác cạnh tranh theo phương thức nào đều phải tính đến so sánh lực lượng giữa doanh nghiệp mình với đối tác. Chủ động ứng biến mau lẹ trong mọi tình huống Trong chiến tranh, không những phải tạo lực mà còn phải tạo thế chủ động ứng biến mau lẹ theo diễn biến của chiến trường, vừa phải thận trọng, vừa phải táo bạo mới tránh được nguy cơ, tạo được thời cơ, giành được chiến thắng. BPTT đă từng viết rằng người chỉ huy tác chiến giỏi là người điều động được địch mà không để địch điều động ḿnh, làm cho địch không thể tấn công đúng chỗ mình mà mình có thể tấn công đúng chỗ địch, luôn luôn giành quyền chủ động trên chiến trường. Trong quản trị kinh doanh hiện đại, vấn đề cốt lõi là nắm được quyền chủ động cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở đó luôn tạo ra sản phẩm mới, thị trường mới, luôn trong tư thế tìm tòi phát hiện những kẽ hở trên thị trường đã bảo hòa để sản xuất mà đưa sản phẩm vào đó. Theo BPTT, để giành lợi thế trên chiến trường, cần có 5 điều phải tránh: Một là khi quân địch chiếm điểm cao thì không được tấn công. Hai là khi quân địch dựa vào sườn điểm cao th́ không được tấn công trực diện. Ba là khi quân địch giả vờ thua chạy th́ không được truy đuổi. Bốn là khi nhuệ khí quân địch đang hăng th́ không được tấn công. Năm là khi bao vây quân địch thì cần để tạo ra một khe hở, không dồn địch vào thế làm liều, khi cần thiết thì có thể để địch tháo chạy. Năm điều này có thể vận dụng trong kinh doanh: Không nên cạnh tranh chính diện với những doanh nghiệp có ưu thế hơn mình. Không nên cạnh tranh lâu dài với những doanh nghiệp rơ ràng có tiềm năng lớn. Khi chưa hiểu rơ đối thủ cạnh tranh thì không nên vội vàng manh động. Đối với các đối tác cạnh tranh trong nước ở thế yếu thì không nên dồn ép họ đến chỗ phá sản. Dụng binh phải thần tốc, kinh doanh phải nhanh tay BPTT chủ trương dùng binh phải thần tốc mới thắng được địch. “Thần tốc” được biểu hiện qua 5 mặt chủ yếu sau: 1) Tạo thế Cái thế mà người thiện chiến tạo nên có thể ví như tảng đá từ đỉnh núi cao mà giáng xuống, không gì có thể cản nổi. Muốn khi tác chiến có thế đó thì trong thời bình phải dày công “tích thế”, “tạo thế”. Trong quản trị kinh doanh cũng vậy, phải tích luỹ sức mạnh để tạo ra uy thế của mình, do đó cạnh tranh trên thị trường sẽ mạnh hơn. 2) Đánh vào chỗ yếu của đối phương BPTT nhấn mạnh “phát hiện và tấn công vào chỗ yếu của đối phương thì đánh nhanh mới có hiệu quả” Trong kinh doanh chỗ yếu của đối phương là những nhu cầu của thị trường mà các đối tác khác chưa phát hiện ra hoặc chưa đáp ứng được. Nếu doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra sn phẩm mới t́m ra thị trường mới trước khi đối tác cạnh tranh tạo ra, tìm ra thì sẽ thu lợi lớn. 3) Thúc quân sĩ tiến nhanh BPTT đă từng viết: “muốn quân sĩ lao nhanh vào tiêu diệt địch thì phải làm cho họ căm thù địch, muốn nhanh chóng cướp của cải của địch thì phải dùng tiền của thưởng cho quân sĩ” Trong kinh doanh cũng vậy phải kích thích tinh thần và vật chất thì công nhân viên chức mới hăng say làm việc, mọi kế hoạch của doanh nghiệp mới hoàn thành nhanh chóng. 4) Gặp nguy cơ phải tìm ra lối thoát Theo BPTT, khi lâm nguy tức là đứng trước nguy cơ thất bại nếu bình tĩnh sáng suốt thì có thể vượt qua nguy cơ, xoay chuyển tình thế biến bại thành thắng. Trong kinh doanh luôn đòi hỏi nhà doanh nghiệp khi gặp nguy cơ phải biết bình tĩnh sáng suốt, nhẫn nại để tìm ra cách xoay chuyển tình thế. 5) Ra tay phải nhanh chóng Trước trận đánh không được bộc lộ lực lượng, nhưng khi bắt đầu trận đánh thì phải ra tay thật nhanh. Tôn Tử đă dùng hình ảnh diễn tả chiến thuật này: “Trước trận đánh thì phải lặng lẽ như thục nữ, trận đánh bắt đầu thì phải ra tay nhanh như thỏ sổ cũi, làm cho địch không kịp trở tay” Trong kinh doanh bình thường cũng không được bộc lộ hết lực lượng, khi thời cơ đến phải tung lực lượng ra một cách nhanh chóng để dành phần thắng trong cuộc cạnh tranh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_hoanh_hien_dai_va_binh_phap_ton_tu_919.pdf
Tài liệu liên quan