Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh
Ngày 10/2/2001, vợ chồng ông H đã thế chấp quyền sở hữu căn nhà của mình cho vợ chồng ông N để vay 200 triệu đồng. Hợp đồng được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực. Tháng sau, do thiếu vốn kinh doanh, vợ chồng ông H đã bán căn nhà cho bà L (em vợ ông H) với giá 200 triệu đồng (mặc dù có người trả giá 250 triệu đồng) với điều kiện bà L sẽ dùng quyền sở hữu căn nhà trên bảo lãnh cho vợ chồng ông H tiếp tục giữ nguyên số tiền 200 triệu đồng vay của ông N. Vợ chồng ông N đồng ý nhận việc bảo lãnh của bà L, thủ tục bảo lãnh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân huyện X.
Đầu năm 2002, hợp đồng đến hạn, vợ chồng ông H làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho vợ chồng ông N. Vợ chồng ông N đã yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá căn nhà để thanh toán nợ. Bà L khởi kiện vợ chồng ông H. Các bên mâu thuẫn với nhau trầm trọng.
Khi được giao hòa giải vụ việc, hòa giải viên Tổ hoà giải đã nhận thấy đây là trường hợp thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh và các bên đã thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
Các hợp đồng đều được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực.
Nội dung hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên.
Trong thời hạn thế chấp còn hiệu lực, bên thế chấp đã bán tài sản cho người khác, đồng thời thay việc thế chấp bằng việc bảo lãnh tài sản để đảm bảo số tiền vay và có sự thỏa thuận của các bên.
Căn cứ vào quy định tại Điều 358 của Bộ luật dân sự năm 1995 về thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh, hòa giải viên đã giải thích cho bà L là bà là người bảo lãnh số tiền vay 200 triệu đồng của ông H. Khi ông H không có khả năng trả nợ, bà L có nghĩa vụ thanh toán số tiền trên cho vợ chồng ông N là đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bà L không thực hiện nghĩa vụ, vợ chồng ông N có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bà L thanh toán số tiền ông H vay kể cả lãi suất. Nếu việc thanh toán không được thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế, bán đấu giá ngôi nhà để thanh toán khoản nợ của vợ chồng ông H. Vợ chồng ông H có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền mà bà L đã bảo lãnh.
Tuy nhiên số tiền nợ của vợ chồng ông H quá lớn so với khả năng trả nợ. Các bên không thể tự thỏa thuận với nhau. Vụ việc hòa giải không thành.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm hòa giải một số vụ việc cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kề được quy định:“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng.Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó.Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.Nếu có tranh chấp về lối đi, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định…”Sau khi phân tích và động viên, anh L đã đứng dậy và nói: do nóng vội và không am hiểu nên đã làm nhiều việc sai trái nay được mấy anh phân tích tôi mới thấy được việc làm của mình là không đúng, vậy mẹ cũng thương con để lại đất 03 tháng sau con cố gắng làm để kiếm tiền về đưa cho mẹ, còn phần đường đi thì nên nhượng cho ông R 5m ngang chạy ra đến đường công cộng, bà Đ đồng ý, tất cả bắt tay nhau vui vẻ. cuộc hoà giải đã thành công tốt đẹp.Chia đất Ông B và ông T là chỗ anh em thân tình với nhau. Hai người hùn tiền “mua” 5 công ruộng để sản xuất (mỗi người 50%, đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chung