Ếch sửdụng một sốloài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép,
ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào ., ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô,
bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch
Thức ăn viên: Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng
thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công tynhư:PROCONCO,
CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT, C.P, LÁI THIÊU. Thức ăn viên nổi
có kích cỡ và hàm lượng đạm (protein)thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.
Hàm lượng protein trong thức ăn dao động từ22 -35 % (37 %).
Giai đoạn 3 ngày tuổi (Thức ăn tựnhiên, tươi sống và 35, 37 % đạm)
Giai đọan 15 ngày tuổi (Thức ăn có 35 % đạm)
Giai đọan 45 ngày tuổi (Thức ăn có 30 % đạm)
Giai đọan 90 ngày tuổi (Thức ăn có 25 % đạm)
Giai đọan nuôi thương phẩ m (Thức ăn có 22 % đạm)
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3715 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 1 -
KỸ THUẬT NUÔI ẾCH THƯƠNG PHẨM
I. Ðặc điểm sinh học
1. Phân bố và sinh sống
Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết
sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá,
ếch leo cây… Trong đó, nuôi chủ yếu 3 loài ếch: ếch đồng, ếch Thái và ếch bò,
nhưng ếch đồng và ếch thái là có giá trị hơn cả.
Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương vườn, những
nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi
trường trên cạn và dưới nước.
Da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, dưới da có màng lưới các mao mạch giúp nó
thở qua da. Khi mất nước da ếch khô có thể bị chết
Ếch không thích sống ở những nơi nước chua hoặc mặn, cần nơi yên tĩnh, ít
người qua lại.
2. Vòng đời
Ếch là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 4 giai đoạn:
Trứng: Sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng nọc.
Nòng nọc: Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2
chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành
ếch. Sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du.
Ếch giống (2 - 50g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên:
Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc…. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn
lẫn nhau khi thiếu thức ăn.
Ếch trưởng thành (200 - 300g): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có
thể thành thục sinh sản.Tiếp tục chu kỳ trên.
3. Tập tính ăn
Ếch là loài ăn tạp, thiên động vật, thích động vật sống. Qua quá trình nuôi
đã tập chúng ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. Ngoài thức ăn tự
nhiên (động vật sống): Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào…. ếch
còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn,
chạch… Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn cám gạo (có can xi giúp cho nòng nọc
phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng ếch có khả
năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh
quẩn gần nơi ở. Ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động,
khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp
dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con
mồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 2 -
4. Sinh trưởng
Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25 - 30 g/con, nuôi
tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch
1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. Ếch có thể sống tới 15 - 16 năm.
5. Sinh sản
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng
lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian của ếch đực. Con cái bị
kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho
trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài (giống như cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi
xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt
nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một
nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng
nằm phía dưới.
Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng
nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc
ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc
biến thành ếch và sống trên cạn. ếch 1 tuổi (50 - 60 g/con) đã tham gia sinh sản. ếch
2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. Ếch cái đẻ
năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng/năm và ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000
trứng/năm.
II. kỹ thuật sản xuất ếch
1. Nuôi ếch bố mẹ để cho đẻ
a/ Nơi nuôi vỗ :
- Ðiều kiện ao, vườn như ao nuôi ếch thịt.
- Nếu có điều kiện thì nuôi riêng đực - cái 1 tháng, trước khi cho đẻ.
b/ Phân biệt đực - cái :
Ếch đực: Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm
thanh. Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh
dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn
ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa.
Ếch cái: Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng
to, mềm hơn ếch đực.
c/ Mật độ nuôi vỗ
Ếch đực : 3 - 5 con/m2, ếch cái 3 - 4 con/m2.
Khi cho đẻ : 5 cặp/m2 mặt nước.
d/ Chế độ nuôi vỗ
Tăng tỷ lệ đạm động vật trong khẩu phần thức ăn, ngoài giun, giòi, cua, ốc,
trong thức ăn chế biến có 30% thịt cá và 70% bột ngũ cốc.
Quản lý như nuôi ếch thịt.
2. Cho ếch đẻ
Ðầu tháng 3 âm lịch, khi thấy bụng ếch cái to mềm và có tiếng kêu thưa thớt
của ếch đực, là báo hiệu 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đi đẻ.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 3 -
Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải mở cửa để ếch đực sang với ếch cái.
Hiện nay dùng kích dục tố kích thích ếch đẻ vào thời điểm trái vụ. Kích dục tố
thường dùng:
- HCG 1 hủ /4kg ếch cái, ếch đực không cần tiêm.
