5 bước lập kế hoạch nghề nghiệp
Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá lối sống, sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không khó! Bạn chỉ cần nắm vững năm bước sau:
Bước 1: Đánh giá bản thân
Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung có các dạng tiêu biểu sau:
+ Lương bổng có quan trọng với bạn không?
+ Bạn thích làm việc gì?
+ Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa?
+ Bạn mô tả về bản thân mình như thế nào?
+ Kỹ năng nào bạn đã có?
+ Những khóa đào tạo nào bạn đã tham dự (hoặc muốn được tham dự?)
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất!
+ Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn.
+ Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá (!!!)
Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.* Cách sắp xếp lịch trình được tóm gọn như sau:
- Vạch ra khoảng thời gian trống của cá nhân.- Điền vào từng khoảng thời gian những công việc cụ thể: đầu tiên là những việc quan trọng nhất tiến hành trước, những việc còn lại theo sau.- Luôn dành thời gian cho những sự việc bất ngờ.- Kế hoạch có thể thay đổi khi cần thiết nhưng bình thường thì nên cố gắng làm đươc những gì đã đề ra.
Biên dịch: Kiều Dung - Khánh NhưTheo vn8x.
Quản lý thời gian bằng "Kế hoạch cá nhân"
Lena Presley
Đối với những người bận rộn, thật khó để kiểm soát hết mọi việc cần làm. Nếu bạn thuộc dạng người có nhiều việc phải làm hoặc chỉ đơn giản là bạn hay quên, taỉ sao không lập một thời khóa biểu cho chính bạn và sử dụng chương trình "kế hoạch cá nhân"? Tin chắc công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn rất nhiều.
Có nhiều chương trình lập kế hoạch phù hợp cho từng người với những nhu cầu khác nhau. Nếu bạn cần quản lý thời gian trong ngày theo từng giờ, (thường là dành cho doanh nhân) thì nên xây dựng kế hoạch chi li cho từng giờ. Còn nếu hoạt động của bạn có thể thay đổi và không theo khung thời gian nhất định nào thì một kế hoạch không phân chia mục và đánh số trang sẽ thích hợp hơn. Luôn luôn xác định thời điểm khởi đầu và hạn chót cho bất kì công việc nào. Điều này giúp bạn hạn chế khoảng thời gian lãng phí cho những hoạt động linh tinh khác. Hãy lập kế hoạch mọi thứ phải hoàn tất trong một khoảng thời gian nhất định! Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn bởi bạn biết rõ bạn đang sử dụng thời gian như thế nào.
Khi lập kế hoạch,bạn phải xem khoản thời gian mình cần cho mỗi hoạt động là bao nhiêu trên thực tế. Nhiều người có khuynh hướng coi nhẹ khoản thời gian cần thiết để hoàn tất mỗi công việc vì họ không hề tính đến thời gian trễ nãi khi xếp hàng, bị kẹt xe hay những thứ khác ngoài khả năng dự kiến. Hãy cộng thêm thời gian vào những kế hoạch có khả năng bị trễ nãi. Thời gian này bao gồm giờ cao điểm, xếp hàng dài trong cửa hàng, thiếu chỗ đậu xe hay thậm chí gặp người nhiều chuyện,v.v... Làm như thế sẽ khiến bạn bớt vội vã hơn và đưa bạn vào quỹ đạo.
Nếu vào một ngày bạn không phải thức dậy vào một giờ nhất định, đặc biệt là thứ bảy, hãy đảm bảo bạn thức dậy kịp lúc để hoàn thành mọi việc đã lên lịch nhé! Phần đông người ta ngủ muộn nhưng nếu bạn có một ngày khá bận rộn đã lên lịch thì nhớ đừng dậy quá muộn… Bạn nên viết vài dòng lưu ý mỗi cuối ngày, nhắc nhở chính mình mấy giờ bạn sẽ thức dậy hôm sau.
Cố gắng ghép nhiều việc vào một lúc. Chẳng hạn, bật máy giặt khi bạn đang dạy con, gọi điện cho khách hàng khi đang chuẩn bị bữa trưa, kiểm tra thư khi bạn đang viết kế hoạch ngày mai (bạn biết đấy, nhiều trang web thỉnh thoảng mất vài phút để tải xuống), gọi điện về nhà khi bị kẹt xe, làm bài tập nhà khi chờ bác sĩ khám. Như thế, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào làm những công việc quan trọng.
