Làm cách nào để bạn cải thiện từ mức hiện tại đến mức mong
muốn trong tương lai? Thiết kế một kế hoạch để lấp những khoảng
cách giữa con người trong hiện tại và người bạn muốn trở thành.
Ví dụ: Juan, một giám đốc marketing, là người rất hung tợn, không thể
làm hài lòng ông ta - một con người cục cằn. Với trách nhiệm phát triển
công ty của mình, ông ta cần biết cách động viên, thể hiện sự lạc quan -một người hướng dẫn với tầm nhìn rộng. Để hiểu những người khác,
ông ta làm huấn luyện viên cho một đội bóng, tình nguyện ở một trung
tâm hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, và ông ta phải làm quen với
cấp dưới qua các buổi họp ngoài giờ làm việc. Những tình huống mới
này đã thúc đẩy ông phá vỡ thói quen cũ và có những cách phản ứng
mới.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãnh đạo căn bản: Những nhân tố tiềm ẩn của thành công lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo căn bản: Những
nhân tố tiềm ẩn của thành
công lớn (phần 1)
Điều gì tác động nhiều nhất đến khả năng thành công cốt yếu của
công ty bạn? Bạn sẽ rất ngạc nhiên với câu trả lời: đó là tính khí của
người lãnh đạo. Nghiên cứu của Daniel Goleman, Richard Boyatzis
và Annie McKee đăng trên tạp chí Havard Business Review.
Tóm lược ý tưởng
Trí thông minh xúc cảm của nhà quản lý - những nhận thức về bản thân
họ, sự đồng cảm, sự hoà hợp với người khác - rõ ràng là những mối liên
hệ với thành tích của họ. Nhưng một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng
phong cách xúc cảm cũng ảnh hưởng đến tình cảm và hành vi của người
khác - thông qua một quá trình hoạt động của thần kinh gọi là ảnh hưởng
dễ tiêm nhiễm. Điều này gần giống như “hãy mỉm cười và cả thế giới sẽ
mỉm cười với bạn”.
Trí tuệ thông minh xúc cảm diễn ra giống như quá trình một dòng điện
đi qua dây điện. Những ông chủ thô lỗ, hay muộn phiền thường tạo ra
những tổ chức yếu ớt với những cá nhân kém cỏi tiêu cực. Nhưng nếu
như bạn là một người lãnh đạo lạc quan, biết truyền cảm hứng, bạn sẽ
tạo ra những người giúp việc tích cực, những người sẽ đối mặt và vượt
qua cả những thử thách khó khăn nhất.
Nhà lãnh đạo bằng phương pháp xúc cảm không chỉ thể hiện ra vẻ mặt
bề ngoài mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là bạn hiểu tác động của mình nên
người khác - sau đó điều chỉnh phong cách của mình cho thích hợp. Đó
là một quá trình tự khám phá bản thân rất khó khăn nhưng cần thiết
trước khi bạn có thể thực hiện trách nhiệm lãnh đạo của mình.
Ý tưởng áp dụng vào công việc:
Tăng cường khả năng lãnh đạo bằng phương pháp xúc cảm của bạn: Vì
hiếm người có đủ dũng cảm nói cho bạn sự thật về những tác động xúc
cảm của bạn, bạn phải tự khám phá ra điều đó. Quá trình sau đây có thể
giúp bạn. Quá trình này dựa trên ngành khoa học về não bộ, cũng như
nhiều năm nghiên cứu về các nhà lãnh đạo. Hãy áp dụng những bước
sau để kết nối bộ não bạn với trí tuệ thông minh xúc cảm lớn hơn.
1. Bạn muốn trở thành người như thế nào? Hãy tưởng tượng bạn là
một nhà lãnh đạo rất hiệu quả. Bạn sẽ thấy những gì?
