Mọi nhà lãnh đạo nên biết mục đích và động cơ làm việc. Để đáp ứng
được những mục tiêu này, họ sẽ phải cấu trúc lại nhóm cho phù hợp.
Cấu trúc chính xác sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và phong cách quản lý
được sử dụng. Trong nhóm, các cá nhân thường có cảm giác không biết
họ được sắp xếp làm gì và họ phù hợp với công việc như thế nào. Nhà
lãnh đạo cần thiết lập các phương pháp để chắc rằng các thành viên
nhóm biết mục đích của họ là gì, họ có lợi thế gì và họ được thông báo
về các tiến bộ ra sao. Thiết lập hệ thống bắt đầu ở mức độ ban lãnh đạo
và xuống ban quản lý, sau đó họ hướng dẫn trưởng bộ phận. Trưởng bộ
phận hướng dẫn người quản lý thấp hơn và người quản lý hướng dẫn các
giám sát viên. Hệ thống này đảm bảo cho quy trình truy ền thông tin qua
tất cả các mức độ với lượng thời gian lãng phí ít nhất.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãnh đạo và 3 nhu cầu cần đáp ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo và 3 nhu
cầu cần đáp ứng
Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải duy trì sự tôn trọng của nhóm
mà họ lãnh đạo và họ sẽ được phán xét bằng những hành động của
họ cộng sự, đồng nghiệp. Việc lãnh đạo dựa trên những hành động
này nhằm đáp ứng 3 nhu cầu cơ bản.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc lãnh đạo là cách
nhà lãnh đạo đối xử với các cộng sự như một nguồn lực chứ không phải
là một sự mở rộng bản thân họ. Câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo có thể tự
hỏi họ là: "Tôi đã sử dụng những tài năng và kỹ năng của các thành viên
nhóm hay chưa?". Nếu câu trả lời là "Rồi" thì nhà lãnh đạo có thể đang
làm việc trong 3 phần nhu cầu.
Có rất nhiều cách tiếp cận với việc lãnh đạo. Cách tiếp cận đầu tiên là
phẩm chất, có khoảng hơn 1600 phẩm chất khác nhau, được xem là cần
thiết để mang lại hiệu quả của một nhà lãnh đạo. Cách tiếp cận thứ hai là
tiếp cận theo hoàn cảnh, theo người nào mà được biết là sẽ chịu trách
nhiệm. Rõ ràng là cả hai cách tiếp cận trên đều đã có chỗ đứng. Các nhà
lãnh đạo cá nhân sẽ tiến tới một vị trí cao vì những phẩm chất mà họ có
được.
Về cơ bản, nếu một người điều hành một nhóm người, quy mô của nhóm
sẽ được xác định bằng đòi hỏi nhiệm vụ với công việc. Đây là phần đầu
tiên của nhu cầu mà nhà lãnh đạo phải xem xét. Họ cũng phải cố gắng để
sử dụng chuyên môn và tài năng của cộng sự, và hơn thế, hợp tác với
những người khác và tạo ra cách làm việc nhóm hiệu quả.
Chúng ta có thể nhìn thấy điều này thông qua kinh nghiệm hàng ngày,
các nhu cầu này tương tác với nhau và đôi khi một nhu cầu có thể bị
phớt lờ, dẫn đến sự đổ vỡ của hai phần kia.
Ví dụ, một nhà quản lý cố gắng giới thiệu một bộ máy mới và hệ thống
vào nhà máy mà không có sự tư vấn hay hướng dẫn. Điều này khiến các
cá nhân lo lắng về công việc riêng của họ cũng như của đồng nghiệp.
Tiếng đồn đại tăng lên, tinh thần của nhân viên suy sụp và kết quả là bộ
máy đó bị "bôi đen". Ví dụ khác, có thể là đội trưởng của một đội bóng
mà không sử dụng các kỹ năng của các cá nhân để phối hợp ghi bàn.
Nếu thắng trận, các cá nhân sẽ cảm thấy thoả mãn một cách đơn lẻ,
nhưng sẽ có một tinh thần đồng đội trong nhóm.
Một số nhà lãnh đạo lớn trên thế giới có khả năng tự nhiên đọc ra tình
huống và xử lý các nhu cầu khi chúng xuất hiện.
Nhu cầu của nhiệm vụ
Để nhiệm vụ có thể được tiến hành một cách hiệu quả, rất nhiều hệ
thống và phương pháp được thiết lập. Các ví dụ về hệ thống khác nhau
có thể là các phân tích quan trọng, kiểm soát tài chính và quản lý bằng
mục tiêu.
Mọi nhà lãnh đạo nên biết mục đích và động cơ làm việc. Để đáp ứng
được những mục tiêu này, họ sẽ phải cấu trúc lại nhóm cho phù hợp.
Cấu trúc chính xác sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và phong cách quản lý
được sử dụng. Trong nhóm, các cá nhân thường có cảm giác không biết
họ được sắp xếp làm gì và họ phù hợp với công việc như thế nào. Nhà
lãnh đạo cần thiết lập các phương pháp để chắc rằng các thành viên
nhóm biết mục đích của họ là gì, họ có lợi thế gì và họ được thông báo
về các tiến bộ ra sao. Thiết lập hệ thống bắt đầu ở mức độ ban lãnh đạo
và xuống ban quản lý, sau đó họ hướng dẫn trưởng bộ phận. Trưởng bộ
phận hướng dẫn người quản lý thấp hơn và người quản lý hướng dẫn các
giám sát viên. Hệ thống này đảm bảo cho quy trình truyền thông tin qua
tất cả các mức độ với lượng thời gian lãng phí ít nhất.