cho hai ông). Do quy hoạch của Nhà nước mở lộ nên 5 công ruộng trở thành mặt tiền, giá trị tăng lên nhiều lần. Lúc này, hai ông mới tranh chấp với nhau về việc phân chia đất ông nào cũng giành phần mặt tiền. Mâu thuẫn càng ngày càng nghiêm trọng.Tổ hoà giải xác định đây là vụ tranh chấp đất đai, mà cụ thể là tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải.Do vậy, Tổ hoà giải tiến hành nắm tình hình, nội vụ sự việc, tâm tư nguyện vọng của các bên, nội dung tranh chấp. Đồng thời, trên cơ sở nắm bắt quy định pháp luật về đất đai, các hoà giải viên mời hai bên đến để phân giải, nếu trường hợp mâu thuẫn quá gay gắt các hoà giải viên gặp từng bên để phân giải trước.Khi mời các bên đến, bằng kinh nghiệm của mình tổ hoà giải đã tạo ra được không khí cởi mở hợp tác của hai bên giải thích cho các bên không nên chuyện “bé xé ra to”, trong khi mối thân tình giữa hai người xưa nay không dễ gì có được.Tổ hoà giải giải thích rõ cho ông B và ông T biết được giá trị 5 công ruộng phải chia đôi, bởi vì khi hùn “mua” mỗi người đã đóng góp một nửa giá. Do vậy, ông B hoặc ông T không thể được hưởng toàn bộ mặt tiền của mảnh đất. Đây cũng là quy định của pháp luật, hai ông buộc phải tuân thủ, đừng vì tranh giành phần đất mà làm mất đi tình cảm Trên cơ sở phân tích có tình có lý, Tổ hoà giải nêu ra lỗi của cả hai ông một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn hại đến danh dự của hai ông.Góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cưVụ việc phát sinh từ cái rãnh thoát nước giữa tổ 11 và tổ 12 phường M.Trước đây, nhân dân 2 tổ này sống rất hoà thuận, bình yên đúng nghĩa tình làng, nghĩa xóm. Đất thưa, người ít, cảnh quan môi trường luôn được giữ gìn sạch sẽ. Hai tổ vẫn sử dụng chung cái rãnh thoát nước chảy qua một số hộ trong tổ.Nay vì đất chật người đông, lối sống bình dị của người dân xưa kia đã bị ảnh hưởng. một số hộ dân khi xây dựng nhà đã cố tình lấn chiếm đất rãnh gây tắc cống thoát nước. ý thức các hộ dân chưa cao, các chất thải của từng hộ gia đình cứ tự tiện thải ra các rãnh chung đó gây ô nhiễm môi trường, nhất là mùa mưa đến gây ngập úng. Chính vì vậy, những nhà ở gần cái rãnh đó bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, từ đó phát sinh mâu thuẫn, hàng xóm cãi lộn nhau gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.Từ nhiều đề nghị của người dân, Tổ trưởng Tổ dân phố kết hợp cùng với Tổ hoà giải đến từng hộ gia đình phân tích, thuyết phục bằng nhiều hình thức.Tổ hoà giải căn cứ vào Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, các quy định chung của địa phương để xây dựng khu phố văn hoá... vận động các hộ dân, khi xây dựng nhà ở phải đảm bảo xây dựng đúng phần đất của mình, không được lấn chiếm đất lẫn nhau, mỗi hộ gia đình phải xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo theo quy định, giữ gìn vệ sinh chung, không thải các chất bẩn khi chưa được xử lý. Sau khi gặp gỡ các gia đình, tổ dân phố tiến hành họp tổ trên tinh thần dân chủ, cùng bàn bạc và thống nhất:Nhân dịp Nhà nước đang có chủ trương cấp xi măng xây dựng đường, cống rãnh ở khu phố, thôn, bản. Tổ đứng ra đề nghị phường cấp xi măng, các hộ gia đình đóng góp ngày công, cát, sỏi... cùng nhau hợp sức để làm đường và rãnh thoát nước chung cho nhân dân đi lại được thuận tiện, vệ sinh môi trường được đảm bảo, an ninh khu phố được giữ vững, góp phần xây dựng khu phố văn hoá thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.Quyền