Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP
• Xử lý bản tin.
• Quản lý mạng báo hiệu.
• Đo thử và bảo dưỡng.
- CCNP thực hiện nhiệm vụ mức 3 của hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7, nó được nhân đôi để dự phòng, mỗi bộ đều có những kết nối đến tất cả các khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG.
- Một trong 2 bộ sẽ ở trạng thái hoạt động active, dữ liệu sẽ được cập nhật khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby.
- Một CCNP bao gồm:
8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA.
1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP gồm có 2 module.
• MH:SIMP (Message handler): bộ xử lý bản tin.
• PMU:SIMP (Processor memory unit): bộ nhớ và xử lý của SIMP.
1 giao diện với khối xử lý điều phối CP là CPI gồm các module sau
• PMU:CPI: Bộ nhớ và xử lý của CPI.
• MU:CPI: Bộ nhớ của CPI.
• IOC:CPI: điều khiển vào ra của CPI.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lắp đặt Tổng đài EWSD tại thị xã Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o số SLCD. Mỗi SLCD cung cấp 1 giao diện gồm 2 dây cho thuê bao ISDN BA. Nó có thể được sử dụng để kết nối thuê bao ISDN hoặc tổng đài ISDN PBX. Có 2 loại SLMD để giám sát việc mã hóa đường dây đó là mã hóa 2B1Q và 4B3T.
Những chức năng chính của SLMD:
Bảo vệ quá áp.
Cung cấp giao diện có tốc độ 2B+D (144Kbps) và 16 Kbps cho xung đồng bộ.
Triệt tiếng vọng cho cả hai hướng truyền trên 2 dây của đường dây thuê bao số.
Chuyển đổi 2 dây thành 4 dây và thích ứng với mã dường truyền trên đường dây thuê bao.
Ngăn chăn bản tin báo hiệu DSS1 từ gói dữ liệu X.25 của thuê bao.
Bảo vệ việc truyền bản tin báo hiệu trên kênh D.
Kiểm tra truy nhập đến đường dây thuê bao/mạch thuê bao.
Môđun giao tiếp qua giao diện V5.1 (SLMX)
Môđun SLMX được sử dụng để kết nối AN (Access Network) đến DLU. SLMX cung cấp 2 giao diện V5.1 (V51IF). Những giao diện đó phù hợp về mặt điện với giao tiếp PCM của DIU.
Đơn vị kiểm tra (TU)
Đơn vị kiểm tra có thể được sử dụng để thực hiện chức năng kiểm tra và đo thử đường dây và các môđun mạch dường dây (bao gồm đầu cuối đường dây, đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao).
Đơn vị đo thử gồm có 2 môđun đó là môđun kiểm tra chức năng (FMTU) và môđun đo thử mạch đường dây (LCMM). Quá trình kiểm tra phải được thiết lập bởi người điều hành và sử dụng thiết bị vận hành bảo dưỡng (OMT/BCT).
Môđun SASC (Stand alone Service Control)
Nếu cả 2 DLUC đều mất tất cả các kênh báo hiệu đến LTG do đường truyền bị lỗi (do PDC bị lỗi hoặc LTG bị lỗi) thì DLU vẫn có thể hoạt động được trong trường hợp khẩn cấp. Chức năng này luôn hiện hữu trong tất cả các DLU và nó được điều khiển bởi môđun điều khiển hoạt động khẩn cấp SASC.
Trong trường hợp khẩn cấp này môđun này sẽ điều khiển việc thiết lập 1 kết nối giữa các thuê bao của cùng 1 DLU và những thuê bao này là thuê bao tương tự và thuê bao ISDN và cho phép quay số DTMF. Những kết nối cho thoại được kết nối một cách nội bộ qua DLU.
Những chức năng chính của SASC gồm:
Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong 1 DLU.
Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong DLU khác của RCU.
Kết thúc hoạt động khẩn cấp khi kết nối giữa 1 DLUC và node mạng đã được thiết lập lại.
Kiểm tra cơ sở dữ liệu và cập nhật nó nếu cần thiết.
Tiến hành các thủ tục kiểm tra phần cứng bên trong và tiến hành các chức năng giám sát.
Điều khiển các bộ thu mã.