Nhu cầu của nhóm
Khi một nhóm hình thành, mục đích của nhóm sẽ là một hoạt động công
khai. Một nhân tố quan trọng là việc truyền thông cởi mở và thẳng thắn
cùng việc phát triển sự tin cậy lẫn nhau. Điều này sẽ dẫn tới tinh thần
cao trong cả nhóm. Mặt khác, nếu truyền đạt sai hoặc nhầm lẫn, dễ dẫn
đến sự thiếu tin tưởng và gây ra sự tách biệt và phân cực trong nhóm.
Nếu điều gì đó sai, sẽ diễn ra tranh luận, dẫn đến việc đổ lỗi cho người
khác và ảnh hưởng không tốt đến nhóm.
Lãnh đạo của một nhóm thường có một nhóm các cá nhân. Việc của họ
là hàn gắn họ với nhóm và duy trì tinh thần nhóm.
Rõ ràng là một trong những điều đầu tiên mà người đó cần làm là làm
quen với các thành viên của nhiệm vụ chung. Cùng lúc đó, anh ta phải
khuyến khích sự cởi mở và nhận thức trong nhóm, giúp đỡ họ giành
được các tiêu chuẩn làm việc cao.
Các tiêu chuẩn trong nhóm cần phải cho phép nhóm tự hào về biểu hiện
của họ. Nhóm cần thừa nhận điều này và có thể ấp ủ một số quan điểm
thành công.
Một nhóm làm việc tốt và thành công trong nhiệm vụ của nó sẽ ảnh
hưởng đến các thành viên. Các thành viên sẽ có sự cam kết và trách
nhiệm với nhóm cũng như cảm thấy hài lòng với những thành tích cá
nhân và tập thể. Một nhóm thường có những đặc điểm cá nhân riêng và
rõ ràng điều này bao gồm các phẩm chất cá nhân của mỗi thành viên.
Một phần công việc của nhà lãnh đạo là phối hợp mọi người vào nhóm,
không chỉ từ quan điểm chuyên môn công việc, mà từ khả năng của các
thành viên của nó.
Nhóm sẽ phát triển các tiêu chuẩn và kỷ luật riêng với sự giúp đỡ từ nhà
lãnh đạo, nhưng nếu những điều này không nhất quán, nó sẽ gây ra
tranh cãi. Ví dụ, một đội bóng đá có thể làm việc theo cách này. Tinh
thần nhóm cao nhất khi nhóm đá một trận khó và chiến thắng. Nếu nhóm
có một trận dễ dàng hoặc thua, sự đổ lỗi và tinh thần suy sụp là các triệu
chứng thường thấy cho việc chia rẽ trong nhóm.
Nhu cầu của cá nhân
Các cá nhân được động viên vì rất nhiều lí do. Họ thay đổi từ nhu cầu cơ
bản và nhu cầu an toàn đến nhu cầu quyền lực, nhu cầu thuộc về một
nhóm đặc biệt, và nhu cầu tự hoàn thiện và cả thành tích nữa.
Những nhu cầu này có thể được xếp vào những dạng khác nhau. Công
việc của nhà lãnh đạo trong nhu cầu thứ ba này là giúp lấp đầy nhu cầu
của những cá nhân khác nhau. Họ cũng phải phát triển các cộng sự để
nhận trách nhiệm xa hơn.
Nhà lãnh đạo nhạy cảm cũng phải nhớ nhân cách của cá nhân và khuyến
khích, truyền cảm hứng cho cá nhân đó bằng hành động mà họ thực
hiện. Nhu cầu cá nhân cũng sẽ lấp đầy nhu cầu của nhóm
Tóm lại: Nhà lãnh đạo phải hành động trong 3 phần nhu cầu, nhiệm vụ,
nhóm và cá nhân. Đôi khi họ sẽ làm việc chỉ trong một phần mà không
thường trong ba phần. Nhà lãnh đạo cần phải xem xét các lĩnh vực này
khi tiến hành chức năng quản lý, thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch, truyền
đạt, kiểm soát và đánh giá những điều họ đang làm.
Một vài hành động thực tế để đáp ứng được cả 3 nhu cầu:
- Thiết lập mục tiêu cao nhưng có thể với nhóm.
- Duy trì kỷ luật trong nhóm.
- Khuyến khích bầu không khí biểu dương và cở mở hơn với việc truyền
thông.
- Khuyến khích sự tham gia bằng việc tham gia
- Chắc rằng các cá nhân biết họ chịu trách nhiệm cho điều gì và cho ai.
- Đánh giá điều kiện thể chất, cấu trúc nhóm, sự kiểm soát để thấy các
nhân viên thoả mãn với công việc như thế nào
- Thường xuyên biểu dương các thành viên nhóm.
- Thường xuyên hướng dẫn nhóm để khuyến khích sự hiểu biết về tiến
bộ và thay đổi.
- Chắc rằng có sự uỷ thác quyền lực cũng như công việc.
- Thừa nhận nỗ lực của nhóm và cá nhân.
- Khuyến khích các tài năng và sự sáng tạo trong nhóm.
- Chắc rằng sẽ có một người chịu trách nhiệm cho nhóm nếu thiếu vắng
nhà lãnh đạo.
Nguyệt Ánh
Theo buzzle
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lanh_dao_va_3_nhu_cau_can_dap_ung_7977.pdf