Heo xuất xứ từ Mỹ (U.S.A), có nhiều đặc điểm về màulông rất dễ phân biệt là màu lông đỏ nâu (nông dân thường gọi là heo bò). Heo thuần chủng có màu đỏnâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai, màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm bông đen. Cũng có nhiều trường hợp heo lai Duroc có một phần thân sau (đùi mông) lông có ánh vàng và nhiều đốm đen tròn, bầu dục trên mông. Heo Duroc thuần mỗi chân có bốn móng màu đen nâu, không có móng trắng. Hai tai Duroc thường nhỏ xụ, nhưng gốc tai đứng, đặc biệt lưng Duroc bị còng, ngắn đòn, vì vậy bộ phận sinh dục cái trở nên thấp (nhất là lứa tuổi hậu bị chờ phối) làm cho khi phối giống với các giống đực khác lớn tuổi hơn có sự khó khăn: dương vật dễ phối sai vị trí, không vào bộ phận sinh dục mà vào hậu môn (!). Đực hậu bị Duroc cũng bị nhược điểm chân sau thấp,thường không phối đến đúng bộ phận sinh dục những nái giống khác có phần chân sau cao hơn. Nhiều ca đực Duroc tơ bị té ngửa khi phối giống với nái rạ cao chân. Vì vậy khi ghép đôi giao phối nhóm heo Duroc phải chú ý tầm vóc tương đương giữa đực và cái
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi heo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
CHƯƠNG I
GIỐNG HEO VÀ CHỌN GIỐNG HEO
I. CÁC NHÓM HEO NGOẠI NHẬP
1. Heo Yorkshire
Nguồn gốc nuớc Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm:
- Heo Đại bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn
- Heo Trung bạch (Middle White Yorkshire) tầm vóc nhỏ
- Heo Tiểu bạch (Small White Yorkshire) tầm vóc nhỏ
Hai nhóm tiểu bạch và trung bạch có năng suất kém và ngoại hình xấu nên không được ưa chuộng, còn
đại bạch có năng suất cao, ngoại hình đẹp nên rất được ưa chuộng.
Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc
một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có
nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong.
Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật. Bốn chân
khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc.
Heo Yorkshire thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường đạt thể trọng từ 90 đến 100kg,
khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ 250 đến 300kg.
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con, trọng lượng sơ
sinh của heo con đạt từ 1,0kg đến 1,8kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao
nhất so với nhóm giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỷ lệ máu cao trong
nhóm heo ngoại lai, rất được nông dân ưa chuộng.
Heo Yorkshire nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình tuyển cẩn thận, nhân
giống rộng trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít thức ăn, lớp mỡ lưng mỏng so với thập niên trước
đây.
Hằng năm các nhà chăn nuôi thường chọn nhiều nọc tốt để làm công tác lai cải thiện con giống ở Đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các trại giống lớn thường nhập heo giống hoặc tinh dịch Yorkshire từ nhiều nước
tiên tiến để làm tươi máu Yorkshire Việt Nam.
2. Heo Landrace
Heo đan mạch: Danois: Danish Landrace
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo xuất xứ từ Đan Mạch, được nhà chăn nuôi
khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc.
Heo Landrace sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to (phần nhiều
nạc) hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác.
Ơû 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, nọc nái trưởng thành có trọng lượng từ
200 đến 250kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Mỗi
lứa đẻ nái sinh từ 8 đến 10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống
cao.
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hàng ngày phải
đảm bảo cung cấp đủ protein về lượng và chủng loại axit amin thiết yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng
cao hơn các nhóm heo ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc dưỡng
chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút năng suất cho
thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì lý do này nên heo Landrace khó phát
triển ở những vùng nông thôn hẻo lánh, chỉ được nuôi ở những trại hay những hộ chăn nuôi giỏi, nắm vững
kiến thức về dinh dưỡng heo, phòng trị bệnh chu đáo. Trong tổng đàn heo ngoại, giống heo Landrace đứng
thứ hai sau giống Yorkshire và hiện được các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng làm chất liệu để “nạc hoá”
đàn heo thịt ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.
