Meta Description tag (thẻ mô tả):
Thẻ meta description là nơi để bạn mô tả những
gì mà website của bạn muốn thể hiện một cách
cô đọng nhất, súc tích nhất. Có một số cỗ máy
tìm kiếm hiển thị dòng mô tả này bên dưới kết
quảtìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tác
động vào kết quả tìm kiếm thông qua việc biên
tập thật tốt phần mô tả này.
Ví dụ: <meta name=”description” content=”Phần
mô tả về website của bạn.”>
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật tối ưu hóa trang web, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật tối ưu hóa trang web - phần 1
Những cỗ máy tìm kiếm phải có thể tìm thấy
những gì mà website của bạn hiển thị. Nếu chúng
không thể tìm thấy những gì mà website của bạn
thể hiện thì nó sẽ không thể giúp bạn đạt được thứ
hạng cao với các từ khóa xác định.
Quá trình xử lý nhằm tối ưu hóa các trang web
để giúp các cỗ máy tìm kiếm có thể nhanh
chóng tìm thấy những gì mà website của bạn
thể hiện được gọi là Search Engine Optimization
(SEO).
Các thành phần quan trọng của trang web
Hiện nay, với nhiều công cụ thiết kế và lập trình
web mới, bạn sẽ dễ dàng có được một website
với các ngôn ngữ: ASP.Net, ASP, PHP, Java,
hay chỉ là một trang HTML bình thường. Tuy
vậy, dù bạn lập trình web bằng ngôn ngữ nào đi
nữa, thì một trang web vẫn cần có những phần
tử chính giống nhau. Những phần tử này được
đặt trong mã HTML của trang web. Việc quyết
định sử dụng các thành phần website này như
thế nào có thể làm cho trang web của bạn đạt
kết quả cao hay thấp trong việc xếp hạng.
OnBoom có thể giúp bạn tối ưu hóa mọi thành
phần liên quan trong trang web để chúng phát
huy hiệu quả cao nhất giúp cho việc tìm kiếm
của các cỗ máy tìm kiếm dễ dàng nhất.
Title (tiêu đề):
Tiêu đề của một trang web là dòng chữ nằm
trong thẻ HTML sau: …. Ví dụ:
Tiêu đề trang web của bạn
Các Search Engines như Yahoo!, MSN,
Altavista, Alltheweb đặc biệt coi trọng thẻ HTML
này. Dòng chữ tiêu đề (Title) thậm chí còn quan
trọng hơn cả thẻ từ khóa và thẻ miêu tả! Khi
khách truy cập nhập vào một từ khóa hay một
mệnh đề từ khóa, thì trước hết, các cỗ máy tìm
kiếm nêu trên sử dụng giải thuật tìm kiếm tìm
trên tất cả các dòng tiêu đề của tất cả website
trong danh bạ của nó. Nếu phát hiện thấy từ
khóa hay cụm từ xuất hiện trong dòng tiêu đề
của trang web nào đó, các cỗ máy tìm kiếm này
sẽ ưu tiên đưa những kết quả này lên trước.
Meta Keywords tag (thẻ từ khóa):
Meta Keywords tag là nơi xác định những từ,
cụm từ khóa quan trọng nhất của trang web mà
bạn cho là khách hàng sẽ dùng để tìm kiếm (tìm
đến trang web của bạn). Nó nằm trong thẻ:
… của mã HTML ở trang web
của bạn.