Môđun ALEX (External Alarm Set)
ALEX được sử dụng để chuyển tiếp những cảnh báo ngoài (như mất nguồn) tới các node mạng. Vì vậy trong trường hợp 1 DLU ở xa thì không thể kết nối các cảnh báo ngoài hệ thống đến hệ thống panel điều khiển (SYPC), môđun cảnh báo ngoài được sử dụng.
Những chức năng của ALEX gồm:
Nhận biết, lưu trữ và đánh giá trạng thái của những cảnh báo xung đột.
Trao đổi dữ liệu giữa DLUC0 và DLUC1.
Kiểm tra phần firmware của chính nó và kết thúc truyền thông với DLUC nếu phần firmware bị lỗi được phát hiện.
Kiểm tra phần cứng và ghi lại các lỗi phần cứng phát hiện được.
Bộ tạo âm hiệu (RGB)
Với môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA) thì nó yêu cầu tín hiệu rung chuông bên ngoài hoặc tín hiệu xung đồng bộ, có 2 bộ tạo âm hiệu được sử dụng. SLMA được truy nhập trực tiếp bởi RGB. RGB còn cung cấp áp rung cho TU.
Bộ tạo tín hiệu đo đạc (MGB)
Bộ tạo tín hiệu đo đạc bao gồm bộ chuyển đổi dòng điện trực tiếp kết nối nối tiếp với bộ tạo dao động sóng sine và cung cấp xung cho SLMA với hệ thống đo đạc bên ngoài (SLMA:TPL) và SLMA:FPE thì không yêu cầu MGB và MGB chỉ cung cấp xung đo đạc cho SLMA.
Nhóm đường dây trung kế LTG:
LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch SN.
Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC có tốc độ truyền 8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn), trên đường SDC này có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64kbps) dùng để truyền thông tin, còn lại 1 khe dùng cho báo hiệu.
LTG truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1), side 0 ở trạng thái hoạt động active, side 1 ở trạng thái không hoạt động standby, nếu side 0 bị sự cố thì side 1 sẽ chuyển sang trạng thái active.
Nhiệm vụ xử lí cuộc gọi của LTG :
Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hoặc đường dây thuê bao.
Truyền báo hiệu.
Truyền những âm hiệu nghe được.
Truyền những bản tin đến bộ xử lý điều phối CP và nhận những lệnh từ CP.
Truyền và nhận những thông báo từ khối xử lý GP của các LTG khác.
Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA.
So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN.
Kết nối xuyên suốt cuộc gọi.
Cấu trúc phần cứng của LTG :
Các loại LTG khác nhau về cơ bản có cùng cấu trúc bên trong, bao gồm những đơn vị luận lí hay vật lí. Tùy vào loại LTG nào mà những đơn vị này có thể tìm thấy trên những module phần cứng khác nhau.
Bộ xử lí nhóm (Group Processor – GP): tổng hợp thông tin đến từ vùng node mạng xung quanh với dạng thông tin bên trong hệ thống và điều khiển tất cả các phần trong LTG .
Bộ tạo xung nhóm (Group Clock Generator – GCG): GCG tạo cho LTG những xung clock điều khiển mà nó yêu cầu. Bộ dao động trong GCG được đồng bộ với tín hiệu nhận từ đồng hồ trong LUI thông qua vòng khoá pha.
Khối giao diện liên kết (Link Interface Unit - LIU): kết nối LTG với SN kép (SN0 và SN1). LIU chuyển đường ghép kênh 8Mbps từ GS thành 2 luồng song song SDC 8Mbps nối đến SN. Ngược lại, nó nhận thông tin sử dụng từ mạng chuyển mạch thông qua 2 đường song song SDC. LIU chọn dữ liệu từ mạng chuyển mạch đang ở trạng thái chủ động và chuyển nó ngược trở về GS. LIU đồng bộ thông tin trên SDC từ SN với hệ thống đồng hồ nội và cung cấp xung 8.192Khz đến GCG. Nó lấy lệnh của CP từ kênh thông tin (TS0) và đưa chúng trở về GP. Theo hướng ngược lại, LIU chuyển thông tin GP đến CP. Sau mỗi kết nối được thiết lập, LIU kiểm tra sự kết nối thông suốt trong SN với sự giúp đỡ của bộ kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC_cross-office check) bằng cách bên LUI gọi gửi 1 chuỗi bít kiểm tra và được LUI của phía bị gọi phản hồi lại. Nếu chuỗi bít gửi đi và nhận về giống nhau tức có 1 kết nối chuyển mạch đến thuê bao được thiết lập.