về lối đi qua bất động sản liền kềKhoảng cuối tháng 3 năm 2003 nhiều cơ quan cấp tỉnh, thị xã và cấp xã đều nhận được một số đơn khiếu kiện giống nhau do tập thể danh sách gồm 18 người đứng tên, có 12 người có chữ ký và 6 người không ký.Nội dung đơn khiếu nại việc ông P ở ấp X rào đường đi chung có sự hỗ trợ của Trưởng ấp.Sau khi xác minh rõ nguồn gốc sự việc, Ban Tư pháp đã kết hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, một số ban, ngành xã có liên quan trong đó có Ban địa chính, Hội nông dân, Hội phụ nữ... và tổ hoà giải ấp để tiến hành hoà giải.Cuộc hoà giải bao gồm gia đình ông P và 18 người đứng tên trong đơn, nhưng chỉ có 12 người đến dự còn 6 người không ký tên trong đơn thì không dự; họ cho rằng việc ông P làm không ảnh hưởng gì đến đời sống, sinh hoạt của họ nên khi người làm đơn đến vận động ký tên họ đã không ký và bây giờ cũng không dự họp vì không có liên quan!Sỡ dĩ xảy ra tình huống trên là do miếng đất của ông P có ba lối đi xuyên qua và đan ca rô với nhau; trong đó có một lối đi ngách tắt ngang dài khoảng 40 mét. Ông P thấy lối đi ngách này, không phải là lối đi chính, vả lại nếu ông rào đi thì trên đất ông vẫn còn hai lối đi song song nhau, một lối trước cửa, một lối sau hè, bà con vẫn đi lại trên đất ông, không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt chung, còn ông thì cũng đỡ phức tạp trong việc bảo vệ hoa màu, tôm nuôi và theo ông “đường phải ra đường” để còn đầu tư nâng cấp cho dễ dàng đi lại.Trước khi rào đoạn đường này, ông P có đến xin Trưởng ấp là ông H, ông H đồng ý nhưng yêu cầu ông P chờ 6 tháng sau hãy rào để ấp vận động nâng cấp hai lối đi kia (cũng trên đất ông P) khô ráo, không trở ngại việc đi lại của bà con.Tại cuộc hoà giải, 12 người ký tên trong đơn khiếu nại có 8 người qua phân tích thấu tình đạt lý của Ban Tư pháp xã và tổ hoà giải đã thấy trong một khu đất mà có tới ba con đường đi xuyên ngang thì đúng là thiệt thòi cho người có quyền sử dụng. trên thực tế, nếu rào đoạn đường này cũng không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, đi lại của bà con. Tuy nhiên, do suy nghĩ chưa kỹ nên khi được vận động thì mọi đều ký vào đơn.Trưởng ban Tư pháp xã đọc khoản 1, Điều 280 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, trong đó quy định rõ “chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề nếu không có thoả thuận khác”. Từ quy định này, cuộc họp phân tích thấy việc rào ngõ tắt trên cũng không tạo ra sự vây bọc đối với bất kỳ hộ nào và cũng có sự đóng góp đền bù cho ông P, hay có thoả thuận để ông P dành lối đi tắt cho mình.Bên cạnh đó, tổ hoà giải phân tích việc gửi đơn tràn lan, vượt cấp và vận động nhiều người ký tên như thế là không tốt và thiếu tinh thần đoàn kết, xây dựng, cần phải rút kinh nghiệm.Hai hôm sau, trưởng ấp vận động nhân lực trong ấp cùng góp công khiêng đá bắc cầu, nâng cấp thêm một bước nữa hai con đường mới, bà con vui vẻ bắt tay cùng làm.Chuyện tranh chấp “bên con, bên cháu”Tổ hoà giải của ấp G nhận được đơn đề nghị của một phụ nữ trong ấp. Qua tìm hiểu, tổ hoà giải được biết người phụ nữ này đã lấy một người chồng có chứng động kinh, bên nhà chồng cho hai vợ chồng 5 công đất để vợ chồng làm ăn sinh sống. Chẳng bao lâu, khi hai vợ chồng đã có được một đứa con thì chồng chị qua đời sau một cơn động kinh. Dù chồng chết, nhưng chị vẫn thủ tiết thờ chồng, nuôi con và luôn làm tròn nghĩa vụ dâu con nên rất được bên chồng thương mến, xem như con ruột và mối quan hệ ấy, qua mười năm vẫn duy trì tốt đẹp. Qua tìm hiểu Tổ hoà giải, biết được gia đình bên chồng đã đồng ý gả “nàng dâu như con gái” của mình cho một thanh niên xã bên. Chuyện tranh chấp “bên con, bên cháu” bắt đầu xảy ra từ thời điểm này.Gia đình bên chồng buộc chị phải dỡ nhà với lý do: “Có chồng phải về bên chồng mà ở. Nhà này gia đình cho xây cất để vợ chồng nó ở, giờ có người khác thì dỡ chứ không chứa được...”