Kinh tế Việt Nam - Các giai đoạn phát triển

Lời mở đầu 1

Nội dung

I. Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển 2

II. Tổng quan kinh tế đất nước 2003 3

III. Kinh tế thế giới 2004- những dự đoán 4

IV. Tăng thu nhập quốc dân - Những giải pháp chính 7

Lời kết 9

 

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế Việt Nam - Các giai đoạn phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu "Thu nhập quốc dân" - một tiêu chí quan trọng để đánh giá nền kinh tế một quốc gia hẳn bạn đã biết. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến khái niẹm này và bạn có quan tâm đến kinh tế thời "mở" ở Việt Nam không. Hãy cùng tôi tìm hiểu một số vấn đề trong tiểu luận này: - Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển - Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2004 - Kinh tế thế giới 2004 - Những dự đoán. - Tăng thu nhập quốc dân - những giải pháp chính. Nội dung Thu nhập quốc dân là tổng sản phẩm mới (giá trị mới) sáng tạo trong một năm (là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi số liệu sản xuất đã hao phí trong một năm). I. Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển Sau khi thống nhất đất nước, nước ta quá độ tư bản chủ nghĩa mà xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự nóng vội sai lầm, Lênin đã từng cho rằng: "Khi chưa có đủ các yếu tố cần thiết thì không nên xây dựng XHCN. Sai lầm ấy đã đưa nền kinh tế Việt Nam vào thời kỳ khủng hoảng, trì trệ vô cùng đen tối. Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến đáng kể: Siêu lạm phát bị đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7%; 1987 là 223,1%; 1989 là 34,7% là 1990 là 67,4%). Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,7% - sản xuất công nghiệp mỗi năm tăng 13,5%. Viện trợ từ nước ngoài tăng nhanh bao gồm vốn FDI và ODA. Tuy nhiên đến năm 1995 kinh tế vẫn còn bị bao vây và cấm vận trong khi hệ thống XHCN ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu bị sụp đổ. Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, mở rộng thị trường Việt Nam đã gia nhập ASEAN (28/7/1995 "Bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật với Liên minh Châu Âu". Từ thời điểm năm 1993 kinh tế Việt Nam đã bước sang thời kỳ mới GDP bình quân đạt 9%, sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 28,4%. Năm 1997 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. GDP liên tục giảm (năm1996 là 9,34%; 1997 là 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83%; 1999 chỉ đạt 48%). Đóng góp cho GDP của các ngành đều giảm. Đứng trước khó khăn to lớn, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 thực hiện cùng một lúc 2 mục tiêu "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá" với kế hoạch này nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu hồi phục. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch khá nhanh: Từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ). Năm 2002 tỉ trọng các ngành trong GDP là nông nghiệp 23%, công nghiệp 38,6%, dịch vụ 35,5%. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng, năm 2001 xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, nhập khẩu đạt 16 tỷ USD; năm 2002 xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19,3 tỷ USD. Nhìn chung với chính sách đổi mới toàn diện đã đề ra chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam. II. Tổng quan kinh tế đất nước 2003 Trong điều kiện khó khăn và có nhiều thách thức như kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh Iraq, dịch SARS, hạn hạn và lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ đến nhiều vùng nhưng nền kinh tế nước ta năm 2003 vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đều đặt ra vượt kế hoạch mà Nghị quyết Quốc hội đề ra. Năm 2003 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,24%. Các ngành kinh tế chủ yếu đề tăng trưởng khá và tiếp tục chuyển dịch cơ cáu theo hướng tích cực. Sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 14,5-15% vượt mức kế hoạch đạt 40% tỉ trọng GDP. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng khá. Năng suất lúa cả năm ước đạt 46,6% tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 34,7 triệu tấn - xuất khẩu vẫn đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Sản lượng thuỷ sản tăng 8,6% chiếm 21,3% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thật sự trở thành ngành sản xuất chính. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ duy trì được nhịp độ. Hoạt động du lịch, hàng tháng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS đã phục hồi và hoạt động khá sôi nổi những tháng cuối năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng lên, ước đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt 38%. Kim ngạch xuất khẩu trong năm qua đạt 19,9 tỷ USD tăng 19%, nhập khẩu lên đến 25 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm về số lượng dự án nhưng tăng lên về số vốn. Cũng trong năm qua đã giải quyết được việc làm cho 40,5 triệu lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,8%. Ngân sách Nhà nước thu vượt dự toán, lạm phát 4,7% vẫn ở trong mức cho phép. III. Kinh tế thế giới 2004 - những dự đoán Nền kinh tế thế giới năm 2003 cho thấy dấu hiệu đáng mừng: nhiều cường quốc kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại. Đặc biệt là Nhật Bản - bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) kinh tế Nhật Bản sau một thời gian suy thoái đã trỗi mình. Năm 2003 GDP ở Nhật Bản ước tăng 6,2%. Mỹ do đầu tư quá nhiều vào cuộc chiến tranh Iraq nên tốc độ tăng trưởng không cao nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng: GDP ở Mỹ tăng 2,1%. Châu Âu - nơi duy nhất không bị ảnh hưởng của SARS đã chứng tỏ mình là một khu vực kinh tế mạnh. Đồng EURO liên tục lên giá so với đồng USD chứng tỏ kinh tế châu Âu đã vượt Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Năm 2003 người ta nói nhiều hơn đến châu á bởi đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch SARS nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn rất cao. Tăng trưởng kinh tế châu á (trừ Nhật Bản năm 2003 đạt 5,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc là 7,26%; Việt Nam là 7,24%, ấn Độ là 5,3%, Hàn Quốc là 4,1%, Thái Lan và Malaysia là 3,5%, Philipin là 3,48%. (Số liệu công bố tháng 2/2004 của ADB) Năm 2004 tới đây được đánh giá là năm sôi động của nền kinh tế thế giới. Thị trường thương mại quốc tế thế giới là Châu Âu - Châu á. Các nền kinh tế mạnh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng. Châu Âu 2004 sẽ là khu vực tài chính, tiền tệ lớn nhất thế giới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên nữa. Khả năng cạnh tranh toàn diện giữa EU và Mỹ trên lĩnh vực kinh tế là ngang bằng. Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển theo đà tăng trưởng của năm 2003. Riêng Mỹ sau khi cuộc chiến Iraq đã kết thúc hơn 1 năm, bây giờ Mỹ đang tích cực xây dựng kế hoạch cải thiện nền kinh tế. Mới đây Mỹ, EU và Nhật Bản đã thương lượng với nhau về vấn đề đồng USD sụt giá quá thấp so với đồng EURO nhưng Mỹ vẫn kiên quyết với kế hoạch. Đồng Đô la mạnh cho thấy Mỹ quyết tâm là quốc gia số 1 về kinh tế. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra dự đoán rằng châu á vẫn sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất và Trung Quốc khẳng định mình là một trong 4 cường quốc kinh tế hàng đầu bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trung Quốc đang có rất nhiều cơ hội phát triển nhất là khu nước này vừa gia nhập WTO năm 2003. Dự đoán chỉ số tăng trưởng của Trung Quốc năm 2004 sẽ là 7,5% - 8%. Bên cạnh đó cũng có nhiều lo ngại cho kinh tế thế giới năm 2004. Đó là sự trở lại cho dịch bệnh SARS quả bom khủng bố sẽ còn xảy ra ở đâu sau Madrid (3/2004 các dịch cúm gia cầm có còn trở lại như hồi đầu năm, có hay không một cuộc chiến tranh như ở Iraq) * Việt Nam - triển vọng 2004 Năm 2004 được Chính phủ đánh giá là năm rất quan trọng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005. Đây được xem là năm tạo đà để chúng ta hoàn thành chương trình 5 năm, là bước quan trọng để chuẩn bị thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010. Việc đẩy lùi thành công dịch cúm gia cầm do virut H5-N1 gây ra hồi đầu năm đã tạo niềm tin rất lớn cho phát triển kinh tế 2004. Mới đây, tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã chấp nhận để Việt Nam trở thành thành viên chính thức. Đây được xem như vận hội lớn nhưng cũng là thách thức với kinh tế Việt Nam. Một thị trường rộng lớn nhưng khó tính đang mở ra trước mắt chúng ta đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế là tăng về số lượng nhưng cũng phải nâng cao chất lượng. Ngân hàng thế giới (World Bank) dự báo chỉ số tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ là 7,5% - 8% ngang bằng Trung Quốc trong năm tới. Dự báo này của World Bank là rất có