A – Accept: Chấp nhận sự thật rằng năng xuất và hiệu quả công việc sẽ
sụt giảm. Mọi người phản ứng rất khác nhau khi khủng hoảng xảy ra.
Chắc bạn sẽ thấy tinh thần làm việc sụt giảm, khó tập trung vào công
việc, xin nghỉ một thời gian hay vắng mặt không có lý do. Tất cả đều là
những phản ứng hết sức tự nhiên.
Bạn cần trò chuyện nhiều hơn với các nhân viên, đặc biệt là các vấn đề
liên quan tới khủng hoảng. Trò chuyện với các nhân viên càng nhiều bao
nhiêu, công ty càng nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng bấy nhiêu.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãnh đạo trong khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh Đạo Trong Khủng Hoảng
Trần Phương Minh
Trong những ngày tháng kinh doanh rơi vào khủng hoảng, các nhân
viên trong công ty đều có một tâm trạng hết sức bất an. Mọi người cảm
thấy sợ hãi, cáu giận, chán nản, hay thậm chí tính chuyện ra đi. Trong
khi không ai biết khi nào khủng hoảng kết thúc, thì những cảm xúc ngoài
tầm kiểm soát của các nhân viên chắc chắn sẽ tác động lớn tới công ty.
Vậy các nhà lãnh đạo phải hành động như thế nào trong hoàn cảnh
này?
Phương thức hiệu quả lãnh đạo trong khủng hoảng
Không có hai nhân viên nào phản ứng trước khủng hoảng giống nhau.
Một vài người có thể cảm thấy không chịu tác động, một số người khác
có thể có những hành vi bất bình thường và thậm chí có cả những người
hành động một cách thái quá.
Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong thời gian khủng
hoảng. Những gì họ đối xử với nhân viên ngày hôm nay sẽ có tác động
mạnh mẽ vào ngày mai. Các nhà lãnh đạo cần một chiến lược giúp đỡ
công ty và dẫn dắt các nhân viên vượt qua khủng hoảng.
Trong khủng hoảng, có một phương thức 10 bước hiệu quả, được sắp
xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên của TAKE CHARGE (Nhận trách
nhiệm) - để quản lý, động viên và dẫn dắt các nhân viên đi qua quãng
thời gian khó khăn này:
T – Target: Nhìn thẳng vào nỗi lo sợ. Nếu nhà lãnh đạo có những hành
động thích hợp và biết cách động viên nhân viên sẽ giữ được chân và
củng cố lòng trung thành của họ khi kinh doanh trở lại bình thường.
Mọi người thường có nhiều cảm giác khác nhau khi xảy ra khủng hoảng,
bắt đầu với những lo ngại về sự an toàn công việc, cuộc sống gia đình,
và tiếp theo sẽ là an toàn tài chính. Các nhà lãnh đạo nên có một kế
hoạch để giải toả từng nỗi lo ngại này theo thứ tự mức độ quan trọng.
A – Accept: Chấp nhận sự thật rằng năng xuất và hiệu quả công việc sẽ
sụt giảm. Mọi người phản ứng rất khác nhau khi khủng hoảng xảy ra.
Chắc bạn sẽ thấy tinh thần làm việc sụt giảm, khó tập trung vào công
việc, xin nghỉ một thời gian hay vắng mặt không có lý do. Tất cả đều là
những phản ứng hết sức tự nhiên.
Bạn cần trò chuyện nhiều hơn với các nhân viên, đặc biệt là các vấn đề
liên quan tới khủng hoảng. Trò chuyện với các nhân viên càng nhiều bao
nhiêu, công ty càng nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng bấy nhiêu.
K – Keep: Giao tiếp luôn cởi mở. Thông tin có một sức mạnh to lớn.
Đây là một nguồn sinh lực mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo cần gặp gỡ các nhân
viên ở mọi cấp độ để phát hiện ra những nỗi lo ngại, cũng như tạo ra
động lực thúc đẩy cho họ làm việc.
Hãy tổ chức các cuộc họp để giúp đỡ mọi người đương đầu với khủng
hoảng. Hãy thường xuyên cập nhập trang web và tạo ra một nơi để mọi
người có thể xem hay nghe những tin tức mới nhất từ công sở.
E – Educate: Đào tạo các nhà quản lý và giám sát. Các nhà giám sát tiền
tuyến và các nhà quản lý bậc trung chính là xương sống của công ty và
là những nhân tố có tác động cơ bản nhất. Việc đào tạo nên bao gồm
cách thức nhận ra và giảm stress; cách thức chỉ dẫn các nhân viên tới sự
trợ giúp chuyên môn nếu cần thiết.
C – Calm: Bình tĩnh, tự tin và nhất quán với phong cách lãnh đạo. Đừng
đánh giá thấp tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo. Việc thể hiện
tình cảm quan tâm, lo lắng cho dù là nhỏ nhất cũng sẽ có tác dụng to
lớn. Các nhà lãnh đạo nên chú trọng đến điều này.
