MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Nội dung quan điểm 2
1, Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. 2
2, Khái niệm Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo. 3
3, Mối quan hệ giữa Khoa hoc - công nghệ và Giáo dục - đào tạo. 5
Phần 2: Cơ sở lí luận của quan điểm 7
Phần 3: Kinh nghiêm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. 10
Phần 4: Kết luận 13
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15
16 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Luôn có vô vàn những yếu tố có thể tác động đến sự phát triển đi lên của một đất nước, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong đó việc lựa chọn phuơng hướng và cách thức phát triển luôn là một điều cực kì quan trọng, mang tính quyết định đến tương lai và tiền đồ của dân tộc. Chính vì thế, mỗi cơ quan đầu não của từng quốc gia trên thế giới đã phải rất cân nhắc để có thể đưa ra được đường lối phát triển đúng đắn nhất dựa trên cơ sở vật chất và điều kiên thực tiễn của mỗi quốc gia đó. Và việc này đã tạo nên một thế giới muôn màu sắc trong phương diện phát triển đất nước với rất nhiều những xu thế hội nhập, đường lối cải cách rất khác nhau của từng dân tộc. Điển hình như chính sách mở cửa vào những năm 90 của thế kỉ trước đã đưa nền kinh tế Trung Quốc bước sang một giai đoạn phát triển phồn thịnh mới, hay là chính sách kinh tế mới NEP giai đoạn 1921-1925 cũng đã đưa Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng lúc bấy giờ. Đấy chính là tầm quan trọng của việc đưa ra những chính sách đúng đắn trong từng thời điểm để phát triển một đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lựa chọn Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đạo tạo là những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của đất nước.
Là sinh viên đại học một trường thuộc khối kinh tế, vấn đề phát triển kinh tế của đất nước mình là một trong những vấn đề em rất quan tâm và rất muốn tìm hiểu. Vì thế sau khi được nghe giảng trên lớp và đọc nhiều sách báo, em xin phép được luận chứng quan điểm đanh thép đó của Đảng.
Do chưa có kinh nghiệm và hiểu biết chưa thất sự sâu sắc nên những quan điểm và ý kiến của em trong bài viết còn gặp nhiều sai sót. Rất mong thầy cô giáo nhận xét và đóng góp để bài viết của em được tốt hơn.
Phần 1: Nội dung quan điểm
1, Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, hơn 2/3 dân số gắn liền với việc đồng áng, lại bị 2 cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề.Vì vậy, Đảng ta đã quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến cùng với cơ cấu kinh tế phù hợp, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hàng đầu trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm trước đây, tiến trình công nghiệp hoá đất nước mặc dù đã mắc nhiều sai lầm, thiếu sót cả trong nhận thức của nhân dân và trong chỉ đạo thực hiện của Đảng, Nhà nước. Song, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã xây dựng được rất nhiều công trình kinh tế - xã hội lớn đang phát huy tác dụng và hoạt động rất có hiệu quả. Quá trình đó thật sự đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cả về những thành công và chưa thành công. Chúng ta phải kế thừa, phát huy các thành tựu, rút kinh nghiệm từ các sai lầm, các thiếu sót để bổ sung và phát triển nhận thức, đề ra các chủ trương, bước đi, giải pháp thích hợp trong từng thời điểm để triển khai có hiệu quả hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hóa đất nước.
Không chỉ có thế, công nghiệp hóa là con đường tất yếu giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Với nền kinh tế ở xuất phát điểm thấp và công nghiệp hoá diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị quốc tế đầy biến động nên việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, lấy mặt nào là trọng tâm có ý nghĩa quyết định trong tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta. Kinh nghiệm từ các nước phát triển, đặc biệt từ các nước công nghiệp mới cho thấy, các nước này đã sớm tự tìm ra cho mình phương hướng công nghiệp để phát triển bền vững lâu dài. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những đường lối, phương pháp riêng để có thể đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đó là việc chọn Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu.
2, Khái niệm Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo.
Khoa học và công nghệ là những yếu tố luôn phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quốc tế hoá nền kinh tế và ngày càng đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội trong từng đất nước.