- LHRH_a + 2 viên Dom/3 kg ếch cái, ếch đực không tiêm.
3. Thu trứng - trứng nở
a/ Cách vớt trứng:
Ếch đẻ đêm, thì sáng hôm sau đem xô, chậu đi vớt ngay. Dùng đĩa, chậu nhỏ vớt
nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô (có chứa vài lít nước sạch). Khi
trứng đã kín mặt chậu, xô phải chuyển về bể, giai, ô rồi đi vớt mẻ khác.
b/ Ấp trứng:
Ấp ở ao: Mật độ ấp khoảng 20.000 trứng/m2 mặt nước; tỷ lệ nở bình quân 50%.
Ấp trong giai, bể: Mật độ ấp khoảng 10.000 - 30.000 trứng/m2 mặt nước. Có
lợi là tập trung trứng về một chỗ, tiện quản lý chăm sóc nhưng phải đảm bảo nước
sạch, đủ ôxy và an toàn.
c/ Trứng nở: Trứng ếch ương ở nhiệt độ 25 - 30oC chỉ sau 18 - 24giờ sẽ nở ra nòng
nọc. Nếu để nhiệt độ nước nóng tới 34 - 360C, nòng nọc sẽ chết. Sau khi nở nòng
nọc còn rất yếu, lắng xuống đáy bể (giai) 3 giờ sau mới ngoi lên thở và bám quanh
thành bể.
Một số điểm cần lưu ý:
- Mức nước trong hệ thống ấp cao khoảng 10 cm mà thôi, mức nước trong bể
sẽ được tăng thêm 3 - 5 cm cho đến khi mức nước trong bể đạt 30 cm thì ngưng.
Việc tăng mức nước trong bể lên từ từ trong nhiều ngày như vậy nhằm mục đích
tạo thêm dưỡng khí trong nước giúp trứng mau nở và nòng nọc nhanh lớn.
- Phải chờ tất cả trứng trong bể (ao) nở hết ta mới thay nước mới vào thời
gian đó khoảng 7 - 8 ngày. Nhưng trước khi thay nước mới cần phải vớt hết cặn
bã trong bể. Vì nòng nọc mới nở còn quá nhỏ, nhiều con chưa mở mắt, mở
miệng, chưa có khả năng bơi lội mà chỉ nằm sát một chỗ dưới đáy bể cho nên
không được xả cạn hết nước cũ để thay nước mới. Tốt nhất là phải thay từ từ
mỗi ngày một ít.
4. Ương nòng nọc
Mật độ: 1.500 - 2.000 con/m2.
Cho nòng nọc ăn: Trong 2 - 3 ngày đầu nòng nọc có khả năng tự dưỡng nhờ
bọc noãn hoàng dự trữ ở dưới bụng. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự đi
kiếm ăn. Sau khi nở 3 - 4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc cho ăn
bằng lòng đỏ trứng (4 quả/10.000 con nòng nọc/2 bữa sáng, chiều) bóp nhuyễn, rắc
đều quanh bể. Trung bình từ nòng nọc lên ếch giống đạt tỷ lệ sống 50%.
5. San thưa - quá trình biến thái:
Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa với mật độ 2.000 - 3.000con/m2. Nếu để lâu
trong bể ương với mật độ quá dầy nòng nọc sống chật chội sẽ chậm lớn và thường
tranh ăn, cắn đuôi nhau gây tử vong. Khẩu phần ăn/ngày: 0,5 - 1 kg/10.000 con
(thức ăn rắc đều trong hệ thống nuôi).
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 4 -
Quá trình biến thái
- Ngày thứ 15 - 21: Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân sau. Lúc này phải tăng cường
theo dõi sự biến thái của nòng nọc, bảo đảm môi trường nước luôn sạch, trừ địch
hại và điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu thấy mật độ quá dầy cần san
bớt sang bể khác (500 - 1.000 con/m2).
- Ngày thứ 27 - 30: Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân trước và phải ngoi lên mặt
nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần. Lúc này
cần thả thêm giá thể vào bể (lục bình, vĩ tre, mouse xốp…) quanh mép nước làm bè
cho nòng nọc.
