Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Nhà nước Pháp quyền

Quốc hội với tư cách là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp nên Quốc hội phải cố gắng thực hiện đầy đủ quyền quan trọng này của mình. Tất nhiên ai cũng hiểu được với cơ cấu, tổ chức Quốc hội của ta hiện nay thì Quốc hội không thể tự mình làm được Luật vì đa số đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, đa số không đủ kiến thức khoa học pháp lý để làm Luật và mặt khác Quốc hội hoạt động chủ yếu bằng hai kỳ họp thường niên (khác với các nước đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, độc lập và Quốc hội hoạt động thường xuyên liên tục) nên thực chất làm Luật hiện nay là do Chính phủ thực hiện (nói là Chính phủ nhưng suy cho đến cùng lại là Bộ nào quản lý cái gì thì Bộ đó làm Luật về cái đó), còn Quốc hội chủ yếu chỉ kiểm soát đầu ra (thảo luận rồi biểu quyết) mà kiểm soát thì chưa thật sự chặt chẽ, khoa học và luật học. Nếu không đổi mới, cứ giao cho Bộ rồi Chính phủ làm Luật Quốc hội chỉ thông qua thì hệ thống pháp luật không thể hoàn chỉnh, đúng đắn, tiến bộ vì Chính phủ, Bộ là các cơ quan hành pháp có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật (tức là cơ quan hành pháp) mà trở thành các cơ quan chủ yếu trong quy trình lập pháp thì pháp luật sẽ "Lệch" về phía người quản lý (thuận lợi cho nhà quản lý, phù hợp với nhà quản lý) và đương nhiên sẽ gây khó cho người bị quản lý (người bị quản lý là nhân dân và đó là hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng ngàn các tổ chức kinh tế - xã hội và tất cả công dân).

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Nhà nước Pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Luật gia : NGUYỄN THANH BÌNH Trong lịch sử loài người đã và đang tồn tại nhiều loại hình tổ chức bộ máy nhà nước để thực hiện cách thức cai trị xã hội theo phương thức đức trị hay nhân trị hoặc pháp trị. Ở thời đại văn minh ngày nay hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều lựa chọn loại hình Nhà nước pháp quyền và tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước theo phương thức pháp trị (tất nhiên ở các quốc gia vẫn sử dụng phương thức đức trị ở mức độ nhất định nhưng pháp trị là chủ yếu). Nhà nước pháp quyền có đặc điểm cơ bản là quản lý bằng pháp luật, thượng tôn pháp luật, đề cao quyền con người và luật hóa quyền con người để bảo đảm thực hiện công quyền con người để bảo đảm thực hiện công bằng xã hội và trật tự xã hội. Khi nói đến pháp quyền là nói đến pháp luật với tư cách hệ thống các đại lượng chung mà cả nhà nước và công dân đều phải tôn trọng, tuân thủ, mọi quan hệ giữa nhà nước với công dân đều được điều chỉnh và thẩm định bằng pháp luật chứ không điều chỉnh bằng ý chí, tình cảm cá nhân của quan chức chính quyền hay bằng các quy tắc đạo đức xã hội. Như thế có nghĩa rằng muốn có nhà nước pháp quyền phải có "Hệ thống pháp luật pháp quyền" đó là hệ thống pháp luật đầy đủ, đúng đắn, tương đối hoàn chỉnh để tạo cơ sở pháp luật và các hành lang pháp lý điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động của xã hội, của từng con người theo đúng yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Về lý luận và thực tiễn đều cho thấy không thể xây dựng Nhà nước pháp quyền, không thể phát huy vai trò tích cực của Nhà nước pháp quyền dựa trên một hệ thống pháp luật bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột và luôn luôn phải sửa đổi, bổ sung. Ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX năm 2001 và Hiến pháp 1992 sửa đổi. bổ sung năm 2001 đã khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Như vậy, sau hàng chục năm tư duy pháp lý nghiêm túc, Đảng và Nhà nước ta đã chọn một phương hướng đúng đắn, tiến bộ phù hợp với văn minh pháp lý của thời đại ngày nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền nhưng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong thời gian qua, nhà nước có nhiều cố gắng, nỗ lực sửa đổi và xây dựng nhiều pháp luật mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực đời sống dân sự nhưng vẫn còn bộc lộ không ít yếu kém, lạc hậu từ cơ chế ban hành pháp luật, nội dung pháp luật đến việc tổ chức thực hiện pháp luật nên chưa phát huy đúng mức vai trò pháp luật là phương tiện quan trọng đặc biệt để Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ theo đúng yêu cầu hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dân chủ, hiện đại, văn minh và phục vụ dân sinh. Do đó, ở nước ta cần đổi mới thật sự như một cuộc cách mạng về lập pháp mới phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Theo chúng tôi để có được hệ thống pháp luật thật sự phù hợp với Nhà nước pháp quyền, cần đổi mới các vấn đề chủ yếu và quan trọng như sau : Thứ nhất là phải đổi mới cơ chế lập pháp, Quốc hội với tư cách là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp nên Quốc hội phải cố gắng thực hiện đầy đủ quyền quan trọng này của mình. Tất nhiên ai cũng hiểu được với cơ cấu, tổ chức Quốc hội của ta hiện nay thì Quốc hội không thể tự mình làm được Luật vì đa số đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, đa số không đủ kiến thức khoa học pháp lý để làm Luật và mặt khác Quốc hội hoạt động chủ yếu bằng hai kỳ họp thường niên (khác với các nước đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, độc lập và Quốc hội hoạt động thường xuyên liên tục) nên thực chất làm Luật hiện nay là do Chính phủ thực hiện (nói là Chính phủ nhưng suy cho đến cùng lại là Bộ nào quản lý cái gì thì Bộ đó làm Luật về cái đó), còn Quốc hội chủ yếu chỉ kiểm soát đầu ra (thảo luận rồi biểu quyết) mà kiểm soát thì chưa thật sự chặt chẽ, khoa học và luật học. Nếu không đổi mới, cứ giao cho Bộ rồi Chính phủ làm Luật Quốc hội chỉ thông qua thì hệ thống pháp luật không thể hoàn chỉnh, đúng đắn, tiến bộ vì Chính phủ, Bộ là các cơ quan hành pháp có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật (tức là cơ quan hành pháp) mà trở thành các cơ quan chủ yếu trong quy trình lập pháp thì pháp luật sẽ "Lệch" về phía người quản lý (thuận lợi cho nhà quản lý, phù hợp với nhà quản lý) và đương nhiên sẽ gây khó cho người bị quản lý (người bị quản lý là nhân dân và đó là hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng ngàn các tổ chức kinh tế - xã hội và tất cả công dân). Hay nói một cách khác phải xóa bỏ cơ chế cũ kỹ, lạc hậu là "Chính phủ, Bộ vừa đá bóng vừa thổi còi". Xóa bỏ cơ chế này thì Quốc hội hiện nay không thể tự thân làm đầy dủ, làm tốt công tác lập pháp nên cần có cơ chế xã hội hóa công tác lập pháp, ngoài các cơ quan của Quốc hội, ngoài các đại biểu Quốc hội cần có sự tham gia tích cực của xã hội vào việc xây dựng luật, tạo ra các sản phẩm luật để Quốc hội xem xét quyết định. Nên chăng Nhà nước cho phép các luật gia có khả năng (hiện nay có rất nhiều luật gia giỏi, đủ khả năng làm luật), các nhà khoa học, các nhà quản lý kể cả từ Thủ tướng, Bộ trưởng trở xuống đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức, và những cá nhân công dân có khả năng đều có quyền Sáng kiến pháp luật (nêu ra các vấn đề cần có luật, đặt vấn đề xây dựng luật gì ?...) và có quyền đưa ra Dự án luật (dự thảo các văn bản luật)) để Quốc hội quyết định. Mặt khác, khi đã có chủ trương xây dựng luật nên chăng cho Đấu thầu xây dựng luật để tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh của cơ quan, cá nhân làm luật nhằm nâng cao chất lượng luật. Đã đến lúc xóa bỏ "độc quyền" trong làm Luật của các Bộ, ngành, Chính phủ để tăng cường dân chủ trong làm luật mà vẫn tôn trọng quyền tối cao của Quốc hội là quyền Lập pháp (quyền lập pháp là quyền tổ chức làm luật, chỉ đạo làm luật, quyền thông qua luật…). Thứ hai là bảo đảm nội dung luật đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, phù hợp với lòng dân, phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Tất cả các dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật phải được tổ chức phản biện (rất cần có pháp luật về phản biện, hiện nay