Hãy cùng điểm lại một số mẹo để quản ly thời gian biểu:
- Kiểm soát mọi thứ cần thực hiện.- Xác định mỗi công việc mất bao lâu để hoàn tất.- Tự nhủ vơí mình bạn đang gấp rút.- Nhắc mình làm những việc nhỏ khi đang kẹt trong những việc khác.
Bây giờ thì bạn đã biết làm thế nào để sắp xếp một ngày làm việc cho hiệu quả và cả những ích lợi khi bạn làm được như thế. Hãy nhớ luôn lập cho mình một kế hoạch và không bao giờ lo lắng việc mình nên làm gì nữa nhé.
Biên dịch: Ánh Thu - Lê Dung
Theo vn8x.
Phương Pháp Thiết lập Mục Tiêu Cá nhân
Duong Do Loc - Hong Linh
Thiết lập mục tiêu là một công cụ rất hữu ích cho việc lên kế hoạch phát triển cá nhân. Nắm bắt được quy trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn biết được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế hoạch cũng như trong cuộc sống, thông qua việc xác định một cách chính xác những gì bạn mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nỗ lực của mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà mình có thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thiết lập mục tiêu là một trong những kỹ thuật mà các vận động viên nhà nghề và các doanh nhân thành đạt sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này giúp họ tìm thấy được động lực và phương hướng để hoàn thành mục tiêu mà họ đã đặt ra. Tổ chức thời gian, các bước thực hiện cũng như sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất.
Một mục tiêu bao gồm những mức độ khác nhau. Đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, Bạn chia nhỏ bức tranh này ra thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này.
Mục tiêu cốt lõiBước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe… bạn phải liệt kê ra và phải xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải luôn tự nhủ với mình rằng “ Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè…”.
Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 1 năm… và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục tiêu cốt lõi của bạn.
Theo đuổi mục tiêu đã đặt raMột khi đã xác định được bước đầu tiên trong kế hoạch thì bạn phải thực hiện chúng theo quỹ đạo mà bạn đã định sẵn bằng cách luôn xem lại và cập nhật chúng mỗi ngày. Nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của bạn giống như một hiến pháp của một quốc gia. Khi muốn thay đổi chúng bạn phải xem xét thật cẩn trọng.
Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả
Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu hiệu quả:
- Xác định mục tiêu của bạn một cách thật rõ ràng: Điều này giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch;
- Chính xác: Để xác định mục tiêu một cách chính xác bạn phải liệt kê thật cụ thể: thời gian, cũng như những gì cần đạt được trong một kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra lại xem bạn có thể đat được mục tiêu ở mức độ nào;
- Xác định mức độ ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, bạn phải xác định được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh được sự quá tải khi thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc và dành thời gian và sức lực cho mục tiêu cao nhất nhiều hơn;
- Viết từng mục tiêu cụ thể ra: Việc này rất quan trọng, vì theo thói quen bạn thường giữ chúng trong đầu nhưng nếu bạn viết chúng ra nó sẽ giúp bạn có thêm động lực và luôn nhắc nhở bạn phải hoàn thành các mục tiêu đó;
- Chia thành những bước nhỏ: Nếu một kế họach quá lớn, bạn sẽ khó thực hiện và không thể thấy được thành quả cũng như đạt được kế hoạch đó ở mức độ nào;
- Thiết lập mục tiêu phải thực tế: Luôn quan tâm đến những mục tiêu bạn đã lập ra phải bảo đảm rằng bạn luôn kiểm soát được chúng. Bạn có thể không đạt được mục tiêu bằng nhiều lý do như: thiếu may mắn, những yếu tố không kiểm sóat như: thời tiết, môi trường, sự thiếu công bằng, tai nạn....Nhưng bạn không thể thất bại với lý do không không tuân thủ theo kế hoạch đã đạt ra, điều này làm bạn chán nản và dễ dàng buông xuôi.
- Thiết lập mục tiêu một cách thiết thực: Khi thiết lập mục tiêu bạn phải bảo đảm kế hoạch này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm bạn chán nản.
- Đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng: Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực.
- Đạt được mục tiêu
Khi bạn đạt được mục tiêu dành thời gian để tận hưởng những kết quả bạn đã đạt được quan sát những bước tiếp theo trong kế hoạch.
