Làm thế nào để gây ấn tượng tốt với các đối tác nước ngoài?

Tặng quà cho đối tác là điều nên làm, nhưng không cầu kỳ. ỞSingapore

quà đắt tiền bịxem là món hàng .tham nhũng. An toàn hơn cả, nên chọn quà

giản dịmang phong cách quốc gia mình nhưbút, đặc sản nội địahoặc sản phẩm

mang nhãn hiệu của công ty bạn. Nên cẩn thận khi chọn màu giấy gói. Đừng bao

giờchọn màu tím tặng cho người Ý. Giấy gói quà màu trắng và đen mang ý nghĩa

tiêu cực ởNhật

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để gây ấn tượng tốt với các đối tác nước ngoài?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để gây ấn tượng tốt với các đối tác nước ngoài? Trong giao dịch hoặc khi làm đại diện cho công ty ở nước ngoài, bạn cần biết cách thức giao thiệp và cư xử phù hợp. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của công ty. Dĩ nhiên, mỗi quốc gia trên thế giới đều có phong tục tập quán xã hội và thương mại khác nhau. Tạo ấn tượng tốt ở lần gặp đầu tiên Phải luôn đúng giờ! Một số nước đánh giá rất cao việc này, đặc biệt là các nước trong khu vực Viễn Đông vốn xem việc chậm trễ là hành vi thô lỗ, bất lịch sự. Trong khi một số quốc gia Ả Rập và ở Nga, việc đúng giờ không được xem là tối quan trọng. Chủ nhà thì có quyền trễ, nhưng khách mời thì không nên. Văn hóa phục trang nên được tôn trọng triệt để, đặc biệt là nữ. Tốt nhất là ăn mặc comple giản dị nhưng thanh lịch. Ở những nơi bạn phải cỡi giày thường xuyên như ở Nhật, nên chú trọng đến giày. Đối với các nước Viễn Đông, nữ nên mang giày gót thấp, tránh đừng vượt cao hơn các vị “chủ nhà”. Một số nước coi trọng sự thanh lịch như Ý và Pháp, bạn có thể sẽ được lưu ý về trang phục trước buổi gặp. Trao đổi danh thiếp khi gặp lần đầu là tập quán bình thường trong kinh doanh (ngoại trừ Nga). Danh thiếp cần in 2 mặt, tiếng Anh và tiếng địa phương. Một số quốc gia trong khu vực như Nhật, Singapore và Thái Lan, danh thiếp được trao và nhận một cách trang trọng bằng hai tay, chúng được đọc cẩn thận trước khi cất đi. Tặng quà cho đối tác là điều nên làm, nhưng không cầu kỳ. Ở Singapore quà đắt tiền bị xem là món hàng ….tham nhũng. An toàn hơn cả, nên chọn quà giản dị mang phong cách quốc gia mình như bút, đặc sản nội địahoặc sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty bạn. Nên cẩn thận khi chọn màu giấy gói. Đừng bao giờ chọn màu tím tặng cho người Ý. Giấy gói quà màu trắng và đen mang ý nghĩa tiêu cực ở Nhật. CÁC NGHI THỨC THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI Những điều này giúp bạn hiểu rõ phong tục tập quán, gây được ấn tượng tốt cho đối tác của bạn. Vì chúng là một trong những nền tảng xây dựng những mối quan hệ có lợi cho công ty bạn trong tương lai. Nhận thức được tác phong cũng như những điều cấm kỵ ở mỗi quốc gia sẽ giúp cho cuộc gặp gỡ của ban với đối tác kinh doanh tiến triển thuận lợi hơn. Các nước Ả Rập Các nước Ả Rập không ngại đụng chạm thân mật. Với họ bắt tay được xem là nghi thức bắt buộc Đối với họ, rút tay nhanh là thô lỗ, không lịch sự. Vì bắt tay lâu biểu lộ tình hữu nghị lâu bền Úc Người Úc không thích nghi thức, nếu quá khách sáo bạn có thể sẽ bị chế nhạo. Họ rất thích bông đùa, thân thiện. Tuy nhiên, nên thận trọng ranh giới giữa sự hài hước và thiếu tôn trọng, chẳng hạn bình phẩm khôi hài những gì thuộc về người Úc. Trung Quốc Khi gặp mặt bắt tay nhau là đủ. Tuy nhiên, bạn nên cúi đầu nhẹ khi được giới thiệu. Nhớ đừng bao giờ cắt ngang lời cấp trên của bạn và hẳng nhiên bạn cũng không nên cắt ngang lời đối tác. Pháp Đàn ông và phụ nữ Pháp thường chào những người bạn kinh doanh bằng cách hôn lên hai bên má họ. Bạn không nên cho rằng lúc nào cũng có thể làm như vậy. Nhất là đừng bao gờ hôn một người mà bạn mới chỉ nói qua điện thoại. Đức Người Đức tuyệt đối nghiêm túc trong công việc. Nên kèm chức danh khi gọi tên họ (ví dụ như Giá sư Heri) Đừng bao giờ tỏ ra quá thân thiện hoặc bông đùa ở lần gặp đầu tiên. Ấn Độ Bắt tay được xem là việc hiển nhiên. Nên chào nhau theo nghi thức Namaste (chạm vào lòng bàn tay của nhau và cúi đầu khi chào nhau). Nếu là phụ nữ, bạn không nên chủ động bắt tay. Chức danh được xem là rất quan trọng đối với người Ấn Độ. Vì vậy, đừng chỉ gọi tên riêng nếu như không được cho phép. Ý Người chức vụ cao hơn hoặc lớn tuổi được công khai tôn trọng. Vì vậy, họ thích gặp đối tác nắm giữ chức vụ cao nhất. Những buổi tiếp xúc đầu tiên rất quan trọng. Họ thường đánh giá về bạn và công ty của bạn trong lần gặp này. Nhật Tôn trọng là chìa khóa giao ti61p đối với người Nhật. Vị trí trong phòng họp được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Nếu bạn muốn đưa ra những lời khen ngợi, thì nên dành chúng cho cả tập thể hơn là nhắm đến bất cứ cá nhân nào. Nga Rất nhiều doanh nhân Nga không thích nhân nhượng và rất ít khi đổi ý khi đã quyết định. Bạn cần nhất là sự điềm tĩnh. Các cuộc hẹn nên được xác nhận trước khi đến ngày hẹn. Mỹ Người Mỹ thường xúc tiến việc kinh doanh một cách nhanh chóng. Họ còn mời cả luật sư tham dự trong cuộc gặp đầu tiên. Bạn nên cẩn trọng khi đưa ra lời hứa. Các cuộc hẹn buổi sáng sớm là đều bình thường, cuộc họp với họ có thể là buổi ăn sáng lúc 7 giờ 30.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_the_nao_de_gay_an_tuong_tot_voi_doi_tac_nuoc_ngoai.PDF