lợi, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngày một tin tưởng hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Tới đây khi mà Việt Nam tổ chức Hội nghị á- Âu lần thứ 5 (ASEM-5) hi vọng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên nhiều. Tuy nhiên trong năm 2004 chúng ta cần phải giải quyết xong vụ kiện Việt Nam bán phá giá tôm của nông dân Mỹ. Nếu sự việc kéo dài ngành xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại sẽ rất nặng nề. IV. Tăng thu nhập quốc dân - Nhưng giải pháp chính Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến, bộ mặt của đất nước đã tha đổi nhưng chúng ta cần nhìn vào thực tế khác của đất nước. Đó là việc sử dụng chưa triệt để những tiềm năng sẵn có, nguồn lợi thuỷ sản xa khơi là rất lớn nhưng chương trình "đánh bắt xa bờ" không được thực thi nhiều. Đó là việc hàng triệu lao động thất nghiệp, chợ người lúc nào cũng đông, đội ngũ xe ôm đâu cũng có. Người ta bỏ quê ra thành phố thế đồng ruộng để cho ai? Rõ ràng chúng ta chưa có chính sách phát triển kinh tế địa phương một cách hợp lý. Được đánh giá là nơi đầu tư an toàn, ít rủi ro tác động tăng trưởng cao nhưng Việt Nam vẫn không phải là nơi đầu tư lý tưởng. Vì sao? Cơ chế quản lý còn yếu quá, thủ tục thì quá rườm rà, nhiều doanh nghiệp nước ngoài không được giúp đỡ nhiều thử hỏi làm sao họ dám đầu tư. Chúng ta hiện nay chỉ được xếp vào hàng 60/80 các nước có khả năng cạnh tranh, không phải mặt hàng của chúng ta sản xuất không tốt mà do tiếp cận thị trường quá kém. Hướng tới để trở thành một "con rồng châu á" chúng ta cần khắc phục những khó khăn, yếu điểm trên - nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Vừa qua kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã đề ra 4 nhiệm vụ kinh tế lớn: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Với nông nghiệp nông thôn sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, lao động đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi. Đối với công nghiệp thì tập trung phát triển ngành, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng lao động. Phát triển các ngành dịch vụ, chú trọng nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ tài chính - tiền tệ, bưu chính - viễn thông. - Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước để tăng đầu tư phát triển nhất là tăng nguồn vốn từ khu vực dân cư nhằm đảm bảo cho mức tăng cần thiết đối với tổng vốn đầu tư xã hội. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng nhanh xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho hàng hoá nông sản, thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh. - Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến rõ rệt về mặt xã hội, coi đây là vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững, giải quyết có hiệu quả công tác xoá đòi, giảm nghèo. * 5 nhóm giải pháp chính: - Tiến hành điều chỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh. - Tạo môi trường, điều kiện phát triển kinh tế trên cơ sở tăng quy mô đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và tính hiệu quả, đẩy nhanh sự phát triển của các ngành kinh tế mới như điện tử, cơ khí chính xác - Tạo sự chuyển biến mạnh trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút kêu gọi đầu tư trong nước cũng như đầu tư vốn nước ngoài với những chính sách ưu đãi. Mở cửa thị trường xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn. - Cải cách hành chính, có những chính sách hợp lí để phát triển kinh tế nông thôn, giảm thất nghiệp. Lời kết Đề tài "Thu nhập quốc dân" là đề tài không chỉ tôi mà rất nhiều bạn viết, phải chăng vì nó dễ? Xin thưa là không dễ, chính vì nó là một khái niệm quá rộng bao gồm cả nền kinh tế nên khi viết bài luận này tôi đã không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi đã cảm thấy rất khó khăn, nhưng viết đến "lời kết" này tôi cũng tạm hài lòng. Dũng cảm mà nói thì nước ta còn nghèo quá, dân ta còn lạc hậu nhiều so với thế giới. Thoát khỏi nghèo đói là điều mong mỏi của tất cả chúng ta. Cách tốt nhất là thực thi các giải pháp kinh tế một cách có hiệu quả. Chúng ta cùng nhau hướng tới một Việt Nam phồn thịnh. Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung I. Kinh tế Việt Nam - các giai đoạn phát triển 2 II. Tổng quan kinh tế đất nước 2003 3 III. Kinh tế thế giới 2004- những dự đoán 4 IV. Tăng thu nhập quốc dân - Những giải pháp chính 7 Lời kết 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7102.doc
Tài liệu liên quan