Chính vì thế, Khoa học và công nghệ luôn được các nước trên toàn thế giới chú trọng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Và điển hình là hai cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ diễn ra vào thế kỉ 20 đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nền văn minh thế giới. Lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ theo các xu hướng như: nâng cao trình độ điện khí hoá trong các ngành kinh tế quốc dân, sử dụng rộng rãi năng lượng điện nguyên tử, cơ khí hoá toàn bộ và tự động hoá nền sản xuấtBên cạnh đó, việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật đã thay đổi cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước với những biến đổi quan trọng như: chú trọng phát triển các ngành quyết định sự tiến bộ Khoa học kĩ thuật như điện tử và vi điện tử, sản xuất phương tiện tự động hoá, người máy công nghiệp, vật liệu mới, kĩ thuật laser, năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh họcTừ đó tốc độ tăng trưởng của những nước phát triển cũng như đang phát triển đều tăng lên nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét như phúc lợi cho nhân dân ngày càng tăng, sự nghiệp y tế, giáo dục được phát triển mạnh mẽ. Những phát minh, sáng kiến quan trọng và đầy hữu dụng cũng liên tiếp được các nhà khoa học cho ra đời để phục vụ nhu cầu sống của toàn xã hội. Giờ đây, chuyện bay cao hơn các loài chim, lặn sâu hơn mọi loài cá hay di chuyển nhanh hơn loài thú có tốc độ cao nhất đã đều nằm trong khả năng của con người thời đại ngày nay. Đó chính là nhờ vào việc Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Và rồi sẽ đến một ngày, máy móc sẽ hoàn toàn thay thế con người làm những công việc nặng nhọc, vất vả hay đầy nguy hiểm. Con người sẽ đến được tất cả những nơi mà họ cho rằng nó có tồn tại trong vũ trụ bao la này. Mà muốn làm được những việc đó thì điều đóng vai trò quyết định chính là sự phát triển đến đỉnh cao của các cuộc cách mạng Khoa học và kĩ thuật sau này.
Còn về khía cạnh Giáo dục và đào tạo, ta có thể hiểu lĩnh vực này như sau: Giáo dục và đào tạo là những hoạt động nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho từng ngành nghề của đất nước. Vì thế, vai trò của Giáo dục và đào tạo là vô cùng to lớn. Bởi lẽ, mỗi thế hệ qua đi đều cần có những lớp người mới tài năng, nhanh trí để gánh vác vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Những bậc đàn anh đàn chú đi trước sẽ nhường chỗ cho các thế hệ trẻ đi sau để tiếp nỗi sự nghiệp dựng nước và giữ nước vẻ vang của mình. Mà muốn thế thì những con người mới cũng phải có đủ những tố chất để có thể đảm đương được công việc trọng đại này. Và đó chính là nguyên nhân sâu xa của công việc Giáo dục và đào tạo đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp hành tinh này. Chứ không phải như nhiều người nghĩ công việc Giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay chỉ cốt để xoá mù chữ, sau đó là kiếm được những chiếc bằng để sau nay xin việc. Họ không hiểu được rằng Giáo dục và đào tạo được đầu tư phát triển không phải để biến người không biết chữ thành biết chữ mà là để biến người biết chữ thành biết nhiều loại chữ, biết một cách sâu rộng, tinh tế và có thể áp dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp. Đó mới chính là sự thành công toàn diện của Giáo dục và đào tạo.
Hiện nay, trên toàn thế giới, nhu cầu Giáo dục và đào tạo vẫn luôn là một nhu cầu bức thiết và quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Các hệ thống hiện đại để phục vụ học tập, những giáo sư tiến sĩ đầu ngành trực tiếp giảng dạy đã là quá phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, họ luôn coi Giáo dục và đào tạo là chìa khoá thành công của mọi công việc. Và khi đã thực hiện tốt thì chẳng có lí do gì thành công không đến với những con người đã có đủ những yếu tố phẩm chất để nắm giữ lấy nó. Chính vì thế, việc cử đi du học để tiếp thu những tinh hoa trong ngành giáo dục của các nước phát triển đã là chuyện không mấy xa lạ. Những con người đó sẽ mang những thành quả Giáo dục của đất nước mình ra quảng bá và nhận lại những điều tốt đẹp nhất ở nước bạn, để rồi khi họ về nước họ sẽ cống hiến những thứ họ học được để làm phong phú thêm nền Giáo dục nước nhà. Đó chính là sự vượt biên giới của Giáo dục. Các nước sẽ giúp nhau đào tạo ra những nhân tài để cùng nhau phát triển bền vững và nhiều màu sắc.