Hằng năm nhiều trại heo giống du nhập tinh dịch hoặc heo đực Landrace từ nhiều nước khác nhau để
làm tươi máu giống heo Landrace trong nước. Các công thức lai 2 máu hay 3 máu thường có máu Landrace
với tỷ lệ khác nhau, đều được nhân dân nhiều tỉnh ưa chuộng. Heo có tỷ lệ máu Landrace cao tuy khó nuôi
nhưng được các nhà chăn nuôi sớm dùng Landrace để “nạc hóa” đàn heo.
3. Heo Duroc
Heo xuất xứ từ Mỹ (U.S.A), có nhiều đặc điểm về màu lông rất dễ phân biệt là màu lông đỏ nâu (nông
dân thường gọi là heo bò). Heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai, màu đỏ thường
nhạt hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm bông đen. Cũng có nhiều trường hợp
heo lai Duroc có một phần thân sau (đùi mông) lông có ánh vàng và nhiều đốm đen tròn, bầu dục trên
mông. Heo Duroc thuần mỗi chân có bốn móng màu đen nâu, không có móng trắng. Hai tai Duroc thường
nhỏ xụ, nhưng gốc tai đứng, đặc biệt lưng Duroc bị còng, ngắn đòn, vì vậy bộ phận sinh dục cái trở nên
thấp (nhất là lứa tuổi hậu bị chờ phối) làm cho khi phối giống với các giống đực khác lớn tuổi hơn có sự
khó khăn: dương vật dễ phối sai vị trí, không vào bộ phận sinh dục mà vào hậu môn (!). Đực hậu bị Duroc
cũng bị nhược điểm chân sau thấp, thường không phối đến đúng bộ phận sinh dục những nái giống khác có
phần chân sau cao hơn. Nhiều ca đực Duroc tơ bị té ngửa khi phối giống với nái rạ cao chân. Vì vậy khi
ghép đôi giao phối nhóm heo Duroc phải chú ý tầm vóc tương đương giữa đực và cái.
Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ 80 đến 85kg, nọc nái
trưởng thành từ 200 đến 250kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây
là giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Landrace và Yorkshire.
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
Vì sản xuất nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Duroc cũng phải thỏa mãn đầy đủ, cân đối về
các dưỡng chất, nhất là protein, phải cung cấp đủ số lượng và chủng loại axit amin thiết yếu. Nếu dinh
dưỡng heo nhanh chóng giảm năng suất tăng trưởng, cho thịt và sinh sản.
Heo Duroc đứng thứ ba trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được nuôi thuần chủng ở một số trại lớn
để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai có nhiều nạc. Hao lai 3 máu Yorkshire + Landrace + Duroc thường
được các nhà chăn nuôi Việt Nam ưa chuộng, nhưng các hộ gia đình thường không thích nuôi nái Duroc
thuần chủng vì sinh sản kém, khó nuôi, dễ bị suy dinh dưỡng, dễ bệnh.
Hiện nay chương trình nạc hoá đàn heo của nhiều tỉnh đều chú trong nhóm heo lai 3 máu (Yorkshire +
Landrace + Duroc) với tỷ lệ máu Duroc khá cao, con lai có hai nhóm máu cũng nhiều nạc là Landrace +
Duroc rất được các nhà giết mổ bán thịt ưa thích.
II. CÁC GIỐNG HEO NỘI ĐIẠ
1. Heo cỏ
Tầm vóc nhỏ, đã có từ lâu đời trên đồng bằng Nam Bộ, nhưng do năng suất thấp nên số đầu con không
có nhiều. Heo cỏ sắc lông đen có bông trắng, tai nhỏ, lưng oằn, bụng xệ, lanh lẹ, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, có
nhiều nếp gấp trên da lưng. Ở 12 tháng tuổi heo cỏ có trọng lượng từ 30 đến 50kg tuỳ theo chế độ nuôi
dưỡng, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt thể trọng từ 80 – 100kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1 đến 1,2 lứa,
mỗi lứa 5 – 7 con. Heo có sức đề kháng bệnh tốt, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, heo cỏ
thường được nuôi thả rong, tự tìm nhiều loại thức ăn trong môi trường sống, vận động nhiều nên thịt săn
chắc thơm ngon. Tuy vậy sự phát triển giống khó khăn vì sự sinh sản kém.