Điều khiển kết nối báo hiệu (Signaling Link Control - SILC): SILC có chức năng như 1 bộ xử lý vào ra,được dùng để kết nối nhiều kênh báo hiệu thông qua giao thức dùng cho truy cập DLU hay giao thức ở kênh D của ISDN, những giao thức truyền dẫn dựa trên thủ tục HDLC.
Phía LTG, SILC thực hiện những chức năng lớp 2 của những giao thức báo hiệu (đồng bộ, phát hiện lỗi, xử lý lỗi) và bằng cách đó bảo mật được thông tin trao đổi giữa những đơn vị ngoại vi và GP.
.
Khối báo hiệu (Signalling Unit_SU)
SU là đơn vị logic của LTG. Có những đơn vị phụ sau:
Code Receiver (CR): nhận và phát hiện tín hiệu đa tần.
Tone Generator (TOG): tạo ra những âm hiệu có thể nghe được dùng cho tất cả LTU và những tần số cần cho quay số đa tần MFC.
Receiver Module for Continuity Check (RM:CTC): cần thiết kiểm tra những đường trung kế CCS7.
Khối trung kế đường dây (Line/Trunk Unit_LTU): là đơn vị logic của LTG.
Group Switch (GS): nối với LTU, SU, LIU và SILC (thông qua GP).
Mạng chuyển mạch SN :
Trong tổng đài EWSD mạng chuyển mạch là những đường kết nối giữa các bộ phận sau:
Kết nối thoại và dữ liệu giữa những trung kế LTG với nhau.
Truyền những bản tin giữa những đường trung kế LTG và khối xử lí điều phối CP.
Truyền những bản tin báo hiệu CCS7 giữa những những đường trung kế LTG và đơn vị mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
Đường truyền từ SN đến các khối còn lại của tổng đài EWSD dùng luồng thứ cấp SDC 8Mbps.
SDC:LTG là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và LTG dùng để truyền thoại và dữ liệu cũng như là các bản tin tổng đài giữa LTG và CP.
SDC:CCNC là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và CCNC dùng để truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa CCNC và LTG.
SDC:TSG là đường số thứ cấp 8 Mbps giữa SN(B) và bộ đệm bản tin MB (Message buffer) dùng để truyền những bản tin giữa LTG và đơn vị bộ đệm bản tin MBU:LTG trong CP.
SDC:SGC là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa đơn vị bộ đệm bản tin MBU:SGC trong CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC (Swich group control) trong SN.
Phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến mà có nhiều loại SN (B):
SNB:63LTG kết nối tối đa 63LTG.
SNB:126LTG kết nối tối đa 126LTG.
SNB:252LTG kết nối tối đa 252LTG.
SNB:504LTG kết nối tối đa 504LTG.
Cấu trúc SN (B) :
SNB gồm có 2 tầng chuyển mạch:
Tầng chuyển mạch thời gian TSG (time stage group).
Tầng chuyển mạch không gian SSG (space stage group).
Tùy thuộc vào dung lượng của tổng đài mà số tầng chuyền mạch thời gian TSG và chuyển mạch không gian SSG sẽ khác nhau. Số lượng tầng chuyển mạch thời gian TSG cần thiết cho dung lượng mạng chuyển mạch SN (B) phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến, tối đa 63 TLG được nối đến 1 tầng chuyển mạch thời gian (63LTG cần 1 TSG).
Tầng chuyển mạch thời gian :
8 Module TSMB (time stage module B).
1 Module điều khiển SGC.
1 Module nguồn DCCMS.
4 Module LISB ( link interface module).
Module TSMB
Có 8 bộ nhớ cân bằng EMU (Equazation memory unit): nhận dữ liệu từ các khe thời gian từ luồng SDC đưa tới, ghi dữ liệu vào bộ nhớ và chuyển vào TSCI.
2 mạch tầng thời gian TSCI (time stage circuit incoming) nhận dữ liệu (trong các khe thời gian) từ 8 bộ EMU (1TSCI có 4 EMU), sau đó sẽ chuyển dữ liệu từ khe thời gian nay sang khe thời gian khác, truyền dữ liệu tới 1 trong 4 module LISB.
Mỗi TSCI có 4 ngõ vào kết nối tới 4 LTG thông qua giao diện SDC:LTG, đối với TSCI thứ nhất của TSMB đầu tiên thì 1 ngõ vào được kết nối với CP bằng luồng SDC (gọi là giao diện SDC:TSG).
