Thật là dễ chịu hơn nhiều so với mấy Misses ở chợ Bến Thành.
Mặc dù cả hai nơi đều làm công tác sales. Vậy sự khác biệt của
những người sales này nằm ở chỗ nào? Đương nhiên trong đó
có cả bạn và tôi.
Hầu hết chúng ta đều ghét bị bán, nói cách khác chúng ta không
thích bị người khác thuyết phục. Khi bị thuyết phục chúng ta có
cảm giác mình đang bị dụ, và thiệt thòi chắc chắn thuộc về mình.
Nhưng chúng ta thích được phục vụ và sẳn sàng trả tiền cho sự
phục vụ đó.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng bán hàng cho người không phải là sales, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ Năng Bán Hàng Cho Người
Không Phải Là Sales
Tôi không biết bạn có đang làm công việc bán hàng hay không.
Nhưng bán hàng đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nhân loại
cũng như nền kinh tế. Bán hàng giúp nguyên vật liệu, hàng hóa
và các ý tưởng được lưu thông và chuyển hóa thành những giá
trị mới. Theo Spencer Johnson “tổng sản lượng làm ra – doanh
thu bán được = phế phẩm”. Những gì sản xuất ra mà không bán
được là đồ phế thải hay không mang lại giá trị. Cũng như những
ý tưởng tuyệt vời mà không có khả năng thuyết phục thì cũng vô
ích vì bạn không thể tự mình hoàn tất mọi việc một cách tốt đẹp.
Bạn cần đạt được sự đồng thuận của người khác để hỗ trợ bạn
thực thi ý tưởng đó.
Selling là một nghệ thuật! Theo Ellen Singer. Joachim De Posada
trong tác phẩm “Không Theo Lối Mòn”, chúng ta có 6 cách để có
được sự qui thuận của người khác:
Luật – điều đã được thành văn
Tiền – để mua sự đồng thuận của người khác về những gì bạn
muốn
Vũ Lực hay Quyền lực – để bắt buộc người khác miễn cưỡng
đồng thuận làm theo ý mình
Sức ép tâm lý – đưa người khác vào thế không còn chọn lựa để
ép họ đồng thuận với mình
Nhan sắc – để quyến rũ người đi theo và qui thuận mình
Selling – Thuyết Phục người khác để đạt được điều mình muốn
và theo Ellen Singer “selling là hình thức có hiệu quả cao nhất.
Nó thể hiện sự tin tưởng của người khác dành cho bạn, và sẵn
sàng giúp đỡ bạn trong mọi hoàn cảnh, không những vậy nó còn
xây dựng cho bạn những giá trị khác khiến cho người khác phải
ngưỡng mộ”.
Selling là điều mà hầu hết tất cả chúng ta đã làm vài chục năm
nay ngay khi chúng ta muốn có được điều gì đó từ người khác.
Những trải nghiệm của bạn có thể rất nhiều trong lĩnh vực này,
nên tôi chỉ chia sẻ phần nào ở góc độ nhìn chủ quan của cá nhân
tôi.
Cách đây 6 năm, có lần tôi dẫn một đồng nghiệp vào chợ Bến
Thành đi ngang dãy bán áo quần và tôi đã bị người bán hàng đó
nắm tay kéo lại, mời mua áo, quầy thì khều vai hỏi vồn vã, quầy
khác lại ngoắc tay gọi vào nói rằng “ở đây có đủ các loại tôi cần”.
Và người đồng nghiệp của tôi cũng bị tương tự.
Cô ta mới nói “they are so aggressive, right?”
Không cần nghĩ tôi trả lời luôn “yeah, because they are sales
people”
“Is that what we do?” Cô ta lại tiếp tục hỏi tôi. Tôi bối rối trả lời
“Yes but we do in the different ways”
Lúc đó tôi không thể giải thích rõ được, mãi đến vài ngày sau khi
đi tìm đặt phòng khách sạn cho một người khách sắp về Việt
Nam, khi gặp người nhân viên sales khách sạn, cô liền tươi cười
chào hỏi “Good morning sir, I am Rose, how can I help you sir?.”.
Thật là dễ chịu hơn nhiều so với mấy Misses ở chợ Bến Thành.
Mặc dù cả hai nơi đều làm công tác sales. Vậy sự khác biệt của
những người sales này nằm ở chỗ nào? Đương nhiên trong đó
có cả bạn và tôi.
Hầu hết chúng ta đều ghét bị bán, nói cách khác chúng ta không
thích bị người khác thuyết phục. Khi bị thuyết phục chúng ta có
cảm giác mình đang bị dụ, và thiệt thòi chắc chắn thuộc về mình.
Nhưng chúng ta thích được phục vụ và sẳn sàng trả tiền cho sự
phục vụ đó.
Thường người ta không quan tâm chúng ta là ai và có gì, cho đến
khi họ cảm nhận được những giá trị chúng ta mang từ những gì
chúng ta có. Một người bạn có lần đã nói với tôi rằng “không có
tình nào là mãi mãi, không có bạn nào là trăm năm. Chỉ có lợi ích
là tồn tại vĩnh hằng”. Tôi không biết điều này có đúng không,
nhưng có vẻ hơi khó nghe?. Và Zig Ziglar cũng đã từng nói “bạn
sẽ có được mọi thứ trong đời, ngay khi giúp người khác có được
những cái họ muốn”. Nhưng có một câu nói khác tôi rất tâm đắc
của Robin Shamar “chúng ta chỉ lắng nghe những ai chúng ta
thích, làm ăn với những ai chúng ta tin, và quay lại với những ai
làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta rất đặc biệt”.