2. Heo Ba Xuyên
Thường thấy ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long như tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng), Kiên Giang, Trà Vinh…
Heo Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều con giống qua nhiều đời như:
- Heo Tàu: từ thời người Hoa di cư sang Nam Bộ
- Heo Craonnais: từ thời Pháp thuộc
- Heo Tamworth: từ thời Pháp thuộc
- Heo Berkshire: từ thời lệ thuộc Mỹ
Khi phối hợp nhóm giống kể trên, kết quả cho ra con bồ xụ, sắc lông đen có bông trắng, tầm vóc to hơn
heo cỏ, lưng oằn bụng xệ, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, khi trưởng
thành, nọc nái có thể đến 160 đến 180kg thể trọng. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa
trung bình 10 đến 12 con. Heo nái nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao, tốt sữa.
Heo Ba Xuyên có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi cầu kỳ như heo ngoại nhập. Tuy
nhiên phẩm chất thịt không cao, nhiều mỡ, khó cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
3. Heo Thuộc Nhiêu
Thuộc Nhiêu là một huyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho). Với chương trình cải tạo
con giống, cung cấp nọc Yorkshire để sinh sản với heo nội địa, đã dần dần tạo ra giống heo Thuộc Nhiêu.
Giống này được các nhà chăn nuôi trong nước phát triển mạnh ở những tỉnh phát triển nông nghiệp trù phú
như: Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Sa Đéc… và cả vùng ven biển miền Trung.
Ơû 10 tháng tuổi, heo Thuộc Nhiêu có thể đạt trọng lượng từ 80 đến 100kg, khi trưởng thành nọc nái có
thể đạt trọng lượng từ 160 đến 180kg, cá biệt có những con đạt đến 200kg.
Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, có lông đen nhỏ, lưng oằn bụng xệ, chân nhỏ, thường đi trên bàn
chân, vòng ống nhỏ, lông ngắn thưa, đuôi nhỏ, mặt nhăn, nọng lớn, thịt chứa nhiều mỡ nên khó cạnh tranh
trên thị trường hải ngoại. Heo có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, da hồng lông trắng nên nông dân thích nuôi.
Heo nái đẻ tốt: trên 1,6 lứa/năm, mỗi lứa 10-12 con.
Heo Thuộc Nhiêu và Ba Xuyên chiếm 70 đến 80% tổng đàn heo ở đồng bằng sông Cửu Long và cũng
cung cấp lượng thịt 70 – 80% tổng lượng thịt cho tiêu dùng và xuất khẩu trong vùng.
Hằng năm các nhà chăn nuôi cũng có kế hoạch đưa đực giống Landrace, Duroc, Yorkshire để cải tạo
phẩm chất hai giống heo Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, giúp tăng tỉ lệ nạc và khả năng sinh sản, nuôi sống heo
con.
III. CHỌN GIỐNG HEO VÀ CHỌN HEO GIỐNG
Đây là hai lĩnh vực khác nhau: chọn giống heo là chọn giống heo nào để phát triển ở một trại hay một
địa phương, còn chọn heo giống là trong một đàn heo chọn ra những con để sinh sản,
1. Chọn giống heo
Khi thành lập trại heo ở một địa phương, việc chọn giống heo nào để phát triển là một biện pháp có tính
chiến lược lâu dài: nên chọn giống nạc nhiều, hay bacon, giống thuần chủng hay lai kinh tế, lai nhiều nhóm
máu,… Để việc chọn lựa được tốt cần căn cứ trên các yếu tố sau:
a. Dựa vào cơ cấu thức ăn:
Nếu ở điạ phương có nguồn thức ăn tinh bột, béo dồi dào thì nên chọn giống heo bacon, heo mỡ để phát
triển, nếu nguồn protein động vật thực vật không khan hiếm thì có thể phát triển giống heo lai kinh tế.
b. Dựa vào thị hiếu của người nuôi heo:
Nếu thị trường không ưa chuộng giống cho nhiều mỡ thì chỉ nên phát triển heo bacon hoặc heo nhóm
nạc.
c. Dựa vào trình độ kỹ thuật của nhà chăn nuôi:
Nuôi heo nhóm nạc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, nắm vững những quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng, phòng chống bệnh và phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Nuôi heo nhóm mỡ có tính cách như
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
bỏ ống, tiết kiệm, không đòi hỏi trình độ kiến thức về việc chăm sóc nuôi dưỡng, thường chỉ cần kinh
nghiệm, quen tay mà thôi…
d. Dựa vào cơ sở vật chất ngành chăn nuôi thú y:
Các giống heo cho nhiều nạc, cao sản thường đòi hỏi thức ăn phải có phẩm chất tốt, quy trình tiêm
chủng điều trị bệnh thật đúng, vì vậy cần có nhà máy pha trộn chế biến thức ăn gia súc, có dịch vụ thú y
chẩn đoán, tiêm ngừa, điều trị chính xác kịp thời… thì mới phát triển tốt. Các giống heo cho mỡ, giống nội
thường có sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi nên không đòi hỏi các cơ sở vật chất cao.