Mỗi TSCI có 4 ngõ ra kết nối tới 4 LISB. Việc chuyển khe thời gian ở TSCI và xác định LISB chuyển tới là do CP quyết định.
2 mạch tầng thời gian ra TSCO (time stage circuit outcoming): nhận dữ liệu từ 4 LISB và chuyển đổi khe thời gian để phù hợp với khe thời gian của LTG đích.
Số giao diện của TSCO:
- 4 ngõ vào kết nối tới 4 ngõ ra của LISB.
- 4 ngõ ra kết nối tới 4 giao diện SDC:LTG.
Như vậy TSG sẽ có 16 TSCI và 16 TSCO.
Module LISB
Nhận dữ liệu từ TSCI và chuyển chung đến tầng chuyển mạch không gian, nhận dữ liệu trở lại từ SSG và chuyển chúng về cho TSCO có kết nối tới LTG đích.
Một LISB được kết nối tới SSG của cả 2 side để an toàn. Nếu có sự cố xảy ra thì SGC sẽ gửi bản tin báo lỗi tới CP, và CP gửi lênh tới SGC để điều khiển việc nhân dữ liệu từ size khác và cho size hỏng về trạng thái stanby.
Nếu rack TSG xa rack SSG thì dữ liệu từ SSG về TSG có thể bị trễ khác nhau, LISB có nhiêm vụ cân bằng độ trễ.
Số giao diện LISB:
Giao diện với TSG:
16 đường liên kết với 16 TSCI tại ngõ vào.
Ngõ ra có 16 đường liên kết với 16 TSCO.
Giao diên với SSG:LISB kết nối với module SSM8B của cả 2 size bằng 64 luồng SDC:
16 luồng kết nối với 16 đường ghép kênh vào của SSG cùng size.
16 luồng kết nối 16 luồng đưa ra của SSG cùng size.
32 luồng kia cũng tương tự nhưng của size khác.
Tầng chuyển mạch không gian :
8 Module chuyển mạch SSM8B.
2 module chuyển mạch SSM16B.
1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC.
1 moduloe chuyển đổi dòng điện môt chiều DCCMS.
Chức năng của SSG(B): nhận dữ liệu vào và chuyển mạch trong tầng chuyển mạch vào tại Module SSM8B, chuyển tiếp tới tầng chuyển mạch tiếp theo do module SSM16B đảm nhận, đưa ra chuyển mach tại SSM8B ngõ ra, đưa tới LISB.
Module SSM8B
16 bộ nhớ cân bằng EMU
2 mạch tầng không gian vào SC16 8/15
2 mạch tầng không gian ra SC 16 15/8
Chuyển mạch không gian tại ngõ vào và ngõ ra bộ chuyển mạch SSG(B).
Module SSM16B
Một SSM16B có 8 mạch tầng không gian SC 16 16/16 do đó trong SSG có 16 bộ SC16 16/16 trong đó chỉ có 15 mạch SC16 16/16 được dùng.
SC16 16/16 là một bộ chuyển mạch không gian lần thú 2. Có 16 ngõ vào để kết nối 16 mạch SC 16 8/15 và 16 ngõ ra kết nối tới 16 mạch SC 15/8.
Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC(B)
Nhân lệnh thiết lập từ CP và thực hiên lệnh này, nghĩa là điều khiển việc chuyển mạch xuyên qua tầng chuyển mạch thời gian và không gian.
Kiểm tra lại thực hiện có đúng không và gởi lênh xác nhận cho chương trình trong CP biết là đã thiết lập.
Việc liên lạc với CP thực hiên qua giao diện SDC:TSG.
6. Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC :
Tổng đài EWSD có thể điều khiển lưu lượng đến và đi tới node mạng khác với tất cả phương thức báo hiệu. Một trong những phương thức đó là hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7. Nó truyền dẫn những bản tin riêng biệt từ thông tin người dùng (thoại, dữ liệu) theo những tuyến báo hiệu kênh chung.
Cấu trúc phần cứng
Hệ thống ghép kênh MUX
Mục đích của hệ thống ghép kênh MUX là kết nối tất cả tuyến báo hiệu hướng ra từ CCNC thành 1 luồng SDC tới mạng chuyển mạch SN và phân phối những tuyến vào ở luồng SDC này tới SLITD trong CCNC. Hệ thống ghép kênh 2 tầng bao gồm:
2 hệ thống ghép kênh chủ MUXM0/1.