Khi đạt được mục tiêu bạn cần rút ra kinh nghiệm và xem lại toàn bộ kế hoạch của mình:
Nếu bạn đạt được các mục tiêu quá dễ dàng, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo khó hơn;
Nếu bạn đạt được mục tiêu quá khó khăn, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn;
Nếu sau khi đạt được mục tiêu ban đầu và bạn nhận ra phải thay đổi kế hoạch tiếp theo thì đừng ngại ngần thay đổi nhưng phải cân nhắc cẩn thận;
Nếu trong khi thực hiện kế họach bạn nhận thấy rằng: Nỗ lực của bạn thì rất nhiều so với thành quả bạn đạt được. Bạn phải xem lại có nên đặt ra kế hoạch để khắc phục việc đó hay không.
Nếu bạn thất bại điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn đã có được kinh nghiệm từ thất bại đó.
Hãy chiêm nghiệm thật kỹ bài học đó và bắt đầu lại.
Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi song song với sự phát triển của cá nhân bạn. Nếu mục tiêu không còn kích thích bạn thí hãy bỏ chúng đi! Và luôn nghĩ rằng bạn điều khiển chúng chứ bạn không bị chúng điều khiển. Mục đích mang lại cho bạn sự kích thích thật sự, sự thỏa mãn và cảm giác thành công.
Các điểm lưu ý khi thiết lập mục tiêu cá nhân
Phương pháp thiết lập mục tiêu là:
Xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được;
Phân biệt điều nào là quan trọng trong mớ hỗn độn;
Tạo động lực giúp bạn đạt được mục tiêu;
Xây dựng lòng tin cho bạn dựa trên những kết quả đạt được.
Đừng quên tận hưởng kết quả mà bạn đạt được. Rút ra bài học cần thiết và ứng dụng bài học đó vào những bước tiếp theo.
Nếu các bạn muốn chia sẽ kinh nghiệm trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân trong cuộc sống cũng như trong công việc thì bạn vui lòng tham gia thảo luận trong diễn đàn.
Nguồn: Quản trị
5 bước lập kế hoạch nghề nghiệp
Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá lối sống, sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không khó! Bạn chỉ cần nắm vững năm bước sau:
Bước 1: Đánh giá bản thânỞ bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung có các dạng tiêu biểu sau: + Lương bổng có quan trọng với bạn không? + Bạn thích làm việc gì? + Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? + Bạn mô tả về bản thân mình như thế nào? + Kỹ năng nào bạn đã có? + Những khóa đào tạo nào bạn đã tham dự (hoặc muốn được tham dự?)
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệpBạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.
Bước 3: Nghiên cứu công việcSau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng như Caravat.com. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật PRO-file (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành tựu kinh doanh).
Bước 4: Tính toán và ra quyết địnhThời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).
Bước 5: Lập kế hoạch hành độngHãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết.
Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong năm mới!
Lập kế hoạch cá nhân tốt ?
From lydangquoc
EM đang mong muốn lập cho mình 1 bản kế hoạch phù hợp cho từng chặng đường của cuộc đời để mong muốn đạt được ước mơ , em hy vọng các anh chị góp ý để em có được kỹ năng tốt trong việc lập kế hoạch cá nhân ! Mong anh chị góp ý nhiều nhiều , thank
From Minh
1. Bạn phải biết được mình cần gì, muốn gì và khả năng của bạn hiện có là gì. Hãy lấy một tờ giấy to ra ( để không hạn chế gì cả), và viết vào đó những ưu nhược điểm mà bạn nghĩ là bạn mắc phải. Hãy ghi cả những thừa nhận của bạn mà bạn không biết là đúng hay sai. Ví dụ như: "Tôi đẹp trai", "Tôi có trí nhớ tệ", "Tôi học thuộc lòng rất giỏi"... Hãy liệt kê tất cả những điều bạn nghĩ về con người "bí ẩn" của bạn ra giấy.
2. Đánh giá và đánh giá. Bạn hiểu rõ bản thân mình nhất. Bạn hãy xem những nhận xét, những ưu nhược điểm của bạn có đúng hay sai, sai thì sai chỗ nào, có cách nào giải quyết lỗi sai đó không? Nếu đúng thì đúng chỗ nào, có thể phát huy và tận dụng được gì từ nó không?