. Bên nhà chồng buộc chị phải để con cho họ với lý do có người nối dõi. Tổ hoà giải cũng ngầm hiểu việc này có liên quan đến 5 công đất mà bên chồng đã cho hai vợ chồng chị trước đây.Sau khi xác minh làm rõ các mối quan hệ, Tổ hoà giải đã chọn ngày giờ và mời các bên đến hoà giải.Tại cuộc hoà giải, bên nhà chồng khăng khăng nói trước đây gia đình mình cho đất, cho cây để vợ chồng chị cất nhà ở và làm ăn, sinh sống với nhau, giờ chồng chị chết, chị có chồng khác thì phải theo chồng, gia đình dỡ nhà lấy đất lại và con của chị nhưng là cháu nội của người ta, người ta phải giữ lại để nối dõi tông đường... đó là phong tục xưa nay buộc chị phải thực hiện.Trước tình hình như vậy, Tổ hoà giải giải thích rằng không có phong tục, tập quán nào ở địa phương quy định như vậy. Trường hợp của chị, chồng đã chết và đã thủ tiết thờ chồng 10 năm thì việc tái giá là điều pháp luật không cấm. Người nào cố tình ngăn cản hôn nhân tự nguyện của họ là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý.Sau khi nghe hoà giải viên trình, bày đại diện bên nhà chồng của chị trình bày: “áo mặc sao qua khỏi đầu, tui đâu có cản nó có chồng nhưng ai muốn vô ở trong nhà, trong đất này phải qua chúng tôi chứ! Không nói gì nữa cả, có chồng theo chồng, dỡ nhà trả đất lại cho tui, đi đâu đi, ở đâu ở, cháu nội tui để lại đây nối dõi cho tông đường nhà tui...”Một hoà giải viên Tổ hoà giải nhẹ nhàng phân tích: “Thím nói xong rồi phải không, vậy thím cho tôi hỏi: Một là cái nhà thím cho vợ chồng con trai thím cất ở phải không? Hai là 5 công đất, thím cũng cho vợ chồng nó mười mấy năm nay chứ gì? Và hiện tại Sổ hộ khẩu và giấy chủ quyền đó do ai đứng tên?”Đại diện bên nhà chồng cho rằng “Ừ ! Thì cho vợ chồng nó, chồng nó đứng tên, nhưng chồng nó đã chết rồi không cho ai khác vô được!”.Nghe tới đây, Tổ trưởng Tổ hoà giải mỉm cười và nói nhỏ nhẹ: “Thím hãy nghe tôi nói đây: Thứ nhất, quyền làm mẹ và được nuôi con của người phụ nữ luôn được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, nhà và đất gia đình đã cho con và dâu mười mấy năm rồi, chồng chết thì vợ, con là người trong hộ sẽ thừa kế theo quy định của pháp luật... hơn nữa là cha mẹ cho con cháu không hết, chắc thím giận mà nói vậy thôi chứ ai cho đã lâu nay rồi nay lại đòi phải không..?”Thấy đại diện bên chồng có vẻ ngượng ngùng, lúng túng, Tổ trưởng Tổ hoà giải mừng thầm vì câu chuyện sắp đến hồi kết nhưng lại có ý kiến “Con nó thừa kế thì giao nhà, đất cho nó!”. Tổ hoà giải buộc phải phân tích thêm: “Tài sản chung của vợ chồng, chồng chết thì vợ thừa kế, con nó còn quá nhỏ, chưa được 10 tuổi làm sao giao được”. Bên chồng của chị ấy lại có ý kiến khác: “Nó còn nợ tui 5 chỉ vàng...” “Mượn thì phải trả” - Tổ trưởng Tổ hoà giải giải thích và người chị dâu này chấp nhận.Tổ hoà giải tiếp tục phân tích những tình cảm tốt đẹp giữa mẹ chồng, nàng dâu; ông bà và cháu nội... ai nuôi rồi nó cũng nối dòng, nhưng... “Có chi bằng cơm với cá, có chi bằng má với con” và khuyên bên chồng nên để cho chị được nuôi con của mình, đất