32 bộ ghép kênh phụ MUXS.
Khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG
Một đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC giao tiếp với SN bằng 2 giao diện SDC:CCNC 8Mbps có 256 kênh báo hiệu, trong đó 2 kênh để truyền bản tin, còn lại 254 kênh, những kênh báo hiệu này được phục vụ bởi 32 khối kết cuối báo hiệu SILTG.
Mỗi SILTG thực hiện chức năng mức 2, trong SILTG gồm có các module sau: 8 module đầu cuối tuyến báo hiệu số SILTD và 1 module điều khiển đầu cuối tuyến báo hiệu SILTC.
Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP
Xử lý bản tin.
Quản lý mạng báo hiệu.
Đo thử và bảo dưỡng.
CCNP thực hiện nhiệm vụ mức 3 của hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7, nó được nhân đôi để dự phòng, mỗi bộ đều có những kết nối đến tất cả các khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG.
Một trong 2 bộ sẽ ở trạng thái hoạt động active, dữ liệu sẽ được cập nhật khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby.
Một CCNP bao gồm:
8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA.
1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP gồm có 2 module.
MH:SIMP (Message handler): bộ xử lý bản tin.
PMU:SIMP (Processor memory unit): bộ nhớ và xử lý của SIMP.
1 giao diện với khối xử lý điều phối CP là CPI gồm các module sau
PMU:CPI: Bộ nhớ và xử lý của CPI.
MU:CPI: Bộ nhớ của CPI.
IOC:CPI: điều khiển vào ra của CPI.
Bộ điều khiển mạng hệ thống báo hiệu SSNC :
SSNC chịu trách nhiệm cho việc quản lý lưu lượng báo hiệu số 7. SSNC cung cấp những chức năng của phần truyền dẫn bản tin MTP (Message Tranfer Path), phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP (Signalling Connection Control Path), phần vận hành, bảo dưỡng và quản lý OMAP (Operation, Maintenance and Administration Path). SSNC cung cấp hiệu quả tối đa cho báo hiệu SS7. SSNC là hệ thống tương lai vì nó có thể hỗ trợ những tuyến báo hiệu SS7 tốc độ cao. SSNC có những đặc điểm chủ yếu sau:
Kỹ thuật truyền dẫn bất đồng bộ ATM (Asynchronous Tranfer Mode).
Liên mạng giữa phương thức truyền dẫn đồng bộ STM và ATM.
Cấu hình hệ thống tối đa với 1.500 tuyến báo hiệu và tốc độ hơn 300.000 đơn vị bản tin báo hiệu trong 1 giây MSU/s.
Tuỳ chọn luồng 1,5Mbit/s hay 2Mbit/s ATM dựa trên những giao diện kết nối báo hiệu tốc độ cao.
Giảm tải ở CP bằng cách đưa chức năng OA&M tới SSNC.
Hiệu quả cao cho giải pháp hoạt động một mình.
Bộ xử lý điều phối CP113C :
CP đảm nhận nhiệm vụ điều khiển chẳng hạn phân phối những chức năng cho bộ điều khiển vi xử lý ngoại vi và truyền dẫn dữ liệu giữa chúng trong tổng đài EWSD.
Các chức năng của CP:
Xử lý cuộc gọi.
Khai thác và bão dưỡng.
Bảo an.
Cấu trúc:
CP113C/CR có một số module phần cứng sau:
Bộ xử lý nền BAP (Base Processor).
Bộ xử lý cuộc gọi CAP (Call Processor).
Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output Control).
Bộ nhớ chung CMY (Common Memory).
Bộ xử lý vào/ra IOP (Input/Output Processor).
Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY (Bus for CMY).
Chức năng của các bộ xử lý (BAP, CAP, IOC)
Các bộ xử lý này đều truy cập đến bộ nhớ chung CMY bằng bus truy xuất bộ nhớ BCMY. IOC tạo thành giao diện cho bộ nhớ chung và bộ xử lý vào ra IOP, IOP sẽ điều khiển xử lý cuộc gọi và các thiết bị O&M nối đến chúng.
Cấu trúc của mỗi bộ xử lý này gồm 4 đơn vị chức năng sau:
Đơn vị xử lý PU (Processing unit).