- Trong thời gian nòng nọc rụng đuôi, ta giảm đi 1/3 lượng thức ăn vì chúng sử
dụng chất dinh dưỡng ở đuôi cho đến khi đuôi tiêu biến hết và hình thành ếch con ngồi
trên các giá thể. Lúc này ta cho ếch ăn ngay, thức ăn có hàm lượng đạm 40%, ngày
cho ăn 2 - 4 lần (sáng, trưa, chiều và tối), lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân.
2.4. Nuôi ếch giống
* Mật độ: Thả 200 - 500 con/m2 (cỡ 2,5 g/con).
* Thức ăn: 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt
đoạn hoặc cơm nguội; ngày cho ếch ăn 2 lần sáng và chiều; khẩu phần ăn trong
ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch có trong ao, vườn (khoảng 1 kg thức ăn/1000
con/ngày); khoảng 50 ngày tuổi, ếch con đạt cỡ ếch giống (5 - 10g/con); chuyển đi
nuôi thành ếch thịt.
3. Thu hoạch và vận chuyển
3.1 Thu hoạch :
- Thu nòng nọc bằng lưới cá hương.
- Thu ếch con bằng lưới nylon mắt nhỏ.
- Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát.
3.2 Vận chuyển :
- Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 30oC.
- Nòng nọc vận chuyển bằng thùng, xô, chậu có nước sạch; mật độ 80 - 100
con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy : 600 - 800 con/lít.
- Ếch con vận chuyển bắng sọt, rổ tre, lồng (có lót nylon) hoặc thùng, chậu, túi
vải trong có 1 ít rong, bèo…
III. Kỹ thuật nuôi ếch
1. Các hệ thống nuôi ếch thương phẩm
Nuôi ếch trong các ao đất
Nuôi ếch trong giai, lồng bè
Nuôi ếch trong các bể xi măng, bể lót bạt
2. Chọn lựa địa điểm
- Vườn hoặc ao có diện tích từ 50m2 trở lên;
- Có nước sạch chủ động;
- Có tường gạch bao quanh; Có hang trú ẩn cho ếch.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 5 -
- Bờ ao, mương trồng cây xanh tạo bóng mát;
- Mặt nước thả bèo tây hoặc rau muống chiếm 2/3 diện tích ao.
3. Chuẩn bị và cải tạo hệ thống nuôi
a/ Ao đất
- Ao nuôi có diện tích từ 50 - 300 m2 trở lên, độ sâu ao 0,5- 1 m. Tường hoặc
lưới rào phải cách bờ ao một khoảng từ 1 - 1,5 m. Ao nuôi chủ động cấp tháo nước
trong quá trình nuôi.
- Tháo nước bắt hết cá tạp, cá dữ, vét bù đáy ao.
- Bón vôi liều lượng 7 - 10kg/100 m2, phơi nắng từ 2 - 4 ngày sau đó tiến hành
cấp nước vào ao.
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình cải tạo ao nuôi
- Ao không nhiễm phèn hoặc mức độ nhiễm rất thấp
- Chất lượng nước phải thật tốt, sạch và không nhiễm độc chất từ bên ngoài.
- Đăng lưới bảo vệ phía trên và xung quanh ao. Hạn chế ánh sáng trực tiếp.
b/ Giai, lòng bè
Giai có kích thước 6 - 50 m 2, có đáy treo trong ao (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1
- 1,2m. Do giai đặt trong ao nên cũng cần được cải tạo như nuôi ao.
Vật liệu: Tre hay những thanh gỗ, lưới mùng hoặc lướt nylon. Giai có nắp đậy
để tránh ếch nhảy ra và bị chim, rắn ăn.
c/ Trong bể xi măng hay bể lót bạt
Bể có diện tích trung bình 6 - 30 m2 (2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6m), độ cao 1,2 -
1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước. Nên
che lưới nylon trên bể để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới
lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2 -
2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.
Cách xử lý bể nước mới xây: bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5 g/m3
cho vào bể ngâm nhằm khử nước xi măng trong thời gian khoảng 15 - 20 ngày, sau
đó xả hết nước trong bể, chùi rửa sạch sẽ, tiếp tục bơm nước vào bể khoảng 40 - 50
cm chiều cao, dùng muối ăn theo tỷ lệ 20 - 30g/1m2 nước. Sau 2 ngày thải nước đó,
cho nước sạch vào để thả ếch giống vào bể nuôi.
d/ Chuẩn bị giá thể
Các giá thể thường dùng trong nuôi ếch: Lục bình, rau muống (nuôi ao), tấm
nhựa nổi, bè tre, tấm nylon đục lỗ….nhằm giúp ếch lên bờ cư trú và tìm thức ăn.
