3.2 Tạo sự thích thú:
3.2.1 Tâng bốc có chiến luợc
* Những lời khen ngợi có thể làm người khác trở nên cởi mở với
bạn hơn rất nhiều. Nhưng bạn phải luôn nhớ là phải có chiến
thuật, không phải xu nịnh. Vd: ko thể khen là da của bạn sao mà
trắng thế, trong khi nó như Somali vậy ^^”
3.2.2 Tạo sự thú vị:
* Sự thú vị cũng góp phần khiến ng khác muốn nghe tiếp câu
chuyện của bạn, như vậy bạn mới có cơ hội để thuyết phục ng
đó. Làm ng nghe ko nhàm chán, lời thuyết phục sinh động hơn
3.2.3 Khơi gợi tính tư lợi:
* Ai trong chúng ta cũng có lòng tư lợi, hãy làm cho ng nghe cảm
nhận được họ sẽ đc lợi gì khi theo ý kiến của bạn.
3.2.4 Độc đáo:
* Cái gì càng hiếm thì càng sáng giá. Người nghe sẽ để tâm hơn
nếu họ thấy rằng ý tưởng của bạn là độc đáo, là hiếm thấy.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng thuyết phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là một trong
những kỹ năng quan
trọng của những người
thành công.
Phần lớn các hành vi
giao tiếp của con người
là nhằm vào việc gây ảnh
hưởng, lôi cuốn và thuyết
phục người đối diện.
Mặc dầu vậy lại có rất ít
người được sinh ra cùng
với những kỹ năng
thuyết phục. Đáng nói hơn nữa là trong số ít những người có khả năng
thuyết phục bẩm sinh thì lại càng ít người có thể hiểu rõ và giải thích
được những kỹ năng của mình.
1. Định nghĩa:
Hiểu theo nghĩa hẹp: thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi
hành vi và hành động theo hướng minh mong muốn, để đạt được mục
tiêu của mình.
Hiểu theo nghĩa rộng: thuyết phục là việc bạn gây được ảnh hưởng tích
cực tới người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện
các mục tiêu của bạn thay vì bạn phải tự thực hiện.
2. Ý nghĩa:
Một nghiên cứu cho thấy 95% lý do đằng sau việc mua hàng của người
tiêu dùng là những quyết định mang tính vô thức hay nói cách khác bản
thân người mua phần lớn cũng không xác định được mình mua hàng vì
lý do gì. Muốn thuyết phục phải học đuợc cách tư duy về sự không tư
duy của người đối thoại.
Việc thuyết phục người khác nhằm mục đích gì là một phạm trù đạo
đức. Việc thuyết phục có nghĩa rất lớn trong việc hình thành các mối
quan hệ bền vững, lâu dài trong cộng đồng và hình thành mạng lưới
(networking).
Quan trọng hơn là khi những kỹ năng thuyết phục được công thức hoá.
Khi các yếu tố của nghệ thuật lôi cuốn được phân tích rạch ròi thành
những khái niệm quy tắc thì người ta bổng hiểu ra rằng thật ra con
người vẫn thường hành động theo bản năng hơn là theo lý trí. Do vậy,
việc thuyết phục chính là thúc đẩy các hành động bản năng ấy theo
hướng lý trí mong đợi.
3. Các bước thuyết phục
3.1 Tạo sự tin tưởng:
• Lập luận rõ ràng:
* Hãy làm cho lập luận của bạn thật mạch lạc.
* Hãy bắt đầu sao cho ai cũng muốn nghe tiếp.
* Hãy kết thúc sao cho để lại ấn tượng với ng nghe.
• Thể hiện cả tính ưu và nhược của vấn đề:
* Không có ý tưởng hoàn hảo, trình bày rõ mặt ưu mặt khuyết của vấn
đề là 1 cách cho đối phương thấy bạn đag ở bên phía lợi ích của họ
• Thể hiện tính chuyên gia:
* Đánh vào tâm lý là chuyên gia nói thì thường là đúng
* Các con số cụ thể sẽ tăng tính thuyết phục
• Tự tin:
* Bạn là ng ủng hộ trung thành nhất của chính bạn
* Một chút ngập ngừng có thể làm bạn mất điểm trong con mắt ng bị
thuyết phục
• Thể hiện sự hợp lý:
* Ông bà ta có câu nói có lý thì ng ta mới tin
* Trong kinh doanh, yếu tố logic đc đánh giá rất cao, vì vậy hày trình
bày ý tưởng 1 cách logic nhất
3.2 Tạo sự thích thú:
3.2.1 Tâng bốc có chiến luợc
* Những lời khen ngợi có thể làm người khác trở nên cởi mở với
bạn hơn rất nhiều. Nhưng bạn phải luôn nhớ là phải có chiến
thuật, không phải xu nịnh. Vd: ko thể khen là da của bạn sao mà
trắng thế, trong khi nó như Somali vậy ^^”
3.2.2 Tạo sự thú vị:
* Sự thú vị cũng góp phần khiến ng khác muốn nghe tiếp câu
chuyện của bạn, như vậy bạn mới có cơ hội để thuyết phục ng
đó. Làm ng nghe ko nhàm chán, lời thuyết phục sinh động hơn
3.2.3 Khơi gợi tính tư lợi:
* Ai trong chúng ta cũng có lòng tư lợi, hãy làm cho ng nghe cảm
nhận được họ sẽ đc lợi gì khi theo ý kiến của bạn.
3.2.4 Độc đáo:
* Cái gì càng hiếm thì càng sáng giá. Người nghe sẽ để tâm hơn
nếu họ thấy rằng ý tưởng của bạn là độc đáo, là hiếm thấy.