Bộ nhớ nội LMY (Local memory).
Giao diện chung CI (Common interface).
Giao diện với bus hệ thống dùng điều khiển vào ra BIOC (Bus system for IOC).
Bộ nhớ chung CMY
CMY có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu chung cho những bộ xử lý, danh sách điều khiển vào ra cho IOP:MB và những vùng trao đổi thông tin cho IOP đến các thiết bị ngoại vi dùng cho điều hành và bảo dưỡng.
Một bộ CMY bao gồm:
Khối điều khiển bộ nhớ chung CMYC (Common Memory Control): chức năng điều khiển trung tâm trong CMY và được nhân đôi để đảm bảo an toàn.
Bộ nhớ chung,trung bình CMYM (CMY, Medium): quản lý những giao diện giữa CMYC và ngân hàng bộ nhớ. Có tối đa 4 CMYM với dung lượng 64, 128, 192, 256 Mbyte được trang bị cho CMY.
Bộ xử lý vào/ra IOP
Có nhiều loại IOP kết nối CP113C/CR với các đơn vị chức năng trong tổng đài, bộ nhớ ngoài, thiết bị vận hành OMT.
Các loại xử lý vào ra:
Bộ xử lý vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (IOP:Message Buffer).
Bộ xử lý vào ra cho đồng hồ và những cảnh báo IOP:TA (IOP:Time and Alarms).
Bộ xử lý vào ra đồng nhất cho thiết bị OA&M IOP:UNI (IOP:Unified for OA&M Devices).
Bộ xử lý vào ra cho đơn vị điều khiển đường dây IOP:LAU (IOP:Line Adapter Unit ).
Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY
BCMY kết nối các bộ xử lý BAP, CAP, IOC với nhau và với bộ nhớ chung CMY. Dữ liệu và địa chỉ để đọc và ghi trong bộ nhớ CMY, giao tiếp giữa các bộ xử lý đều được truyền qua bus BCMY này.
BCMY được nhân đôi vì lý do an toàn, 2 đơn vị BCMY hoạt động đồng bộ với nhau và xử lý thông tin giống nhau, mỗi BCMY gồm có một số khối chức năng sau:
Đơn vị giao diện bộ xử lý PI (Processor interface unit).
Khối phân xử BCMY (BCMY Abiter).
Giao diện bộ nhớ.
Bộ tạo đồng hồ.
Khối điều khiển khai thác và bảo dưỡng.
Bộ đệm bản tin MB:
Nhiệm vụ của MB là điều khiển việc trao đổi những bản tin giữa các hệ thống sau:
Bộ xử lý điều phối CP và LTG.
Giữa những LTG với nhau.
LTG với bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
CP113 với những bộ điều khiển nhóm chuyển mạch SGC của SN.
Phụ thuộc vào dung lượng yêu cầu, MB có thể đáp ứng tối đa 4 nhóm đệm bản tin MBG (MB Group). MB được nhân đôi vì lí do an toàn.
Sơ đồ cấu trúc và giao diện của MBG
Mỗi MBG có 1 số đơn vị chức năng sau:
Đơn vị bộ đệm bản tin cho nhóm đường dây trung kế LTG (MBU:LTG): phân phối những bản tin đến từ IOP:MB của CP113 tới tối đa 63LTG, và tập trung những bản tin đến từ những LTG để chuyển chúng đến IOP:MB.
Đơn vị bộ đệm bản tin cho điều khiển nhóm chuyển mạch (MBU:SGC) : điều khiển sự trao đổi của bản tin giữa tối đa 3 SGC của SN và IOP:MB của CP113.
Đơn vị giao diện với IOP:MB của CP: chuyển đổi những tín hiệu push-pull của IOP:MB thành định dạng TTL và ngược lại.
Bộ tạo xung đồng hồ CG (Clock Generator): được đồng bộ bởi bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCGA (Central Clock Generator A). Bằng cách thay đổi mạch logic, CG chọn 1 trong 2 CCGA, từ đó nhận được tín hiệu clock chủ 8Khz được đòi hỏi cho việc đồng bộ. CG cung cấp cho MB tín hiệu clock tổng đài 8.192Khz và bit đánh dấu khung (2Khz). MB chuyển những xung clock này và kết hợp với dữ liệu thông tin tới SN hay SGC.