đai sau này cũng cháu nội bà hưởng chứ ai...Sau khi nhận rõ tình lý, phải trái, bên chồng đã đồng ý không đòi đất, dỡ nhà của nàng dâu và không ép chị phải giao con hay đuổi đi nữa và Tổ hoà giải cũng khuyên chị “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, dù có chồng khác cũng phải nhớ công ơn cha mẹ chồng này đã giúp đỡ, thương mình như con nên phải có trách nhiệm báo đáp công ơn đó.Cuộc hoà giải thành công mà phần lớn nhờ Tổ hoà giải đã áp dụng cách phân tích thấu tình, đạt lý kết hợp với nội dung pháp luật phù hợp, giúp người trong cuộc tự nhận ra lẽ phải, cảm thông nhau và thoả thuận không tranh chấp với nhau. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà trong việc thoát nước mưaĐó là câu chuyện tranh chấp giữa gia đình nhà ông T và ông Q. Nguyên nhân là do nhà ông Q xây ô văng đua ra ngoài ngõ đến hơn 1 mét, điều này làm nước mưa trên mái nhà ông Q đổ xuống ngõ cản trở sự đi lại của gia đình ông T và các hộ gia đình bên trong. Mâu thuẫn kéo dài, ông Q cứ khăng khăng khẳng định đất móng nhà ông xây đúng với ranh giới còn phần ô văng ông xây đua ra không làm ảnh hưởng gì đến ai. Từ việc kém nhận thức của ông Q nên dẫn đến mâu thuẫn kéo dài. Biết được sự việc trên, tổ hoà giải đã đến gặp gỡ, vận động, phân tích cho các bên liên quan hiểu về các quy định của pháp luật dân sự như: Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa, lắp đặt đường ống dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản liền kề hoặc chảy ra lối đi, đồng thời yêu cầu gia đình ông Q phải phá bỏ ô văng đã xây đua ra. Qua hoà giải, hai gia đình đã đi đến thống nhất là gia đình ông Q phải xây ngăn và làm ống dẫn nước xả vào vị trí trên đất nhà mình. Sự việc này đã được tổ hoà giải thực hiện một cách công phu, kiên trì thuyết phục đã làm cho gia đình ông Q hiểu được việc làm sai của mình và có biện pháp khắc phục.Tranh chấp lối đi chungDo cùng đi chung một ngõ nên khi hai gia đình ông D và T (là hai anh em con chú con bác cùng theo đạo Thiên chúa giáo) có tranh chấp về phần ngõ đi chung. Ông D không cho gia đình ông T đi với lý do phần ngõ trước đây là của gia đình ông. Còn ông T thì cho rằng ngõ là của chung hai nhà nên bây giờ phải chia đôi. Mâu thuẫn giữa hai nhà rất căng thẳng khi mùa vụ vừa qua nhà ông D cố tình không cho ông T phơi rơm rạ, thậm chí đã xảy ra xô xát. Sau đó, ông D chia ra, nhà ông hai phần còn nhà ông T một phần. Gia đình ông T không đồng ý và đòi chia đôi ngõ. Mâu thuẫn gia tăng khi sáng hôm sau phần tường nhà ông D xây bị đổ, ông D cho rằng ông T đã phá đổ tường nên chửi bới và quyết định không cho gia đình ông T đi qua nữa, còn ông T nói rằng mình không xô đổ tường mà do tường tự đổ... ông T làm đơn nhờ chính quyền can thiệp.Sau khi xem xét sự việc, Uỷ ban nhân dân xã đã chuyển vụ việc trên cho Tổ hoà giải xóm 6 xem xét giải quyết. Tổ hoà giải xóm đã họp các thành phần trong tổ gồm Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh để bàn cách giải quyết và thống nhất giao cho ông C là Tổ trưởng kiêm Bí thư chi bộ giải quyết. Sau khi xem xét nguồn gốc sự việc ông C đã chủ động gặp gia đình ông D và T, lập biên bản về sự việc giữa hai bên, đồng thời phân tích cho hai ông thấu tình đạt lý. Biết hai ông đều theo đạo Thiên chúa giáo, ông đã vận dụng những quy định ngay trong tín ngưỡng của họ để giải thích cũng như tình làng nghĩa xóm “bán anh em xa mua láng giềng gần” huống chi hai ông đều là anh em thì những xung đột như vậy sẽ đánh