Kỹ thuật khai thác mũ cao su tại Thừa Thiên Huế, biên sọan theo quy định mới và thực trạng kinh doanh vườn cây các hộ cao su tiểu điền Dự án Đa dạng h

I.QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHAI THÁC MỦ CAO SU:

1- Tiêu chuẩn vườn cao su khai thác mủ:

- Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi đo ở độ cao 1 m cách mặt đất có vòng thân 50 cm trở lên, độ dày vỏ đạt 6 mm trở lên.

- Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì lô cao su đó được đưa vào khai thác mủ.

2- Phân loại vườn cao su khai thác:

- Vườn cây nhóm 1: Từ năm cạo thứ 1 đến năm cạo thứ 10.

- Vườn cây nhóm 2: Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17.

- Vườn cây nhóm 3: Từ năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20.

Sau năm cạo thứ 20 tuỳ theo điều kiện cụ thể từng vườn mà áp dụng chế độ cạo tận thu, hoặc thanh lý vườn cây.

3- Thời vụ cạo mủ và sản lượng mủ:

- Thời vụ cạo mủ thông thường từ 15/4 hàng năm kéo dài đến hết tháng 2 năm sau và căn cứ : nghỉ cạo khi lá bắt đầu nhú chân chim, khi cây ổn định tán lá thì bắt đầu mùa cạo mới.

- Thời vụ mở miệng cạo cho vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm.

- Năm cạo đầu tiên, năng suất mủ thấp; từ năm cạo thứ 6 trở lên đến năm cạo thứ 15 năng suất mủ đạt cao nhất, từ năm cạo thứ 16 năng suất mủ giảm dần đến năm thứ 20. Tính bình quân 20 năm khai thác, năng suất thiết kế cho vườn cao su tiểu điền từ 1.200 kg/ha/ năm đến 1.300 kg/ha/năm (mủ quy khô).

- Trong năm, năng suất mủ biến động theo mùa. Mùa khô hạn từ tháng 5 đến hết tháng 7 năng suất mủ thấp , mùa mưa từ tháng 9-10-11-12 năng suất mủ đạt cao nhất trong năm .

- Theo chế độ cạo thông dụng hiện nay 1/2S d/2 6d/7 (cạo nữa vòng thân, hai ngày cạo một lần, 6 ngày cạo 1 ngày nghỉ trong tuần) tranh thủ bảo đảm lát cạo từ 110 lát-120 lát cạo/năm; độ hao dăm từ 18-20 cm/năm sẽ bảo đảm thu hoạch ổn định, lâu dài cho vườn cao su.

II. KỸ THUẬT CẠO MỦ CAO SU.

1- Chế độ cạo mủ:

- Kiểu miệng cạo: Ký hiệu bằng chử S. Đây là kiểu miệng cạo hình xoắn ốc, được áp dụng hiện nay trong kỹ thuật cạo mủ cao su.

- Độ dài miệng cạo: Là độ dài của miệng cạo so với vòng thân cây; được biểu thị bằng một phân số đứng trước chử S . Ví dụ: S là cạo xoắn ốc cả vòng thân; 1/2S ( cạo nữa vòng thân theo đường xoắn ốc); 1/4S (cạo một phần tư vòng thân theo đường xoắn ốc)

- Hướng miệng cạo (Có 2 hướng miệng cạo) :

+ Cạo ngữa, có khi gọi là cạo xuôi, cạo kéo (ký hiệu) có hướng miệng cạo từ trên xuống. Cạo ngữa áp dụng cho vườn cây nhóm 1 (năm cạo thứ 1đến thứ 10), vỏ được cạo từ trên xuống.

+ Cạo ngược (ký hiệu ) hay gọi là cạo úp, cạo đục, có hướng miệng cạo từ dưới lên; áp dụng cho vườn cây trung niên nhóm 2 (năm cạo thứ 11-17) và cây già nhóm 3 (năm cạo thứ 18-20), vỏ được cạo từ dưới lên .

Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 20 áp dụng cạo cả hai hướng được ký hiệu () trên cùng một cây, cạo cùng một lúc và độ dài miệng cạo giống nhau. Nếu chỉ có miệng cạo ngữa thì không cần ghi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5149 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật khai thác mũ cao su tại Thừa Thiên Huế, biên sọan theo quy định mới và thực trạng kinh doanh vườn cây các hộ cao su tiểu điền Dự án Đa dạng h, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ thuật khai thác mũ cao su tại Thừa Thiên Huế, biên sọan theo quy định mới và thực trạng kinh doanh vườn cây các hộ cao su tiểu điền Dự án Đa dạng h.doc
Tài liệu liên quan