Bộ ghép kênh MUX: dùng để kết nối MBU:LTG đến mạng chuyển mạch qua đường truyền thứ cấp SDC:TSG. 63 kênh vào và ra trên những đường này được dùng cho bản tin tổng đài.
Những giao diện của MBG :
Giao diện giữa tất cả MBU và IOP:MB: mỗi MBG được kết nối từ bộ đáp ứng giao diện tới IOP:MB thông qua hệ thống bus B:MBG. Sự trao đổi dữ liệu với CP113 diễn ra qua B:MBG.
Giao diện giữa MBG và CG: tất cả MBU nhận xung clock từ CG. Để giám sát và kiểm tra, CG có bộ kết nối riêng tới bộ MBU:LTG đầu tiên.
Giao diện giữa MBG và CCGA:CG của MBG nhận từ CCGA xung đồng bộ 8Khz.
Giao diện giữa MBU:LTG và SNB hay LTG: từ bộ MUX, mỗi MBU:LTG của một MBG được kết nối tới SN thông qua đường dây ghép kênh 8Mbit/s (SDC:TSG).
Giao diện giữa MBU:SGC và SGCB của SNB: MBU:SGC điều khiển tối đa 3 SGCB thông qua đường dây ghép kênh (SDC:SGC).
Bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCG:
CCG bao gồm những khối chức năng:
Bộ tạo xung đồng hồ CG.
Khối đồng bộ clock CSU (Clock Synchronization Unit).
Khối truyền dẫn clock CTU (Clock Tranfer Unit).
Giao diện bộ đệm IB (Interface Buffer).
Sơ đồ khối chức năng CCG
Bộ tạo xung đồng hồ CG: tạo tín hiệu đồng hồ tham chiếu chuẩn 4.096Khz cho bộ tạo xung clock trong khối đồng bộ clock CSU. CG cũng gởi tín hiệu đồng hồ tham chiếu 8.192Khz tới bộ tạo xung clock của đối tác CCG. Nếu cả 2 tần số ngoài đều bị sự cố thì đối tác CCG được đồng bộ theo tín hiệu 8.192Khz này. Ngoài ra, đối tác CCG cũng được hỗ trợ tín hiệu clock đồng bộ 2.048Khz.
Bộ đồng bộ Clock CSI: khối CSI đồng bộ bản thân nó tới tín hiệu clock tham chiếu chuẩn 4.096Khz của bộ dao động ký tạo xung clock và khởi tạo tín hiệu clock đồng bộ 8Khz. Tín hiệu này không chỉ cấp cho khối truyền dẫn clock mà còn cho những hệ thống phụ.
Bộ truyền dẫn clock: truyền dẫn tín hiệu clock đồng bộ 8Khz (SYCLK) từ khối đồng bộ clock tới ngõ ra cho những nhóm bộ đệm bản tin xa hơn của MB với mục đích đồng bộ khung tần số tới ngõ ra dự trữ.
Giao diện bộ đệm IB: CCG có bộ vi xử lý chịu trách nhiệm điều khiển và giám sát. IB có khả năng trao đổi những báo hiệu điều khiển và dữ liệu giữa CP113 và CCG. Những bộ điều khiển đường dây (Line Drivers) được đồng bộ bởi tín hiệu đồng bộ 4.096Khz.
Bảng cảnh báo hệ thống SYP:
SYP dùng để hiển thị cảnh báo và giám sát những đơn vị bên trong và ngoài hệ thống. Trạng thái của toàn thể các đơn vị chức năng trong tổng đài cũng có thể được giám sát tại trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC.
Bảng hệ thống SYP gồm:
Đơn vị điều khiển cho bảng cảnh báo SYPC (System Panel Control)
SYPC nhận các critical, major và minor alarms, dấu hiệu, ngày giờ và call-processing load từ bộ điều phối chính.
SYPC xử lý các thông tin nhận được và chuyển chúng đến bảng hiển thị trạng thái hệ thống (SYSD) hay bảng cảnh báo hệ thống (SYPD) cùng một lúc.
Nếu cần thiết, SYPC có thể chuyển một vài cảnh báo nhận được và thông báo đến các thiết bị báo hiệu bên ngoài hệ thống.
Trong cấu hình cơ bản, SYPC có khả năng kết nối lên đến 4 bảng hiển thị cảnh báo trạng thái (SYPD) hoặc 3 bảng hiển thị trạng thái hệ thống (SYSD) và có thể kết nối với 24 bộ kiểm tra cảnh báo ngoài.