Thực tế tất cả các yếu tố trên đều là những lý do then chốt để đạt
được sự đồng thuận của người khác đương nhiên là phải thông
qua phương tiện giao tiếp. Bạn sẽ thuyết phục người khác như
thế nào nếu không giao tiếp với họ? Để đạt được các yếu tố trên
tôi muốn chia sẻ với bạn một nguyên tắc cũ mà mới đó là 90/10.
Trước đây chúng ta đã từng biết, kết quả của mọi việc được
quyết định bởi 10% do việc đó xảy ra trong hay ngoài dự kiến và
90% là do phản ứng lựa chọn của chúng ta với việc xảy ra đó.
Trong giao tiếp thuyết phục cũng vậy, 10% là những gì bạn nói
(verbal) và 90% là những gì bạn làm và thể hiện (nonverbal).
Chúng ta thường hay nói “đừng nghe những gì họ nói, mà hãy
xem những gì họ làm”. Nếu bạn nói một đằng, làm một nẻo thì
người khác sẽ theo cái nẻo bạn làm chứ không phải những gì
bạn nói. Cho dù lời nói của bạn có rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc,
và có mục đích cụ thể cùng các giá trị nó mang lại, thậm chí có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước đi nữa thì cũng chỉ tác động 10%, và
90% còn lại là kết quả của những gì người khác thấy và cảm
nhận từ bạn.
Vậy bạn nghĩ để đạt được sự đồng thuận thì người khác mong
đợi thấy gì và cảm nhận gì từ chúng ta?
Họ mong đợi thấy những tác phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết mà
chúng ta đã làm, những giá trị chúng ta đã mang lại cho người
khác như một minh chứng, và cảm nhận từ thái độ lạc quan mà
chúng ta dùng để tiếp cận với họ, từ sự khiêm tốn lắng nghe,
phong cách nhiệt tình, sự thấu hiểu tận tường về vấn đề chúng ta
muốn thuyết phục, sự phục vụ chân thành, và kinh nghiệm chúng
ta đã trải qua.
Nên Selling được định nghĩa là sự tổng hợp của một quá trình
gồm 10% từ những điều chúng ra nói và 90% là những gì chúng
ta làm và thể hiện cho người khác thấy và cảm nhận để chuyển
hóa các khoảng cách thành những mối quan hệ, những nghi ngờ
thành niềm tin, những mối bất hòa thành giao hữu, những điều
phi lý thành có lý, những rũi ro thành cơ hội, những giá trị vô hình
thành những điều hữu hình, từ không nhận thức thành có nhận
thức, từ không quen biết thành biết và thân vv…
Chắc bạn thắc mắc, thế còn những mối quan hệ, niềm tin, giao
hữu, những điều có lý, những cơ hội, những giá trị hữu hình thì
không cần sell à? Đúng vậy, bạn không cần thuyết phục nữa, vì
họ đã bị thuyết phục bởi bạn rồi J, bạn chỉ cần duy trì và gia tăng
các giá trị đó đều đặn là đủ.
Nên bài viết ký này tôi muốn mời bạn cùng tôi cùng tập thực tập
ứng dụng để hoàn thiện 10 điều liệt kê bên dưới để chắc chắn
rằng chúng ta đạt được 90% những gì mình muốn trong cuộc
sống
Tôi sẽ hoàn thiện từ chính bản thân mình trước khi làm cho mọi
việc trở nên hoàn hảo
Tất cả những gì tôi làm, tôi sẽ làm thật tốt để không ai có thể làm
ngơ trước những tác phẩm hoành tráng
Tôi sẽ tập trung truyền đạt các giá trị có thể mang lại cho người
khác, vì tôi biết chẳng ai quan tâm đến những gì tôi có cho đến
khi họ cảm nhận được giá trị tôi mang lại cho họ.
Tôi sẽ xây dựng một thái độ tích cực trong mọi tình huống, vì tôi
biết chẳng ai muốn nghe những lời than thân, trách phận, và tiếp
xúc với một người luôn rầu rĩ, bi quan.
Tôi sẽ là một người vui tính vì tôi biết “một nụ cười bằng 10 thang
thuốc bổ” và mọi người đều thích vui và tôi cũng vậy.
Tôi thích mọi người lắng nghe tôi, nên tôi sẽ khiêm tốn lắng nghe
họ, như thể tôi chưa bao giờ được nghỉ
Tôi sẽ là một người nhiệt tình trong mọi việc vì tôi biết nhiệt tình
là khởi đầu cho mọi thắng lợi của đôi bên win/win. Và chẳng ai
muốn tham gia vào cuộc chơi với một người kém nhiệt tình
Tôi sẽ trau dồi kiến thức chuyên môn, và nắm rõ những gì mình
muốn sell vì người khác chỉ thích nghe những lời khuyên từ
chuyên gia.
Sự chân thành sẽ giúp tôi có được lòng tin của người khác.
10. Và sự tự tin vào chính mình sẽ cũng cố thêm niềm tin của
người khác về tôi
Chúc bạn thành công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_ban_hang_cho_nguoi_khong_phai_la_sales_4438.pdf