Ví dụ: <meta name=”keywords” content=”từ
khóa 1, từ khóa 2,…”>
Lựa chọn được những từ khóa tốt là yếu tố
quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ trang web
nào muốn có được kết quả xếp hạng cao. Hầu
hết các cỗ máy tìm kiếm tìm ra các trang web
thông qua các từ hoặc cụm từ khóa xác định. Ví
dụ, website của bạn quảng bá cho mặt hàng
hoa tươi thì từ khóa có thể là "hoa tươi", "hoa
tuoi", "hoa dat lat", "hoa hong do", "hoa lan
rừng".... Tuyệt đối không nên sử dụng các từ
khóa đơn, vì dụ như "hoa", "lan", "cúc",... vì
những từ khóa đơn không được sự ủng hộ của
các Search Engines - đó là chưa kể từ khóa
càng ngắn bao nhiêu, càng phổ thông bao nhiêu
thì cuộc chiến cạnh tranh giành vị trí của bạn
càng cam go bấy nhiêu. Lời khuyên được đưa
ra từ các cỗ máy tìm kiếm là bạn nên sử dụng
những từ khóa hoặc mệnh đề từ khóa có từ 3 từ
trở lên, ví dụ "hoa hồng đỏ" - thay vì sử dụng
mỗi từ khóa "hoa".
Meta Description tag (thẻ mô tả):
Thẻ meta description là nơi để bạn mô tả những
gì mà website của bạn muốn thể hiện một cách
cô đọng nhất, súc tích nhất. Có một số cỗ máy
tìm kiếm hiển thị dòng mô tả này bên dưới kết
quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tác
động vào kết quả tìm kiếm thông qua việc biên
tập thật tốt phần mô tả này.
Ví dụ: <meta name=”description” content=”Phần
mô tả về website của bạn.”>
Một website muốn thu hút sự chú ý của người
truy cập Internet, ngoài việc luôn định vị ở thứ
hạng đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm thì
phần mô tả phải hay, hấp dẫn và giàu ý nghĩa
biểu cảm. Nhiều doanh nghiệp - đặc biệt là các
doanh nghiệp nước ngoài thường thuê một
chuyên gia giỏi viết phần mô tả cho website của
mình. Đây chính là phần hiển thị bên dưới tiêu
đề mỗi kết quả tìm kiếm.
Thẻ Meta Description được các Search Engines
chú ý đưa vào danh bạ Index của chúng. Nếu
một website được lập trình mạnh, đẹp nhưng
thiếu thẻ Meta Description thì rất khó nhận được
những kết quả tìm kiếm khả quan, bởi vì khi
khách truy cập gõ vào dòng Search của một cỗ
máy tìm kiếm bất kỳ một từ khoá thì kết quả là
có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu
kết quả được tìm thấy. Với tâm lý chung của
mọi người, dù có cái gì đó dập ngay vào mắt,
nhưng nếu nó thiếu hấp dẫn, không gây được tò
mò thì cũng chẳng mấy khi nó được mọi người
nhòm ngó. Như vậy, dù website của bạn được
liệt kê ở dòng đầu tiên, nhưng với một dòng
miêu tả rời rạc, luộm thuộm, thiếu cuốn hút thì
cũng sẽ chẳng có ai thèm kích vào đường link
của bạn! Các Search Engines biết điều này nên
chúng khuyến khích các website có các dòng
miêu tả ngắn gọn, súc tích nhưng phải hàm
chứa đầy đủ ý nghĩa và giàu cảm xúc. Đây thực
sự là công việc khó khăn, không nhiều người
làm được. Tóm lại, website của bạn rất cần một
thẻ miêu tả (Meta Description tag) tốt làm tiền
đề cho việc đăng ký vào các Search Engines
sau này.
Body Text (Nội dung):
Là phần nội dung được nhìn thấy khi mở trang
web bằng một trình duyệt. Nó không chứa các
dòng lệnh HTML hay các lời giải thích. Những
dòng chữ hữu hình này là thành phần mà các cỗ
máy tìm kiếm có thể nhập vào danh mục tìm
kiếm của chúng. Body Text là thành phần cực
kỳ quan trọng đối với giải thuật tìm kiếm của các
cỗ máy tìm kiếm.
Một ví dụ dễ thấy là ngay tại trang web mà bạn
đang đọc này, phần nội dung bạn đang xem
chính là Body text. Các Search Engines đặc biệt
coi trọng phần này - và đây cũng là phần quan
trọng nhất - yếu tố sống còn của một trang web.
