Trên thực tế, khảnăng quản lý hiệu quảthểhiện ởkhảnăng “nói đi đôi với
làm”, tính minh bạch, tạo dựng mối liên lạc hiệu quả, đối xửvới mọi người bình
đẳng, chỉbảo, lãnh đạo cấp dưới làm việc có hiệu quảngày càng cao hơn.
Ngoài ra, việc trảlời cấp dưới với tưcách là một cá nhân có kinh nghiệm,
luôn công bằng, tin tưởng và nhận thức được những gì mà nhân viên của họ đã đạt
được cũng là một yêu cầu cần có của khảnăng quản lý hiệu quả.
Người quản lý nào có mối liên hệtrực tiếp và thường xuyên với nhân viên
cấp dưới thì sẽthường xuyên biết được thông tin vềthái độcủa nhân viên của
mình hơn là các quan chức cấp cao.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm sao để nhân viên tận tâm hơn với công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm sao để nhân viên tận tâm
hơn với công ty?
Câu hỏi đó không còn là mới đối với các nhà lãnh đạo. Xem quản lý
như một nghệ thuật ứng xử với nhân viên có thể là một cách tiếp cận vấn đề
này.
Người quản lý có thể làm gì để nhân viên tận tâm và gắn bó hơn với công
ty của mình? Người bạn thân của tôi - Judith Bardwick - vừa mới viết một quyển
sách có tên: “Làm thế nào để chống lại sự khủng hoảng tâm lý làm tách biệt các
nhân viên khỏi công ty và đe dọa hoạt động kinh doanh ở Mỹ" để giải đáp cho câu
hỏi nói trên.
Tôi thích quyển sách này của cô ấy và yêu cầu cô ấy trả lời. Đây là những
gì cô ấy đã cho tôi biết:
Như Viện Gallup - Gallup Organization - cho rằng: các nhân viên đã có sự
tham gia vào các tổ chức nhưng rời xa người lãnh đạo của mình.
Nói cách khác, trách nhiệm chính thuộc về nhà quản lý - đó là tạo ra sự tôn
trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên trong cùng công ty khi họ tiếp nhận
công việc.
Khi một nhà quản lý lãnh đạo và quản lý con người có hiệu quả, những
nhân viên dưới quyền sẽ trở nên tận tâm hơn và đem lại những kết quả tốt cho
công ty đó.
Trên thực tế, khả năng quản lý hiệu quả thể hiện ở khả năng “nói đi đôi với
làm”, tính minh bạch, tạo dựng mối liên lạc hiệu quả, đối xử với mọi người bình
đẳng, chỉ bảo, lãnh đạo cấp dưới làm việc có hiệu quả ngày càng cao hơn.
Ngoài ra, việc trả lời cấp dưới với tư cách là một cá nhân có kinh nghiệm,
luôn công bằng, tin tưởng và nhận thức được những gì mà nhân viên của họ đã đạt
được cũng là một yêu cầu cần có của khả năng quản lý hiệu quả.
Người quản lý nào có mối liên hệ trực tiếp và thường xuyên với nhân viên
cấp dưới thì sẽ thường xuyên biết được thông tin về thái độ của nhân viên của
mình hơn là các quan chức cấp cao.
Những người quản lý đó luôn có một vị trí tốt nhất để biết những thông tin
nói trên, chẳng hạn như khi nào nhân viên của họ cảm thấy bị cô lập và tách rời
khỏi công việc chung - điều rất hay xảy ra và gây tốn kém chi phí hiện nay.
Việc nhân viên tận tâm hơn với công việc sẽ làm tăng lợi nhuận của công
ty, bởi vì nhân viên sẽ ở lại lâu dài hơn, nỗ lực nhiều hơn và thu hút khách hàng
hơn.
Hoạt động kinh doanh của công ty sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các khách
hàng gắn bó với công ty và khi ban quản trị, các nhà quản lý và nhân viên là một
khối thống nhất, hợp tác với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung.
Nhưng các nhà quản lý vẫn thường được gọi là "những nhà quản lý trung
gian" bởi một lý do tốt đẹp sau: công việc chính của họ là thúc đẩy và hướng dẫn
cấp dưới, đồng thời chịu sự quản lý của các lãnh đạo cấp cao.
Do có vị trí trung gian như vậy nên để có thể hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho
các bản báo cáo trực tiếp, các nhà quản lý thường phải tạo mối quan hệ với "đồng
minh" tiềm năng, đặc biệt là những người có quyền lực cao, có vai trò ra quyết
định cuối cùng.
Cụ thể hơn, muốn tạo ra những thay đổi cần thiết để nâng cao sự tận tâm
của nhân viên trong tổ chức, người quản lý cần phải:
•
• Chuẩn bị các bài phát biểu tự quảng bá bản thân, trong đó nêu
ra hai hoặc ba điểm quan trọng mà bạn yêu cầu ở nhân viên của mình
• Trước hết truyền đạt thông điệp này tới những người ủng hộ
bạn. Người quản lý phải thực hiện chiến lược nâng cao tầm ảnh hưởng của
mình thông qua những người này và tạo ra những "đồng minh", những
người có tầm ảnh hưởng và quyền lực cao hơn.
• Cuối cùng, bạn cần phải phối hợp với những "đồng minh" đó.
Sự phối hợp hiệu quả không nhất thiết lúc nào cũng phải có giữa những
người có cùng ý kiến.
Để đảm trách tốt vai trò lãnh đạo của mình
bạn cần thực hiện những bước cụ thể
Nguồn: toastmasters.org
Bạn sẽ rất sáng suốt nếu tuân theo những bước cụ thể sau:
1) Chuẩn bị các tư liệu, thông tin liên quan tới việc đạt được lợi ích tài
chính khi các nhân viên nhiệt tình và quan tâm tới công việc.
2) Kêu gọi sự tán thành của một số các thành viên trong ban giám đốc đủ để
quyết định được thông qua. Bạn không cần phải chờ đợi sự đồng thuận của tất cả,
mà chỉ cần có đủ đồng minh để quyết định được chấp thuận.
3) Xác định một số mục tiêu dễ đạt được ban đầu. Sự thành công sẽ thúc
đẩy quá trình thay đổi và giúp bạn có thêm nhiều đồng minh hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_sao_de_nv_tan_tam_voi_cong_ty_863.pdf