Ví dụ: Sofia, một giám đốc lâu năm, thường quản lý các cá nhân để đảm
bảo công việc được thực hiện “đúng”. Bởi vậy cô ấy tưởng tượng mình
là một nhà lãnh đạo rất hiệu quả của công ty mình trong tương lai, có
những mối quan hệ đáng tin cậy với đồng nghiệp. Cô ấy thường coi
mình là một người thoải mái, hạnh phúc, và biết trao quyền cho người
khác. Bài tập này hé lộ những lỗ hổng trong phong cách xúc cảm của
bạn trong hiện tại.
2. Hiện tại bạn là người như thế nào? Để biết được phong cách lãnh
đạo của bạn theo như cách người khác nhìn nhận, hãy tập hợp thông tin
phản hồi 360 độ, đặc biệt phản hồi từ những đồng nghiệp và trợ lý. Xác
định những điểm yếu và điểm mạnh của bạn.
3. Làm cách nào để bạn cải thiện từ mức hiện tại đến mức mong
muốn trong tương lai? Thiết kế một kế hoạch để lấp những khoảng
cách giữa con người trong hiện tại và người bạn muốn trở thành.
Ví dụ: Juan, một giám đốc marketing, là người rất hung tợn, không thể
làm hài lòng ông ta - một con người cục cằn. Với trách nhiệm phát triển
công ty của mình, ông ta cần biết cách động viên, thể hiện sự lạc quan -
một người hướng dẫn với tầm nhìn rộng. Để hiểu những người khác,
ông ta làm huấn luyện viên cho một đội bóng, tình nguyện ở một trung
tâm hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, và ông ta phải làm quen với
cấp dưới qua các buổi họp ngoài giờ làm việc. Những tình huống mới
này đã thúc đẩy ông phá vỡ thói quen cũ và có những cách phản ứng
mới.
4. Làm cách nào bạn biến những thay đổi thành thói quen? Liên tục
thực hành những thói quen mới - cả về thể xác lẫn tinh thần, cho đến khi
những thói quen thành một phản xạ tự động.
Ví dụ: Tom, một giám đốc, muốn học cách hướng dẫn hơn là trừng phạt
những người làm thuê nổi loạn. Trong lúc đi làm, ông ta dùng thời gian
để tưởng tượng những cuộc họp khó khăn với nhân viên, tưởng tượng
khi ông đưa ra câu hỏi và lắng nghe, lặp lại trong trí óc cách ông từng
giải quyết vấn đề một cách thiếu kiên nhẫn. Những bài tập này chuẩn bị
cho ông những hành vi mới thích hợp với các buổi họp thực tế.
5. Ai là người có thể giúp bạn? Đừng cố gắng xây dựng những kỹ năng
xúc cảm một mình - xác định những người có thể giúp bạn định hướng
trong qúa trình khó khăn này. Những giám đốc của Unilever hình thành
các nhóm học tập để giúp họ tăng cường khả năng lãnh đạo bằng cách
trao đổi thông tin phản hồi một cách thẳng thắn và phát triển sự tin
tưởng lẫn nhau một cách mạnh mẽ.
“Chúng ta đều biết từ lâu là trí tuệ thông minh xúc cảm cải thiện kết quả
- thường bằng sự hiệu nghiệm của lòng khoan dung. Ngày nay, những
nghiên cứu mới chỉ ra rằng tâm trạng của nhà lãnh đạo đóng vai trò quan
trọng trong kểt quả cuối cùng đó - một khám phá chỉ ra nhà lãnh đạo nên
làm cái gì đầu tiên và làm cái gì là tốt nhất.”