Giá thể không vượt quá 1/3 - 1/2 hệ thống nuôi.
4. Chọn giống - thả giống - mật độ
a/ Chọn giống
- Chọn ếch giống to khoẻ, đều cỡ.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 6 -
- Hoạt động nhanh nhẹn.
- Màu sắc tươi sáng và sắc nét.
- Không bị dị tật, dị hình.
b/ Vận chuyển - thả giống
Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 300C, ếch giống vận chuyển bằng
sọt, rổ tre, lồng (có lót nylon) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo.
Thả ếch giống được tắm nước nuối 3%, trong khoảng l - 2 phút. Trước khi thả
phải qua giai đoạn thuần nhiệt như sau: Thả túi chứa ếch xuống ao 15 - 20 phút,
cho nước vào từ từ và thả ra ao. Nên thả ở đầu gió.
c/ Mật độ thả
Ếch giống kích cỡ 100 - 200 con/kg. Mật độ thả như sau:
Tháng thứ 1:
Nuôi ếch trong các ao đất: 60 - 80 con/m2.
Nuôi ếch trong giai, lồng bè: 150 - 200 con/m2.
Nuôi ếch trong các bể xi măng: 150 - 200 con/m2.
Tháng thứ 2: 100 - 150 con/m2.
Tháng thứ 3: 80 - 100 con/m2.
5. Thức ăn cung cấp
Ếch sử dụng một số loài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép,
ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào…., ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô,
bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch…
Thức ăn viên: Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng
thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty như: PROCONCO,
CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT, C.P, LÁI THIÊU... Thức ăn viên nổi
có kích cỡ và hàm lượng đạm (protein) thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.
Hàm lượng protein trong thức ăn dao động từ 22 - 35 % (37 %).
Giai đoạn 3 ngày tuổi (Thức ăn tự nhiên, tươi sống và 35, 37 % đạm)
Giai đọan 15 ngày tuổi (Thức ăn có 35 % đạm)
Giai đọan 45 ngày tuổi (Thức ăn có 30 % đạm)
Giai đọan 90 ngày tuổi (Thức ăn có 25 % đạm)
Giai đọan nuôi thương phẩm (Thức ăn có 22 % đạm)
6. Chăm sóc - quản lý
a/ Chăm sóc
Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn
theo bảng sau:
+ 7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30g)
+ 5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150g)
+ 3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150g)
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 7 -
Số lần cho ăn:
- Ếch (3 - 100g): Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn.
- Ếch trên 100g: Cho ăn còn 2 - 3 lần/ngày.
Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều
tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và
men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe và tiêu hoá tốt thức ăn.
b/ Quản lý
- Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt
đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60 gam sự ăn nhau giảm.
- Nước cung cấp, điều tiết cho hệ thống nuôi phải sạch (nước sông, nước
giếng, nước ao).
- Mỗi ngày tắm cho ếch nuôi ít nhất 2 lần.
- Mức nước cần được duy trì 0,2 - 0,5 m (không để mức nước quá sâu, do ếch
bị ngộp không lên cạn được hay quá cạn làm tăng nhiệt độ)
- pH nước: 6 - 9 (pH không vượt quá 11 và nhỏ hơn 4 sẽ gây chết ếch).
- Ammonia (NH3): không vượt quá 0,02 mg/L.
Điểm đặc biệt lưu ý
Sau khi tắm và vệ sinh hệ thống nuôi ếch sạch xong mới cho ếch ăn
Thời tiết ấm, ếch ăn thức ăn nhiều.
Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ giữa các giai đọan
7. Tăng trưởng ếch nuôi thương phẩm
Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn: Sử dụng thức ăn viên nổi, trọng
lượng ếch sau thời gian nuôi:
30 ngày nuôi: 30 - 50gam
60 ngày nuôi: 100 - 120gam
90 ngày nuôi: 150 - 180gam
120 ngày nuôi: 200 - 250gam
Hệ số thức ăn (Lượng thức ăn cho 1kg ếch tăng trọng) đối với thức ăn viên nổi:
1,2 - 1,3: Nuôi trong ao; 1,3 - 1,5: Nuôi trong bể ximăng, giai.
6. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi 3 - 4,5 tháng, trong lượng ếch đạt bình quân 6 - 7 con/kg
đối với ếch đồng và nuôi 2 - 3 tháng, trong lượng ếch đạt bình quân 6 - 7 con/kg
đối với ếch Trung Quốc và ếch Thái, tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch phải
dừng cho ăn 1 ngày, thu vào lúc chiều mát hay tắm cho ếch trước khi thu hoạch.