Bảng hiển thị cảnh báo hệ thống SYPD (System Panel Display)
Các layout của bảng cảnh báo hệ thống:
Ngày và giờ hệ thống.
Cảnh báo các thiết bị ngoại vi LTG và DLU/DSU và PCM carriers.
Cảnh báo mạng chuyển mạch.
Xử lý cuộc gọi ở CP và các bản tin cảnh báo cho CP, bộ đệm bản tin, bộ tạo xung đồng hồ trung tâm và CCNC.
Các bản tin cảnh báo cho việc cập nhật bản cảnh báo hệ thống, kiểm tra LED và xác nhận cảnh báo.
Các hiển thị và cảnh báo thêm vào cho nhóm trunk, kênh tín hiệu lỗi, các thiết bị bên ngoài kết nối thông qua DLU, quá trình khôi phục . . .
Cảnh báo ngoài như báo cháy, tình trạng không khí, nguồn cung cấp . . .
Các cấp độ cảnh báo:
Cấp độ I Cirtical (nguy cấp): các đơn vị chức năng bị hỏng và có thể không chuyển qua được trạng thái standby.
Cấp độ II Major (trọng đại): các đơn vị chức năng bị hỏng và có thể chuyển qua được trạng thái standby.
Cấp độ III Minor (nhỏ): lỗi trên các đường PCM.
Khi các cảnh báo khác nhau xảy ra cùng một lúc cho các đơn vị chức năng thì SYP sẽ cảnh báo cấp độ cao nhất.
Cấp độ Cirtical trước Major hoặc Minor.
Cấp độ Major trước Minor.
Cảnh báo được xác nhận bằng 2 bước:
Nhấn nút Accept trên bảng SYPD để báo cho hệ thống là ta đã tiếp nhận, lúc này còi sẽ tắt.
Dùng những lệnh MML nhờ thiết bị khai thác và bảo dưỡng OMT để sửa lỗi.
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÁC CÔNG VIỆC ĐẤU NỐI TRONG TỔNG ĐÀI
I.Đấu nối hệ thống cấp nguồn và dây đất:
Tới hệ thống dây đất
AC MÁY NỔ
ACCU LƯỚI
MÁY LẠNH
1
CRITAC
MÁY LẠNH
2
ÁNH SÁNG
DỰ PHÒNG
1
DỰ PHÒNG
2
MDF
BAR GROUND
FLX 150/600
DSLAM
DỰ PHÒNG 1
DỰ PHÒNG 2
BAT 1
BAT 2
F101
F102
F103
F104
F105
F109
F110
MÁY NẮN SVE 630
DLU
DLU
DLU
DLU
MÁY NẮN
AC PANEL
1.1 Đấu nối hệ thống cấp nguồn:
Hệ thống cấp nguồn của tổng đài thực hiện chức năng cung cấp điện AC-DC liên tục và ổn định cho các thiết bị trong tổng đài.
Hệ thống cung cấp nguồn trong tổng đài gồm:
+Cầu dao tổng.
+Thiết bị bảo vệ quá áp và thiết bị lọc sét (Critac)
+Bộ phân phối điện AC (AC panel).
+Máy nắn điện.
+Hệ thống bình Accu.
+Máy phát điện dự phòng.
Ở điều kiện hoạt động bình thường, điện lưới AC qua bộ bảo vệ quá áp cung cấp đến bộ phân phối AC panel, tại đây điện thế sẽ được phân phối đến các thiết bị trong phòng tổng đài như máy nắn, máy lạnh, hệ thống ánh sang….
Máy nắn là bộ chuyển đổi AC thành DC cung cấp cho các tủ DLU, thiết bị truyền dẫn quang FLX, nạp cho 02 tổ Accu, và các thiết bị khác gồm 3 module GR60 48VDC/30A.
Khi mất điện lưới AC , hệ thống accu dự phòng sẽ được chuyển đổi cung cấp cho các tủ, khi đó hệ thống đèn và máy lạnh ngừng hoạt động.Sau 1 khoảng thời gian vài phút máy nổ sẽ được cho hoạt động và cung cấp nguồn AC dự phòng cho tổng đài và các thiết bị khác.Khi đó bình Accu sẽ được ngắt về trạng thái nạp để dự phòng.
Khi có điện lưới trở lại, máy nổ ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD274.doc