mất đi tình cảm gia đình; mặt khác, ông vận dụng những quy định của pháp luật trong Bộ luật dân sự về Quyền lối đi qua bất động sản liền kề để giải thích, giúp cho mọi người thấy được trách nhiệm của chính bản thân mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật mà mỗi người công dân phải làm.Nhờ sự kiên trì cũng như cách vận dụng hoà giải một cách linh hoạt mà hai gia đình ông D và T đã hiểu ra được ý nghĩa của tình anh em, trách nhiệm của người công dân, họ đã vui vẻ và tuyên bố cùng giữ lại phần ngõ đi chung đó như biểu hiện tình đoàn kết...Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnhNgày 10/2/2001, vợ chồng ông H đã thế chấp quyền sở hữu căn nhà của mình cho vợ chồng ông N để vay 200 triệu đồng. Hợp đồng được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực. Tháng sau, do thiếu vốn kinh doanh, vợ chồng ông H đã bán căn nhà cho bà L (em vợ ông H) với giá 200 triệu đồng (mặc dù có người trả giá 250 triệu đồng) với điều kiện bà L sẽ dùng quyền sở hữu căn nhà trên bảo lãnh cho vợ chồng ông H tiếp tục giữ nguyên số tiền 200 triệu đồng vay của ông N. Vợ chồng ông N đồng ý nhận việc bảo lãnh của bà L, thủ tục bảo lãnh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân huyện X.Đầu năm 2002, hợp đồng đến hạn, vợ chồng ông H làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho vợ chồng ông N. Vợ chồng ông N đã yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá căn nhà để thanh toán nợ. Bà L khởi kiện vợ chồng ông H. Các bên mâu thuẫn với nhau trầm trọng.Khi được giao hòa giải vụ việc, hòa giải viên Tổ hoà giải đã nhận thấy đây là trường hợp thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh và các bên đã thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Các hợp đồng đều được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực. Nội dung hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Trong thời hạn thế chấp còn hiệu lực, bên thế chấp đã bán tài sản cho người khác, đồng thời thay việc thế chấp bằng việc bảo lãnh tài sản để đảm bảo số tiền vay và có sự thỏa thuận của các bên.Căn cứ vào quy định tại Điều 358 của Bộ luật dân sự năm 1995 về thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh, hòa giải viên đã giải thích cho bà L là bà là người bảo lãnh số tiền vay 200 triệu đồng của ông H. Khi ông H không có khả năng trả nợ, bà L có nghĩa vụ thanh toán số tiền trên cho vợ chồng ông N là đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bà L không thực hiện nghĩa vụ, vợ chồng ông N có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bà L thanh toán số tiền ông H vay kể cả lãi suất. Nếu việc thanh toán không được thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế, bán đấu giá ngôi nhà để thanh toán khoản nợ của vợ chồng ông H. Vợ chồng ông H có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền mà bà L đã bảo lãnh.Tuy nhiên số tiền nợ của vợ chồng ông H quá lớn so với khả năng trả nợ. Các bên không thể tự thỏa thuận với nhau. Vụ việc hòa giải không thành. Không thiện chí giải quyết mâu thuẫnTrưa đi làm về bà R xuống bếp lấy nước nấu cơm thì thấy trong chum đựng nước của nhà mình đầy đất, bà hỏi các con thì được biết là con nhà bà L người hàng xóm đổ vào.Khi vừa thấy con nhà bà L đứng bên hè nhà, Bà R bẻ cành cây quất mấy cái vào mông ba đứa trẻ và nói: “ từ sau không được làm như vậy nữa”. Đi làm về thấy con khóc, bà L hỏi và được biết là bị bà R đánh. Trong lúc bực tức bà L nhìn thấy bà R đang gánh