3.3 Tăng sức thuyết phục:
3.3.1 Tìm điểm tương đồng:
* Điều này giúp tạo cảm giác bạn đag trên cùng chiến tuyến với
người khác. Hãy thể hiện cho người nghe thấy ý tưởng của bạn rất
"ăn khớp" với họ hoặc chí ít thì cũng "dính dáng" nhiều đến công
việc của họ. Tốt nhất bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu
hiểu những lo lắng của họ và biết cách chia sẻ. Lời nói của đồng
minh bao giờ cũng có giá tị thuyết phục rất cao.
3.3.2 Tạo sự nhất trí ( bắt đầu với “yes”):
* Hầu hết mọi người đều tán thành theo số đông. Do đó bạn cần
cho người khác biết ý tuởng của mình đã thành công ở những đâu
và được nhiều người ủng hộ như thế nào. Một tip cho bạn là hãy
làm cho câu trả lời đầu tiên là “yes”
3.3.3 Chọn đúng thời điểm:
* “Thiên thời địa lợi nhân hoà” phải ko các bạn. Chính vì vậy,
chọn đúng thời điểm để trình bày cũng quan trọng ko kém.
4. Bốn chữ P trong nghệ thuật thuyết phục
Có bốn chứ P giúp tăng cường khả năng thuyết phục người khác cả
trong công việc lần cuộc sống cá nhân của con người. Đó là quyền lực
(power), định vị (positioning), kết quả và khả năng làm việc
(performance) và lịch thiệp (politeness).
Chữ P đầu tiên: Quyền lực
Một người càng nhận thấy quyền lực, đẳng cấp của bạn, cho dù là thật
hay không, thì họ sẽ càng dễ dàng bị bạn thuyết phục hơn. Ví dụ như
nếu bạn là một nhà quản lý cấp cao chắc chắn mọi người sẽ mong muốn
giúp bạn nhiều hơn, phục vụ bạn nhiều hơn so với khi bạn thể hiện bạn
là người kém cỏi hơn, thuộc đẳng cấp kém hơn.
Chữ P thứ hai: Định vị
Chữ P này chỉ cách người khác nhìn nhận về bạn và nói về bạn khi bạn
không ở bên cạnh họ. Vị trí của bạn trong tâm trí và trái tim người khác
sẽ quyết định một phần lớn cách họ đối xử với bạn, độ mở của tấm lòng
họ với bạn trong các tính huống.
Trong tất cả mọi thứ bạn làm có liên quan tới người khác, bạn đang
hình thành nên và gây ảnh hưởng tới quan niệm của họ về bạn và định
vị bạn trong tâm trí mọi người. Hãy suy nghĩ về cách thức bạn có thể
thay đổi cách bạn nói và làm để mọi người cởi mở với bạn hơn trước
các yêu cầu của bạn và sẵn lòng giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra hơn.
Chữ P thứ ba: Kết quả và khả năng làm việc
Chữ P này chỉ mức độ khả năng và chuyên môn của bạn. Một người
được tôn trọng vì khả năng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng tới người khác dễ dàng
hơn hẳn một người chỉ thực hiện công việc ở mức trung bình.
Quan niệm của người khác về khả năng làm việc của bạn sẽ tạo nên
cách họ cảm thấy và nghĩ về bạn. Bạn cần phải cố gắng là một nhà lãnh
đạo có chuyên môn và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đôi khi, danh
tiếng luôn hoàn thành xuất sắc công việc có thể biến bạn trở thành một
chuyên gia thuyết phục người khác. Họ sẽ lắng nghe lời khuyên của
bạn, cởi mở hơn và chấp nhận yêu cầu của bạn.
Chữ P cuối cùng: Lịch thiệp
Mọi người làm việc vì hai lý do, vì họ muôn làm hoặc vì họ phải làm.
Khi bạn đối xử với mọi người một cách nhã nhặn và thể hiện bạn tôn
trọng họ, bạn sẽ khiến họ muốn làm việc cho bạn. Họ có động lực để
giúp đỡ bạn, cùng bạn đạt được mục tiêu. Nhã nhặn, lịch sự với người
khác sẽ làm họ thỏa mãn một trong những nhu cầu thuộc về tiềm thức
của con người - nhu cầu cảm thấy quan trọng và được tôn trọng. Bất cứ
khi nào bạn thể hiện thái độ này đối với người khác ngay chính trong
cuộc đối thoại giữa hai người, thì họ cũng sẽ cởi mở hơn với bạn rất
nhiều.
5. Kết luận
Tóm lại, quan niệm là tất cả. Mọi người hành động dựa trên quan niệm
của họ về bạn. Nếu bạn thay đổi được quan niệm của họ, tức là bạn thay
đổi cáh họ nghĩ và cảm thẩy về bạn, và bạn thay đổi được những việc
họ làm cho bạn.
Bạn có thể trở thành chuyên gia của nghệ thuật thuyết phục. Bạn có thể
phát triển khả năng này bằng cách luôn luôn ghi nhớ rằng chỉ có hai
cách để có được thứ bạn muốn: Bạn tự làm hoặc người khác làm cho
bạn.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là công thức đặt câu hỏi 5W + 1 H khi
chuẩn bị thuyết phục:
Who? Bạn cần biết đối tượng để bạn thuyết phục là ai? Bạn hiểu họ đến
đâu? Họ biết gì về bạn?
What? Bạn sẽ phải thuyết phục họ về vấn đề gì? Tầm quan trọng của
việc thuyết phục?
Why? Tại sao lại là họ? Tại sao lại quan trọng?
Where? Bạn sẽ chọn nơi nào để tiến hanh sự thuyết phục ấy?
When? Thời điểm phù hợp nhất?
How? Phương pháp nào, qui tắc nào bạn sẽ áp dụng?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_thuyet_phuc_3287.pdf