3, Mối quan hệ giữa Khoa hoc - công nghệ và Giáo dục - đào tạo.
Nắm bắt được khái niệm về Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo vẫn chưa đủ, mà cái cốt lõi ở đây chính là mối quan hệ khăng khít giữa hai lĩnh vực này. Khoa học – công nghệ và Giáo dục – đào tạo sẽ cùng phát triển mạnh mẽ nếu cả hai bên đều được chú trọng như nhau, không thiên lệch phát triển bên này để ngỏ bên kia hoặc ngược lại. Chi khi đó, sức mạnh của chúng mới được phát huy một cách tổng thể và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đơn giản ví dụ như một đất nước chỉ chú trọng nhập kĩ thuật máy móc công nghệ hiện đại để tăng gia sản xuất nhưng lại quên đi khâu đào tạo ra những thợ giỏi để sử dụng được những máy móc đó; vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Đó là việc máy móc sẽ được sử dụng không hết tính năng vốn có của nó, mà không biết chừng lại còn bị sử dụng không đúng cách và từ đó không cho ra thành quả. Tất cả chỉ là do quá coi nhẹ khâu Giáo dục và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề cho các ngành sản xuất. Còn với một đất nước lại chỉ lo viêc đào tạo công nhân thật giỏi, thật lành nghề mà quên đi việc đưa những máy móc với công nghệ hiện đại về cho họ thực hành và kiểm chứng bài học thì sẽ ra sao ? Điều này cũng sẽ dẫn tới sự xụp đổ nhưng theo một chiều hướng khác. Công nhân chỉ nặng về lí thuyết, còn thực hành chỉ được làm trên những máy móc đã có từ nhiều năm trước mà bây giờ thế giới đã không còn dùng nữa, thế là công việc của họ sẽ chỉ là phát triển những ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp hay công nghiệp lạc hậu với những máy móc đơn giản, cũ kĩ. Tất cả sẽ kéo tụt nền kinh tế của đất nước đó lại hàng chục thậm chí hàng trăm năm trước. Thế mới thấu hết được những hậu quả to lớn đến mức nào khi không biết phối hợp nhịp nhàng hai việc phát triển Khoa học – công nghệ và nâng cao Giáo dục – đào tạo.
Không chỉ có thế, mối quan hệ giữa Khoa học – công nghệ và Giáo dục – đào tạo còn rất bền chặt ở chỗ chúng chính là những lựa chọn hàng đầu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Bởi lẽ chúng chính là điều kiện cần và đủ để một đất nước có thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hầu kéo dài đã lâu và bắt đầu phát triển nhanh, bền vững. Vì khi một đất nước đã thành công trong Giáo dục và đào tạo, thì đất nước đó mới có được những con
người tài năng nhất và chính họ sẽ đưa sự tinh hoa của Khoa học và công nghệ về cho đất nước đã sản sinh ra họ. Và cũng chỉ khi một đất nước đã nắm bắt được hết sự phát triển nhanh vũ bão của các cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ, thì đất nước đó mới có đủ khả năng thực hiện thành công công cuộc Giáo dục và đào tạo. Đó chính là tính chất “đòn bảy” trong mối quan hệ giữa Khoa học – công nghệ và Giáo dục – đào tạo.