2. Chọn heo giống
Là việc lựa chọn trong một đàn heo ra những con để cho sinh sản. Việc lựa chọn này căn cứ trên những
yếu tố sau đây:
a. Dựa vào gia phả
Dựa vào thành tích sinh sản, sinh trưởng của những con tiền sinh (bố mẹ, ông bà), những con tiền sinh có
năng suất cao sẽ di truyền các tính trạng tốt cho các thế hệ sau.
b. Dựa vào sức sinh trưởng
Thường người ta nuôi từng con riêng biệt để kiểm tra năng suất: tăng trọng và tiêu tốn thức ăn, sức
kháng bệnh trong suốt thời kỳ 4 – 6 tháng sau khi cai sữa. Những con tăng trọng nhanh, ít bệnh, ít tốn thức
ăn thường được ưa tiên chọn lựa.
c. Dựa vào ngoại hình
Nên chọn những con dài đòn, đùi to, vai nở, mông nở, khung xương vững chắc, khấu đuôi to, đuôi dài và
luôn luôn ve vẩy hoặc vấn thành 1-2 vòng cong (heo thỏng đuôi thường là heo bệnh). Không chọn những
con có bụng to, mông lép, đuôi ngắn, lồi xương. Nên chọn những con có da lông bóng mượt, tránh những
con có da lông xù xì lở ngứa, gầy guộc, da đóng vảy, loét, bọc mủ. Không chọn những con có tật như đuôi
vẹo, tai vẹo, hernia rốn hoặc dịch hoàn, dịch hoàn ẩn, không có hậu môn (heo cái không có hậu môn vẫn đi
phân qua âm hộ), năm ngón, móng dài, đau móng, hai móng chấm đất không đều nhau. Nên chọn những
con lanh lẹ, năng động, mắt đều nhau không đổ ghèn, không bị đỏ. Nên chọn những con có trên 12 vú, vú
đều nhau, khoảng cách giữa các vú và hai hàng vú đều nhau, núm vú lộ rõ không bị thụt, vú so le hay song
song, vú chẵn hay vú lẻ đều tốt. Thường hai vú áp chót (bụng) và hai vú ở mông rất ít sữa hoặc không có
sữa nên chọn nái nhiều vú càng tốt. Heo nọc tuy không cho con bú nhưng nó di truyền tính trạng nhiều vú
cho con cái nên cũng phải chọn trên 12 vú, các vú đều nhau… để thế hệ hậu bị cái về sau nuôi được nhiều
con hơn. Heo nọc phải có hai dịch hoàn đều nhau, cân bằng không bị xệ hoặc thụt vào kinh háng, không
quá nhỏ bé, phó dịch hoàn lộ rõ. Heo cái phải có âm môn đều, không bị lép một bên, phát triển cân đối,
khoảng hội âm dài.
Phải chọn những con có bước đi vững chắc trên ngón, không đi bàn, yếu chân sau, đi cà nhắc, xiêu vẹo,
viêm khớp.
d. Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản
Kỹ thuật chăn nuơi lợn
Heo đực phải có tính năng biểu lộ qua sự chồm nhảy trên lưng những con chung chuồng lúc 4-5 tháng
tuổi và biết phản xạ giao phối, cương dương vật. Đến 7 tháng tuổi có thể tập phối giống, nhảy giá lấy tinh
để kiểm tra chất lượng, thể tích tinh dịch.
Với heo nái tơ kiểm tra sự lên giống lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, hoặc âm thầm
không lộ rõ, thời gian động dục dài hay ngắn.
Heo nọc được phối kiểm tra với 10 nái tốt để ghi nhận thành tích sinh sản, còn heo cái cho sinh sản với
đực tốt để ghi kết quả lứa đẻ thứ nhất hoặc thêm lứa đẻ thứ hai.
Cái giống, nọc giống đều được giám định ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản để xếp cấp, để thải loại hoặc
có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đặc biệt thành đàn giống sinh sản hoặc đàn giống hạt nhân.