Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus)

-Thiết kế bể nuôi: Bể nổi có thể giữ nhiệt độ ổn định

và phòng tránh không cho lươn thoát ra ngoài. Diện

tích bể 10-60m2 là thích hợp nhất, Khung bể được

làm cây tràm và tre, chiều cao 1m; đáy bể phải đầm

nện kỹ sau đó lót cao su và lưới để tránh lươn bò đi .

- Bố trí đất vào bể nuôi: Đáy bể phủ một lớp đất thịt

pha sét chiếm từ 50 –70% diện tích bể, bề cao lớp

đất từ 0,5 -0,8m.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi lươn đồng(Monopterus albus)) Lươn đồng là loài đặc sản có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, giá thành cao, kỹ thuật nuôi đơn giản và chi phí thấp nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Có thể nuôi trong bể hoặc ao đất, tùy vào điều kiện cụ thể của gia đình. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất: 40 - 60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cở, không bị xây sát, khoẻ mạnh. Mật độ thả : 40 - 50 con/m2. Quá trình thuần dưỡng đựơc tiến hành theo các bước sau: Phương pháp thuần dưỡng lươn - Nên có nhiều bể thuần dưỡng để có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau. Bể thuần dưỡng đặt nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt ở chổ có bóng râm hoặc có mái che ). - Lươn thu gom về phải xử lý qua nước muối 2 – 3% (200 – 300gram/10 lít nước) trong thời gian 2 – 3 phút tùy theo biểu hiện của lươn, sau đó đưa vào bể thuần dưỡng. - Trong 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 - 4 kg/m2. - Mức nước trong bể không quá 20cm và bố trí giá thể để cho lươn trú ẩn. - Tuỳ thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà có biện pháp xử lý cụ thể thay nước 1 - 2 lần/ngày (nước bị nhiễm bẩn nhiều hay ít do chất thải của lươn tiết ra ). Ngoài bể nuôi nên có một bể chứa nước để thay lúc cần thiết. - Sau 1 tuần cho ăn một ít trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích. Theo dõi hoạt động và cách bắt mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời. - Sau 10 - 15 ngày cho lươn vào bể nuôi thương phẩm. 2. Xây dựng bể nuôi (Bể lót bạt) - Thiết kế bể nuôi: Bể nổi có thể giữ nhiệt độ ổn định và phòng tránh không cho lươn thoát ra ngoài. Diện tích bể 10- 60m2 là thích hợp nhất, Khung bể được làm cây tràm và tre, chiều cao 1m; đáy bể phải đầm nện kỹ sau đó lót cao su và lưới để tránh lươn bò đi . - Bố trí đất vào bể nuôi: Đáy bể phủ một lớp đất thịt pha sét chiếm từ 50 – 70% diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 - 0,8m. - Cách cải tạo đất: Nên chọn đất thịt pha sét hoặc đất sét; đất trước khi đưa vào bể nuôi là được cải tạo bằng việc bón vôi với liều lượng 2kg vôi/m3 đất; sau đó cấp nước vào bể ngâm từ 2-3 ngày và tháo nước bỏ. Mực nước từ 20 – 30cm, trồng cây cỏ thuỷ sinh tạo điều kiện làm nơi trú ẩn cho lươn. 3. Thức ăn: - Thức ăn chính của lươn là động vật. Thức ăn sử dụng cho lươn phải tươi và có chất lượng ổn định. Lượng thức ăn được điều chỉnh một cách hợp lý tuỳ thuộc vào khả năng bắt mồi của lươn. - Hệ số thức ăn từ 6 – 8 tùy vào loại thức ăn. 4. Chăm sóc và quản lý: a. Cách cho ăn - Tuyệt đối không cho ăn thức ăn thối, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn dễ bị bội thực), nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn, lúc đầu cho ăn khoảng 1 - 2% sau đó khẩu phần tăng dần lên 5 - 8% trọng lượng lươn. - Ban đầu cho ăn từ 15 - 17h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày, chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rổ thưa. - Kiểm tra và vớt bỏ thức ăn thừa 1-2 giờ sau khi cho lươn ăn. b. Quản lý môi trường nuôi - Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi có hiện tượng này, phải nhanh chóng thay nước mới. Ðể phòng tránh nước nhiễm bẩn khoảng 2 - 3 ngày thay nước 1 lần, thay tối đa 70% lượng nước nuôi. - Giữ nhiệt độ ổn định: Do mức nước sử dụng để nuôi lươn chỉ có 20- 30 cm, nên bể nuôi phải che bằng giàn lưới hoặc thả một ít rong bèo hoặc trồng cây cỏ thủy sinh. 5. Thu hoạch - Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cở lươn giống thả thích hợp từ 50 - 60 con/kg; thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng lươn có thể đạt được 150- 220g/con. Nếu quy cách thả 15- 20 con/ kg, thời gian nuôi chỉ có 2,5 - 3 tháng. - Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi ; cần có đội ngủ lao động khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một góc bể; lươn gom về góc bể trống và có thể được thu gom dễ dàng. - Năng suất: Năng suất lươn nuôi trong bể đạt từ 4 - 8kg/m2/vụ. Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển: - Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát. - Nên bắt từng mẻ và thu gọn, vận chuyển nhanh. - Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. - Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đè dẹp dễ bị ngộp và chết. - Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay. 6. Phòng trị một số bệnh thường gặp: a. Bệnh sốc môi trường: Do nuôi với mật dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men, nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Triệu chứng - Phòng trị: - Lươn bị xáo động trong bể, quấn quít vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt - Giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước; Sử dụng dây ni lon treo làm giá thể đề phòng lươn cuốn vào nhau, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm. b. Bệnh lở loét: Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tấn công gây nên vết thương. Triệu chứng – Phòng trị bệnh - Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu. Trường hợp bệnh nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn bị ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này xảy ra vào tháng 5 - 9. - Trước khi nuôi cần sát trùng bể bằng vôi, muối hoặc các loại thuốc sát khuẩn dùng cho thủy sản. - Trị bệnh: Cứ 50 kg lươn dùng 5g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm vitamin C chống sốc mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày. c. Bệnh đĩa (vắt) Triệu chứng - Phòng trị - Do đĩa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp kém ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. - Dùng các loại sản phẩm trị ngoại ký sinh để điều trị. Trung tâm Khuyến nông An Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf98_832.pdf
Tài liệu liên quan