Phần 2: Cơ sở lí luận của quan điểm
Trong các kì đại hội gần đây, Đảng ta đã đưa ra nhận định lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước. Điều này đã được Nhà nước và nhân dân ta thực hiện một cách nhanh chóng và đang dần có những bước tiến vững chắc. Vậy cơ sở ở đâu mà Đảng ta đã đưa ra nhận định như thế. Đó chính là một đất nước chỉ thực sự phát triển khi có một nền công nghiệp hiện đại, mà muốn có được một nền công nghiệp tiên tiến đủ sức đưa đất nước đi lên như thế thì không thể không áo dụng những thành tựu của các cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật. Muốn vậy, Giáo dục và đào tạo chính là chìa khoá phù hợp nhất để giải quyết vấn đề đó. Vì khi Giáo dục và đào tạo được thực hiện hợp lí, một đội ngũ tri thức “hùng hậu” sẽ được hình thành, và lúc đó họ không chỉ góp phần nâng cao nền văn minh của một đất nước mà là những con người tiên phong trong việc tiếp thu Khoa học và công nghệ của nhân loại. Đó chính là sự nhìn nhận sâu sắc của ban lãnh đạo Đảng và nhà nước vào tình hình thực tế của đất nước và thế giới. Một quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một đất nước. Và Đảng, nhà nước ta đã thực sự làm được điều đó. Nước ta đã dần vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và ngày càng thành công trong mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế phù hợp, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phong an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những mục tiêu mà nếu đạt được sẽ thực sự đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Để có
được điều đó, Đàng và nhà nước ta đã có rất nhiều những quyết định, chỉ thị về việc nâng cao Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo ở nước ta. Về Giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã chấp thuận thông qua việc đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ thể như: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, đó là mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học. Phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và hệ thống hướng nghiệp, dạy nghề. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học. Gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động. Đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, thực hiên phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục. Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện miễn giảm việc đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách, học sinh giỏi. Và đó chính là những biện pháp cụ thể mà Đảng và nhà nước đã làm để đưa Giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, về Khoa học và công nghệ, phấn đấu đến năm 2010, năng lực Khoa học và công nghệ nước ta đạt trình các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng. Khoa học xã hội phải phát triển hướng vào việc tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Khoa học tự nhiên phát triển theo hướng tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh. Phát triển công nghệ, đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập khẩu công nghệ, mua sáng chế phát minh kết hợp với công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lí Khoa học và công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực Khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực trọng điểm. Đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư, huy động các thành phần kinh tế tham gia và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ. Có chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, kĩ thuật viên lành nghề và công nhân kĩ thuật có tay nghề cao; thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước, ngoài nước và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10). Và đó chính là những phương hướng nhiêm vụ mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra để đưa Khoa học và công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Phần 3: Kinh nghiêm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước luôn chú trọng tới Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo trong quá trình tái thiết đất nước. Nhưng sự phát triển thần kì của Nhật Bản giai đoạn 1952–1973 mới chính là ví dụ điển hình nhất về quan điểm lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trong giai đoạn này, Nhật Bản từ một nước đứng lên từ đống tro tàn của chiến tranh đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong giới tư bản sau Mỹ. Từ 1952–1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản và đến năm 1968, tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản đã vượt qua các nước Đức, Anh, Pháp và Ý. Các ngành công nghiệp then chốt như đóng tàu, chế biến dầu mỏ, sản xuất ô tô đều tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải hay ngoại thương đều có những bước phát triển khó tin. Tất cả sự phát triển thần kì đó của Nhật Bản đều do hai yếu tố Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo làm nên:
* Thứ nhất, về Giáo dục và đào tạo.
Phải nói rằng, chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện trong thời gian này. Kế thừa nền giáo dục từ thời kì trước, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm. Trên cơ sở trình độ văn hoá chung khá cao đó, Người Nhật rất chu trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kĩ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạ ngay cả trong các xí nghiệp.
Đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước. Giới quản lí và kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc sảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế.
Từ lâu, Người Nhật được giáo dục theo những luân lí của đạo Khổng. Trong thời kì hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng vẫn được để cao. Những tinh hoa văn hoá của quá khứ vẫn được tôn trọng và kế thừa là nền tảng để người Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại. Do đó, giới quản lí đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỉ luật lao động, lợi dụng và khai thác sự tận tuỵ và trung thành của người lao động. Các công ty Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí thấm đậm tình “gia tộc”, “gia đình”. Không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết qủa của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. Đây chính là câu nhận xét rõ ràng nhất của các nhà nghiên cứu phương Tây nói về sự kết hợp tuyệt vời giữa Khoa học và công nghệ đến từ phương Tây cùng Giáo dục và đào tạo tính cách con người Nhật Bản.