Khi người ta bắt đầu quan tâm sâu hơn đến lý thuyết về trí tuệ thông
minh xúc cảm áp dụng trong công việc, chúng ta thường nghe thấy
những nhà quản lý nói với cùng một cách nói, làm chúng ta phải suy
nghĩ - “Điều đó thật không thể tin được” và, “Đấy, tôi đã biết vấn đề này
từ lâu rồi”. Câu trả lời của họ trong công trình nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy một mối liên hệ không thể chối cãi giữa kinh nghiệm xúc cảm
của giám đốc, thể hiện trong những khả năng như khả năng nhận thức
bản thân và sự đồng cảm với người khác, với những thành tích tài chính
của họ. Nói một cách đơn giản, nghiên cứu chỉ ra những “nhà lãnh đạo
tốt” - những người có trí tuệ thông minh xúc cảm - đến đích trước.
Chúng tôi đang tập hợp công trình nghiên cứu trong hai năm gần đây mà
chúng tôi ngờ rằng công trình này sẽ hé lộ phản ứng tương tự. Người ta
ban đầu sẽ kêu lên, “không đâu”, nhưng sau đó lại nhanh chóng bổ sung,
“nhưng có thể lắm”.
Chúng tôi nhận thấy tất cả những thành tố ảnh hưởng đến thành tích chủ
chốt, tầm quan trọng của tâm trạng nhà lãnh đạo và những hành vi liên
quan gây ngạc nhiên nhiều nhất. Đó là một khởi đầu đầy hiệu lực cho
một chuỗi các hành động: Tâm trạng và hành vi của người lãnh đạo dẫn
đến tâm trạng và hành vi của mọi người khác. Một ông chủ khó chịu và
thô lỗ tạo nên một tổ chức độc hại với những người yếu kém tiêu cực,
những người bỏ qua các cơ hội; một người lãnh đạo biết truyền cảm
hứng và thấu đáo sẽ có được những người giúp việc mà đối với họ,
không khó khăn nào là không thể vượt qua. Mối liên hệ cuối cùng trong
chuỗi hành động này là kết quả: lợi nhuận hay là thua lỗ.
Nghiên cứu của chúng tôi về những tác động của “phong cách lãnh đạo
theo phương pháp xúc cảm”, thuật ngữ của chúng tôi, nói chung không
phải điểm dừng của chúng tôi về trí tuệ thông minh xúc cảm. Tuy nhiên,
nghiên cứu này đem lại một phân tích sâu hơn cho bài nghiên cứu trước
đây cho rằng trí tuệ thông minh xúc cảm của nhà lãnh đạo tạo nên môi
trường văn hoá và tác nghiệp nhất định.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng trí tuệ thông minh xúc cảm ở mức
độ cao sẽ tạo dựng môi trường để chia sẻ thông tin, sự tin tưởng, sự chấp
nhận rủi ro ở mức độ bền vững, và quá trình học tập phát triển. Trí tuệ
thông minh xúc cảm ở mức độ kém sẽ tạo môi trường lan tràn những lo
lắng và sợ hãi. Bởi vì những nhân viên căng thẳng và sợ hãi có thể làm
việc rất hiệu quả trong ngắn hạn, tổ chức của họ có thể có những thành
tích tốt nhưng kết quả đó không lâu dài.
Chúng tôi chia công trình nghiên cứu thành các phần để xem xét trí tuệ
thông minh xúc cảm ảnh hưởng đến thành tích như thế nào - đặc biệt,
cách thức trí tuệ thông minh xúc cảm chuyển từ nhà lãnh đạo qua tổ
chức đến kết quả cuối cùng ra sao. Chúng tôi băn khoăn, “cơ chế nào kết
nối các mắt xích với nhau?”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sử dụng đến nghiên cứu về thần kinh và
tâm thần học hiện đại nhất. Chúng tôi cũng làm việc với những nhà lãnh
đạo kinh tế, quan sát các đồng nghiệp của chúng tôi và hàng trăm những
người dẫn đầu khác, và dữ liệu của Hay Group về phong cách lãnh đạo
của hàng nghìn giám đốc. Từ phần này của bài nghiên cứu, chúng tôi
khám phá ra rằng trí tuệ thông minh xúc cảm diễn ra trong một qúa trình
giống như điện chạy qua dây dẫn. Nói một cách chi tiết hơn, tâm trạng
của nhà lãnh đạo là lây nhiễm nói theo nghĩa đen, lan tràn một cách
nhanh chóng và không thể tránh được trong khi tiến hành công việc kinh
doanh.