Dùng vợt, lưới 2 hoặc 3 (dụng cụ thu hoạch phải trơn, nhẵn) để thu hoạch. Êch thịt
vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng
và giữ được độ ẩm bão hoà.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 8 -
IV. Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch nuôi
1. Phòng bệnh
- Vệ sinh và tẩy trùng trước khi nuôi bằng vôi.
- Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; nước ao nuôi
không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc.
- Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị
chết phải loại bỏ ra ngay.
- Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng
nọc và ếch.
- Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch.
Có bóng mát che nắng, chống nóng.
- Phòng trừ địch hại như: Chim, rắn, chuột...
- Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng dụng cụ cho ăn, sàn ăn.
- Không để xảy ra dịch bệnh.
Hiện tượng ăn nhau:
Nguyên nhân: Nuôi mật độ cao. Thức ăn không đủ. Kích cỡ nuôi không
đồng đều.
Phòng chống: Mật độ không quá cao. Thức ăn phải đủ chất (đạm phải đúng)
và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi
ếch nhỏ dưới 50g.
2. Trị một số bệnh thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh cho ếch thường là do ếch ốm yếu, môi trường nuôi
nhiễm bẩn, ếch rất dễ bị bệnh ngoài da, sau đó nhiễm trùng dẫn đến ếch bị trướng
bụng, da tái đi, không ăn và chết.
2.1. Bệnh trướng hơi (sình bụng)
Nguyên nhân: Do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không
tiêu hóa được., nguồn nước nuôi dơ do ít thay nguồn nước.
Triệu chứng bệnh: Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ. Một
số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít
thức ăn.
Trị bệnh: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi.
Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5g/kg thức ăn). Sử dụng liên
tục 5 ngày.
Phòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch.
(2 - 3gr men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn) hay Sunfat đồng (CuSO4 ) 0,5 -
0,7g/m3 nước phun toàn ao hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút. Thay nước
thường xuyên và giữ nước nuôi sạch.
2.2. Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ)
Dấu hiệu thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh
hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 9 -
Dùng một viên Ganidan/1.000 - 3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn),
trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc, ếch giống và ếch thịt bị
bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày.
2.3. Bệnh lở loét đỏ chân (đốm đỏ đùi)
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường
nuôi dơ và khi ếch bị shock.
Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân,
chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy
xuất huyết trong ổ bụng.
Trị bệnh: khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày.
Norfloxaxine 5g/kg thức ăn, hoặc Oxytetracycline 3 - 5g/kg thức ăn. Ngâm ếch
trong dung dịch Iodine 5 - 10 ml/1m3 nước hay dùng thuốc Sunfat đồng phun
xuống với liều lượng 1,5g/m3.
Phòng bệnh: Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước. Khi phát hiện ếch bị
bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan.
2.4. Bệnh trùng bánh xe
Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi
có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc.
Dùng sunfat đồng liều lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho
ếch với liều lượng 1-2g/m3 trong vòng 10 - 15 phút hay tắm trong nước muối 2 -
3% trong vòng 10 - 15 phút.
2.5. Bệnh mù mắt, cổ quẹo
Triệu chứng: Mắt bị viêm sưng. Mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột
sống và cổ quẹo. ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Nguyên nhân chưa rõ,
nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp.
Trị bệnh: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine
liều lượng 5 - 10ml m3 nước bể.
2.6. Bệnh do nấm
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Achya sp gây ra.
Triệu chứng: Toàn thân ếch , cũng có khi chỉ ở những chỗ khe có những búi
nấm trắng, mắt thường có thể nhìn thấy.
Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi luôn kiểm soát môi trường thật tốt, định kỳ
khử trùng bằng vôi bột.
Trị bệnh: Dùng formalin với nồng độ 20 - 25 ml/m 3 tắm cho ếch.
2.7. Bệnh giun, sán
Nguyên nhân: Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh.
Hiện tượng: Ếch chậm lớn.
Trị bệnh: Trộn các loại thuốc tẩy giun sán lẫn với thức ăn hoặc có thể dùng
peperracin với tỷ lệ 0,1% so với thức ăn. Phải tẩy vài lần mới hết được giun sán./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nuoi_ech_thuong_pham_hoan_chinh_8619.pdf