nước ở giếng chung của thôn, bà liền hỏi: “tại sao chị đánh con tôi?” và giằng đòn gánh đánh vào người bà R. Sau khi bị đánh, bà R đã đến bệnh viện để chụp phim, mua thuốc và thuê xe ôm hết 80.000đồng. bà R yêu cầu bà L phải thanh toán số tiền 80.000đồng và 200.000đồng tiền bồi dưỡng sức khoẻ cho mình, nhưng bà L không đồng ý. Do yêu cầu không được đáp ứng, bà R làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo Ban Tư pháp xã chuyển đơn về Tổ hoà giải thôn 8 để giải quyết lần đầu. Vì không hài lòng cách ăn nói tục tĩu của bà L và sợ làm mất lòng tin một trong hai bên nên Tổ hoà giải thôn đã chậm tiến hành các bước cần thiết để tiến hành một cuộc hoà giải.Yêu cầu của mình chưa được giải quyết, lại liên tục bị bà L đe dọa nên bà R lại tiếp tục gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã giao cho Tổ hoà giải cấp xã tiến hành hoà giải. Sau khi nhận được hồ sơ, Tổ hoà giải có đại diện của Hội phụ nữ, Hội nông dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cùng tham gia. Tổ hoà giải đã phân tích những sai trái của các bên như sau: Về phía bà R đánh con bà L là sai, đáng chê trách nhưng bà R cũng chỉ đánh nhẹ mang tính chất răn đe mấy đứa nhỏ, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bọn chúng. Về phía bà L dùng đòn gánh đánh bà R gây thương tích nhẹ là vi phạm pháp luật, nếu gây thương tích nặng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự...hơn nữa về mặt tình cảm hai gia đình là hàng xóm của nhau, hai bên nên bỏ qua những mâu thuẫn nhỏ để sống hoà thuận làm gương cho con cháu. Về phần bồi thường: bà L có trách nhiệm trả cho bà R 80.000 đồng số tiền chi phí cho việc chụp phim, mua thuốc và thuê xe ôm.Qua sự khuyên giải và phân tích của Tổ hoà giải nhưng bà R vẫn không đồng ý với cách hoà giải đó vì bà cho rằng Tổ hoà giải và chính quyền địa phương có phần bênh vực cho bà L mà không bảo vệ quyền lợi cho bà. Hơn nữa, bà R cho rằng mình là người dân tộc thiểu số ít anh em họ hàng dễ bị bà L đánh vào bất kỳ lúc nào. Do đó, bà R tiếp tục làm đơn gửi công an huyện đề nghị công an huyện giải quyết buộc bà L phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng yêu cầu của mình.Lý do hoà giải không thành:- Hoà giải viên chưa nhiệt tình với công việc, còn ngại va chạm, còn nể nang mà không kịp thời hoà giải để các bên thông cảm, bỏ qua cho nhau.- Hoà giải viên còn hạn chế về hiểu biết phong tục, tập quán của người cần hoà giải để đưa ra lời khuyên giải cho phù hợp với pháp luật và phong tục.- Các bên tranh chấp chưa có thiện chí với nhau cùng giải quyết mâu thuẫn của mình. Tranh chấp quyền sử dụng đấtÔng E thoả thuận sang nhượng cho bà T hai khu đất: phần đất vườn và đất bãi bồi tọa lạc tại BH3 và MK (là phần bãi bồi thì hai bên không tranh chấp vì phần đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Sự việc tranh chấp đất vườn diễn ra như sau:Hai bên thoả thuận tự đo ngang 23 mét, dài 30 mét và tính theo diện tích khoảng chừng 690 m2, sau đó hai người làm giấy thỏa thuận (viết tay) với diện tích trên. Bà T ứng trước cho ông E 10.000.000đ. Sau đó, hai bên đến địa chính xã để làm hợp đồng sang nhượng và đã ký tên vào toàn bộ hồ sơ nhưng trong hợp đồng không đề rõ diện tích mà chỉ thoả thuận với nhau và tiến hành cắm mốc giới theo thực tế khu đất, đợi khi thuê đo đạc xong thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên mua.Sau khi hoàn thành thủ tục đo đạc, bà T đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 