Nếu bạn có từ khoá tốt; nếu bạn có thẻ miêu tả
tốt, nếu bạn có tiêu đề hay nhưng phần nội dung
văn bản - Body text mà dở, nghèo nàn và lủng
củng thì kết quả cũng bằng không. Đối với các
Search Engines, khi sử dụng các giải thuật như
Robot, Spider để lần tìm, sắp xếp, đánh giá và
lập danh bạ cho các website thì phần thông tin
thu lượm được coi là quan trọng nhất chính là
nội dung văn bản - Body Text. Đây là lý do vì
sao các website có quá nhiều hình ảnh đồ hoạ
nhưng lại có quá ít nội dung văn bản thường bị
xếp nằm ở "chiếu dưới" trong các kết quả tìm
kiếm từ các Search Engines. Ngược lại, những
trang web luôn được đưa lên đầu bảng danh
sách kết quả lại thường là các trang web giàu
nội dung (văn bản), hình ảnh hạn chế. Điển hình
cho ví dụ này là những trang báo điện tử. Nhiều
trang web dạng này thậm chí không có thẻ Meta
Description, thẻ Meta Keywords! Bí quyết ở đây
một phần là nhờ chúng có quá nhiều nội dung
văn bản trong phần Body Text!
Có một điều lưu ý nhỏ: Nếu website của bạn đã
lỡ thiết kế quá nhiều hình ảnh, thì song song với
việc bạn tìm cách giảm bớt hình ảnh minh hoạ,
bạn cần phải thêm nội dung văn bản (càng
nhiều càng tốt). các Search Engines thích văn
bản và chỉ văn bản mà thôi.
Câu đầu tiên trong phần nội dung:
Câu đầu tiên trong phần nội dung là câu văn
nằm ngay sau thẻ của mã HTML trong
trang web. Nhiều cỗ máy tìm kiếm đưa ra các
mối quan hệ nhằm giới hạn tìm kiếm thường thể
hiện câu đầu tiên này trong kết quả mà chúng
tìm được. Một vài cỗ máy tìm kiếm đã sử dụng
câu đầu tiên của body text làm phần miêu tả cho
kết quả mà nó tìm thấy được.
Lưu ý rằng, câu đầu tiên trong phần nội dung
không nhất thiết phải là phần hữu hình mà
người xem có thể nhìn thấy được. Phần quyết
định thuộc về người thiết kế, và câu đầu tiên có
thể được đặt ở bất cứ đâu trong trang web của
bạn.
Các cỗ máy tìm kiếm tin rằng, câu đầu tiên dù
nằm cuối phần nội dung thì giá trị của nó vẫn
không hề thay đổi, bất chấp vị trí hiện thời của
nó.
Ví dụ: Đây là nội dung câu đầu tiên.
Phần này không phải là câu đầu tiên.
Headlines (Đầu dòng, tiêu đề, đề mục):
Dòng tiêu đề, đề mục H1 là dòng chữ được viết
giữa thẻ: … của dòng mã HTML
trong trang web.
Nhiều cỗ máy tìm kiếm đưa ra các tiêu chuẩn
tìm kiếm mở rộng lại lấy dòng chữ này làm phần
hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Nội dung dòng đề mục với khổ chữ
lớn</h1
Các trang web còn nhiều thành phần khác nữa.
Mỗi thành phần lại có thể tác động đến kết quả
xếp hạng của trang web. Những thành phần
thêm nhập vào có thể được tìm thấy ở một trang
web (gọi là những nhân tố trong trang web), kết
quả xếp hạng cũng bị tác động bởi những nhân
tố bên ngoài.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tác động
vào trang web của mình để nó được dễ dàng
tìm thấy bởi các Search Engines. Đó chính là
quá trình SEO (Search Engine Optimization).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_toi_uu_hoa_trang_web_6809.pdf