3.Viết ra giấy những mục tiêu ngắn, trung và dài hạn cho cuộc đời bạn. Bạn đừng hạn chế bởi suy nghĩ không làm được, vì ai cũng có quyền được thành công hết. Hãy ghi tất cả những ước mơ, mong mỏi của bạn ra giấy để từng bước hiện thực nó nhé ^^
4.Có mục tiêu trong tay rồi, việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để từng bước chinh phục mục tiêu đó. Bạn còn nhớ câu nói này trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế :" Điều quan trọng không phải là bạn có thể trở thành học sinh xuất sắc hay không, quan trọng là bạn có dám làm TẤT CẢ những gì bạn cần để thành học sinh xuất sắc hay không mà thôi.". Bạn thấy đó, mục tiêu thôi chưa đủ, phải hiện thực nó bằng những bước đi cụ thể,chính xác và thực tế.
5.Trên con đường đi của bạn, sẽ gặp ít nhiều khó khăn đến từ sự nản chí, chán nản. Những lúc như thế, hãy vận dụng bộ não kì diệu của bạn, tưởng tượng về thành công mà bạn đạt được khi chạm tay tới mục tiêu. Hãy hình dung thật rõ ràng, thêm vào bức tranh mơ ước đó cả màu săc, mùi vị cho sinh động. Cần thì bạn hãy dán một bức tranh hoặc một câu khẩu hiệu thật to ở nơi bạn hay lui vào nhất. Hãy xác định trong tâm trí bạn " Tôi phải đạt được thành công !!!"
6. Hãy xem lại 5 bước trên một lần nữa, hít một hơi thật dài, rồi bắt đầu "chiến đấu" thôi. Tớ tin bạn sẽ làm được ^^
Tất cả vì cộng đồng ^^
From bui hai an
Bài trả lời của Minh là quá đầy đủ, mình chỉ muốn bổ sung thêm vài ý nữa thôi
- Thứ nhất khi lên kế hoạch cho bản thân, để đề ra những dự dịnh cho tương lai, cần cân bằng giữa những gì mình thích và những gì mình làm tốt nhất. Tất nhiên nếu bạn đã làm tốt những gì bạn thích thì quá tuyệt vời rồi , còn nếu mà bạn thích những thứ mà bạn chưa có khả năng làm được, thì đừng đặt nhưng kế hoạch xa quá.
Như Minh nói, nên có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn .. thì những cái ngắn hạn cần hướng tới những thứ bạn có thể làm tốt trước. Ví dụ như bạn muốn thành nhà diễn thuyết tài ba, nhưng giờ bạn rất rụt rẻ, rất ít giao lưu với mọi người . Nhưng được cái bạn làm rất tốt chuyện học những cái hay từ sách vở, thầy cô . Vậy giờ bạn đặt kế hoạch ngắn han cho thời gian sắp tới là đọc thêm nhiều tài liệu về làm sao tự tin nói chuyện trước công chúng, làm sẽ diễn đạt những thứ mình thích, v.v.. Bởi vì bạn học rất nhanh nên bạn cũng sẽ dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật đó, rồi kế hoạch tiếp theo là tập luyện từ những thứ bạn đã học được .. thì trong tương lai hơi xa xa bạn sẽ đạt được mơ ước của mình mà thôi.
- Thứ hai là kế hoạch bản thân nên cần được xem xét lại sau 1 thời gian (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm, v.v.. ) để có những điều chỉnh phù hợp. Thường những dự định của mình đặt ra sẽ bị ảnh hưởng những yếu tố bên ngoài dẫn tới đi lệch so với hướng đi dự định . Vì vậy kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp, và như vậy sẽ tránh được bị nản sau khi hướng tới mục tiêu hoài mà cuối cùng nó thành 1 cái không giống như minh mơ tưởng ban đầu.