Chúng tôi sẽ nói về khoa học lây nhiễm tâm trạng sâu hơn ở phần sau,
nhưng đầu tiên bạn hãy để ý đến ẩn ý trong những khám phá của chúng
tôi. Nếu tâm trạng và hành vi của một nhà lãnh đạo chính là những nhân
tố chủ chốt cho thành công trong kinh doanh thì nhiệm vụ cao cả của
nhà lãnh đạo, thậm chí chúng tôi dùng từ nhiệm vụ cơ bản của nhà lãnh
đạo - là lãnh đạo xúc cảm. Một nhà lãnh đạo cần đảm bảo chắc chắn
rằng anh ta không chỉ thường xuyên là người lạc quan, có trách nhiệm,
nhiệt tình, mà còn thông qua các hành động có lựa chọn của mình, làm
cho những người đi theo mình cảm thấy và hành động giống mình. Do
đó, để quản lý để đạt những thành tựu tài chính, hãy bắt đầu với việc nhà
lãnh đạo kiểm soát con người bên trong anh ta để dẫn đến những chuỗi
phản ứng thái độ và hành vi đúng đắn.
Quản lý cuộc sống bên trong bạn dĩ nhiên không phải điều dễ dàng. Đối
với nhiều người trong chúng ta, đó là thử thách khó khăn nhất. Và việc
xác định chính xác cách thức xúc cảm ảnh hưởng đến những người khác
cũng khó khăn không kém. Chúng tôi biết một CEO, người chắc chắn
được mọi người coi là lạc quan và đáng tin cậy, báo cáo trực tiếp của
anh ta lại cho chúng tôi biết mọi người coi sự vui vẻ của anh ta là gượng
ép, thậm chí giả dối, và những quyết định của anh ta là sai lầm. (Chúng
tôi gọi sự mất liên lạc phổ biến này là “bệnh của CEO”). Ngụ ý rằng
nghĩa vụ lãnh đạo cơ bản đòi hỏi nhiều hơn là mang một bộ mặt giả tạo
mỗi ngày. Điều này đòi hỏi một nhà quản lý quyết tâm, thông qua những
phân tích phản hồi, cách thức lãnh đạo theo phương pháp xúc cảm sẽ
điều khiển tâm trạng và hành động của tổ chức, và tương tự sau đó, điều
chỉnh thái độ của nhà quản lý.
Điều này không có nghĩa là nhà lãnh đạo thì không được phép có một
ngày hay một tuần tồi tệ: cuộc sống vẫn là cuộc sống. Và nghiên cứu của
chúng tôi không khuyến khích rằng tâm trạng tốt luôn đạt mức đỉnh cao
và không bao giờ chấm dứt cảm giác đó - lạc quan, thành thật và thực tế
sẽ làm điều đó. Nhưng chúng tôi cũng không kết luận rằng một nhà lãnh
đạo cần nhận thấy ảnh hưởng của tâm trạng và hành vi của mình trước
khi mặc bộ giáp khổng lồ của mình trước những trách nhiệm quan trọng.
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày một qúa trình mà nhà quản lý
có thể dùng để đánh giá người khác cảm nhận việc lãnh đạo của mình
như thế nào, và chúng tôi cũng đưa ra những phương thức để kiểm tra
các tác động đó. Nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ nói đến vấn đề tại sao
tâm trạng lại không thường xuyên được nhắc đến tại nơi làm việc, cách
thức bộ não hoạt động làm cho tâm trạng có thể lây nhiễm như thế nào,
và bạn cần biết những gì về bệnh của các CEO.
Daniel Goleman - Richard Boyatzis - Annie McKee
Havard Business Review
Ngọc Trâm (dịch)