H – Help: Giúp đỡ những ai thực sự cần đầu tiên. Tốt nhất nhà lãnh đạo
không nên tự mình nhận định về tình cảm của mọi người như thế nào
trong thời gian khủng hoảng. Hãy liên lạc với họ để tìm hiểu.
Mội vài cá nhân có thể cần tới sự trợ giúp trong thời gian xảy ra khủng
hoảng. Vậy hãy đảm bảo để họ hiểu được khi khó khăn cần phải tiếp cận
Chương trình trợ giúp nhân viên (Employee assistance program - EAP)
ra sao. Những nhân viên nào gặp khó khăn nhất cần được giúp đỡ trước
tiên.
A – Allow: Cho phép mọi người bộc lộ hết tình cảm. Mọi người với
những tình cảm khác nhau sẽ bộc lộ chúng theo những cách thức khác
nhau. Nhà lãnh đạo cần cho phép họ thể hiện hết những gì bên trong bản
thân, cho dù có thể là những tình cảm tiêu cực. Một vài công ty có
những quy định như thế nào là tinh thần lành mạnh dành cho các nhân
viên.
R – Restrict: Hạn chế những hành vi tiêu cực. Không quan trọng nhà
lãnh đạo cảm thấy như thế nào về khủng hoảng, nhưng họ phải vạch ra
được một ranh giới nhất định nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng, quấy rối và
trút cơn cáu giận lên những người khác trong công ty.
Nhà lãnh đạo cần tuyên bố rõ ràng rằng các hành vi tiêu cực sẽ không
được khoan dung và sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật cao nhất.
G – Get: Để mọi người lấy lại khả năng kiểm soát bản thân. Khủng
hoảng rõ ràng có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhân viên. Nó huỷ
hoại những cảm giác yên bình và dường như lấy mất đi của các nhân
viên khả năng kiểm soát cuộc sống.
Vai trò của nhà lãnh đạo là giúp đỡ các nhân viên lấy lại được sự kiểm
soát cuộc sống – công việc để khích lệ họ tiến lên phía trước, hướng tới
một động cơ có thể giúp họ tạo ra nhiều khác biệt. Vì vậy, việc hướng
nhân viên tới những hành động thích hợp sẽ đưa lại cho họ khả năng
kiểm soát bản thân và có tinh thần tiến lên.
E – Expect: Lường trước và lên kế kế hoạch cho những khả năng tiếp
theo. Hy vọng của tất cả mọi người là khủng hoảng sẽ chấm dứt nhanh
với những tổn thất tối thiểu cho bản thân họ cũng như cho công ty.
Nhà lãnh đạo cần lên kế hoạch về những gì công ty sẽ thực hiện nhằm
bù đắp tổn thất cho các nhân viên do khủng hoảng gây ra. Hãy quyết
định những khoản trợ cấp cụ thế. Hãy lên kế hoạch xử lý khủng hoảng
và kế hoạch này phải được cập nhập thường xuyên. Nhìn chung, hãy
chuẩn bị tất cả những gì cho một chiến dịch lâu dài.
9 lời khuyên giao tiếp lãnh đạo trong khủng hoảng:
Hãy nói sự thực, một cách thẳng thắn và tự tin. Đừng mập mờ hay lừa
dối.
- Luôn sẵn sàng. Lập sẵn một kế hoạch trong tay. Đợi cho đến khi khủng
hoảng nổ ra
- Hãy hành động đúng với con người mình. Hãy diễn giải cụ thể trách
nhiệm của công ty.
- Hãy hành động nhanh chóng.
- Đừng bao giờ nói “miễn bình luận”. Hãy nói với mọi người rằng bạn
chưa có câu trả lời.
- Phản hồi mau lẹ với giới truyền thông để giảm thiểu rủi ro đánh giá
không đúng về bản chất vấn đề.
- Đừng trốn tránh giới truyền thông. Tận dụng cơ hội này để truyền tải
câu truyện của bạn thông qua báo chí hay truyền hình.
- Nếu sai, hãy nói xin lỗi. Hãy nói với mọi người về những gì công ty sẽ
làm để cải thiện tình hình.
- Mọi người sẽ bỏ qua cho sai lầm của công ty và của nhà lãnh đạo,
nhưng sẽ không bỏ qua sự thiếu trách nhiệm hay thiếu quan tâm của bạn.
Thực hiện đúng 9 lời khuyên và 10 bước đi trên không chỉ là những
hành động thích hợp mà còn là hành động thông minh. Các nhân viên
trong công ty sẽ nhớ mãi nhà lãnh đạo đã đối xử với mình ra sao trong
quãng thời gian khó khăn này. Nếu nhà lãnh đạo muốn công ty là một
nơi mà những con người tốt nhất và tài năng nhất muốn được làm việc
trong tương lai, hãy hết sức cẩn thận với những hành động khi khủng
hoảng kinh doanh xảy ra.
Nguồn: Business Know-how
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lanh_dao_trong_khung_hoang_321.pdf