chưa có) một cách thật sự dân chủ của các chuyên gia, luật gia, nhà quản lý, đại diện các đoàn thể, tổ chức có liên quan, phải tôn trọng ý kiến phản biện, phải có thái độ cầu thị, khiêm tốn của cơ quan và người có thẩm quyền (không được coi ý kiến phản biện là chống lại, là chửi rủa…). Đặc biệt các văn bản pháp luật của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tính chất hướng dẫn thi hành pháp luật không được tùy tiện, không được quy định hay yêu cầu những vấn đề mà luật của Quốc hội không quy định. Tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho xã hội phần lớn xuất phát từ các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý hướng dẫn không chặt chẽ, thiếu khách quan, nhưng lại mang nặng tính chủ quan áp đặt của người quản lý. Đối với văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ hoặc thấp hơn của Bộ, UBND các cấp phải được phản biện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để bảo đảm tính đúng đắn, khách quan. Thứ ba là cần sản xuất ra các sản phẩm luật của quốc hội có đủ điều kiện áp dụng, thực hiện ngay, tránh vừa mới ban hành đã sửa đổi bổ sung (giống như xây cây cầu, làm đoạn đường ở Việt Nam vừa xong là lo kinh phí sửa cầu, sửa đường). Hiện nay vấn đề gây bức xúc nhất là các luật của Quốc hội đã phát sinh hiệu lực nhưng không được thực hiện vì thiếu hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, UBND các cấp. Tình trạng "luật bị treo" rất phổ biến và "căn bệnh chậm" hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ vẫn chưa được chữa trị đến nơi đến chốn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động nhà nước và thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đã chấp nhận xây dựng nhà nước pháp quyền thì chúng ta phải xóa bỏ không luyến tiếc tình trạng "Quốc hội đặt ra Luật nhưng Luật được thực hiện hay không lại phụ thuộc vào Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân". Nếu tình trạng này còn kéo dài thì "Lập pháp không ra lập pháp, hành pháp không còn là hành pháp" và tất nhiên không có Nhà nước pháp quyền theo đúng nguyên tắc Đảng đề ra là có sự phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện tốt các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Muốn xóa bỏ tình trạng "treo luật" thì không có cách nào khác phải nâng cao chất lượng làm luật và xã hội hóa việc lập pháp dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Bên cạnh đó nhất thiết phải có thái độ nghiêm túc, khoa học, thận trọng xây dựng và ban hành pháp luật không thể kéo dài mãi tình trạng đầu năm ra luật cuối năm sửa luật, năm nay ra luật năm sau điều chỉnh, bổ sung. Pháp luật không phải là hiện tượng bất biến vì nó phải thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội nhưng nó có tính ổn định tương đối để hướng dẫn, điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo ra sự ổn định, trật tự xã hội. Vì thế pháp luật mà liên tục phải sửa đổi bổ sung thì không phát huy được vai trò tích cực của nó. Tóm lại, phải thật sự đổi mới, kiên quyết đổi mới công tác xây dựng pháp luật. Đảng và Nhà nước cần tiến hành cách mạng về lập pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh thật sự của dân, do dân, vì dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLG-NguyenThanhBinh.doc
  • docDeDanHoiThao.doc
  • pdfNguyenThiNgocHan.pdf
  • docPGSTS-NguyenXuanTe.doc
  • docTS-DinhPhuongDuy.doc
  • docTS-LeVanIn.doc
  • docTS-LeVanIn1.doc
  • docTS-NguyenVanNhut.doc
  • docTS-NguyenVanNhut1.doc
  • docTS-NguyenVanNhut2.doc
  • docTS-TruongThiHien.doc
  • pdfThS- TranQuangTrung.pdf
  • docThS-DuongXuanLoc.doc
  • docThS-LeThiTrucAnh.doc
  • docThS-LyThiNhuHoa.doc
  • docThS-NguyenHuuHung.doc
  • docThS-NguyenManhBinh.doc
  • docThS-NguyenMinhHanh.doc
  • docThS-NguyenNgocXiem.doc
  • docThS-NguyenSyNong.doc
  • docThS-NguyenVanY.doc
  • docThS-NguyenVanY1.doc
  • docThS-PhamQuangThieu.doc
  • docThS-TranQuangTrung.doc
  • docThS-VuTheTruyen.doc
  • docTranTuanDuy.doc
Tài liệu liên quan