Hon nữa, những yếu tố bên ngoài cũng là những phản hồi từ cuộc sống cho kế hoạch của bạn. Ví dụ bạn muốn mình chơi thể thao cực giỏi, nhưng dù luyện tập này kia, khi thi đâu với không đạt được giải. Nếu không xem xét lại để có những thay đổi phù hợp, như là không chỉ tập thể lực, mà còn phải nghiên cứu thêm chiến thuật thi đấu, luyện tinh thần này kia, thì cho dù cố gắng hoài nhiều khi vẫn không đạt được mục đích. Vì thế, cần phải lắng nghe phản hồi (từ bạn bè, từ người thân, từ cuộc sống và từ chính bản thân mình) để làm cho kế hoạch của mình lúc nào cũng updated, cũng đi kịp thời đại
Hi vọng sắp tới bạn có thể lên được kế hoạch cho bản thân để thực hiện những mơ ước của mình
Mỗi một phút lập kế hoạch sẽ tiết kiếm được mười phút thực hiện.
Mục đích của việc hoạch định chiến lược trong một công ty là nhằm tái tổ chức và tái cơ cấu các hoạt động cũng như nguồn lực của công ty để tăng “doanh thu trên vốn đầu tư”, tức doanh số thu về trên số tiền đã đầu tư vào hoạt động của công ty. Còn mục đích của việc “lập kế hoạch cá nhân” là giúp bạn tăng “kết quả thu về trên sức lực” của bản thân, tức là kết quả thu được từ vốn tinh thần, thể chất, cảm xúc và trí tuệ mà bạn đã đầu tư cho cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Mỗi một phút bạn dành ra để lập kế hoạch trước cho các mục tiêu, hoạt đông của mình sẽ tiết kiệm cho bạn mười phút làm việc khi bạn tiến hành những kế hoạch đó. Vì thế, việc lập kế hoạch trước cẩn thận sẽ đem lại cho bạn mức hiệu quả cao gấp mười lần từ sự đầu tư cảm xúc, thể chất và tinh thần. Bạn chỉ mất khoảng 10 đến 12 phút để lập kế hoạch cho một ngày làm việc. Khoảng thời gian này sẽ tiết kiệm cho bạn 100 đến 120 phút thực hiện, tương đương hai giờ đồng hồ, hoặc 25% năng suất làm việc trong một ngày. Điều quan trọng với việc tăng năng suất cá nhân là bạn phải sử dụng một công cụ hỗ trợ việc hoạch định thời gian hiệu quả. Hầu như bất kỳ phương tiện hoạch định nào cũng có tác dụng nếu bạn đặt ra kỷ luật cho bản thân mình là luôn xem đó như cốt lõi của hệ thống quản lý thời gian. Ngày nay, các thiết bị Palm Pilot (một dạng thiết bị cầm tay) và PDA (thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số), kết hớp với máy tính cá nhân, có thể giúp bạn lập kế hoạch thời gian của mình hiệu quả hơn. Bắt đầu bằng một danh sách chính làm nền tảng cho hệ thống hoạch định thời gian. Hãy viết ra mọi thứ bạn cho là mình cần phải làm trong tương lai không xác định. Khi các ý tưởng, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm phát sinh, hãy bổ sung ngay vào danh sách chính. Đừng chủ quan tin vào trí nhớ. Lập kế hoạch trước cho mỗi tháng bằng cách chuyển các hạng mục phù hợp từ danh sách chính của bạn vào danh sách tháng. Tốt nhất là nên làm việc này vào tuần cuối cùng của mỗi tháng. Lập kế hoạch trước cho mỗi tuần bằng cách chuyển các hạng mục từ danh sách tháng vào danh sách tuần. Thời điểm tốt nhất là cuối tuần trước đó. Lập kế hoạch trước cho mỗi ngày bằng cách chuyển các hạng mục từ danh sách tuần vào danh sách ngày và sau đó thêm bất kỳ việc gì khác cần phải làm cho ngày hôm đó. Nên thực hiện việc này vào đêm hôm trước. Lập kế hoạch cho mọi dự án, cuộc họp và mục tiêu một cách chi tiết trước khi bạn bắt đầu. Chính hành động lập kế hoạch sẽ giúp bạn suy nghĩ tốt hơn và chính xác hơn về mọi việc cần làm. Bạn càng có thói quen suy nghĩ và lập kế hoạch trên giấy, bạn càng thực hiện việc đó nhanh chóng và có hiệu quả hơn khi bắt đầu. Brain Tracy
Lập kế hoạch cho cuộc đời
“Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.
Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham vấn tâm lý, một chính trị gia…
Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_lap_ke_hoach_ca_nhan_614.doc