865,40 m2, chứ không như diện tích đã được thể hiện trong giấy viết tay trước đây là 690m2. Nên ông E không chấp nhận, tranh chấp xảy ra.Sau khi xác minh và đưa ra hoà giải, với sự việc trên thì thực tế quá trình làm hợp đồng sang nhượng ông E đã thực hiện ký tên đầy đủ vào hợp đồng. sau khi thuê đo đạc xong ông E cũng không có khiếu nại gì về diện tích, đến khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông lại khiếu nại và căn cứ vào tờ thoả thuận. Ban hoà giải đã giải thích cho bên bán hiểu rõ về quy trình sang nhượng và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải căn cứ vào hợp đồng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và vận động hai bên tự thương lượng nhưng không đi đến thống nhất và ông E yêu cầu được chuyển vụ việc đến Toà án để giải quyết.Chia đất côngÔng C và cô H là hai anh em ruột. Năm 2000, cô H kết hôn với N. Năm 2001, gia đình ông C đã bàn bạc và thống nhất chia cho vợ chồng H một mảnh đất với diện tích là 60m2 là (đất không chuyên dùng) đất thuộc quỹ đất Quốc phòng, nên mảnh đất của gia đình ông C không được cấp bìa đỏ. Đến năm 2003 thì mâu thuẫn xảy ra, do ông C nghi ngờ ông N (em rể) có quan hệ bất chính với vợ mình, nên ông C đã đòi lại mảnh đất và ông N, ông C thường xuyên cãi vã, gây mất trật tự an ninh của thôn.Tổ hoà giải đã phân tích rõ cho ông C thấy rằng đây là mảnh đất thuộc quỹ đất quốc phòng, nhưng vì gia đình ông đến cư trú đã lâu và chưa có đất để di chuyển gia đình ông đi nơi khác, do vậy thời gian này tạm thời để gia đình ông ở trên mảnh đó. Gia đình ông không được quyền sử dụng mảnh đất đó (không được cấp sổ đỏ). - Gia đình ông chia cho vợ chồng H mảnh đất 60m2 là sai vì đây là thuộc quỹ đất quốc phòng nên chỉ được phục vụ vào lợi ích quốc gia.- Việc ông nghi ngờ ông N quan hệ bất chính với vợ mình phải xem xét có thật hay không phải có chứng cứ rõ ràng.- Việc ông C và ông N thường xuyên cãi vã là sai, ông N là em rể phải xử sự theo đạo làm em, việc 2 ông cãi nhau đã gây mất trật tự xóm làng, làm tổn hại đến tư tưởng tình cảm anh em nội bộ trong gia đình, như thế thì không giải quyết vấn đề gì.- Anh em cãi nhau, thì ông N nên chủ động xin lỗi ông C không nên “để cái sảy, nảy cái ung” mâu thuẫn chồng chéo dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.Mặc dầu đã tiến hành hoà giải nhiều lần nhưng mâu thuẫn của hai gia đình càng trở nên gay gắt, ông C làm đơn kiện ra Toà án huyện.
II. LĨNH VỰC HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH1.Mê đánh đề, vợ chồng mâu thuẫnAnh H và chị T đã lấy nhau được hơn 20 năm, hiện có 2 con đang tuổi đi học. Cuộc sống của gia đình anh chị thật vất vả, hàng ngày chị tần tảo buôn bán mớ rau kiếm sống, anh làm nghề sửa chữa xe đạp.Gần đây, anh H bỏ bê công việc lao vào nạn đánh số đề, rượu chè bê tha. Chị T khuyên nhủ, thuyết phục chồng không được. Hai vợ chồng thường to tiếng, xô xát, gây mất trật tự khu phố.Nhận được thông tin, Tổ hòa giải đã đến giải quyết. Sau khi nghe anh H và chị T trình bày sự việc, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, các thành viên Tổ hòa giải đã phân tích đúng sai, thuyết phục, hòa giải hai bên. Đối với anh H, việc anh say mê, lao vào nạn lô đề là sai không những gây thiệt hại cho kinh tế gia đình vốn đã rất khó khăn mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự trị an của xã hội, sẽ bị xử phạt hành chính, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm hòa giải một số vụ việc cụ thể.docx