* Thứ hai, về Khoa học và công nghệ
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước lạc hậu so với các nước tư bản khác. Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó khăn đó, Nhật Bản đã giành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển khoa học kĩ thuật hiện đại.
Chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật Bản năm 1955 còn ở mức 40,1 tỷ yên (0,84% thu nhập quốc dân) đã tăng lên nhanh chóng đạt gần 1.200 tỷ yên (1,96% thu nhập quốc dân) vào năm 1970. Năm 1955, ở Nhật Bản chỉ có 1.445 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học – kĩ thuật thì năm 1970 đã tăng lên đến 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Ngoài ra, các công ty, các trường đại học cung tham gia tích cực vào việc nghiên cứu và cán bộ khoa học – kĩ thuật. Nhật Bản đã phát huy được sức mạnh của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – kĩ thuật. Năm 1970, ở Nhật Bản có tới 419.000 các nhà khoa học và các chuyên gia khoa học – kĩ thuật.
Bên cạnh đó, Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới nhất của Âu - Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật, mua các phát minh sáng chế. Từ năm 1950 đến năm 1971, tổng số vụ nhập khẩu kĩ thuật của Nhật Bản là 15.289 vụ, gần 70% là của Mỹ, hơn 10% của Tây Đức. Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và góp phần nâng cao năng xuất lao động xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội trung bình hàng năm của Nhật Bản thời kì 1955-1965 là 9,4%. Việc mua các phát minh cho phép Nhật Bản tiếp cận với thành tựu mới nhất của Khoa học – kĩ thuật. Tính đến năm 1968, tổng giá trị các phát minh của Nhật Bản mua từ nước ngoài khoảng 6 tỷ USD. Trong khi đó, để có những phát minh đó, các nước khác phải tốn khoảng 120-130 tỷ USD, như vậy Nhật Bản đã tiết kiệm được khoảng 100 tỷ USD, bằng 1/3 tổng tài sản cố định tích luỹ trong thời gian này.
Băng cách đi khôn ngoan và lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục là những quốc sách hàng đầu thì chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền
kinh tế của Nhật Bản đã có những bước phát triển thần kì và Nhật Bản đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ 2 thế giới cho đến bây giờ.
(Số liệu từ giáo trình Lịch sử kinh tế của nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
Và trên thế giới nói chung và Châu Á nõi riêng vẫn còn rất nhiều nước đã thành công rực rỡ nhờ coi Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu như Nga, Trung Quốc hay các nước ASEAN
Phần 4: Kết luận
Một lần nữa em xin bày tỏ ý kiến của mình về quan điểm lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng là rất đúng đắn và hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay. Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc một đất nước không có tri thức để giao tiếp với thế giới hay không có khoa học – kĩ thuật tiên tiến để cùng trao đổi, chia sẻ với các nước khác thì hoàn toàn đồng nghĩa với việc nước đó sẽ bị cô lập trong cái thế giới của máy móc điện tử cùng nền kinh tế của sự tri thức. Chính vì thế, việc Đảng và nhà nước ta lựa chọn Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo để phát triển đất nước như là một tất yếu khách quan. Nó giống như việc chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản khi chủ nghĩa tư bản đến thời kì suy thoái. Đây sẽ là thế kỉ phát triển của tri thức, thế kỉ phát triển của công nghệ, mà chỉ những nước làm tốt những công tác đó mới có thể tự cho mình cái quyền phát ngôn trên hội nghị thế giới.
Về phần em, một sinh viên đại học năm thứ nhất, em hy vọng nhà nước sẽ có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho chúng em có thể vừa học lí thuyết vừa thực hành, tiếp cận gần hơn nữa với các phát minh mới nhất của khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới, để chúng em tiếp tục trau dồi kiến thức và sau này có thể đem ra để phục vụ sự nghiệp dựng xây đất nước.
Em xin cảm ơn thầy cô đã đọc bài viết trên và em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của thầy cô để giúp em hoàn thiện tư tưởng và tự tin hơn trên con đường nghiên cứu và học tập của mình./.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Văn kiện và tài liệu học tập văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, thứ 10
Triết học Mác – Lênin (Chương trình cao cấp của Khoa triết học thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Giáo trình Lịch sử Kinh tế (Nhà xuất bản Trường đại học Kinh tế quốc dân).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8958.doc